Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 44 đọc thêm Thơ Lí Trần

Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 44 đọc thêm Thơ Lí Trần

Tiết 44 Đọc thêm THƠ LÍ TRẦN

A, Mục đích yêu câu.

 Giúp học sinh:

 - Nắm được lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của các tác giả.

 - Nắm được triết lí sống được diiễn tả trong các tác phẩm.

B. Phương tiện dạy học.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.

C. Phương pháp giảng dạy.

 - Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.

D. Tiến trình lên lớp.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 44 đọc thêm Thơ Lí Trần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44 Đọc thêm THƠ LÍ TRẦN
A, Mục đích yêu câu.
 Giúp học sinh:
 - Nắm được lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của các tác giả.
 - Nắm được triết lí sống được diiễn tả trong các tác phẩm.
B. Phương tiện dạy học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
C. Phương pháp giảng dạy.
	- Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới.
 4. Bài mới. 
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (2)
Nội dung cần đạt (3)
1, Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc thêm bài thơ Vận nước.
1, HS đọc thêm bài thơ Vận nước.
I, Vận nước.
1, Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- Pháp Thuận là nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam Phương.
- Sư Pháp Thuận có kiến thức uyên thâm, có tài văn chương. Ông tích cực tham gia xây dựng triều Lê.
2, Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
a, Câu trả lời của nhà sư về vận nước.
- Tác giả mượn hình ảnh thiên nhiên để nói về vận nước.
- Nghệ thuật: Nhà thơ so sánh vận nước như dây mây leo quấn quýt. Biện pháp so sánh có tác dụng diễn tả sự phát triển bền vững của đất nước.
b, Đường lối trị nước.
- Sư Pháp Thuận khuyên nhà vua trong điều hành đất nước nên “Vô vi”, tức là nên thuận theo quy luật của tự nhiên, nên dùng chính sách đức trị. Làm được như vậy thì đất nước sẽ thanh bình, thịnh trị, không có chiến tranh.
2, Hoạt động 2:Hướng dẫn HS đọc thêm bài thơ Cáo tật thị chúng.
2, HS đọc thêm bài thơ Cáo tật thị chúng.
II, Cáo bệnh bảo mọi người.
1, Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- Mãn Giác là nhà sư sống vào triều Lí.
- Thơ ông mang đậm tính triết lí của đạo phật.
- Cáo tật thị chúng là một bài kệ giàu giá trị văn chương.
2, Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
a, Quy luật của tự nhiên.
- Mùa xuân qua trăm hoa rụng, mùa tới trăm hoa nở. Sự sống tuần hoàn như vòng quay của bánh xe luân hồi. Cảnh vật thay đổi, cuộc sống con người cũng có sự thay đổi, con người trẻ rồi sẽ già. Thời gian vô hạn, cuộc đời con người hữu hạn. 
b, Triết lí sống của nhà thơ.
- Khi con người đã hiểu được chân lí, đã nắm được quy luật của tự nhiên con người có sức mạnh vô biên. Con người vượt lên trên lẽ sinh hóa thông thường. Hình tượng nhành mai tươi bất chấp mùa xuân đã tàn là hình ảnh tượng trưng cho niềm tin của con người vào sự bất diệt của sự sống. Cuộc đời người đắc đạo như cành mai tươi bất chấp mùa xuân đã tàn.
3, Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc thêm Mong ước trở về.
3, HS đọc thêm mong ước trở về.
III, Mong ước trở về.
1, Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
- Nguyễn Trung Ngạn người làngThổ Hoàng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
- Ông làm quan cho triều Trần đến chức thượng thư. 
2, Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
a, Nỗi nhớ quê hương.
- Xa quê hương, nhớ quê hương nhà thơ nhớ về những hình ảnh thân thuộc, bình dị nhất. Những hình ảnh: Cây dâu, con tằm, cây lúa,con cua là những hình ảnh quen thuộc làm xúc động người xa quê vì những hình ảnh đó gắn bó máu thịt với con người.
b, Mong ước trở về.
- Nhà thơ khẳng định: Cuộc sống sung sướng ở Giang Nam không làm tác giả quên đi hình ảnh quê hương. Sống sung sướng ở đất khách không bằng sống cực khổ ở quê hương. Sống ở quê nhà tuy nghèo về vật chất nhưng giàu tấm lòng.
 5. Củng cố.	
 6. Dặn dò.
 7. Rút kinh nghiệm, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docDoc them Tho Li Tran.doc