Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 28: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 28: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Tiết 28 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT.

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh:

 - Nhận rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp.

 - Có kỹ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

B. Phương tiện dạy học.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.

C. Phương pháp giảng dạy.

 - Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.

D. Tiến trình lên lớp.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 3. Giới thiệu bài mới.

 4. Bài mới.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3290Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 28: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT.
A. Mục tiêu bài học. 
 Giúp học sinh:
	- Nhận rõ đặc điểm, các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp. 
	- Có kỹ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
B. Phương tiện dạy học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
C. Phương pháp giảng dạy.
	- Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới.
 4. Bài mới. 
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (3)
Nội dung cần đạt (3)
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I SGK.
Cho ví dụ 1 văn bản có sử dụng ngôn ngữ nói.
Nêu những đặc điểm của ngôn ngữ nói.
 GV nhận xét, bổ sung.
Nói và đọc có điểm giống nhau và khác nhau như thế nào?
HS tìm hiểu phần I SGK.
HS nêu ví dụ văn bản có sử dụng ngôn ngữ nói.
HS nêu những đặc điểm của ngôn ngữ nói.
HS suy nghĩ trả lời.
I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói.
 1. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác.
 Ê Người nghe cần lĩnh hội kịp thời.
 2. Ngôn ngữ nói đa dạng về ngữ điệu.
 - Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng.
- Giọng nói còn có sự hổ trợ của ánh mắt cử chỉ, điệu bộ.
Ê Ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin.
 3. Trong ngôn ngữ nói từ ngữ được sử dụng phong phú, đa dạng.
 - Ngôn ngữ nói dùng nhiều lớp từ khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóngvv. 
 - Thường sử dụng kiểu câu tỉnh lược, có lúc có câu rườm rà.
 Ê Lời nói được tạo ra tức thời, không có điều kiện gọt giũa.
*Lưu ý: Cần phân biệt nói và đọc.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần II SGK.
Ngôn ngữ viết khác ngôn ngữ nói ở những điểm nào?
Nêu đặc điểm của ngôn ngữ viết?
2. HS tìm hiểu phần II SGK.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
II. Đặc điểm ngôn ngữ viết.
 1. Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản, được tiếp nhận bằng thị giác.
 - Để tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản bằng chữ viết, người viết (Người đọc) cần phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản.,
 - Khi viết có điều kiện suy ngẫm, gọt giũa, khi đọc cũng có điều kiện để phân tích, lĩnh hội thấu đáo.
 Ê Nhờ sự ghi chép bằng chữ trong văn bản mà ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc.
 2. Ngôn ngữ viết được sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, kí hiệu, hình ảnh.
 3. Trong ngôn ngữ viết từ ngữ được lựa chọn nên đạt tính chính xác, tránh dùng các từ khẩu ngữ, từ địa phương. Thường dùng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức chặt chẽ, mạch lạc.
*Lưu ý: Hai thực tế trong sử dụng ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết.(Lời thoại nhân vật, phỏng vấnvv).
+ Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói miệng (Thuyết trình, báo cáo).
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
Cho HS đọc ngữ liệu, thực hiện các yêu cầu trong SGK và phát biểu. 
GV nhận xét, bổ sung.
3. HS làm bài tập ở phần luyện tập.
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1. Đặc điểm ngôn ngữ viết thể hiện trong đoạn trích.
 - Sử dụng cụm từ thay thế các thuật ngữ:
 + Vốn chữ của tiếng ta thay thế bằng từ vựng.
 + Phép tắc của tiếng ta thay thế bằng ngữ pháp.
 - Sử dụng đúng các dấu câu: Hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc képvv.
 - Tách dòng và dùng số từ chỉ số thứ tự.
 Ê Tác giả bài viết sử dụng ngôn ngữ viết rất chuẩn mực.
 2. Bài tập 2: Đặc điểm ngôn ngữ nói trong văn bản viết.
 - Dùng lớp từ khẩu ngữ, kiểu câu tỉnh lược. 
 - Dùng từ ngữ miêu tả cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp.
 - Thay đổi vai nói, nghe giữa các nhân vật giao tiếp.
 3. Bài tập 3: Phân tích lỗi và chữa lại cho đúng các câu sau: 
 a. Câu thiếu chủ ngữ và dùng ngôn ngữ nói.
 Sửa lại: Trong thơ ca Việt Nam, ta thấy có nhiều bức tranh miêu tả mùa thu rất đẹp.
 b. Thừa từ (Còn như, thì), dùng từ địa phương (Vống).
 Sửa lại: Máy móc, thiết bị nước ngoài đưa vào góp vốn không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai tăng lên tới mức vô tội vạ.
 c. Sử dụng ngôn ngữ nói (Thì như, thì cả ), sử dụng từ không có hệ thống để chỉ chủng loại vật, sử dụng từ không đúng (Ai), sử dụng từ địa phương (Chừa, sất).
 Sửa lại: Từ các loài: Cá, rùa, ba ba, tôm, cua, ốc sống ở dưới nước đến các loài chim, vạc, cò, gia cầm như vịt, ngỗng chúng chẳng chừa một loài nào.
5. Củng cố.
HS cần ghi nhớ:
Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm:
 - Về hoàn cảnh sử dụng.
 - Về các phương tiện cơ bản.
 - Về các yếu tố hỗ trợ.
 - Về câu văn.
 Ê Vì vậy cần nói và viết cho phù hợp với các đặc điểm riêng của từng bộ phận ngôn ngữ.
6. Dặn dò: Soạn bài Ca dao hài hước.
7. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDac diem cua ngon ngu noi va ngon ngu viet.doc