Giáo án Ngữ văn 10 tiết 26- 27 (đọc văn) Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 26- 27 (đọc văn) Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Tiết 26- 27 (Đọc văn) CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA.

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao.

 - Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.

B. Phương tiện dạy học.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.

C. Phương pháp giảng dạy.

 - Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 23994Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 26- 27 (đọc văn) Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26- 27 (Đọc văn) CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA.
A. Mục tiêu bài học. 
 Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc dân gian của ca dao.
	- Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
B. Phương tiện dạy học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng.
C. Phương pháp giảng dạy.
	- Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, phân tích, thuyết giảng, trao đổi thảo luận.
D. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3. Giới thiệu bài mới.
 4. Bài mới. 
Hoạt động của GV (1)
Hoạt động của HS (3)
Nội dung cần đạt (3)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
HS tìm hiểu chung.
Học sinh đọc tiểu dẫn và rút ra nội dung chính.
I. Giới thiệu chung.
 1. Khái niệm.
 - Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian.
 2. Nội dung của ca dao.
 - Diễn tả tâm hồn, tư tưởng , tình cảm của nhân dân.
 3. Nghệ thuật của ca dao.
 - Lời ca dao ngắn gọn, phần lớn được sáng tác theo thể lục bát, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
Gọi HS đọc chùm bài ca dao.
Gọi HS xác định nét chung của chùm bài và nét riêng của từng bài.
Hướng dẫn đọc hiểu bài ca dao số 1 và số 2.
GV cho học sinh thảo luận theo nhóm. Ở mỗi bài ca dao cần xác định được vấn đề sau:
+ Nhân vật trữ tình.
+ Giá trị nội dung.
+ Hình thức nghệ thuật.
GV cho HS báo cáo kết quả thảo luận, góp ý.
 GV củng cố và hoàn thiện nội dung bài học.
HS đọc hiểu văn bản.
HS đọc chùm bài ca dao.
HS xác định nét chung của chùm bài và nét riêng của từng bài.
HS đọc hiểu bài ca dao số 1 và bài ca dao số 2.
HS thảo luận theo nhóm.
HS báo cáo kết quả thảo luận.
II. Đọc hiểu văn bản.
 1. Đọc.
 Chùm ca dao gồm có 6 bài. Trong đó: 
 Bài số 1, số 2 là lời than thân của người con gái.
 Bài số 3 là lời than thở khi tình duyên tan vỡ.
 Bài số 4 diễn tả nỗi nhớ thương.
 Bài số 5 diễn tả niềm mong ước được kết duyên.
 Bài số 6 nói về tình cảm thủy chung trong đời sống vợ chồng.
 2. Phân tích.
 a. Bài ca dao số 1 và số 2: 
 - Lời than thân của người con gái ngày xưa.
 - Nhân vật trữ tình: Người con gái.
 - Nghệ thuật:
 + Lối diễn đạt bằng công thức: Mở đầu bằng cụm từ “Thân em ” 
 + Nghệ thuật so sánh:
Bài 1: “Tấm lụa đào”
 Ê Vừa cho thấy vẻ đẹp, vừa thể hiện thân phận bị phụ thuộc (Như món hàng) của người con gái trong xã hội cũ.
Bài 2 “Củ ấu gai”
 Ê Khẳng định vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong (Đối lập giữa hình thức với tính cách) của cô gái.
Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 3.
HS đọc hiểu bài ca dao số 3.
 b. Bài ca dao số 3: 
 - Lời than thở của người lỡ duyên:
 - Nhân vật trữ tình : người bị lỡ duyên (Có thể là chàng trai hoặc cô gái).
 - Tâm trạng của chủ thể trữ tình:
 + Bối rối.
 + Đau đớn, chua xót.
 + Oán trách.
 - Nghệ thuật bộc lộ cảm xúc.
 + Hai câu đầu: Sử dụng kết hợp việc dùng đại từ phiếm chỉ “Ai” với câu hỏi tu từ và nghệ thuật chơi chữ vừa bày tỏ được nỗi chua xót khi lỡ duyên và thái độ trách móc, oán giận của chủ thể trữ tình.
 + Bốn câu cuối: Sử dụng nhiều cặp hình ảnh đối lập: 
 Trăng >< Sao mai. 
 Ê Thể hiện sự xa cách khi lỡ duyên đồng thời khẳng định tấm lòng chung thủy của nhân vật trữ tình. Duyên phận không trọn vẹn nhưng tình cảm vẫn bền vững, sắt son.
Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 4.
HS đọc hiểu bài ca dao số 4.
 c. Bài ca dao số 4: Nỗi thương nhớ, tương tư của người đang yêu.
 - Nhân vật trữ tình: Cô gái đang yêu.
 - Tâm trạng chủ thể trữ tình.
Được bộc lộ bằng các câu hỏi tu từ:
 + Hỏi khăn.
 + Hỏi đèn.
 + Hỏi mắt.
 Ê Nỗi nhớ nhung tăng dần.
 - Nghệ thuật: Nhân hóa và hoán dụ bằng các hình ảnh “Khăn”, “Đèn”, “Mắt”, kết hợp với hình thức lặp cú pháp. 
 Ê Có tác dụng tô đậm nỗi nhớ thương dằng dặc không nguôi của cô gái.
- Hai câu cuối: Chi tiết “Không yên một bề” thể hiện sự chuyển hóa trong tâm trạng của cô gái. Tâm trạng cô gái chuyển hóa từ nỗi nhớ sang nỗi lo sợ.
 Ê Cô gái nhớ thương người yêu như vẫn lo lắng cho số phận của mình. Trong cuộc sống lúc bấy giờ, tình yêu khó có thể dẫn tới hôn nhân.
Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 5.
HS đọc hiểu bài ca dao số 5.
 d. Bài ca dao số 5: 
 - Ước muốn mãnh liệt của người bình dân về tình yêu.
 - Tâm trạng chủ thể trữ tình:
 + Mong ước thu hẹp khoảng cách để hai bờ sông được gần nhau.
 - Nghệ thuật: Ẩn dụ “Cầu dải yếm” một hình ảnh phi lý nhưng đẹp đẽ, thi vị, ngộ nghĩnh diễn tả ước muốn mạnh mẽ, táo bạo của cô gái. Cầu dải yếm chính là nhịp cầu tình cảm. Cô gái mong ước được kết đôi.
Hướng dẫn HS đọc hiểu bài ca dao số 6.
HS đọc hiểu bài ca dao số 6.
 e. Bài ca dao số 6: 
 - Tiếng hát tình nghĩa, thủy chung:
 - Nội dung: Lời nguyện ước thủy chung.
 - Nghệ thuật: Vận dụng linh hoạt sáng tạo các thành ngữ. 
 Ê Thể hiện nghĩa tình sâu nặng, bền chặt của tình cảm vợ chồng.
5. Củng cố.
6. Dặn dò.
 - Soạn bài “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết”.
7. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docCa dao than than yeu tuong tinh nghia.doc