Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Câu cá mùa thu

Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Câu cá mùa thu

 1.Kiến thức.

 -Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh nông thôn Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ.

 -Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân:Tâm sự trước bối cảnh thời thế đổi thay, lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

 -Tài thơ Nguyễn Khuyến: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; cách gieo vần,nghệ thuật sử dụng ngôn từ tiếng Việt vừa dung dị gần gũi vừa uyên bác sang trọng.

 2.Kỹ năng: Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ trung đại nhưng hết mực trong sáng đậm tính dân tộc

-Rèn luyện kỹ năng phân tích ngôn ngữ thơ từ đó góp phần bóc tách,minh giải nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

-Kĩ năng thuyết trình

 3.Thái độ: - Ngợi ca vẻ đẹp bình dị,rất mực đơn sơ thuần khiết của cảnh sắc mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Trân trọng tài năng cũng như tình yêu của nhà thơ đối với quê hương đất nước,đồng cảm thấu hiểu tâm trạng thi nhân trước bối cảnh thời thế nước nhà

 

doc 7 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1097Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Câu cá mùa thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết số :
 Câu cá mùa thu
 ( Thu điếu )
 - Nguyễn Khuyến
I.Mục tiêu bài học: 
 1.Kiến thức.
 -Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh nông thôn Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ.
 -Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân:Tâm sự trước bối cảnh thời thế đổi thay, lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
 -Tài thơ Nguyễn Khuyến: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; cách gieo vần,nghệ thuật sử dụng ngôn từ tiếng Việt vừa dung dị gần gũi vừa uyên bác sang trọng.
 2.Kỹ năng: Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ trung đại nhưng hết mực trong sáng đậm tính dân tộc
-Rèn luyện kỹ năng phân tích ngôn ngữ thơ từ đó góp phần bóc tách,minh giải nội dung tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
-Kĩ năng thuyết trình
 3.Thái độ: - Ngợi ca vẻ đẹp bình dị,rất mực đơn sơ thuần khiết của cảnh sắc mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Trân trọng tài năng cũng như tình yêu của nhà thơ đối với quê hương đất nước,đồng cảm thấu hiểu tâm trạng thi nhân trước bối cảnh thời thế nước nhà
 4.Định hướng phát triển năng lực HS:
- Năng lực chung
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra).
+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.
+ Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài tập khó về nội dung và nghệ thuật của văn bản, sưu tầm tài liệu)
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực đọc – hiểu các văn bản văn học theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nội dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao đổi thảo luận với giáo viên, bạn bè.
+ Năng lực thẩm mĩ (NL cảm thụ văn học)
+ Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.
II.Chuẩn bị bài học
 1.Giáo viên: Giáo án,SGK,SGV
Tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương Nguyễn Khuyến.
 2.HS: SGK,vở ghi,soạn bài theo hướng dẫn SGK.
Phiếu học tập.
III.Tiến trình bài học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
Câu hỏi:
Đọc thuộc lòng bài Tự tình 2?
Nêu nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
GV nhận xét : hs cần nêu được thái độ,tâm trạng buồn tủi,phẫn uất nghẹn ngào của tác giả đồng thời thấy được khát vọng vọng,khát vọng hạnh phúc trong tâm hồn nữ sĩ.Nghệ thuật đặc sắc qua cách xây dựng hình ảnh và ngôn ngữ thơ.
