Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử

1. Kiến thức :

- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.

- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau, trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ có sự hịa quyện giữa thực và ảo.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.

3. Trọng tâm bài học:

- Khắc sâu vẻ đẹp đượm buồn của xứ Huế với cảnh thôn Vĩ.

- Nỗi buồn cô đơn của một con người yêu đời yêu thiên nhiên, yêu sự sống trong cảnh ngộ hiểm nghèo.

4.Thái độ:

- Bồi đắp tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước.

- Cảm phục tình yêu đời , lòng ham sống mãnh liệt của nhà thơ .

 

doc 17 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 2031Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Đây thôn vĩ dạ - Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn: //.
Ngày dạy ://...
 ĐÂY THÔN VĨ DẠ
 _Hàn Mặc Tử_
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức :
Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.
Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau, trí tưởng tượng phong phú, hình ảnh thơ có sự hịa quyện giữa thực và ảo.
2. Kĩ năng:
Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.
3. Trọng tâm bài học:
Khắc sâu vẻ đẹp đượm buồn của xứ Huế với cảnh thôn Vĩ.
Nỗi buồn cô đơn của một con người yêu đời yêu thiên nhiên, yêu sự sống trong cảnh ngộ hiểm nghèo.
4.Thái độ:
Bồi đắp tình yêu thiên nhiên, lòng tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước.
Cảm phục tình yêu đời , lòng ham sống mãnh liệt của nhà thơ .
II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG:
1.Chuẩn bị nội dung:
Giáo viên: tài liệu tham khảo, giáo án .
Học sinh: Sưu tầm tư liệu về HMT, Trả lời câu hỏi sgk
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Sgk, bảng phụ.
3. Phương pháp: Phân tích - nêu vấn đề, bình giảng, gợi mở, thảo luận.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc thuộc bài thơ và phân tích khổ thơ mà em thích nhất.
3. Giới thiệu bài mới.
-Lời giới thiệu:
Thơ Mới những năm 1930-1945, bên cạnh Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan ViênTa bắt gặp một thi sĩ tài hoa nhưng đoản mệnh đó là Hàn Mạc Tử. Căn bệnh phong đã đày đọa thi nhân về thể xác lẫn tinh thần. 28 tuổi thi sĩ ra đi giữa lúc tài năng đang nở rộ, không những để lại cho đời niềm thương cảm trước cuộc đời ngắn ngủi mà ông còn để lại cho đời “Những vần thơ có cánh”làm xúc động lòng người như Mùa xuân chín, Đây thôn Vĩ Dạ
Hoạt động của GV và HS
Lời giảng
Nội dung
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả:(1912 - 1940)
a. Tiểu sử:
- Phần này GV yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà (tìm tư liệu, xem tiểu dẫn).
- Gọi một HS lên bảng ghi một cách ngắn gọn nhưng đủ nội dung phần tiểu sử của tác giả.
- Gọi một HS đứng tại chỗ trình bày tiểu sử của tác giả à Gọi một HS nhận xét, bổ sung 
èGV bổ sung và chốt kiến thức. HS gạch chân trong SGK.
àChiếu cho HS xem mộ của Hà Mặc Tử.
 2 – Sự nghiệp:
Gọi một HS lên bảng trình bày àgọi em khác đứng tại chỗ trình bày sự nghiệp của tác giảàGV nhận xét chốt kiến thức àHS gạch chân trong SGK 
H: Em hãy kể tên những tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử?
2.Tác phẩm:
a-Hòan cảnh sáng tác:
H: Em hãy cho biết bài thơ được sáng tác năm nào? Ra đời trong hòan cảnh nào?
GV nhận xétà HS gạch chân trong SGK.
àClick chuột chiếu phong cảnh xứ Huế và hình của Hoàng Cúc.
 b - Bố cục:
 H: Em hãy cho biết bài thơ được chia làm mấy phần và nội dung từng phần?
àGV nhận xét, giảng về kết cấu.
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
*Hướng dẫn đọc:
- Khổ 1 đọc với giọng êm ái, thiết tha để thấy được t/y đời, yêu người của nhân vật trữ tình.
Khổ 2-3: đọc giọng trầm buồn tha thiết àtâm trạng cô đơn, âu lo, khắc khoải và nỗi niềm của nhà thơ.
