Giáo án Ngữ văn 10 tiết 84, 85: Đại cáo bình ngô (Bình ngô đại cáo) Nguyễn Trãi

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 84, 85: Đại cáo bình ngô (Bình ngô đại cáo) Nguyễn Trãi

Tiết : 84,85

Ngày dạy:

( BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO )

 NGUYỄN TRÃI

A/.MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/ Nhận thức được lòng yêu nước và tinh thần nhân nghĩa là hai yếu tố quyết định đã đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi vẻ vang.

2/ Hiểu giá trị nội dung to lớn và giá trị nghệ thuật độc đáo của áng “ thiên cổ hùng văn” Đại cáo bình Ngô; ở đó tác giả đã kết hợp được sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

3/ Rèn luyện kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc – hiểu bài cáo, một tác phẩm văn chính luận thời trung đại.

B/.CHUẨN BỊ:

 * GV:SGK, SGV, thiết kế bài học

 * HS: SGK; đọc hiểu bài “ĐCBN”, tiểu dẫn, phần chú thích lẫn tri thức đọc – hiểu.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 8416Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 84, 85: Đại cáo bình ngô (Bình ngô đại cáo) Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 84,85
Ngày dạy: 
( BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO )
 NGUYỄN TRÃI
A/.MỤC TIÊU:
 Giúp H: 
1/ Nhận thức được lòng yêu nước và tinh thần nhân nghĩa là hai yếu tố quyết định đã đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi vẻ vang.
2/ Hiểu giá trị nội dung to lớn và giá trị nghệ thuật độc đáo của áng “ thiên cổ hùng văn” Đại cáo bình Ngô; ở đó tác giả đã kết hợp được sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.
3/ Rèn luyện kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc – hiểu bài cáo, một tác phẩm văn chính luận thời trung đại.
B/.CHUẨN BỊ:
	* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học
	* HS: SGK; đọc hiểu bài “ĐCBN”, tiểu dẫn, phần chú thích lẫn tri thức đọc – hiểu.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:	
 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/.Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là p/cách ngôn ngữ nghệ thuật? Cho TD?
- H trả lời như mục I, phần 1
? Nêu những đặc điểm chung của p/cách ngôn ngữ nghệ thuật? 
- H trả lời như mục I, phần 3.
? Hãy nêu cụ thể từng đặc điểm của p/cách ngôn ngữ nghệ thuật?
- H trả lời như mục I, phần 3, tiểu đoạn a, b, c.
3/. Giảng bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc-hiểu tiểu dẫn,chú thích và tri thức đọc hiểu ở SGK.
 * H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G.
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?
- Bài văn được viết theo thể loại nào? Dựa vào tri thức đọc – hiểu hãy cho biết thêm về thể loại đó?
- Em hiểu thế nào về văn biền ngẫu?
- G đọc bài thơ và hướng dẫn H cách đọc TP
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính từng đoạn?
- Bài thơ đã kh/quát được v/đề gì?
* H đọc – hiểu VB.
- H giải nghĩa các từ khó.
- H đọc câu hỏi 1 SGK/32.
+ Hoàn cảnh và thế lực của ta ntn trong buổi đầu k/nghĩa?
- Trước những khó khăn, dân tộc ta có ngã lòng chăng? Điều đó được thể qua hình ảnh người anh hùng dân tộc Lê Lợi ntn?
- Qua tìm hiểu, em nhận xét ntn về vai trò của Lê Lợi trong cuộc k/chiến?
H nhận xét, phân tích và thảo luận.
