Giáo án Ngữ văn 11 cả năm

Giáo án Ngữ văn 11 cả năm

Ppct: 1,2 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

( Trích Thượng kinh kí sự ) Lê Hữu Trác

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:

- Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả.

- Nghệ thuật kí sự : chân thực , sắc sảo.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.

C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 Hđ1: - Ổn định

- Bài cũ

- Bài mới

 

doc 141 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1646Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ppct: 1,2 	VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích Thượng kinh kí sự ) Lê Hữu Trác
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận được:
- Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả.
- Nghệ thuật kí sự : chân thực , sắc sảo.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
- Bài cũ
- Bài mới
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
Qua tác phẩm, ta thấy ông còn là nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho vh nước nhà.
* Kí sự là một thể ký, ghi chép mọi sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hòan chỉnh.
- Tìm những chi tiết miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa ?
- Nhận xét về quang cảnh nơi đây?
- Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ntn ?
“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm nhặt,
 Cả trời Nam sang nhất là đây !”
- Qua cách miêu tả trên, hãy cho biết cánh nhìn và thái độ của LHT đối với cs nơi phủ chúa ?
- Tìm những chi tiết “đắt” có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tp ?
- Cách chẩn đoán và chữa bệnh của LHT ntn ?
- Em hiểu gì về người thầy thuốc này ?
- Đặc sắc trong bút pháp ký sự của tg ? Phân tích những nét đặc sắc đó ?
Hđ3. Củng cố:
Hđ4. Dặn dò:
I.GIỚI THIỆU:
1.Tác giả: - Lê Hữu Trác(1724-1791)
- Hiệu : Hải Thượng Lãn Ong
- Quê: Liêu Xá- Đường Hào- Thượng Hồng- Hải Dương
- Là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.
- Tác phẩm: Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sác nhất thời trung đại Việt Nam.
2. Tác phẩm: Thượng kinh kí sự ( kí sự đến kinh đô ) là tập kí sự bằng chữ Hán, hòan thành năm 1783, tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa. 
3. Trích đoạn: Vào phủ Chúa Trịnh nói về việc LHT lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ Chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
II. ĐỌC: sgk/4-7
III. PHÂN TÍCH:
1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa:
a. Quang cảnh: quang cảnh phủ chúa cực kì tráng lệ, lộng lẫy không đâu sánh bằng.
b. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa: với những nghi lễ, khuôn phép, cánh nói năng, người hầu kẻ hạ, Þ cho thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.
c. Cánh nhìn, thái độ của LHT đối với cuộc sống nơi phủ chúa:
 Mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ chúa, song tg tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây và k đồng tình với cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
2. Những chi tiết “đắt” có tác dụng làm nổi bật gt hiện thực của tp:
- Thế tử – một đứa bé – ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc – một cụ già – quỳ dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen: “ ông này lạy khéo” .
- Phòng ở của thế tử trong khung cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu sinh khí đc tg miêu tả tỉ mĩ.
- Nơi thánh thượng đang ngự có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng
Þ Sự quan sát tinh tế của tg. Việc ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc, k cần thêm một lời bình luận nào.
3. Nhận xét về nhân cách của LHT:
- Tg là một người thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn có kinh nghiệm.
- Bên cạnh tài năng, ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.
- Hơn nữa, LHT còn có những phẩm chất cao quí: khinh thường lợi danh, quyền quý, yêu thích tự do, nếp sống thanh đạm nơi quê nhà.
