I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức
-Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa chiến sĩ và thi
sĩ, giữa yêu nước và nhân đạo.
-Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn
cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh
-Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện
đại, giữa chất thép và chất tình.
2.Kĩ năng
- Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình
- Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
-Tư duy sáng tạo: Phân tích sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất
thép và chất tình qua bài thơ Chiều tối.
3.Thái độ
- Củng cố thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động của con người.
- Bồi đắp thêm tinh thần lạc quan, yêu đời.
4.Năng lực
-Năng lực đặc thù: năng lực đọc hiểu, năng lực suy luận, năng lực thẩm mĩ, phân tích
đánh giá, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
-Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác,.
5.Tích hợp
-Một số bài ca dao trong văn học dân gian Việt Nam
- Truyện Kiều - Nguyễn Du
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM .................................. Trường thực tập: THPT An Khánh Trường: THPT An Khánh Họ và tên GSh: Nguyễn Thị Tiên Lớp: 11 Mã số SV: B1501691 Môn: Ngữ Văn Ngành học: Sư phạm ngữ Văn Tiết thứ: Họ và tên GVHD: Trà Diệu Hảo Ngày:.......tháng.........năm........ GIÁO ÁN GIẢNG DẠY CHIỀU TỐI (MỘ) Hồ Chí Minh I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức -Cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa chiến sĩ và thi sĩ, giữa yêu nước và nhân đạo. -Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường vượt lên hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh -Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình. 2.Kĩ năng - Đọc - hiểu tác phẩm trữ tình - Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại. -Tư duy sáng tạo: Phân tích sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình qua bài thơ Chiều tối. 3.Thái độ - Củng cố thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống lao động của con người. - Bồi đắp thêm tinh thần lạc quan, yêu đời. 4.Năng lực -Năng lực đặc thù: năng lực đọc hiểu, năng lực suy luận, năng lực thẩm mĩ, phân tích đánh giá, năng lực sử dụng ngôn ngữ. -Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác,... 5.Tích hợp -Một số bài ca dao trong văn học dân gian Việt Nam - Truyện Kiều - Nguyễn Du II.CHUẨN BỊ - Giáo viên: thiết kế giáo án, tài liệu tham khảo về VHVN, SGK, SGV,... - Học sinh: SGK, các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ ở nhà do giáo viên giao (nếu có) III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Tổ chức cho HS kể chuyện về Bác Hồ -Yêu cầu : Kể trong vòng 3 phút câu chuyện em biết về Bác Hồ. Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân? HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI -Mục đích: HS nắm được kiến thức khái quát về tập Nhật ký trong tù và bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh. -Nội dung +Tập Nhật ký trong tù +Văn bản Chiều tối (Mộ) Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, đặc điểm thể loại và cảm hứng chủ đạo của văn bản. -Bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống, bút pháp chủ đạo. -Phương pháp: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm, thuyết trình. -Năng lực: Năng lực đọc hiểu, năng lực thẩm mĩ, năng lực suy luận, phân tích đánh giá, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác,.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT -Hồ Chí Minh khi sang Trung Quốc, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt ba tháng ở tù, Người đã sáng tác tập Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù). -Tập thơ gồm 134 bài thơ ghi bằng chữ Hán, được dịch ra tiếng Việt và in lần đầu vào năm 1960. ? Dựa vào tiểu dẫn SGK/41, em hãy cho biết vị trí và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Chiều tối (Mộ)? Dựa vào tiểu dẫn SGK/41, em hãy cho biết xuất xứ và vị trí của bài thơ Chiều tối (Mộ)? 