Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Bài ca ngất ngưởng

Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Bài ca ngất ngưởng

 I.Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

-Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ ông ngất ngưỡng”, tiêu biểu cho mẫu người tài tử hậu kì văn học trung đại Việt Nam.

- Hiểu đúng thực chất và ý nghĩa của phong cách sống có bản lĩnh cá nhân của tác giả trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế.

- Đặc điểm của thể hát nói.

 2.Kỹ năng: Phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại.

 3.Thái độ: Giáo dục phong cách sống, ý thức sống cao đẹp.

Trân trọng đề cao và bồi dưỡng tình yêu đối với những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc thông qua việc tìm hiểu,chiếm lĩnh thể hát nói

 4.Định hướng phát triển năng lực HS:

- Năng lực chung

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra).

+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.

+ Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài tập khó về nội dung và nghệ thuật của văn bản, sưu tầm tài liệu )

+ Năng lực sáng tạo

+ Năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực đọc – hiểu các văn bản văn học theo đặc điểm thể loại.

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nội dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao đổi thảo luận với giáo viên, bạn bè.

+ Năng lực thẩm mĩ (NL cảm thụ văn học)

+ Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.

II.Chuẩn bị bài học

 1.GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo

-Một số video các đoạn hát nói,một số tranh ảnh minh hoạ cho bài thơ ( GV trình chiếu)

 2.HS: SGK, tài liệu tham khảo

 

