Giáo án Ngữ văn 10 tiết 52: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43 ) Nguyễn Trãi

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 52: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43 ) Nguyễn Trãi

 (BẢO KÍNH CẢNH GIỚI, BÀI 43 )

 NGUYỄN TRÃI

A/.MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/- Cảm nhận được tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của tác giả.

 - Thấy được nghệ thuật sử dụng từ ngữ đặc sắc, giàu sức gợi tả và ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tìm tòi, sáng tạo một thể thơ viết bằng tiếng Việt.

2/. Rèn kỹ năng phân tích thể thơ thất ngôn bát cú.

3/. Giáo dục cho H lòng yêu mến cảnh đẹp của quê hương mình và ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm đối với quê hương đất nước

B/.CHUẨN BỊ:

 * GV:SGK, SGV, thiết kế bài học

 * HS: SGK; đọc hiểu bài “ Cảnh ngày hè” cả tiểu dẫn lẫn phần chú thích.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 39343Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 52: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới, bài 43 ) Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :52
Ngày dạy:
 (BẢO KÍNH CẢNH GIỚI, BÀI 43 ) 
 NGUYỄN TRÃI
A/.MỤC TIÊU:
 Giúp H: 
1/- Cảm nhận được tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của tác giả.
 - Thấy được nghệ thuật sử dụng từ ngữ đặc sắc, giàu sức gợi tả và ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tìm tòi, sáng tạo một thể thơ viết bằng tiếng Việt.
2/. Rèn kỹ năng phân tích thể thơ thất ngôn bát cú.
3/. Giáo dục cho H lòng yêu mến cảnh đẹp của quê hương mình và ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm đối với quê hương đất nước
B/.CHUẨN BỊ:
	* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học
	* HS: SGK; đọc hiểu bài “ Cảnh ngày hè” cả tiểu dẫn lẫn phần chú thích.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:	
 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/.Kiểm tra bài cũ :
? Đọc bài dịch thơ bài “ Nỗi lòng” và nêu chủ đề?
- H trả lời như mục II phần 5.
? Đọc bài dịch thơ bài “ Nỗi lòng” và phân tích 2 cặp 3,4 ; 5,6
- H trả lời như mục II phần 3,4 và 5,6.
3/. Giảng bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc – hiểu tiểu dẫn SGK trang159,160
* H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G
- Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?
- Hãy cho sơ nét về cuộc đời củaNguyễn Trãi? 
- Em hiểu gì về tập thơ “ Quốc âm thi tập” và TP “ Cảnh ngày hè”?
-B/thơ thuộc thể loại gì? Xuất xứ?
- G đoc bài thơ.
- H giải nghĩa các từ theo SGK.
* H đọc – hiểu VB- đọc 6 câu đầu.
- Sáu câu đầu ý nói gì?
+ Bài thơ mở đầu bằng câu thơ mấy chữ? Có giống âm điệu câu thơ thất ngôn không? Nhịp thơ ntn? Nó có tác dụng thế nào?
+ Cảnh thiên nhiên ngày hè được nhà thơ miêu tả bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
+ Các từ chỉ sự vật, chỉ màu sắc, trạng thái của sự vật gợi lên ý nghĩa gì?
+ Cuộc sống được cảm nhận ntn trong 2 câu thơ tiếp theo? Aâm thanh ở đây được miêu tả ntn?
+ Nghệ thuật sử dụng trong 2 câu thơ có tác dụng gì?
* Cảm nhận chung về 6 câu thơ?
H đọc 2 câu cuối.
- Hai câu cuối ý nói gì?
+ Mong ước của nhà thơ được thể hiện qua những bút pháp nghệ thuật nào? Đó là ước muốn gì?
+ Em có suy nghĩ gì về tấm lòng của nhà thơ?
Qua cảnh ngày hè tác giả khái quát lên vấn đề gì?
 4/. Củng cố và luyện tập:
- Em có cảm nhận gì bức tranh mùa hè được miêu tả trong thơ?
- Em có cảm nhận ntn về những từ ngữ được dùng trong bài thơ? Đến bây giờ, từ nào vẫn được sử dụng, từ nào không còn được sử dụng?
- Thử nhận xét điểm khác nhau giữa thể thơ thất ngôn luật Đường và thể thơ thất ngôn xen lục ngôn qua 2 bài thơ: Nỗi lòng và Cảnh ngày hè.
I/. GIỚI THIỆU:
1/. Tác giả:
a) Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) 
- Là người mở đầu cho nền thơ cổ điển viết bằng tiếng Việt
- Là một bậc đại anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài số 1 trong lịch sử VN thời PK.
- Một con người đã phải chịu những oan khiên thảm khóc do XHPK gây nên.
b) Quốc âm thi tập và bài thơ Cảnh ngày hè.
- Quốc âm thi tập: Tập thơ viết bằng ng/ngữ dân tộc, 254 bài.
- Là tập thơ chữ Nôm cổ nhất, có nhiều bài hay nhất so với tập thơ Nôm cùng thời.
- Cảnh ngày hè là một trong 43 bài trong chùm thơ có chủ đề: Bảo kính cảnh giới ( Gương báu khuyên răn ) trích QATT. Tên TP do người biên soạn đặt
2/. Tác phẩm:
a) Thể loại: Thể : Thất ngôn bát cú ; Loại: Trữ tình
b) Xuất xứ:
- Trích “ Hợp tuyển thơ văn VN, tập II – VH TK X – TK XVII, NXB V/hoá, Hà Nội, 1976) 
c) Giải nghĩa từ khó:
II/. ĐỌC – HIỂU
1/ 6 Câu đầu: Cảnh thiên nhiên ngày hè
* Câu 1 câu thơ lục ngôn không theo âm điệu của thơ thất ngôn nhằm giới thiệu hoàn cảnh của tác giả:
 Rồi, hóng mát thuở ngày trường
- Aâm điệu 1/2/3 à Câu đã gi/thiệu tâm thế của người quan sát. Đó là một tâm thế an nhàn, tự tại, tự do, có thể dành hoàn toàn cho cảnh vật.
* Hình ảnh:
Hoè lục
..mùi hương
Trong đó:
+ Các sự vật: Hoè, thạch lựu, Hồng liên ( hoa sen )
+ Màu sắc: lục, đỏ, hồng,
+ Trạng thái sự vật: Đùn đùn, rợp, phun, tiễn. Nhà thơ miêu tả bằng sự cảm nhận về màu sắc, hình khối, trạng thái hoạt động của sự vật, nhằm tạo nên bức tranh sống động miêu tả một sức sống đang trỗi dậy bừng bừng, mạnh mẽ trong cây, trong hoa. Chúng đang sinh sôi, đang ở thời điểm cực thịnh trong vòng đời của mình.
* Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh:
Lao xao.
.tịch dương.
+ Lao xao: Đông vui, nghe vọng lại từ phía xa.
+ Dắng dỏi ( từ cổ): Tiếng vang dội lên
=> Đó là âm thanh của cuộc sống đông đúc, rộn rã, tươi vui vang trong không gian.
+ Hình thức đảo ngữ không chỉ thể hiện ấn tượng về âm thanh mà còn là một cách để khái quát bức tranh cuộc sống bằng âm thanh.
SK: Cùng với phong cảnh là cuộc sống; cùng với màu sắc là âm thanh, toàn bức tranh mùa hè đã được miêu tả đầy đủ và trọn vẹn – một bức tranh vô cùng sống động, rực rỡ, khoẻ khoắn, hình ảnh của một cuộc sống thanh bình, dồi dào, no ấm.
2/ 2 câu cuối: Tâm trạng và mong ước của nhà thơ.
- Ngu cầm ( điển tích) Đàn của vua Nghiêu - Thuấn, ý nói cuộc sống no đủ, thanh bình của nhân dân.
- Nhà thơ mong ước có được cây đàn của vua Nghiêu – Thuấn để ca ngợi cuộc sống đang hiển hiện ra trước mắt mình
- Đó là niềm mong ước của một con người luôn sống trọn lòng mình với cuộc sống, với nhân dân.
3/Chủ đề:
 Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của NTrãi. Đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình hạnh phúc cho nhân dân 
II/. TỔNG KẾT:
1/ Thông qua bức tranh ngày hè sinh động, giàu sức sống, nhàthơ gởi gắm những tâm tư, mong ước về một cuộc sống th/bình, no ấm, yên vui trên khắp đất nước quê hương mình.
2/ Trong bài thơ, nhàthơ đã dùng một số từ cổ nhưng rất sáng tạo: lao xao, dắng dỏi, đùn đùn, tiễn, phun, thức, rồivới khả năng diễn đạt chính xác. Cho đến nay, một số từ đã không còn được sử dụng, một số vẫn lànhững từ được dùng quen thuộc trong đời sống.
3/ Điểm khác nhau giữa 2 bài thơ chính là sự xuất hiện của câu thơ có 6 tiếng trong bài thơ ( câu 1 và 8) làm cho nhịp thơ phong phú hơn ( 3/3 ) so với nhịp thơ ( 4/3 ) của thể thơ thất ngôn luật Đường. Đó chính là công lao của NT trong việc dân tộc hoá thể thơ.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
- Học bài . Đọc mục tri thức đọc hiểu ở SGK.
- Soạn bài : Các bài đọc thêm: Nắm được sơ nét về t/giả, nội dung vài nét về đặc sắc nghệ thuật.
- Làm BT nâng cao.
+ Trong bài thơ Cảnh mùa hè, mối quan hệ giữa cảnh và tình được thể hiện rất hài hoà. Bài thơ tả cảnh ngày hè, tất cả đều bừng bừng sức sống, có sức tỏa rộng, lan xa trong không gian. Cảnh ấy biểu hiện tình cảm yêu đời, yêu cảnh vật thiên nhiên của tác giả. Cùng với tiếng đàn ve, nhà thơ mong có tiếng đàn của vua Thuấn để gảy thêm một tiếng cho muôn nơi ( đòi phương ) người dân đều được hưởng cuộc sống giàu có no đủ. Cảnh sắc và tình cảm có sự hoà điệu, cộng hưởng sâu sắc. Nhà thơ tả cảnh không chỉ vì cảnh, mà còn vì niềm rung động trong lòng mình.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docCanh ngay he 10NC.doc