1 Tìm hiểu chung *Bài thơ Chiều tối (Mộ) - Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ Chiều tối lấy cảm hứng gợi lên trên đường chuyển lao của Bác từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào lúc chiều tốí vào cuối thu năm 1942. - Xuất xứ: Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập Nhật ký trong tù, - Thể thơ và bố cục bài thơ + Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt +Bố cục 2 phần: hai câu đầu (bức tranh thiên nhiên); hai câu cuối (bức tranh sinh hoạt của con người). Đây là bài thơ theo thể thơ Đường, dựa vào số câu, số chữ bài thơ, em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ gì? Em hãy cho biết bố cục bài thơ ra sao? -Bố cục: Với thể thơ tứ tuyệt, bài thơ có thể tiếp cận theo 2 hướng Theo kết cấu: đề - thực – luận – kết Theo bố cục 2 phần: hai câu đầu (bức tranh thiên nhiên); hai câu cuối (bức tranh sinh hoạt của con người). => Từ đặc điểm nghệ thuật chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo hướng thứ hai. -Gọi HS đọc hai câu đầu Đây là bài thơ được viết trên đường chuyển lao lúc chiều tối. Vậy theo các em, trạng thái con người như thế nào? Điểm nhìn ở đây có sự thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào? -Thảo luận nhóm Nhóm 1+ 2: Bức tranh thiên nhiên có những hình ảnh nảo? Những hình ảnh đó gợi lên đều gì? -Hình ảnh cánh chim đã từng xuất hiện trong nhiều thơ văn khác: “Chim bay về núi tối rồi” (ca dao) “Chim hôm thoi thóp về rừng Đoá trà my đã ngậm trăng nữa vành” (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Hình ảnh cánh chim mỏi gợi lên sự tương đồng với tâm thế con người, với tâm trạng con người cô đơn, lẻ loi, mỏi mệt của người tù sau một ngày đày ải nơi đất khách. -“Cô vân” dịch thơ không sát nghĩa. Cô (một), vân (mây). “Cô vân” -> chỉ một áng mây riêng lẻ, cô đơn. -Nhóm 3+4, tâm hồn con người (cụ thể là Hồ Chí Minh) hiện lên như thế nào? - Dù mệt mỏi nhưng nhà thơ vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh vật. Con người lênh đênh nơi đất khách, lại mỏi mệt sau một ngày lao động nhưng vẫn giành thời gian để cảm nhận được được thế giới xung quanh có “quyện điểu”, “quy lâm”; vươt lên trên sự mệt mỏi của bản thân tìm đến sự tĩnh tại II Đọc - hiểu văn bản 1 Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối (2 câu đầu) “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không” (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không) -Hình ảnh con người: đó là người tù sau một ngày chuyển lao vất vả. -Điểm nhìn: từ mặt đất (thấp ->bầu trời (cao) -Thời gian: chiều tối, âm u, hiu quạnh -Không gian thiên nhiên: ước lệ +“Quyện điểu”: chim mỏi -> Gợi lên sự tương đồng giữa cánh chim mỏi và hình ảnh người tù sau một ngày lao động. +”Cô vân”: cô độc, lẻ loi, trôi một cách chậm chạp +Bút pháp chấm phá: cánh chim nhỏ bé, đám mây đơn lẻ đủ sức gợi lên một bầu trời mênh mông, hoang sơ và tĩnh lặng. => Hai câu thơ đầu, chỉ bằng vài nét vẽ chấm phá nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mang đậm màu sắc cổ điển vào buổi chiều miền sơn cước. Ẩn chứa sau bức tranh ấy là tâm hồn thi sĩ với tình yêu thiên nhiên và ý chí nghị lực phi thường của một nhà thơ – chiến sĩ : của tinh thần -> cảm nhận được ý chí, nghị lực, phong thái, ung dung. Tất cả những hình ảnh này được gợi lên từ bút pháp nào? -GV tiểu kết nội dung và nghệ thuật hai câu đầu. -Con người sống và để tồn tại được đều phải trải qua quá trình lao động. Tiếp nối bức tranh thiên nhiên là bức tranh đời sống. Chúng ta tìm hiểu bức tranh đời sống. Thời gian được chuyển biến như thế nào? Hình ảnh con người hiện lên như thế nào? -Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than rực hồng. Đó chính là nét đẹp, nét đáng quý của người dân lao động. -Bác đã lặp lại hai chữ “bao túc” ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư, như những vòng xay nối tiếp nhau của cô gái, như sự tuần hoàn của thời gian, trời đã tối, tối dần. Bức tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng lao động khỏe khoắn của người thôn nữ lao động, vừa bởi cái ánh hồng của bếp lò. Cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. Đó chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị. Tâm trạng của Bác hiện lên như thế nào? -Mặc