doc 7 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1044Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Bài ca ngất ngưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
Ngày soạn : 	
Ngày dạy :
Tiết số : 
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
- Nguyễn Công Trứ
 I.Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:
-Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ ông ngất ngưỡng”, tiêu biểu cho mẫu người tài tử hậu kì văn học trung đại Việt Nam.
- Hiểu đúng thực chất và ý nghĩa của phong cách sống có bản lĩnh cá nhân của tác giả trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế.
- Đặc điểm của thể hát nói.
 2.Kỹ năng: Phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại.
 3.Thái độ: Giáo dục phong cách sống, ý thức sống cao đẹp.
Trân trọng đề cao và bồi dưỡng tình yêu đối với những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc thông qua việc tìm hiểu,chiếm lĩnh thể hát nói
 4.Định hướng phát triển năng lực HS:
- Năng lực chung
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra).
+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.
+ Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài tập khó về nội dung và nghệ thuật của văn bản, sưu tầm tài liệu)
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực đọc – hiểu các văn bản văn học theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nội dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao đổi thảo luận với giáo viên, bạn bè.
+ Năng lực thẩm mĩ (NL cảm thụ văn học)
+ Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.
II.Chuẩn bị bài học
 1.GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
-Một số video các đoạn hát nói,một số tranh ảnh minh hoạ cho bài thơ ( GV trình chiếu)
 2.HS:   SGK, tài liệu tham khảo
III.Tiến trình dạy học
 1.Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài Vịnh Khoa thi hương –Trần Tế Xương và nêu giá trị hiện thực của bài thơ ? (5 phút )
Yêu cầu : hs đọc thuộc lòng bài thơ; nêu được giá trị hiện thực :Phơi bày thực trạng thi cử nhốn nháo,ô hợp của xã hội Việt Nam cuối thời phong kiến;bày tỏ sự trăn trở,âu lo của tác giả trước vận mệnh đất nước.
3.Bài mới
                                                  Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút )
*Mục tiêu:: Dẫn dắt, tạo tâm thế cho HS tìm hiểu bài thơ
*Hình thức tổ chức : Hs làm việc cá nhân trên lớp
GV trình chiếu cho học sinh xem 1 đoạn video 90 giây
-B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đoạn video trên thuộc loại hình nghệ thuật truyền thống nào?
-B2: Hs suy nghĩ thực hiện nhiệm vụ
-B3 : Báo cáo
-B4: GV chốt kiến thức
Loại hình nghệ thuật : Cả trù/ả đào/hát nói
Đây là loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nhắc tới hát nói không thể không nhắc tới tên tuổi của bậc danh nho Nguyễn Công Trứ,người có công lao to lớn trong việc hoàn thiện,nâng tầm và truyền bá loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
“ Kiếp sau xin chớ làm người.
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
   Nguyễn Công Trứ muốn làm cây thông để đón gió bốn phương, để ở độ cao vời vợi, để cất tiếng hát tự do theo gió, để “ ngất ngưỡng” bốn mùa. Bài thơ Bài cả ngất ngưởng phải chăng là thái độ của cây thông đứng giữa trời mà reo. Ta cùng tìm hiểu bài mới “ Bài ca ngất ngưỡng”.
                                            Hoạt động 2: HĐ hình thành kiến thức ( 70 phút )
* Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được
Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ ông ngất ngưỡng”, tiêu biểu cho mẫu người tài tử hậu kì văn học trung đại Việt Nam; phong cách sống, thái độ sống của tác giả
Phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại.
 *Hình thức tổ chức :GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.  
Học sinh làm việc trên lớp kết hợp với hoạt động nhóm dưới sự dẫn dắt của gv
Hoạt  động của GV và HS
Nội dung,yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2.1 Khái quát về tác giả,tác phẩm
*Mục tiêu cụ thể : giúp HS nắm được những nét cơ bản về cuộc đời,sự nghiệp của tác giả;cảm hứng sáng tác và đặc điểm của thể loại hát nói qua BCNN
*Hình thức tổ chức: hs làm việc cá nhân
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
+Dựa vào phần Tiểu dẫn trình bày những nét cơ bản về tác giả NCT?
+Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời và thể loại của tác phẩm?em biết gì về thể loại đó?
-B2: Hs thực hiện nhiệm vụ
Chú ý đọc kĩ tiểu dẫn sgk
-B3: Báo cáo,thảo luận
GV gọi từ 1-2 học sinh trình bày
-B4: GV chốt kiến thức.
Ca trù- hát nói có cấu trúc, bố cục, vần điệu, nhịp điệu khá tự do, không qui định về đối. Khi hát có đệm thêm tiếng đàn đáy, tiếng gõ phách, tiếng trống tạo nên một nét đặc sắc. Nghệ sĩ nổi danh về hát ca trù là Quách Thị Hồ .
Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên mang đến cho thể hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.
Hoạt động 2.2 : Tìm hiểu nghĩa và giá trị biểu đạt của từ “ ngất ngưởng”