àCho HS nghe bài ngâm thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Chia nhóm thảo luận theo câu hỏi trong sgk/T39 
-Nhóm 1- khổ 1
-Nhóm 2- khổ 2
-Nhóm 3- khổ 3
àGV gọi một HS nhóm 1 lên thuyết trình 
àGọi một HS nhận xét, bổ sung.
H: Tác giả mở đầu bài thơ bằng câu gì? Hàm ý điều gì? Thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
(Sau khi HS trả lờià GV giảng. Trong quá trình giảng GV nên đặt một số câu hỏi giúp HS biết cách phân tích, bình giảng từ ngữ, hình ảnh thơ và cho hs xem một số hình ảnh về bài thơ).
H: Câu 2 thể hiện điểm nhìn tinh tế của tác giả đó là cái nhìn như thế nào?
H:Nhà thơ mong ước về thôn Vĩ để được nhìn thấy gì?
H:Điệp từ “nắng” trong câu thơ gợi ra điều gì?
H: Em hiểu như thế nào về cụm từ “nắng mới lên”? 
H: Câu 3 tác giả miêu tả cảnh vườn thôn Vĩ trù phú được thể hiện qua những từ ngữ nào?
H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ “mướt”; "quá” và cách so sánh màu xanh cây lá “xanh như ngọc” của tác giả?
H: Ở câu 4 có sự xuất một hình ảnh rất độc đáo và mới mẻ đó là h/ả gì?
H: Em hiểu “mặt chữ điền” là khuôn mặt như thế nào? Ở câu thơ này “mặt chữ điền” chỉ khuôn mặt của người con trai hay người con gái?
H: Em có nhận xét gì về thiên nhiên và con người ở khổ thơ thứ nhất?
H:Em cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp ng/thuật gì ở khổ thơ đầu?
2. Khổ 2 : Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ chia lìa . 
à Gọi một HS nhóm 2 lên trình bàyàGọi một HS khác nhận xét và bổ xung. (GV đặt câu hỏi HS trả lờiàclick chuột trình chiếu. 
H: Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp ở câu thơ đầu của khổ hai?Cách ngắt nhịp như thế cho thấy mây gió như thế nào? Vì sao? Diễn tả tâm trạng gì của thi nhân ?
H: Hai chữ “buồn thiu” đặt giữa câu gợi cho ta nghĩ về cảnh sông Hương như thế nào?Vì sao?
H: Hai câu thơ 3-4 trong khổ2 đọc lên em có cảm nhận như thế nào?
H: Em hiểu “thuyền trăng” và “sông trăng” ở đây là như thế nào? 
H: Mô tả về dòng sông, thuyền trong đêm trăng nhưng tác giả đặt dưới dạng câu gì? 
H:Em có cảm nhận như thế nào về từ: “có về”; “kịp” trong câu này?
H:Như vậy ngoài lời nhắn gửi ta như thấy tâm trạng gì của nhà thơ?
H:Em nhận xét về ng/thuật ở khổ thơ thứ 2?
3- Hình bóng con người và tâm trạng thi nhân
- Gọi một HS nhóm 3 lên thuyết trình.
à Gọi một HS nhận xét bổ sung .(GV đặt câu hỏi HS trả lời àGV bình và giảng đồng thời click chuột).
H: Con người mà nhà thơ đề cập đến trong câu này qua từ ngữ nào? 
H:Theo em đó là con người thực hay ảo? Vì sao?
H: Bài thơ khép lại bằng câu gì?
Tác giả sử dụng mấy từ phiếm chỉ?
Cách đặt câu, dùng từ như thế giúp ta hiểu một cách sâu sắc tâm trạng gì của nhà thơ?
H:Em cho biết nghê thuật mà tác giả sử dụng ở khổ thơ thứ ba?
III-Tổng kết
1– Nội dung:
H: Em hãy cho biết nd chính của bài thơ?
2 – Nghệ thuật:
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
- Cách dùng từ, hình ảnh thơ?
- Âm điệu, nhịp thơ?
- Dạng liên kết của mạch thơ?