dù hoàn cảnh sống vô cùng gian khổ nhưng Bác vẫn dành tình cảm yêu thương, quan tâm với người lao động nghèo có cả những người không cùng đan tộc với mình. Bác đã gạt bỏ hết những đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận được. Hình ảnh lò than hiện lên như thế nào? 2 Bức tranh đời sống (2 câu cuối) “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”. (Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng.) -Thời gian chuyển dần từ chiều sang tối - Điệp vòng ở cuối câu 3 “ma bao túc” và đầu câu 4 “bao túc ma hoàn” -> “lô dĩ hồng” tức là trời đã tối và lò than rực lên. -Bức tranh đời sống hiện lên sinh động, gần gũi. +Cô gái xay ngô: Trẻ trung, khoẻ mạnh -> Con người cần mẫn, chăm chỉ, miệt mài lao động ->Thể hiện tình yêu thương của Bác với mọi con người. +Hình ảnh “lò than rực hồng”: Chữ hồng: “con mắt thơ” (thi nhãn): bừng lên sức sống, xua tan cảm giác lạnh lẽo, âm u chốn núi rừng lúc chiều tối -> bừng lên sức sống, niềm vui, xua tan mệt mỏi, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho người tù. =>Bức tranh thiên nhiên mang đậm hơi thở của cuộc sống, hiện lên hình ảnh nhân vật trữ tình luôn hướng về sự sống với tấm lòng luôn yêu thương con người. -Hình ảnh lò than rực hồng: Hình ảnh lò than rực hồng còn là một nét vẽ tương phản trên nền bóng đêm đen. Nói như Hoàn Trung Thông“Một chữ hồng mà đủ sức để cân lại với 27 chữ thơ kia, nó làm sáng cả câu thơ, cả bài thơ. Nó là nhãn tự (chữ mắt) của bài thơ”. Nghệ thuật thơ Đường gọi những hình ảnh như thế là “thi nhãn” (mắt thơ). nó cân lại bức tranh của núi rừng chiều tối, làm sáng lên và ấm lại khung cảnh hoang lạnh tối tăm. -Phát phiếu học tập cho HS (Phụ lục 1) III Tổng kết 1 Nội dung -Bức tranh cảnh chiều tối đẹp nhưng vắng lặng, mang sắc thái tâm trạng. -Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hoà giữa chiến sĩ và thi sĩ, giữ yêu nước và nhân đạo, dù trong hoàn cảnh nào, dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. 2 Nghệ thuật Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại -Ngôn ngữ linh hoạt và sáng tạo, vừa gợi tả vừa gợi cảm, biện pháp điệp vòng. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Đề: Anh (chị) hãy miêu tả về buổi chiều quê hương anh (chị). Yêu cầu: Viết đoạn văn (khoảng từ từ 5 – 10 dòng). Gợi ý Hình thức đoạn văn: - Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. - Cách thức trình bày đoạn văn: diễn dịch, song hành, quy nạp. +Diễn dịch: câu chủ đề nằm ở đầu đoạn +Quy nạp: câu chủ đề nằm ở cuối đoạn +Song hành: đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG SÁNG TẠO (HS làm ở nhà) 1.Bài thơ tả cảnh chiều tối. Từ câu 1 đến câu 4, thời khắc chuyển từ chiều muộn tới tối hẳn. Tác giả đã dùng những thủ pháp nghệ thuật gì khiến người đọc nhận biết được như vậy ? 2. Người ta nói thơ Hồ Chí Minh bài nào cũng có “chất thép”. Theo anh (chị), “chất thép” trong bài Chiều tối thể hiện như thế nào ? Dặn dò - Chuẩn bị bài Từ ấy - Tố Hữu - Đọc và tìm hiểu tập thơ “Nhật ký trong tù”. -Nắm vững nội dụng bài: Bức tranh thiên nhiên chiều tối đẹp nhưng đượm buồn của miền sơn cước; bức tranh đời sống sống động, giản dị. Ẩn chứa sau đó là tình yêu thiên nhiên và ý chí nghị lực, phong thái ung dung của Bác. +Đặc biệt là bút pháp chấm phá, chỉ gợi mà không tả, biện pháp điểm nhãn làm nổi bật tứ thơ. -Chất cổ điển và chất hiện đại qua bài thơ “Chiếu tối” - Hồ Chí Minh. +Chất cổ điển: sử dụng thi liệu từ trong văn học, biện pháp ước lệ, tượng trưng, +Chất hiện đại: hình ảnh thơ, tinh thần nhân vật trữ tình, Giáo viên hướng dẫn Cần Thơ ngày 14 tháng 02 năm 2019 Ngày duyệt: Người soạn Chữ ký: Trà Diệu Hảo Nguyễn Thị Tiên PHỤ LỤC 1 (Dành cho Tổng kết bài) Ghép cột A Bức tranh cảnh chiều tối đẹp nhưng vắng lặng, mang sắc thái tâm trạng. B Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại C Ngôn ngữ linh hoạt và sáng tạo, vừa gợi tả vừa gợi cảm, biện pháp điệp vòng. D Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hoà giữa chiến sĩ và thi sĩ, giữ yêu nước và nhân đạo, dù trong hoàn cảnh nào, dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Nghệ thuật Nội dung
Tài liệu đính kèm: