Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 29- 30 (đọc văn) Ca dao hài hước

Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 29- 30 (đọc văn) Ca dao hài hước

Tiết 29- 30 (Đọc văn) CA DAO HÀI HƯỚC

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả lo toan.

B. Phương tiện dạy học.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.

C. Phương pháp giảng dạy.

 - Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.

D. Tiến trình lên lớp.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 12934Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 29- 30 (đọc văn) Ca dao hài hước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29- 30 (Đọc văn) CA DAO HÀI HƯỚC
A. Mục tiêu bài học. 
 Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả lo toan.
B. Phương tiện dạy học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
C. Phương pháp giảng dạy.
	- Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (3)
Nội dung cần đạt (3)
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
Cho ví dụ một số bài ca dao hài hước?
Nội dung của từng bài ca dao?
GV giới thiệu nội dung của ca dao hài hước.
Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước?
1. HS tìm hiểu chung.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
I. Giới thiệu chung :
 1. Nội dung của ca dao hài hước.
 a. Phản đối chính sách cai trị hà khắt.
 b. Phê phán chế độ đa thê.
 c. Cười cợt những thói hư tật xấu.
 d. Cười cợt cái nghèo.
 2. Nghệ thuật của ca dao hài hước.
 a. Phản ánh ngược.
 b. Dùng các yếu tố đối lập, mâu thuẫn.
 c. Khoa trương.
 d. Chơi chữ.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu các bài ca dao.
Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường ? Cách nói của chàng trai, cô gái đó có gì đặc biệt ?
Từ đó anh (chị) nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo ?
2. Học sinh đọc hiểu văn bản. 
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
II. Đọc hiểu các bài ca dao
 1. Bài ca dao số 1
 a. Đọc.
 b. Phân tích.
 - Bài ca được sáng tác theo hình thức đối đáp.
 b1. Lời chàng trai (6 câu đầu).
 - Chàng trai dự định dẫn cưới.
 + Toan dẫn voi
 + Dẫn trâu
 + Dẫn bò, anh ta dự tính chuẩn bị sính lễ thật có giá trị để cưới cô gái. 
 - Chàng trai cũng thật hóm hỉnh đưa ra lí do cụ thể:
 + Dẫn voi thì sợ "Quốc cấm" 
 + Dẫn trâu thì sợ "Máu hàn”.
 + Dẫn bò thì “Sợ nhà nàng co gân”.
Chàng trai muốn chuẩn bị sính lễ thật to, có giá trị lớn nhưng chàng không chuẩn bị được.
 - Chàng trai dẫn cưới: Dẫn con chuột béo mời dân mời làng”. Lễ vật thật ngộ nghĩnh, hóm hĩnh.
 Ê Chàng trai mơ ước thật nhiều nhưng gia đình chàng quá nghèo nên chàng không thực hiện được mơ ước đó.
 b2. Lời cô gái (Các câu còn lại)
 - Cô gái thách cưới (Thách cưới là yêu cầu của nhà gái đối với nhà trai về tiền cưới và lễ vật). 
 - Cô gái thách cưới một nhà khoai lang.
 + Củ to để mời làng.
 + Củ nhỏ để họ hàng ăn chơi.
 + Củ mẻ cho trẻ.
 + Củ rím, củ hà dành cho lợn, cho gà.
 Ê Lời cô gái “Nhà em thách cưới một nhà khoai lang”. Lời thách cưới của cô gái thể hiện thái độ vô tư, thể hiện niềm lạc quan yêu đời. Cô gái không bận tâm đến giá trị vật chất của sính lễ.
 Điều kì diệu là lễ vật chàng trai mang tới có giá trị vật chất rất ít nhưng lễ vật đó tạo niềm vui cho tất cả mọi người.
 - Cô gái hiểu gia cảnh của chàng trai. Cô gái cũng nghèo như chàng trai, cô gái đến với chàng trai không cần phải có của cải vật chất.
 b3. Nghệ thuật gây cười.
 - Để tạo nên tiếng cười tác giả dân gian đã dùng các biện pháp nghệ thuật:
+ Phóng đại: Dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò.
+ Đối lập: Dẫn voi sợi quốc cấm.
+ Nói giảm: Voi š trâu š bò š chuột.
Củ to š củ nhỏ.
 Ê Người bình dân lấy tiếng cười làm liều thuốc tinh thần. Mượn tiếng cười để quên đi cái nghèo. Người bình dân đặt tình nghĩa cao hơn của cải vật chất.
Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội? 
Tác giả dân gian dùng biện pháp nghệ thuật gì để tạo nên tiếng cười?
Ý nghĩa của tiếng cười?
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
 2. Bài ca dao số 2,3.
 a. Bài ca dao số 2.
 - Đối tượng châm biếm là nam nhi yếu đuối, lười biếng.
 - Nghệ thuật: Kết hợp biện pháp đối lập với cách nói ngoa dụ.Cách nói ngoa dụ có tác dụng phóng đại, tô đậm đối tượng châm biếm. 
 - Tiếng cười có ý nghĩa nhắc nhở: Làm trai cho đáng nên trai.
 b. Bài ca dao số 3.
 - Đối tượng châm biếm là những người đàn ông vô tích sự, lười nhác, sống nhờ vợ, không có chí lớn.
 - Nghệ thuật: Chi tiết nghệ thuật đặc sắc: “Sờ đuôi con mèo”, chi tiết diễn tả một việc làm vô ích.Tác giả dân gian đã thâu tóm đúng thần thái nhân vật trong một chi tiết thật đắt, có giá trị khái quát cao cho một loại đàn ông èo uột, lười nhác, ăn bám vợ.
- Tiếng cười có ý nghĩa nhắc nhở.
Đối tượng của cái cười trong bài ca dao số 4?
Tác giả dân gian dùng biện pháp nghệ thuật gì để tạo nên tiếng cười?
Ý nghĩa của tiếng cười?
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
 3. Bài ca dao số 4.
 - Chế giễu những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.
 - Nghệ thuật : Phóng đại, trí tưởng tượng phong phú.
 - Tiếng cười có ý nghĩa nhắc nhở.
 5. Củng cố.	
 6. Dặn dò: Soạn bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự”.
 7. Rút kinh nghiệm - bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docCa dao hai huoc(1).doc