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới.
3. Giới thiệu bài mới.
 Hoạt động 1:Khởi động. ( 5 phút )
*Mục tiêu : Giúp học sinh thoải mái,chuẩn bị tâm thế tiếp nhận bài học thông qua câu hỏi gợi mở
*Hình thức tổ chức : HS làm việc cá nhân tại lớp
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
Em có ấn tượng gì khi đang sống trong những ngày mùa thu hiền hòa ấm áp ?
-B2:Thực hiện nhiệm vụ
-B3:Báo cáo,thảo luận
-B4:Chốt kiến thức
Mùa thu bao giờ cũng đẹp,trong sáng và hiền hòa của những ngày nắng lên không quá chói chang;mùa thu lá vàng rơi dịu dàng như bước chân một sớm đi về.Và có một mùa thu thật đẹp trong trang thơ xưa và nay,mùa thu với biết bao nỗi niềm của văn nhân đâu chỉ đơn thuần là cảnh sắc thiên nhiên mà ở đó chất chứa cảm xúc thời thế của tác giả.
 Tiết học hôm nay thầy và trò sẽ cùng đi khám phá cái hay cái đẹp trong thơ Nguyễn Khuyến qua tác phẩm Thu điếu một thi phẩm chan chứa cảnh thu,tình thu vừa mộc mạc chân tình vừa tinh tế,thâm sâu.
+ HS đọc phần Tiểu dẫn để có những hiểu biết sơ lược của tác giả
+ GV hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức ( 70 phút )
*Mục tiêu :Giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức về bài học,từng bước phân tích cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu bình dị trong sáng;vẻ đẹp của thi nhân : tâm hồn nhạy bén,tình yêu thiên nhiên đất nước đồng thời cảm nhận được tài năng thơ Nôm của tác giả
*Hình thức tổ chức: Học sinh làm việc cá nhân, theo nhóm tại lớp
(GV chia nhỏ nội dung kiến thức của HĐ2 thành các hoạt động nhỏ).
Hoạt động của GV và HS
Nội dung,yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2.1 : Tác giả và tác phẩm ( 20 phút )
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
+Nêu những nét chính trong cuộc đời của Nguyễn Khuyến ?
+Theo anh/chị đóng góp nổi bật của tác giả đối với nền văn học dân tộc thể hiện qua điều gì?
+ Kể tên các bài thơ thu mà em biết,dôi nét về chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến
-B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn sgk sau đó yêu cầu hs tìm ý
-B3:Báo cáo,thảo luận
-B4:GV chốt kiến thức
Nguyễn Khuyễn là một trong những đại diện tiêu biểu cuối cùng của nền văn học trung đại VN,cuộc đời sự nghiệp của ông chứng kiến những bước ngoặt to lớn của lịch sử dân tộc : nhà nước phong kiến suy vọng,thực dân Pháp nổ súng xâm lược,các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi,đời sống nhân dân điêu linh,khốn khó.
Mùa thu trong thơ : phong phú,đặc sắc nhiều tác phẩm có tầm vóc lớn tiêu biểu : chùm Thu hứng 8 bài của Đỗ Phủ
Hoạt động 2.2 : Đọc diễm cảm và tìm hiểu chi tiết ( 50 phút )
-B1:GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Đọc và nhận xét giọng điệu của bài thơ?
+Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc,từ điểm nhìn đó nhà thơ bao quát cảnh thu như thế nào?
+Những từ ngữ,hình ảnh nào gợi lên cảnh sắc mùa thu rất riêng vừa bình dị vừa tinh tế,theo em đây là phong cảnh mùa thu đặc trưng cho vùng miền nào ở nước ta?
+Hãy nhận xét không gian mùa thu qua những chuyển động màu sắc,âm thanh,hình ảnh.Bức tranh không gian đã góp phần diễn tả tâm trạng nhà thơ như thế nào?
+Cách gieo vần của bài thơ có gì độc đáo thể hiện đúng phong thái thơ Nguyễn Khuyến?
+Theo em suy cho cùng Thu điếu là bức tranh phong cảnh mùa thu hay tác giả mượn không gian thiên nhiên mùa thu để bày tỏ tâm trạng trước thực tại đất nước ?