Þ Ý muốn “ về núi” của LHT đối nghịch gay gắt với quan điểm sống của gđ chúa Trịnh và bọn quan quyền dưới trướng Þ Trong >< Đục.
4. Nghệ thuật: đặc sắc trong bút pháp kí sự của tg : quan sát tỉ mĩ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động Þ giá trị hiện thực sâu sắc.
* Ghi nhớ: sgk/9 
* Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Tính chung của ng ng đc thể hiện ntn?
- Lời nói – sp riêng của cá nhân.
- Bài tập
Ppct: 3	TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN	
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm được:
- Mqh giữa ng ng chung của xh và lời nói riêng của cá nhân.
- Ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy bản sắc ng ng của dt.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
- Bài cũ
- Bài mới
Hđ2. Hoạt động Thầy – Trò
Nội dung
Hs chuẩn bị bài cũ.
- Chỉ ra các nguyên âm và phụ âm của Tv ?
- Tv có bao nhiêu thanh điệu ?
- Các tiếng và các từ khác nhau ntn ? cho ví dụ 
- Cho v ài vd về ngữ cố định ? 
- Vì sao lại cho rằng: lời nói là sp riêng của cá nhân ?
- Chứng minh ?
 Hđ3. Cũng cố
 Hđ4. Dặn dò
I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XH:
* Ng ng là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xh.
* Muốn giao tiếp với nhau, xh phải có phương tiện chung, trong đó phương tiện quan trọng nhất là ng ng.
* Tính chung trong ng ng của cộng đồng đc biểu hiện qua những phương diện sau:
1. Những yếu tố chung :
- Các âm và các thanh: + Âm: nguyên âm, phụ âm: a,b,c,
+ Thanh điệu: 
- Các tiếng ( âm tiết ) : nhà, cửa, xe, người,
- Các từ: đẹp, xấu, chiến thắng, thành công,
- Các ngữ cố định ( thành ngữ, quán ngữ ) : 
2. Tính chung còn thể hiện ở các qui tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sữ dụng các đơn vị ng ng.
- Quy tắc cấu tạo các kiểu câu
- Phương thức chuyển nghĩa từ: nghĩa gốc ® nghĩa phái sinh
- Ngoài ra còn nhiều qui tắc và phương thức chung khác thuộc các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,
II. LỜI NÓI – SP RIÊNG CỦA CÁ NHÂN:
Khi giao tiếp, mỗi cá nhân sữ dụng ng ng chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ ở các phương diện sau:
1. Giọng nói cá nhân 
2. Vốn từ ngữ cá nhân
3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sữ dụng từ ngữ chung, quen thuộc.
4. Việc tạo ra các từ mới
5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung
Þ Biểu hiện rõ nhất là phong cách ngôn ngữ cá nhân
* Ghi nhớ: sgk/13
* Bài tập: 1,2,3/sgk
@ Bài mới: Bài viết số 1: nghị luận xã hội
- On tập kiến thức và kỹ năng về văn nghị luận
- Tham khảo đề mẫu ở sgk
Ppct: 4 	BÀI VIẾT SỐ 1 : NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh :
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng về văn nghị luận
- Viết đc bài văn nlxh mang tính thực tế
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
- Bài cũ
- Bài mới
Hđ2. Hđ thầy – trò
Nội dung
Gv chép đề.
Hs làm bài nghiêm túc.
Hđ3. Dặn dò
I. Đề: Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về câu tục ngữ sau:
 “ Thất bại là mẹ thành công “
II. Đáp án :
* Mở bài: giới thiệu vấn đề
* Thân bài: - Thế nào là thất bại?
- Thế nào là thành công ?
- Vì sao nói thất bại là mẹ thành công ?
- Ý kiến của anh ( chị ) : + Đúng hòan toàn
+ Vì sao ?
- Mở rộng : thực tế hiện nay, động lực học tập của hs.
* Kết bài: nhân xét, bài học
III. Biểu điểm: - Bài làm tốt, đầy đủ ý, có cảm xúc : 8-10đ
- Bài làm khá đủ ý, hành văn khá : 5- 7đ
- Thiếu ý, lời văn rời rạc, lỗi từ ngữ, câu : 3-5đ
- Lạc đề: 1-2đ
@ Bài mới: Tự tình
- Tg Hồ Xuân Hương ?
- Nêu giá trị nd, nt của tp ?
Ppct: 5 	TỰ TÌNH II – HỒ XUÂN HƯƠNG
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận đc:
- Tâm trạng buồn tủi, phẩn uất trước duyên phận éo le.
- Tài năng thơ Nôm của HXH
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:	- Ổn định
- Bài cũ
- Bài mới
Hđ2. Hđ thầy – trò
Nội dung
- Nêu vài nét về cuộc đời của nữ sĩ HXH ?
- Những nd chính trong sáng tác của bà là gì ?