- Trong đoạn 4 t/giả m/tả điều gì?đoạn 4 đã m/tả khí thế của ta và thế kẻ thù ntn? Hãy làm rõ 2 thế đ/lập đó?
H trao đổi thảo luận và trả lời.
- Qua so sánh 2 thế lực giữa ta và địch, em rút ra kết luận ntn?
H trao đổi thảo luận và trả lời.
- Đoạn 5 thể hiện tư tưởng gì ? Tư tưởng đó thể hiện ntn trong bài cáo? Hãy CM?
+ Lấy nhân nghĩa chí nhân trong trận chiến với quân thù được NT thể hiện thế nào qua bài cáo?
H trao đổi thảo luận và trả lời.
- Cảm nhận ntn sau khi tìm hiểu bài cáo?
- Bài cáo đã vận dụng được bút pháp NT nào? Qua các bút pháp NT đó, tác phẩm đã thể hiện những tư tưởng lớn nào?
- Bài “ BNĐC” được đánh giá ntn?
I/. GIỚI THIỆU:
1/ Hoàn cảnh ra đời: 
Cuối 1427 (12/12/1448 ), sau khi dẹp xong quân Minh, N/Trãi viết Đại cáo bình Ngô tổng kết toàn diện cuộc k/chiến chống xâm lược.
2/ Thể loại: 
Thể: Cáo
Loại : Văn chính luận.
Cáo: Thể văn có nguồn gốc từ T/Quốc cổ xưa. Vua chuyên dùng để công bố những việc trọng đại của đất nước với muôn dân. Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu.
Văn biền ngẫu: SGK/ 33
3/ Cách đọc:
- Đọc theo đặc trưng thể loại. Chú ý ngữ điệu và ngắt giọng theo các vế.
- Cần đọc với giọng khoẻ khoắn, hùng hồn, sảng khoái; thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng vần điệu ngắn dài linh hoạt của các câu văn.
4/ Bốcục: 5 đoạn.
- Đoạn 1: Nêu chính nghĩa của cuộc k/nghĩa.
- Đoạn 2: Tội ác của giặc.
- Đoạn 3: Hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.
- Đoạn 4: Quá trình k/chiến và thắng lợi
- Đoạn 5: Lời tuyên bố hoà bình, khẳng định ý nghĩa của cuộc k/nghĩa Lam Sơn.
5/ Chủ đề: 
Bài cáo là một bảng tổng kết về cuộc k/chiến vĩ đại của dân tộc nhằm nêu cao lòng tự hào dân tộc trước thắng lợi vĩ đại của chính nghĩa cứu nước, của tài năng lãnh đạo đủ mặt ở bộ tham mưu nghĩa quân, của k/phách anh hùng của dân tộc.
II/. ĐỌC – HIỂU
Giải nghĩa từ khó:
1/ Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân Minh, giải phóng đất nước:
Những khó khăn buổi đầu:
Hoàn cảnh và thế lực của ta:
+ “ Núi LS => địa bàn k/nghĩa hẻo lánh.
 Chốn hoang dã”
+ “ Vừa khi..quân thùmạnh”à Cuộc k/nghĩa nổ ra khi quân thù đang mạnh
+ Lực lượng nghĩa quân hết sức mỏng manh: 
 “ Tuấn kiệt như .
 thu”
+ Những người lo giúp việc ( bôn tẩu ), tướng chỉ huy bàn việc quân mỏng và hiếm ( nơi duy ác thiếu người bàn bạc). Đặc biệt: 
 “ Khi Linh Sơn.
 .không một đội”
è Tất cả là những khó khăn của cuộc khởi nghĩa
- Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân Minh: Được thể hiện qua hình tượng người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong buổi đầu dấy nghiệp được thể hiện qua:
 + Cách xưng hô khẳng khái đầy tự tin: “Ta đây”
- Lòng căm thù giặc:
 “ Ngẫm thù
 ..không cùng sống”
- Đặt vận mệnh dân tộc lên vai của mình, thể hiện quyết tâm chiến đấu:
+ “ Đau lòng, nhức óc.. một hai sớm tối”
+ “ Trời thử lòng.. gian nan”
Thái độ cầu hiền:
 “ Tấm lòng phía tả”
Tạo nên sức mạnh đoàn kết:
 “ Nhân dân . Ngọt ngào”
Lê Lợi là người có tài mưu lược:
 “ Thế trận ít địch nhiều”
ã Lê Lợi thực sự là linh hồn của cuộc k/nghĩa, đồng thời thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc Minh, giải phóng đất nước của nhân dân ta.
2/ Quá trình kháng chiến và thắng lợi:
Khí thế chiến thắng của ta
Sự th/bại nhục nhã của giặc
Đoạn 4 a
Sấm vang chớp giật
Máu chảy thành sông
Trúc chẻ tro bay
Thây chất đầy nội