-B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV chia lớp làm 5 nhóm,mỗi nhóm 1 câu hỏi thảo luận các nội dung nêu ở b1
-B3: Báo cáo thảo luận
Các nhóm cử đại diện phát biểu trước tập thể lớp,chú ý trình bày đúng trọng tâm,trọng điểm,ngắn gọn và đi thẳng vào nội dung các vấn đề
-B4:GV chốt kiến thức
Thứ nhất,GV nêu khái niệm về điểm nhìn
Điểm nhìn là vị trí mà ở đó tác giả quan sát các sự vật,hiện tượng diễn ra quanh mình,đó có thể là điểm nhìn không gian hoặc thời gian.
Ví dụ : điểm nhìn từ cao xuống thấp,từ xa tới gần
"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng"
Thứ 2,không gian thu của vùng đồng bằng chiêm trũng : Bắc bộ
Về thời gian : từ tháng 8 tới khoảng cuối tháng 10
Đặc trưng : không khí mát mẻ trong lành với những ngày heo may dịu dàng và lãng mãn,điểm nhấn là sự thay màu lá xao xuyến,rạo rực.Mùa thu thường gọi về kí ức trong tâm hồn mỗi người,là khoảng thời chiêm nghiệm nghĩ suy về cuộc đời và vận mệnh bởi thế mùa thu thường buồn,nhiều suy tư,trăn trở.
I. Tìm hiểu chung
  1. Tác giả(1835-1909)
- Hiệu là Quế Sơn sinh ra ở Ý Yên,Nam Định;lớn lên và sống chủ yếu ở Yên Đổ,Bình Lục,Hà Nam
-Xuất thân trong gia đình nhà nho,được đào tạo bài bản nơi cửa Khổng sân Trình,có học vấn và danh tiếng lẫy lừng: đỗ đầu ba kì thi Hương-Hội-Đình.
–  Nguyễn Khuyến là bậc đại danh nho, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc.Phần lớn cuộc đời ông dành cho việc dạy học,sống cuộc đời thanh bạch tại quê nhà.
– Được mệnh danh là“ nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”.
2. Sự nghiệp sáng tác:
-Nguyễn Khuyến sáng tác cả thơ, văn, câu đối, nhưng thành công hơn cả là thơ cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.
-Thơ NK nói lên tình yêu quê hương đất nước,gia đình,bạn bè,phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực,thuần hậu chất phác;châm biếm đả kích thực dân xâm lược,tầng lớp thống trị,đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với nước,với dân.
3. Vị trí, đề tài, hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
+ Vị trí : Bài thơ “ Mùa thu câu cá “ một trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.(Thu điếu;Thu vịnh;Thu ẩm )
+ Đề tài: Viết về đề tài mùa thu – đề tài quen thuộc.Điểm độc đáo trong thơ Thu của Nguyễn Khuyến là ngôn ngữ hình ảnh thơ hết sức chân thực,bình dị mà trong sáng nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp sang trọng của một trí tuệ uyên bác.
+ Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong thời gian khi Nguyễn khuyến về ở ẩn tại quê nhà.Đó là những tháng năm lánh đục về trong trước biến đổi khôn lường của thời cuộc.Tuy vậy với tâm huyết của nhà nho nặng lòng với nước non NK không ngừng trăn trở,ưu tư trước nỗi thống khô của nhân dân.
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết 
1.Đọc diễm cảm
Đọc với giọng nhẹ nhàng,thanh thoát,riêng hai câu cuối có chút chậm rãi trầm tư.
-Bố cục : Đề-thực-luận-kết
2.Tìm hiểu chi tiết
   a. Cảnh thu:
– Điểm nhìn từ trên thuyền câu -> nhìn ra mặt ao nhìn lên bầu trời -> nhìn tới ngõ vắng -> trở về với ao thu.
– Cảnh thu được đón nhận từ gần -> cao xa -> gần. Điểm nhìn bao quát trọn vẹn không gian đất trời,cho thấy khả năng quan sát,sự cẩn trọng,tỉ mỉ trong nghệ thuật khắc hoạ cảnh vật của tác giả.Cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh động với hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối, hài hòa.
– Mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ hết mực thuần phác của cảnh vật:
+ Màu sắc: Trong veo, sóng biếc, xanh ngắt
+ Đường nét, chuyển động: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng.
-> Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc.
– Hòa sắc tạo hình “Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi” ( Xuân Diệu ).
–  Không gian tĩnh lặng, phảng phất buồn: Vắng teo, Trong veo, Khẽ đưa vèo,  Hơi gợn tí, Mây lơ lửng ,
– Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: Cá đâu đớp động dưới chân bèo -> không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng  sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật -> Thủ pháp lấy động nói tĩnh.
=> Cảnh sắc thu đẹp nhưng tĩnh lặng vắng bóng người, vắng cả âm thanh dù đó là sự chuyển động nhưng đó là sự chuyển động rất khẽ khàng và cả tiếng cá đớp mồi cũng không làm không gian sao động.
b. Tình thu:
– Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng.
+ Một tâm thế nhàn: Tựa gối ôm cần
+ Một sự chờ đợi: Lâu chẳng được.
+ Một cái chợt tỉnh mơ hồ: Cá đâu đớp động..
– Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân.
Nỗi buồn của nhà thơ xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử dân tộc : đất nước chìm trong khủng hoảng,nhà nước phong kiến thối nát,mục rữa;đời sống nhân dân điêu linh khốn khổ;thực dân Pháp nổ súng xâm lược dẫn tới phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.Trước bối cảnh đó,NK chỉ biết ẩn mình nơi làng quê giữ cho mình cốt cách thanh sạch>>>có tâm có tài nhưng bất lực trước bão táp thời đại
-> Nguyễn khuyến có một tâm hồn hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.
c. Đặc sắc nghệ thuật.
–  Cách gieo vần đặc biệt: Vần ” eo “(tử vận) khó làm, được tác giả sử dụng một cách thần tình, độc đáo, góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
– Lấy động tả tĩnh- nghệ thuật thơ cổ phương Đông.
– Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
III. Tổng kết
 Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.
 Hoạt động luyện tập ( 5 phút )
*Mục tiêu : giúp học sinh củng cố kiến thức vừa học,rèn luyện kĩ năng phân tích đề,trình bày vấn đề của bài văn nghị luận
*Hình thức tổ chức:HS làm việc cá nhân
-B1: Gv chuyển giao nhiệm vụ
Bài tập: Vì sao nói nhà thơ Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”?
-B2 :Gv định hướng kiến thức cho HS
-B3:HS thực hiện bài tập ở nhà
-B4:Báo cáo trình bày kết quả làm việc tại nhà vào tiết học kế tiếp 
Định hướng : HS cần làm rõ 2 vấn đề
Một là,làng cảnh VN được hiện lên hết sức chân thực ,gần gũi,sinh động và hấp dẫn qua ngòi bút sáng tạo của Nguyễn Khuyến
Hai là,HS cần lí giải được vấn đề phải là một con người như thế nào Nguyễn Khuyến mới tạo ra bức tranh làng cảnh VN sinh động hấp dẫn như thế ?
Phạm vi tìm hiểu : thơ Nguyễn Khuyễn trọng tâm là bài Thu điếu.
Hoạt động vận dụng,tìm tòi mở rộng( 4 phút )
*Mục tiêu : Hình thành kĩ năng tiếp nhận liên văn bản ở học sinh,rèn luyện các kĩ năng,thao tác so sánh và lập luận,phân tích.
*Hình thức tổ chức : hs làm việc cá nhân tại nhà
-B1:Gv chuyển giao nhiệm vụ
– Tìm đọc bài thơ “ Thu ẩm” và “ Thu vịnh”. Chỉ ra màu “ xanh ngắt” ở câu nào và giá trị của từ  ngữ đó trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến
-B2:hs thực hiện nhiệm vụ tại nhà
-B3:Báo cáo,thảo luận kết quả làm việc tại nhà vào tiết học kế tiếp
-B4: Gv nhận xét,bổ sung,chốt kiến thức vào tiết học kế tiếp.
Dặn dò ( 1 phút )
-Học thuộc lòng bài thơ Câu cá mùa thu
-Thực hiện 2 hoạt động luyện tập và vận dụng mở rộng tại nhà
-Soạn bài học tiếp theo : Thương vợ -Tú Xương
Rút kinh nghiệm bài học 
 Ninh Bình,ngày..tháng..năm 2019
 Lãnh đạo duyệt Tổ trưởng CM Người soạn 
 Nguyễn Thị Thanh Nguyễn Thị Hương Nguyễn Xuân Đức

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_bai_cau_ca_mua_thu.doc