àGV tổng kết lại nghệ thuật đồng thời click chuột để xuất hiện phần nghệ thuật.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: ( 1912 - 1940 )
a. Tiểu sử:
- Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên thật Nguyễn Trọng Trí, sinh ở tỉnh Đồng Hới (Quảng Bình) trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên chúa, cha mất sớm, ông sống với mẹ ở Quy Nhơn và học trung học ở Trường Pellerin (Huế). Ông làm công chức ở Sở Đạc Điền, Bình Định, sau đó ông vào Sài Gòn làm báo.
- 1936 mắc bệnh phong, 1 căn bệnh nan y, khiến ông phải xa cách hết thảy những người thân quen.Với 1 tâm trạng đau buồn ông hình dung ra cảnh:
“Một mai kia ở bên khe nước ngọc.
Với sương sao anh nằm chết như trăng.
Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc
Đến hôn anh và rửa vết thương tâm”.
- Ông về Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hòa, Quy Nhơn.
- Bốn năm sau HMT ra đi khi ông mới 28.
- Hiện nay mộ của Hàn Mặc Tử ở Gành Ráng, Quy Nhơn, có dịp đến đây các em sẽ thấy. 
b – Sự nghiệp:
-Tuy c.đời gặp nhiều bất hạnh nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt.
-Có tài thơ, dù còn trẻ nhưng có lần được chọn làm giám khảo một cuộc thi thơ Đường luật.
- Phân biệt Hàn Mặc Tử với Hàn Hàn Mạc : Bức rèm lạnh 
Hàn là bút
Mặc là mực
Hàn Mặc : là văn chương
Hàn Mặc Tử: Anh chàng văn chương .
Ngoài những tác phẩm thơ thuần túy 
(Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Gái quê, Thơ Điên)
Hàn Mặc Tử còn sáng tác thể loại kịch thơ (Duyên kì ngộ, Quần tiên hội) Thơ văn xuôi:(Chơi giữa mùa trăng )
2.Tác phẩm:
a-Hòan cảnh sáng tác:
 - Thời gian làm nhân viên Sở Đạc điền Hàn Mặc Tử có thầm yêu Hòang Thị Kim Cúc quê ở Vĩ Dạ nhưng sống ở Quy Nhơn. Sau đó Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo, khi mắc bệnh phong ông trở lại Quy Nhơn mới hay tin Kim Cúc cùng gia đình về quê, hai người thư từ qua lại. Một lần Kim Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh vẽ phong cảnh Huế với lời thăm hỏi chúc thi sĩ mau bình phục. Sau đó Kim Cúc nhận được bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ do Hàn Mặc Tử gửi tặng kèm theo mấy dòng cảm tạ chân thành. Dù được gợi cảm hứng từ tấm bưu ảnh nhưng bài thơ không đơn thuần là vịnh cảnh, vịnh người mà còn là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một con người đang yêu mãnh liệt nhưng cảm nhận được đấy chỉ là tình yêu đơn phương, vô vọng.
b - Bố cục:
 - Kết cấu: Ba khổ thơ như vịnh ba cảnh khác nhau tưởng chừng như có thể tách ra thành ba bài tứ tuyệt nhưng thực ra không thể tách được vì mạch cảm xúc của nhà thơ như được lồng vào ba cảnh ấy tạo thành mạch cảm xúc nhất quán : 
khổ 1 có thể dùng từ nhớ ;
khổ 2 là từ buồn mà nhà thơ đã đặt sẵn trong khổ thơ ;
khổ 3 là từ mơ.
- Kết cấu về thời gian.
+Khổ 1 : Là cảnh bình minh.
+Khổ 2 : Cảnh hoàng hônàđêm.
+Khổ 3 :Thời gian, không gian : mơ hồ, hư ảo. 
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
*Hướng dẫn đọc:
- Khổ 1 đọc với giọng êm ái, thiết tha để thấy được t/y đời, yêu người của nhân vật trữ tình.
Khổ 2-3: đọc giọng trầm buồn tha thiếtàtâm trạng cô đơn, âu lo, khắc khoải và nỗi niềm của nhà thơ.
1. ( khổ 1)
Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết 
- Mở đầu bài thơ là 1 câu hỏi nhưng nó mang nhiều sắc thái : lời nhắn nhủ, lời trách nhẹ nhàng của ai : cô gái, của tg hoặc ai đó. Gắn với hòan cảnh sáng tác bài thơ, Chủ thể trữ tình của câu này là của ai ? à và dường như cũng là lời nhắn nhủ và nó cũng phảng phất 1 chút tình riêng của thi sĩ, là sự phân thân của tác giả để giãi bày tâm trạngà ta cảm nhận nỗi niềm, tâm trạng vời vợi nhớ mong, khao khát trở về Huế.