-B1: Gv chuyển giao nhiệm vụ
+Đọc bài thơ theo đặc trưng thể loại
+Theo em từ nào trong bài thơ thể hiện rõ nhất nội dung tư tưởng của tác phẩm ?
+Hãy giải thích nội dung ý nghĩa từ “ngất ngưỡng”? Từ nghĩa ấy em hãy xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
+Mỗi từ ngất ngưởng gắn liền với quãng đời nào của nhà thơ, thể hiện ở các đoạn thơ nào trong bài? 
-B2:HS thực hiện nhiệm vụ
-B3: Báo cáo,thảo luận
-B4:Gv chốt kiến thức
Hoạt động 2.3 : Phong cách sống ngất ngưởng chốn quan trường
-B1:Gv chuyển giao nhiệm vụ
+Hãy cho biết NCT đã ngất ngưởng ntn khi ông còn làm quan?
+Em có cảm nhận ntn về giọng điệu của đoạn thơ này?
 +Việc sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt trong đoạn thơ mang tới tác dụng ntn ?
-B2:Hs thực hiện nhiệm vụ
-B3: Báo cáo,thảo luận
-B4:Gv chốt kiến thức
GV: Có người cho rằng tuy NCT công khai khoe tài năng danh vị bản thân nhưng cái ngất ngưởng của nhà thơ lại không khiến người ta khó chịu như ai đó có thói khoe khoang, hợm hĩnh. Thực chất những người có tài năng,học vẫn và bản lĩnh hơn người mới dám sống và theo đuổi phong cách sống ấy
Các từ Hán : xuất hiện dày đặc với dụng ý nâng cao tính sang trọng hàn lâm của câu thơ,tạo khí thế và ngông ngạo hơn người.
( tài bộ;thủ khoa,tham tán,phủ doãn.)
Hoạt động 2.3 : PC ngất ngưởng khi về hưu
Dẫn : 6 câu thơ đầu là bức chân dung tự họa của nhà thơ về tay ngất ngưởng NCT. Đương chức thì ngất ngưởng là thế, vậy lúc cáo quan rồi ông Hi Văn có còn ngông nữa không ? Các câu còn lại sẽ là lời đáp cho câu hỏi trên.
Gv đọc theo lối diễn ngâm các câu còn lại để hs nắm bắt được giọng điệu và cảm hứng của bài hát nói
-B1: Gv chuyển giao nhiệm vụ
+Hình ảnh một vị quan trường ngất ngưởng khi về hưu được tác giả khắc họa qua những chi tiết,hình ảnh nào?Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?
+Quan niệm danh lợi của NCT có điểm gì tích cực ? Quan niệm sống ấy mang đén bài học gì trong xã hội hiện đại.
-B2:Hs thực hiện nhiệm vụ
Khuyến khích hs trao đổi câu hỏi,bàn bác nội dung các vấn đề với hs xung quanh
-B3:Báo cáo thảo luận
-B4:Gv chốt kiến thức 
 Bình : Quan niệm về danh lợi được mất của NCT có giá trị nhân bản hết sức cao đẹp : ông đề cao lối sống thuận theo tự nhiên,không ràng buộc bởi vật chất,phú quý cốt làm sao sống cho vui cho đẹp tuyệt nhiên không vì danh lợi phàm tục mà đánh mất đi nhân cách và triết lí sống.
 Tìm hiểu câu cuối
Học sinh trả lời các câu hỏi sau :
+NCT khẳng định điều gì về cái tôi ngất ngưởng của mình ở chốn triều đình? Dụng ý của nhà thơ khi khẳng định như vậy?
+Tại sao đang nói về cái ngất ngưởng trong những năm tháng về hưu, tác giả lại quay về chốn quan trường để khẳng định cái ngất ngưởng trong câu thơ cuối cùng chốt lại toàn bài?
I. Tìm hiểu chung
1.      Tác giả
-Nguyễn Công Trứ (1778-1858), hiệu là Hi Văn, quê ở Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
-Học giỏi, giàu chí khí, tài hoa, văn võ toàn tài nhưng nhiều thăng trầm trên đường công danh.
-Giàu lòng yêu nước, thương dân.
-Thơ văn: có trên 50 bài thơ, trên 60 bài ca trù và một bài phú Nôm nổi tiếng là  Hàn nho phong vị phú.
2.      Tác phẩm
- HCST: được làm sau năm 1848 khi nhà thơ đã cáo quan về hưu.
-Thể loại: hát nói – một thể thơ tự do, phóng khoáng.
-Bố cục : + 6 câu đầu : Ngất ngưởng  chốn quan trường.
+    13 câu tiếp: Ngất ngưởng ở chốn hành lạc.
II.   Đọc hiểu văn bản
1.    Phong cách sống “ ngất ngưởng”
-  Từ ngất ngưởng xuất hiện 4 lần trong tác phẩm: câu 4,8,12 và câu cuối;mỗi từ ngất ngưởng xuất hiện trong các câu khác nhau mang sắc thái biểu đạt riêng nhưng đều thống nhất một nội dung biểu đạt là thể hiện triết lí,phong cách sống khác người,hơn người hết sức độc đáo,mới mẻ của tác giả.
- Tư thế: một con người, một sự vật có chiều cao hơn con người hoặc sự vật khác nhưng ngả nghiêng trực đổ nhưng ko đổ.
Gây cảm giác khó chịu cho người xung quanh, như trêu chọc, trêu ngươi.
- Thái độ sống:
+ khác người, xem mình cao hơn người khác.
+ thoải mái, tự do, phóng túng, ko theo một khuôn khổ nào hết.
+ trêu ngươi, chọc tức người khác
2. Ngất ngưởng chốn quan trường: 6 câu đầu
- 2 câu đầu: quan niệm về cuộc sống, công danh
+ Tự đề cao vai trò của mình trong cõi trời đất: không có việc gì ko phải phận sự của ta => tuyên ngôn trang trọng về lẽ sống nhập thế.
+ Coi việc nhập thế làm quan như một sự bó buộc, giam hãm trong lồng
Chỉ có thể được viết ra khi tác giả đã trải qua những năm tháng thăng trầm “lợm mùi giáng chức với thăng quan.”
-  Khoe tài năng hơn người: giỏi văn chương (thủ khoa); tài dùng binh (thao lược) => văn võ song toàn.-  Khoe danh vị xã hội hơn người: tham tán, tổng đốc, đại tướng, phủ doãn Thừa Thiên
-  Thay đổi chức vụ liên tục, ko chịu ở yên một vị trí công việc nào quá lâu.
·   *  Đặc sắc nghệ thuật
-  Sử  dụng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc trang trọng.
- Thủ pháp NT: điệp từ kết hợp liệt kê vừa có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnh các chức danh đã từng trải qua.