- “Trơ” mang nghĩa gì ? 
- Từ đó liên tưởng đến thân phận hồng nhan ?
- Mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn mà vẫn khuyết chưa tròn với thân phận nữ sĩ ?
- Hình tượng thiên nhiên góp phần diển tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trc số phận ntn ? 
- Tâm sự của tg ?
- Khát vọng sống và hp của ng phụ nữ đc thể hiện ntn ?
Hđ3. Cũng cố:
Hđ4. Dặn dò:
I. Giới thiệu:
- Tác giả: Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Gốc gác Nghệ An sống nhiều Thăng Long. Bà có tài thơ Nôm, giàu cá tính, một cuộc đời "bảy... nổi ba chìm"! 
 - Tác phẩm hiện còn trên dưới 50 bài thơ Nôm Đường luật và tập "Lưu Hương kí" bằng chữ Hán.
- Nd:là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
* Lưu ý: + Nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ
 + Đc mệnh danh “ Bà chúa thơ Nôm”
II. Đọc: 
III. Phân tích:
1. Đề:
- Kgian: đêm khuya.
- Nhịp thơ gấp gáp, liên hồi ® dồn dập thời gian và sự rối bời của tâm trạng
- Trơ là tủi hổ, bẽ bàng. Cái hồng nhan gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai. Nghệ thuật đảo ngữ ® bạc phận, đắng cay
2. Thực: 
- “Say lại tỉnh” luẩn quẩn, tình duyên trở thành trị đùa của con tạo ® nỗi đau thân phận
- Câu thơ đồng nhất giữa trăng và người : trăng sắp tàn mà vẫn khuyết chưa tròn ® tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.
3. Luận: 
- Biện pháp đảo ngữ làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây, cũng là sự phẫn uất của tâm trạng.
- Các động từ mạnh: xiên, đâm kế hợp với các bổ ngữ ngang, toạc ® bướng bỉnh, ngang ngạnh.
Þ Sức sống mãnh ngay cả trong tình huống bi thương
4. Kết: - Ngán: chán ngán, ngán ngẫm
- Xuân: + mùa xuân
 + tuổi xuân 
® Sự trở lại của tuổi xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân
- Mảnh tình – san sẻ - tí – con con ® nghệ thuật tăng tiến ® xót xa, tội nghiệp
Þ Câu thơ thể hiện nỗi lòng của người phụ nữ trong xh xưa, khi với họ hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp.
* Ghi nhớ: sgk
* Bài mới: câu cá mùa thu
- Vài nét về tg ?
- Bức tranh thu ? Tấm lòng của nhà thơ ?
Ppct: 6 	CÂU CÁ MÙA THU – NGUYỄN KHUYẾN
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh cảm nhận đc:
- Vẻ đẹp của cảnh thu và tình yêu thiên nhiên, tâm trạng thời thế của tg 
- Nghệ thuật thơ của NK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án	
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 hđ1:	- Ổn định
- Bài cũ
- Bài mới
Hđ2. Hđ thầy – trò
Nội dung
- Nêu những nét chính trong cđ của Nguyễn Khuyến ?
- Sự nghiệp sáng tác của ông ?
- Nt thơ của NK ?
- Điểm nhìn cảnh thu có gì đặc sắc ?
- Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu ntn ?
- Từ ngữ, h.ảnh nào gợi lên đc 
Nét riêng của cảnh sắc mùa thu?
- Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào ?
“Vèo trông lá rụng đầy sân” (cảm thu, tiễn thu). - Tản Đà
- Kg thu đc tg khắc họa ntn ? Nhậ xét về cách miêu tả kg thu của tg ?
- Nhận xét về cách gieo vần trong bài thơ ?
Hđ3. Cũng cố:
Hđ4. Dặn dò:
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), người Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam.
- Nhà nghèo,học giỏi và có chí lớn. Đỗ đầu ba kỳ thi, được gọi là “Tam nguyên Yên Đổ”. Làm quan dưới triều Nguyễn. 
- Yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc, cáo quan về quê, không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.
2.Tác phẩm: Còn để lại trên 800 bài thơ nôm và thơ chữ Hán, vài chục câu đối nôm. 
- Thơ Nguyễn Khuyến bình dị mà điêu luyện, mộc mạc mà thâm trầm, hóm hỉnh. Ông là nhà thơ của làng quê. Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của đất nước ta.
3. Câu cá mùa thu đc rút từ chùm thơ thu của NK.
II. Đọc:
III. Phân tích: 
 1. Đề
- Mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu “nước trong veo”, khí thu “lạnh lẽo” như bao trùm không gian,“một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.