-Tác giả dùng từ hết sức tinh tế :
Tại sao ko dùng « về thăm » :xã giao, khách sáo ;  «về chơi » : gần gũi, thân mật.àCách vào đề rất tự nhiên,ngay câu thơ đầu đã hé mở nỗi niềm, tấm lòng của nhà thơ và nó cũng dạo lên giai điệu của bài thơ.
-Thôn Vĩ Dạ : là 1 làng nhỏ bên dòng sông Hương, phong cảnh nên thơ, đặc biệt có những ngôi nhà vườn rất xinh xắn, được bao bọc bởi những hàng rào tre, trúc mang 1 vẻ đẹp rất riêng của Huế. mà XD từng nói  « Đẹp như những bài thơ tứ tuyệt ».
Hay là : « Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn
Biếc xanh cần trúc không buồn mà say »(Bích Khê).
-Trước khung cảnh thiên nhiên đẹp như mời gọi người trở về thăm nhưng có lẽ con đường trở không phải dễ dàng bởi vì có khoảng cách ko chỉ về địa lý(Quy Nhơn-Huế) mà còn là khoảng cách về th/gian(Quá khứ tươi đẹp- hiện tại đau buồn), có lẽ nhà thơ đã ý thức được điều đó.
-Câu 2: Cảnh vừa mang vẻ đẹp chung :đó là h/ả cau, nắng,hàng rào bằng tre, trúc, những khu vườn xinh xắn .
 Trong thơ của Hồng Nguyên cũng có h/ả cau và nắng hết sức gẫn gũi, quen thuộc.
« Có nắng chiều đột kích những hàng cau ».
-Vẻ đẹp riêng của thôn Vĩ là ở chỗ  « Cảnh hàng cau trong nắng sớm ban mai và h/ả vườn cây xanh mướt như ngọc. 
àNhà thơ mong ước về thôn Vĩ để được nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.
- Điệp từ nắng lặp lại 2 lần trong 1 câu thơ khiến cho nắng đã nhiều lại càng nhiều hơn, nó lan toả chan hoà khắp không gian, cảnh vật.
- Hình ảnh “nắng” đc HMT miêu tả trong bài “Mùa xuân chín:
 “Trong làn nắng ửng khói mơ tan” “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” (nắng ửng: nắng dịu nhẹ, có sắc hồng, thường thấy vào buổi ban mai ; nắng chang chang: là cái nắng gay gắt, có thể làm người ta cháy da, cháy thịt, làm cây cối héo khô, cái nắng trưa chiếu xuống các bãi cát trắng ở miền duyên hải.
- Còn trong  ... Khách, em: nói đến con người nhưng ở đây thi sĩ nói: “mơ khách đường xa” khiến cho hình ảnh của người xưa cứ xa mãi nhạt nhoà thành ảo ảnh .Có thể là h/ả trong quá khứ chăng hay là h/ả ước vọng nhuốm màu ảo mộng.
-{ Sở dĩ nhà thơ nói đến hình bóng con người trong khổ thơ này vì ông đang mang tâm trạng của một thi sĩ lãng mạn đang yêu, Hàn Mặc Tử tưởng cô gái Huế đang chờ mong mình đến thăm và mình cũng náo nức muốn về chơi thôn Vĩ nhưng rồi tác giả ý thức được đó chỉ là tình đơn phương cho nên hình bong con người chỉ là ảo mộng.}
-Em:đại từ nhân xưng rất thân thiết.
- Màu áo trắng cũng rất cụ thể nhưng ko gợi ra sự gần gũi mà lại rất xa vời, mờ nhạt bởi có từ mơ .
Áo em trắng quá
-Tà áo trắng của các cô gái cố đô đã đi vào trong thơ ca, nhạc hoạ bởi cô gái Huế và kinh thành trầm mặc có 1 cái gì đó đồng điệu,e lệ,dịu dàng, quyến rũ.
Học trò xứ Quảng ra thi
Thấy cô gái Huế chân đi không đành.(ca dao).
Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực nắng thì mờ ảo
Xin đừng nhầm em với cố đô.
Áo trắng hỡi thuở tìm em chẳng thấy.
Nắng mênh mang mấy nhịp Tràng Tiền.(Thu Bồn).
- Trắng quá: cũng giống như trong câu “mướt quá”: có sự say mê và ngưỡng mộ. 
-Hình ảnh tà áo trắng của cô gái Huế: vẻ đẹp trong trắng, trinh nguyên trong tâm hồn.
Vì thế câu thơ “Áo em trắng quá nhìn không ra” còn là một vẻ đẹp quá tầm tay, ngoài tầm với.
Ở đây: ko xác định:là ở Huế hay trại phong? 
“Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
àlà 1 cõi trời sâu u tối
 (Những giọt lệ)
-“Sương khói mờ nhân ảnh”ko phải là sương khói thực,có lẽ là cảm khái, xót xa về thân phận(số phận con người trong bóng đêm mịt mùng
Con quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”.( Nguyễn Gia Thiều)
-Hình ảnh sương khói: càng làm cho h/ả áo trắng thêm mờ nhoà.
- Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ với âm điệu khắc khoải do cách dùng hai lần từ “ai”: ở đây là ai vậy? là cô gái thôn Vĩ hay là thi sĩ? 
-Tình ai có đậm đà: nhà thơ hỏi người hay là tự hỏi mình( nhà thơ tâm sự không biết tình người có đậm đà hay cũng nhạt hoà như sương khói, tình đời có bền lâu hay ngắn ngủi?..)àTâm tình của t/giả nhưng cũng chính là khát vọng của mỗi chúng ta(đồng điệu, giao cảm).cái hay trong câu thơ cuối là từ cái riêng của HMT nhưng đã nói lên được nỗi niềm chung của bao lứa đôi trong xa cách.
à Nhà thơ quá “đậm đà” trong tình yêu dẫu vẫn biết đấy chỉ là mối tình đơn phương.
- Câu thơ này là câu trả lời cho câu hỏi mở đầu bài thơ. Một câu thơ vừa bộc lộ niềm khao khát yêu thương vừa chứa đầy sự tuyệt vọng của tác giả.
III-Tổng kết:
1 – ND:
- Bài thơ thể hiện nỗi buồn, niềm khao khát của một con người yêu đời, yêu cuộc sống. Một nội dung thơ ca đẹp như thế lại được sáng tác trong một hoàn cảnh éo le với tâm trạng tuyệt vọng. Điều đó khiến ta thêm cảm phục một con người đầy tài năng và nghị lực đã vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã để sáng tác một bài thơ về tình đời, tình người. 
2-Nghệ thuật:
- Tứ thơ bắt nguồn từ cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó khơi gợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với tâm trạng phấp phỏng, mặc cảm.
- Với những hình ảnh gợi cảm, ngôn ngữ tình tế, giàu liên tưởng. Kết hợp với âm điệu nhịp nhàng êm ái làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.
 TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả: ( 1912 - 1940 )
a. Tiểu sử:
- Tên thật Nguyễn Trọng Trí.
- Sinh ở tỉnh Đồng Hới (Quảng Bình).
- Đạo Thiên Chúa.
- Sống ở Quy Nhơn.
- Học trung học tại Trường Pellerin (Huế).
- Làm công chức ở Sở Đạc Điền, Bình Địnhà vào Sài Gòn làm báo.
- 1936 mắc bệnh phong.
- 1940 mất tại trại phong Quy Hòa.
(Mộ của Hàn Mặc Tử ở Gành Ráng)
b – Sự nghiệp:
 Hàn Mặc Tử là người có số phận bất hạnh nhưng ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới; “Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”- Chế Lan Viên.
- Làm thơ từ 14,15 tuổi
-Các bút danh: Minh Duệ Thị, PhongTrần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử
-Lúc đầu làm thơ cổ điển Đường luật sau làm Thơ mới theo khuynh hướng lãng mạn.
Các tác phẩm chính: SGK/38
+ Gái quê (1936)
+ Thơ Điên (1938)
+ Duyên kỳ ngộ (Kịch thơ-1939 )
+Chơi giữa mùa trăng (Thơ văn xuôi-1940 )
2.Tác phẩm:
a-Hòan cảnh sáng tác:
- Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ) sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương).
- Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc(người Vĩ Dạ).
Phong cảnh xứ Huế
 Hòang Thị Kim Cúc
b - Bố cục: 3phần
Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết.
Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ chia lìa.
Khổ 3: Hình bóng con người và tâm trạng thi nhân.
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. ( khổ 1)
Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết 
 “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
 *Sao anh không về chơi thôn Vĩ? 
( Cảnh vườn Thôn Vĩ)
- Câu hỏi tu từ : lời nhắn nhủ, lời mời mọc, vừa như trách móc nhẹ nhàng (là lời tự hỏi của tác giả).
àTâm trạng nhớ mong.
-Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
-Điểm nhìn: nhìn từ xa đến gần.
Nắng hàng cau
Nắng mới lên
àCảnh vườn thôn Vĩ tinh khôi, thanh khiết trong nắng mai.
-Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.
- Ai:phiếm chỉ.
-Mướt: màu xanh mượt mà, mỡ màng của vườn cây.
-Quá : gợi âm hưởng một tiếng reo - sự ngỡ ngàng chợt nhận ra vẻ đẹp của thôn Vĩ 
- Xanh như ngọc: màu xanh toả ánh được sương đêm gột rửa thành cành vàng lá ngọc.
à Vẻ đẹp hữu tình,tràn trề sức sống, đầy sức quyến rũ. 
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
- Mặt chữ điền: khuôn mặt phúc hậu, hiền lành.
àCảnh xinh tươi, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa, gắn bó trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
*Nghệ thuật : 
Câu hỏi tu từ, điệp từ, hình ảnh so sánh, hình ảnh chọn lọc, câu thơ tạo hình.
è Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, con người tha thiết và nỗi niềm băn khoăn , day dứt của tác giả .
2. (khổ 2) Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ chia lìa . 
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Gió theo lối gió / mây đường mây
Nhịp thơ 4/3.
Thủ pháp đối lập: gió >< mây 
 chia lìa đôi ngả
-Thiên nhiên đẹp nhưng buồn hiu hắt.
àTâm trạng mặc cảm cô đơn (trước sự xa cách, chia ly).
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
 -Buồn thiu : buồn hiu hắt.
 - Hoa bắp lay: làn gió nhẹ thoảng qua khẽ lay hoa bắp trên sông (đẹp nhưng buồn).
à Nỗi buồn thấm sâu vào cảnh vật.
*Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
- Ai: phiếm chỉ.
- Thuyền, bến: hình ảnh trong ca dao.
-Thuyền chở trăng : có nhiều cách hiểu. 
+ Con thuyền chở đầy ánh trăng.
+Trăng giống như con thuyền 
 +Thuyền trên sông giống như ánh trăng.
- Sông trăng: 
+Dòng sông tràn ngập ánh trăng.
+Ánh trăng tuôn chảy thành dòng sông trăng.
è Cảnh sông nước đêm trăng lung linh, huyền ảo vừa thực, vừa mộng (sông trăng, thuyền trăng).
*Có chở trăng về kịp tối nay?
- “Có ..về”, “kịp”:
 như lời nhắn nhủ.
 àTâm trạng mong ngóng, lo âu.
*Nghệ thuật : hình ảnh sáng tạo, điệp từ, ẩn dụ, nhân hoá, cách nói phiếm chỉ, câu hỏi tu từ.
è Tâm trạng: cô đơn hoài nghi, lo âu, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ (về 1 tình yêu êm đềm, hạnh phúc).
3. ( khổ 3 )
Hình bóng con người và tâm trạng của thi nhân. 
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
 - Con người:
+Khách đường xa: thi nhân.
+Em: cô gái thôn Vĩ
-Các từ: “mơ” “nhìn không ra”, “nhân ảnh”.
 à Hình bóng con người : mờ ảo, xa vời trong cảm nhận của khách đường xa.
- Áo em trắng quá nhìn không ra:
+Cụ thể, thân thiết-mờ ảo xa vời.
+Hình bóng quá khứ-hình bóng ước vọng.
+Vẻ đẹp trong trắng trinh nguyên(trong tâm hồn), quá tầm chiếm lĩnh.
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh.
-Ở đây: ko xác định- 1 cõi trời sâu u tối.