Thừa thắng ruổi dài
Phải bêu đầu
Đất cũ thu về
Đành bỏ mạng
Hăng lại càng hăng
Cháy lại càng cháy
Mưu phạt tâm công
Trí cùng lực kiệt
Đoạn 4 b
Điều binh thủ hiểm
Mũi tiên phong bị chặt
Sai tướng chẹn đường
Tuyệt nguồn lương thực
Ngày 18
Liễu Thăng thất thế
Ngày 20
Liễu Thăng cụt đầu
Ngày 25
Lương Minh bại trận tử vong
Ngày 28
Lí Khánh cùng kế tự vẫn
Thuận đà đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước quay mũi giáo đánh nhau
Đánh một trận
Sạch không kình ngạc
Đánh hai trận
Tan tác chim muông.
è N/Trãi đã sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: liệt kê, đối lập, tương phản làm cho câu văn giàu hình ảnh và nhạc điệu. Đặc biệt nhịp điệu, độ dài ngắn khác nhau rất linh hoạt khiến cho câu văn miêu tả thất bại của giặc kéo dài liên tiếp và không sao kể xiết. Trong khi đó những câu văn m/tả không khí chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn thường ngắn gọn và đanh chắc với nhịp mạnh mẽ, thể hiện khí thế mãnh liệt không gì sánh nổi “ Gươmcũng mòn Đánh hai  chim muông”. Câu văn biến hoá linh hoạt: vừa hào hùng, mạnh mẽ; vừa gợi cảm, tráng ca; vừa khắc hoạ khí thế rung trời chuyển đất của nghĩa quân; vừa khắc hoạ sự tan tác tơi bời của quân giặc. 
3/Tư tưởng chiến lược – Tư tưởng nhân nghĩa:
- Tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Đó mong muốn an dân, trừ bạo, đem lại cuộc sống thanh bình cho dân.
- “ Đem đại nghĩa.cường bạo”. Đây là t/tưởng đại nghĩa và chí nhân.
Lấy đại nghĩa và chí nhân làm phương châm xử thế:
“ Việc nhân nghĩa. Trừ bạo”
à Nhân nghĩa là lo cho dân, làm vua thương dân phải phạt kẻ có tội với dân.
à Kẻ nào đi ngược lại với nhân nghĩa phải chịu thất bại, xét để làm gương:
 “ Lưu Cung.còn ghi”
Lấy mục đích của đại nghĩa và chí nhân là đem lại cuộc sống yên ổn cho dân,đồng thời bảo vệ chủ quyền độc lập, hạnh phúc của dân tộc. Vì vậy phải chiến đấu chống lại kẻ thù. Đại nghĩa đã trở thành phương châm đánh giặc.
+ Kể tội quân giặc: “ Nướng dân đensạch mùi”à Căm thù.
+ Thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng.
 “ Trận Bồ Đằng. Tro bay”
 “ Gươm mài đáphải cạn”
+ Đề cao tinh thần đoàn kết chiến đấu vì đại nghĩa:
 “ Nhân dân. Ngọt ngào”
Đối với kẻ thù, đại nghĩa thể hiện ở quan điểm “ mưu phạt tâm công” 
 “ Chẳng đánhtâm công”
à đánh địch là đánh vào lòng người.
d) Đại nghĩa và chí nhân còn thể hiện ở thái độ của dân tộc ta: hiếu chiến mà không hiếu sát. Ta không giết kẻ bại trận mà còn cấp phương tiện cho chúng về nước.
 “ Thần Vũchân run”
à N/Trãi đã đặt viên gạch hồng để xây dựng tình hữu hảo của hai dân tộc Việt Trung.
III/. TỔNG KẾT:
Với NT sử dụng các h/ảnh so sánh, khoa trương, liệt ke, đối lập với việc thay đổi nhịp điệu, giọngvăn, bài cáo đã tổng kết cuộc k/chiến suốt 10 năm của dân tộc, đã để lại một tư tưởng lớn: nhân đạo, yêu nước, đoàn kết, chuộng hoà bình và lòng tự hào dân tộc.
Tác phẩm được coi là “ Thiên cổ hùng văn” là “ Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.
4/. Củng cố và luyện tập:
 - Đọc diễn cảm đoạn cáo m/tả quá trình phản công của ta? Nêu chủ đề?
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Học bài; làm BT nâng cao SGK/33
- Soạn bài : Nguyễn Trãi
+ Sơ nét về cuộc đời?
+ Sự nghiệp văn học?
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docbinh Ngo dai cao 10NC.doc