- “Một chiếc” gợi tả sự cô đơn của thuyền câu. “Bé tẻo teo”: rất bé nhỏ; âm điệu của vần thơ gợi ra sự tun hút của cảnh vật (tron ... iêu biểu giai đoạn này?
- Kể tên những tp vhnn đã học trong chương trình?
- So sánh văn hình tượng và văn nghị luận?
- Thơ mới khác thơ trung đại ở những điểm nào?
- Cho biết giá trị nd và nghệ thuật của tp Xuất dương lưu biệt?
- Nội dung và nghệ thuật tp Hầu trời?
- Nêu giá trị nd tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tp Vội vàng?
- Nêu giá trị nd tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tp Tràng giang?
- Nêu giá trị nd tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tp Đây thôn Vĩ Dạ?
- Nêu giá trị nd tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tp Chiều tối?
- Nêu giá trị nd tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của tp Tôi yêu em?
Hđ3. Củng cố:
Hđ4. Dặn dò
A. Nội dung:
I. Văn học Việt Nam:
1. Thơ:
a. Từ 1900-1930: Lưu biệt khi xuất dương, hầu trời.
b. Từ 1930-1945: - Thơ mới: vội vàng, tràng giang, đây thôn Vĩ Dạ, tương tư, chiều xuân. 
- Thơ cách mạng: chiều tối, từ ấy, lai tân, nhớ đồng.
2. Văn nghị luận: các trích đoạn: về luân lí xh ở nước ta, một thời đại trong thi ca, tiếng mẹ đẻ-nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
II. Văn học nước ngoài: 
1. Thơ: tôi yêu em, bài thơ số 28.
2. Truyện: - Truyện ngắn: người trong bao.
- Đoạn trích: người cầm quyền khôi phục uy quyền (tiểu thuyết những người khốn khổ).
- Văn nghị luận: ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.
III. Lưu ý: 
1. So sánh văn hình tượng và văn nghị luận:
- Văn hình tượng: là sản phẩm của tư duy nghệ thuật, sáng tạo ra những hình tượng sinh động, đẹp đẽ, chủ yếu để chuyền tải tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ.
- Văn nghị luận: là sản phẩm của tư duy lô gíc, tác động đến nhận thức lí trí của người đọc.
2. Phương pháp ôn tập: - Nắm được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh và thời đại sáng tác.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm cụ thể.
- Những nét mới mẻ, độc đáo của từng tác giả, tác phẩm.
B. Bài tập:
I. Văn học Việt Nam:
1. Thơ mới khác thơ trung đại: 
- Về phương diện nghệ thuật: pha bỏ lối diễn đạt ước lệ, công thức,...
- Về phương diện nội dung: cách nhìn, cảm xúc mới mẻ đối với con người và thế giới; Cái “tôi” cá nhân.
2. Nội dung và đặc điểm nghệ thuật:
a. Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu): - Giọng thơ nhiệt huyết, sôi nổi.
- Tư tưởng mới mẻ, táo bạo, nhiệt huyết lên đường.
- Khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng.
b. Hầu trời (Tản Đà):
- Thể hiện bản ngã cái “tôi” buồn mơ màng, cảm xúc chơi vơi.
- Khát vọng thể hiện tài năng và đi tìm tri âm.
- Thể hiện cái ngông của Tản Đà.
3. Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật:
a. Vội vàng (Xuân Diệu):
- Là lời giục giã hãy sống hết mình, yêu đời, ham cuộc sống đến cuồng nhiệt.
- Hình ảnh táo bạo, đầy cảm giác, cú pháp rất Tây.
b. Tràng giang (Huy Cận):
- Thấm đượm nỗi buồn.
- Thủ pháp tương phản.
c. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử):
- Bài thơ thể hiện nỗi buồn, niềm khao khát yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu con người.
- Lãng mạn, trữ tình.
4. Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật:
a. Chiều tối (Hồ Chí Minh):
- Lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, phong thái ung dung, niềm lạc quan.
- Hài hoà cổ điển – hiện đại.
b. Từ ấy (Tố Hữu):
- Là niềm vui sướng, say mê của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cm.
- Cách ngắt nhịp linh hoạt.
II. Văn học nước ngoài: 
1. Tôi yêu em (Pu skin): sự chân thành, mộc mạc, giản dị của tình cảm con người.
2. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp: hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao và cảm thấy yên tâm, hạnh phúc.
@. Bm: Tóm tắt văn bản nghị luận
- Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt?
- Cách tóm tắt?
Ppct:117: TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm đc: 
- Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt vb nghị luận.
- Biết cách tóm tắt.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án	
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1: - Ổn định
- Bài cũ
- Bài mới
Hđ2. Hđ thầy – trò
Nội dung
- Nêu mục đích của việc tóm tắt vb nghị luận?
- Nêu những yêu cầu khi tóm tắt vb nghị luận?
- Cách tóm tatw như thế nào?
- Khi tóm tắt, ta phải lưu ý điều gì?
Hđ3. Củng cố:
Hđ4. Dặn dò
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích: - Để hiểu văn bản.
- Sử dụng làm tài liệu.
- Luyện tập năng lực đọc hiểu và tóm lược vb.
2. Yêu cầu: - Phản ánh trung thành tư tưởng, các luận điểm của vb gốc, không được xuyên tạc hoặc them ý.
- Ngắn gọn, súc tích.
- Diễn đạt trong sáng, chặt chẽ, mạch lạc.
II. Cách tóm tắt:
1. Đọc và tìm hiểu nd văn bản gốc:
- Xác định vấn đề nghị luận: vb bản về vấn đề gì?
+ Nhan đề vb.
+ Xác định hệ thống luận điểm của vb.
+ Tìm ý khái quát của các cụm, đoạn.
- Tìm các luận cứ triển khai cho các luận điểm.
- Tìm nd khái quát phần kết bài.
2. Diễn đạt các luận điểm, luận cứ.
3. Viết vb tóm tắt.
4. Kiểm tra, hoàn chỉnh vb.
@. Bm: Ôn tập tiếng Việt
- Ngữ cảnh: khái niệm, đặc điểm?
- Phong cách ngôn ngữ báo chí?
- Phong cách ngôn ngữ chính luận? 
Ppct:118: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm đc: 
- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tiếng Việt.
- Kĩ năng thực hành, vận dụng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án	
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1: - Ổn định
- Bài cũ
- Bài mới
Hđ2. Hđ thầy – trò
Nội dung
- Ngôn ngữ là tài sản chung của xh được thể hiện ở những phương diện nào?
- Vì sao nói: lời nói là sản phẩm của cá nhân?
- Thế nào là ngữ cảnh?
- Lập bảng so sánh: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái?
- Nêu đặc điểm của loại hình tiếng Việt?
- Cho ví dụ minh hoạ?
- So sánh phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận?
Hđ3. Củng cố:
Hđ4. Dặn dò
1. Bài tập 1:
a. Ngôn ngữ là tài sản chung của xh: thể hiện ở những phương diện sau: - Các yếu tố chung: các âm và thanh, các tiếng, các từ, các ngữ cố định.
- Các qui tắc và phương thức chung: qui tắc cấu tạo từ, câu,.Các phương thức chuyển đổi nghĩa, ẩn dụ,
b. Lời nói là sản phẩm của cá nhân: - Giọng nói.
- Lớp từ sử dụng.
- Phong cách ngôn ngữ cá nhân.
2. Bt 3: Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội nd ý nghĩa của lời nói.
3. Bt5: 
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
- Ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói đối với sự việc.
- Sự việc có thể là hành động, trạng thái, tư thế,
- Thể hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe.
- Do các thành phần của câu biểu hiện.
- Có thể biểu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái.
4. Bt7: 
Đ2 loại hình của tiếng Việt
Ví dụ
Đơn vị ngữ pháp cơ sở là tiếng. Mỗi tiếng về ngữ âm là một âm tiết, về nghĩa thì có nghã là từ.
Tôi đi học: 3 âm tiết, 3 tiếng, 3 từ đơn.
Từ không biến đổi hình thái
Nó đánh tôi, nhưng tôi không đánh nó.
Ý nghĩa ngữ pháp biểu hiện qua trật từ và hư từ.
Quyển sách này của tôi rất hay.
5. Bt8: 
Phong cách ngôn ngữ bc
Phong cách ngôn ngữ cl
Tính thông tin thời sự
Tính công khai về chính trị.
Tính ngắn gọn
Tính chặt chẽ
Tính hấp dẫn, lôi cuốn
Tính hấp dẫn, thuyết phục
@. Bm: Lt tóm tắt vb nghị luận
- Tóm tắt vb: Mấy nét mới về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay.
- Tóm tắt vb: Một thời đại trong thi ca.
Ppct:119: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm đc: 
- Nắm vững hơn cách tóm tắt.
- Kĩ năng thực hành, vận dụng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án	
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1: - Ổn định
- Bài cũ
- Bài mới
Hđ2. Hđ thầy – trò
Nội dung
- Nhận xét vb sgk? Vb tóm tắt trên thiếu gì?
- Cho biết vấn đề nghị luận?
- Đích của nghị luận là gì?
Hđ3. Củng cố:
Hđ4. Dặn dò