-Sương ..ảnh: không có thực mà là người thôn Vĩ trong mộng ảo xa xăm (Hình ảnh sương khói càng làm cho áo trắng thêm mờ nhoà).
Ai biết tình ai có đậm đà ?” 
-“Ai”: đại từ phiếm chỉ, câu hỏi tu từ (nhà thơ hỏi người hay là tự hỏi mình) à mang chút hoài nghi mà lại tha thiết với cuộc đời.
àTâm tình của t/giả nhưng cũng chính là khát vọng của mỗi chúng ta (đồng điệu, giao cảm).
-Nghệ thuật : 
Điệp ngữ, câu khẳng định, nhịp thơ gấp gáp, hình ảnh hư ảo, ý thơ mênh mang .
èBộc lộ tâm trạng vừa khao khát yêu thương, vừa chứa đầy sự tuyệt vọng.
III-Tổng kết:
1- Nội dung:
Qua bức tranh thiên nhiên và con người xứ Huế, tác giả thể hiện một tình yêu quê hương đất nước thiết tha, bộc lộ tình yêu thầm lặng sâu kín của nhà thơ với người thôn Vĩ.
2- Nghệ thuật
-Từ ngữ, hình ảnh thơ gợi cảm
-Âm điệu, nhịp điệu êm ái, thiết tha, chất chứa nỗi buồn.
-Trí tưởng tượng phong phú.
-Nghệ thuật so sánh nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ...
-Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
(Ghi nhớ SGK trang 40)
IV.CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
1.Củng cố:
Câu 1: Đây thôn Vĩ Dạ (lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ) sáng tác năm:
	a – 1936.
 b – 1938
c – 1939.
	d – 1940.
Câu 2: Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” không mang sắc thái cảm xúc nào sau đây?
	 a – Mời mọc.
 b – Hờn giận
 c – Trách móc.
	 d – Nhắn nhủ.
Câu 3: Câu thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” miêu tả nét đẹp đặc biệt nào của bình minh nơi thôn Vĩ qua sự cảm nhận của thi nhân?
	a – Không gian tươi vui, giàu sức sống, một vẻ đẹp trang nhã.
 b – Không gian tươi xanh, thơ mộng, chan hòa ánh sáng.
c – Không gian tươi xanh, êm ả, thanh bình, một vẻ đẹp bình dị.
	d – Không gian tươi xanh, mượt mà, đầy sức quyến rũ
Câu 4: Ở câu thơ “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” hình ảnh cô gái thôn Vĩ hiện lên giữa cảnh bình minh nơi khu vườn Vĩ Dạ với vẻ đẹp mang sắc thái nào sau đây?
	a – Dịu dàng, đôn hậu.
 b – Duyên dáng, kín đáo.
c – Hài hòa với thiên nhiên.
	d – Cả ba.
Câu 5: Chọn 2 từ thích hợp điền vào chỗ trống của câu thơ sau:
“Gió theogió, mâymây.”	
 	a – lối – đường
 b – đường – lối.
c – hướng – đường.
	d – cánh – đường.
Câu 6: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
 Có chở trăng về kịp tối nay?” 
Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ trên miêu tả cảnh nào sau đây:
 	a – Cảnh sông nước với đêm trăng huyền ảo, thơ mộng
 b – Cảnh sông nước với đêm trăng buồn vắng, tẻ nhạt.
c – Cảnh sông nước với đêm trăng tươi đẹp.
	d – Cảnh sông nước với đêm trăng ảm đạm.
2.Liên hệ giáo dục bản thân: 
Qua bài thơ giúp chúng ta hiểu hơn về hồn thơ Hàn Mặc Tử và thấy được tâm sự của ông với tình yêu quê hương đất nước thiết tha, gắn bó với cuộc sống.
Bài thơ đã gieo vào lòng người sự cảm thông sâu sắc trước hoàn cảnh bất hạnh của thi nhân. Ông phải chống chọi với đau thương, bệnh tật để sáng tạo ra những vần thơ đau thương nhưng thấm đẫm tình đời, tình người.
Mỗi chúng ta hãy sống tích cực, trân trọng những gì mà cuộc đời ban tặng cho mình.
3. Dặn dò:
 -Học thuộc lòng bài thơ.
Soạn bài mới : Chiều tối.
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_bai_day_thon_vi_da_han_mac_tu.doc