Thể hiện một ý thức rõ nét, trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân.
- Giọng điệu: lúc khoe khoang, phô trương; lúc tự cao tự đại, khinh đời.
NCT muốn chơi ngông với thiên hạ dựa trên tài năng và sự nghiệp của bản thân. Khoe khoang chỉ là cái vỏ để dấu bên trong một cái tôi ý thức về tài năng và danh vị của bản thân
3. Ngất ngưởng khi đã cáo quan về hưu : 12 câu tiếp
-Không yến tiệc linh đình, tặng phẩm vua ban mà thay vào đó là: cưỡi bò cái về hưu, đeo đạc ngựa cho bò, đi chùa lại mang theo một vài cô đầu khiến Bụt cũng phải cười => làm việc trái khoáy, khác người, như muốn trêu ngươi người khác.
-Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng: thủ pháp liệt kê khiến mạch thơ trở nên dồn dập, liền mạch gợi về những thú vui bất tận.
ð thái độ hành lạc thỏa thích, phóng túng, tự do, thích gì làm nấy, sống theo cách của mình, sống cho thích chí.
- Được – mất (ở đời): vẫn vui như tái ông thất mã.
-  Khen chê: mặc như gió thổi, bỏ ngoài tai.
Thái độ coi thường sự được mất, khen chê ở đời.
-Không Phật, không Tiên, không tục
 Thái độ ko giống ai, nhập tục mà ko vướng tục.
-Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú / Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Thái độ tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, tài năng như Trái Tuân, Nhạc Phi.giữ trọn vẹn lòng trung, hết lòng với dân với nước
Cái ngất ngưởng thể hiện ở cách sống tự do của bậc tài tử phong lưu,không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.
 NCT ý thức về bản lĩnh và phẩm chất giá trị của bản thân
 Cái tôi ngất ngưởng đáng trọng.
 *.   Câu cuối : lời khẳng định cho một phong cách sống
- Khẳng định mình là một đại thần ngất ngưởng trong triều, ko ai trong triều như ông, bằng ông.
-Nêu bật sự khác biệt của mình với tập đoàn phong kiến đương thời. Đó là một cái tôi riêng đứng bên ngoài đám quan lại nhợt nhạt.
-Thể hiện ý hướng vượt ra khỏi lễ giáo Nho gia.
-Thể hiện tấm lòng son sắt trước sau như một đối với đất nước.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật
-Vận dụng linh hoạt tài tình và đầy sức sáng tạo thể hát nói 
-Hệ thống ngôn ngữ mang tính cá nhân cao thể hiện rất rõ vốn từ và sự tài hoa của tác giả
2. Nội dung
  Con người NCT thể hiện trong hình ảnh “ ông ngất ngưởng”: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
Hoạt động 3: HĐ Luyện tập ( 5 phút )
*Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
*Hình thức tổ chức : hs làm việc cá nhân trên lớp
-B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
Câu hỏi: Đối với một nhà nho, đi nghe hát ả đào có phải là “ ngất ngưởng” không? Cho biết tại sao và nhận xét thái độ của NCT đối với hát ả đào.
-B2:HS thực hiện nhiệm vụ
-B3:Báo cáo kết quả làm việc
-B4: Gv chốt kiến thức
Từ thế kỉ XVIII -> TK XIX, thú nghe hát ả đào đã trở thành phổ biến trong giới quý tộc thượng lưu và thương nhân giàu có. Không ít nhà nho đã tham gia sinh hoạt văn hóa này. Tuy nhiên, chưa thấy ai công khai kể hay khoe thú chơi này như NCT. NCT đã chính thức công nhận đây là thú chơi tao nhã của nhà nho, điều mà trước ông, ít nhà nho nào dám đưa vào trong thơ. Đó chính là sự ngất ngưởng của ông. Ông dám đề cao thú hát nói, dám phô phang sự gần gũi của mình với các ca nhi, ả đào là những người vẫn bị quan niệm xã hội phong kiến xem là “ xướng ca vô loài”.
 Hoạt động 4 : Hoạt động  vận dụng ( 3 phút )
*Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
*Hình thức tổ chức : gv nêu câu hỏi,định hướng cho hs làm tại nhà
-B1: Gv chuyển giao nhiệm vụ
Muốn thể hiện phong cách sống tích cực như Nguyễn Công Trứ, tuổi trẻ cần có những phẩm chất, năng lực gì và phải làm gì để có những phẩm chất, năng lực ấy?
-B2: Gv định hướng cách tiếp cận vấn đề giao hs về nhà thực hiện
+Ngất ngưởng là một phong cách sống có bản lĩnh, có cá tính, trung thực, thẳng thắn, ý thức rất rõ về bản thân . Nó khác xa với lối sống lập dị của một số người
+Một người muốn có bản lĩnh cá tính như thế phải có những phẩm chất trí tuệ và năng lực thực sự
-B3:HS làm bài tại nhà
 Hoạt động 5:  Hoạt động tìm tòi mở rộng ( 2 phút )
*Mục tiêu: Giúp HS mở rộng thêm những điều đã học từ tác phẩm
*Hình thức tổ chức : giao hs làm việc tại nhà
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
Câu hỏi: Suy nghĩ của anh chị về triết lí sống, phong cách sống của Nguyễn Công Trứ. Liên hệ cuộc sống hiện nay ?
-B2:Định hướng của giáo viên
Triết lí,phong cách sống : tích cực đáng được trân trọng trong xã hội xưa và nay
Phong cách sống của con người hiện đại nhất là thế hệ trẻ : nhiều biểu hiện bất ổn,tiêu cực,thiếu lành mạnh : học đòi,chạy theo danh lợi vật chất,sống giả dối a dua,không có chính kiến.
HS liên hệ bản thân
Dặn dò:
– Học thuộc lòng bài thơ,nắm được những nét chính về nội dung và đặc điểm thể loại
Chuẩn bị tiếp: Bài ca ngắn đi trên bãi cát
 Rút kinh nghiệm bài học . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_bai_bai_ca_ngat_nguong.doc