1. Bài tập 1. Nhận xét: Căn cứ vào vb gốc, có thể thấy dự định vb tóm tắt trên thiếu nội dung: thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.
2. Bài tập 2. Tóm tắt vb: Một thời đại trong thi ca.
a. Vấn đề nghị luận: tinh thần cho thơ mới.
b. Đích của nghị luận: khắc hoạ tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ, từ cái ta chuyển sang cái tôi đầy màu sắc cá nhân, là tình yêu tha thiết tiếng Việt.
c. Bố cục: 
- Mb: Bây giờ hãy.tinh thần thơ mới.
- Tb: + Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và cách tiếp cận đúng đắn.
+ Những biểu hiện của cái tôi.
+ Tình yêu, long say mê, nâng niu tiếng Việt.
- Kb.
@. Bm: ôn tập phần làm văn
Kiến thức về làm văn đã học.
Ppct:120: ÔN TẬP LÀM VĂN
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm đc: 
- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về làm văn.
- Kĩ năng thực hành, vận dụng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án	
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1: - Ổn định
- Bài cũ
- Bài mới
Hđ2. Hđ thầy – trò
Nội dung
- Thế nào là thao tác so sánh?
- So sánh nhằm mục đích gì?
- Thế nào là thao tác phân tích?
- Thế nào là thao tác bình luận?
- Khi viết tiểu sử tóm tắt, chúng ta phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Cách viết vb tóm tắt tiểu sử như thế nào?
Hđ3. Củng cố:
Hđ4. Dặn dò
1. Quan niệm, yêu cầu, cách thức tiến hành các thao tác lập luận:
a. So sánh: -Là so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ, làm vững chắc hơn lập luận của mình.
- Có hai cách lập luận so sánh: + Tương đồng
 + Tương phản
- Khi so sánh phải xác định được tiêu chí rõ ràng.
b. Phân tích: Chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi tổng hợp nhằm phát hiện ra bản chất đối tượng.
c. Bác bỏ: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những ý kiến, quan điểm sai lệch,
d. Bình luận: 
* Lưu ý: - Cần phải biết vận dụng, kết hợp các thao tác lập luận.
- Sử dụng hợp lí, chính xác các thao tác nghị luận để bài văn thuyết phục, trong sáng, hấp dẫn.
2. Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt: 
a. Yêu cầu: - Thông tin khách quan, chính xác, tiêu biểu.
- Nội dung và độ dài vb phải phù hợp.
- Văn phong phải cô động, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
b. Cách viết: - Xác định mục đích, yêu cầu.
- Thu thập đầy đủ, chính xác thông tin.
- Xác định nội dung cơ bản và trình bày.
c. Cấu trúc vb tóm tắt:
- Giới thiệu khái quát thân nhân.
- Hoạt động xã hội và sự nghiệp.
- Những đóng góp, thành tựu tiêu biểu.
- Đánh giá chung.
@. Thi hk II: 
- Nội dung: kiến thức đã học.
- Thực hiện kì thi nghiêm túc.
Ppct: 121 – 122: KIỂM TRA TỔNG HỢP HKII
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm đc: 
- Những kiến thức cơ bản về văn học trong chương trình văn học hkII.
- Hệ thống hóa kiến thức văn học.
- Kĩ năng hành văn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: đề thi	
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
hđ1:- Ổn định
hđ2: - Phát đề, hs làm bài
	Đề, đáp án, biểu điểm ( có văn bản đính kèm )
Hđ3: Dặn dò: Bm: Trả bài cuối năm
Ppct:123	TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh nắm đc: 
- Cũng cố, nâng cao kiến thức hành văn.
- Nhận ra ưu, khuyết, rút kinh nghiệm cho bản thân.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: sgk, giáo án	
C. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 Hđ1:- Ổn định
- Bài cũ
- Bài mới
Hđ2. Hđ thầy – trò
Nội dung
Gv chép đề lên bảng.
 Hs cùng gv xây dựng đáp án.
Bài hoc rút ra.
Hđ3. Dặn dò:
I. Đề: văn bản đính kèm
II. Đáp án: văn bản đính kèm
 III. Nhận xét:
a. Ưu điểm: - Hs nắm đc yêu cầu hành văn.
- Khả năng cảm thụ và hành văn tốt.
- Bài văn trình bày sáng, rõ.
- Diễn đạt khá, ý văn sâu, có liên hệ và dẫn chứng phong phú.
b. Khuyết:
- Lỗi diễn đạt: vụng, ý luẩn quẩn.
- Lỗi về từ vựng và câu.
- Trình bày cẩu thả.
- Bài văn thiếu ý, ý sơ sài.
@. Ôn tập trong hè: kiến thức lớp 11 đã học, Chuẩn bị kiến thức lớp 12.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 11cb.doc