Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 22, 23 - Đọc văn Tấm Cám

Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 22, 23 - Đọc văn Tấm Cám

Tiết 22, 23 - Đọc văn

TẤM CÁM

Ngày soạn:

Lớp dạy: Tiết: Ngày: Sĩ số HS:

A. Mức độ cần đạt:

- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến hoá của Tấm.

- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kỳ qua một tác phẩm cụ thể.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:

1. Kiến thức :

- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ. giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.

- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.

2. Kỹ năng:

 - Tóm tắt văn bản tự sự.

 - Phân tích một truyện cổ tích thần kỳ theo đặc trưng thể loại.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5841Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 Tiết 22, 23 - Đọc văn Tấm Cám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22, 23 - Đọc văn
Tấm cám 
Ngày soạn: 
Lớp dạy:	Tiết:	Ngày:	Sĩ số HS:
A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến hoá của Tấm.
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kỳ qua một tác phẩm cụ thể.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức :
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ. giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng cũng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
2. Kỹ năng:
	- Tóm tắt văn bản tự sự.
	- Phân tích một truyện cổ tích thần kỳ theo đặc trưng thể loại.
C. Phương tiện dạy học:
- GV: SGK, SGV, Giáo án, Tài liệu tham khảo, 
- HS: SGK, Tư liệu tham khảo
D. Tiến trình bài học:
 1. ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 Một nhà thơ nào đó đã từng lắng sâu cảm xúc của mình:
	ở mỗi bài em học hôm nay 
	Có buổi trưa đầy nắng 
	Cánh cò ngang qua quãng vắng 
	Cô Tấm têm trầu trong ngày hội làng ta.
	Và: 
	Cô Tấm hóa ra bà Hoàng 
	Chân vẫn lấm bùn đầu làng ngõ xóm 
Cô Tấm đã đi vào đời sống văn hóa, cùng với suy nghĩ và cảm thông chia sẻ của người Việt với cha ông mình, với cuộc đời ngày xửa ngày xưa. Để góp phần tháy được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu truyện Tấm Cám.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt 
(HS đọc phần tiểu dẫn SGK).
I. Tìm hiểu chung.
(?) Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì?
- HS:
- GV: Truyện Tấm Cám được phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới. Theo thống kê trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám. ví dụ: 
+ Cô Lọ Lem (Pháp)
+ Con cá vàng ( Thái Lan)
+ Đôi giày vàng ( Chăm).
ở Việt Nam có 30 kiểu truyện Tấm Cám.
- GV và HS đọc TP.
- GV: yêu cầu HS xác định bố cục của văn bản:
- HS:
 - Đoạn 1: Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm.
- Đoạn 2: Nhờ phép màu hạnh phúc đã đến với Tấm.
- Đoạn 3: Cuộc đấu tranh của Tấm để giành lại hạnh phúc.
(?) Theo dõi toàn truyện, ta thấy nổi bật lên sự đối lập và mâu thuẫn gì, giữa những nhân vật nào? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao theo mạch cốt truyện? Mâu thuẫn nào là chủ yếu? Vì sao?
- HS khái quát, phát biểu, có thể thảo luận để đi đến thống nhất nhận định
 - Truyện cổ tích có 3 loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt.
- Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Đặc trưng quan trọng nhất của cổ tích thần kỳ là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện. ước mơ cháy bỏng về hạnh phúc, lẽ công bằng, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người...là nội dung chủ yếu của cổ tích thần kì...
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Mâu thuẫn – xung đột chủ yếu:
- Căn cứ vào quan hệ gia đình thì truyện có các mâu thuẫn:
 Tấm >< Cám (hai chị em cùng cha khác mẹ, cùng thế hệ)
 Tấm >< Dì ghẻ (dì ghẻ và con chồng)
=> Mâu thuẫn giữa Tấm – Cám là chủ yếu, xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng, quyết liệt. Mâu thuẫn dì ghẻ – con chồng đóng vai trò bổ sung, phụ trợ.
(?) Mâu thuẫn – xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám có thể chia làm mấy chặng? Tóm tắt những sự kiện chính của từng chặng?
-HS:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mâu thuẫn trong chặng này
(?) Như vậy qua chặng đầu này em có nhận xét gì về các nhân vật Tấm, mẹ con Cám, Bụt?
- HS: Căn cứ vào kết quả của hoạt động trên, nhận xét
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những lần hoá thân của Tấm
- HS:
(?) Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì ?
- HS: 
(?) Em có nhận xét gì về những vật hóa thân của Tấm?
- HS:
(?) Em có suy nghĩ gì về hành động trả thù của Tấm ở cuối truyện?
- GV yêu cầu HS tổng kết những nét lớn về nghệ thuật?
- HS:
(?) Hãy cho biết ý nghĩa của văn bản?
- Thể hiện mâu thuẫn xã hội, khái quát thành mâu thuẫn thiện - ác.
2. Diễn tiến của mâu thuẫn- xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám: 
- Chặng 1: Trước khi Tấm trở thành Hoàng Hậu:
Tấm
Mẹ con Cám
Yếu tố thần kì
Đi bắt tép
- Chăm chỉ được giỏ tép đầy
- Khóc
- Lười biếng, chẳng được gì
- Lừa chị, đổ tép sang giỏ của mình về lĩnh thưởng
Bụt hiện lên bày cách giúp Tấm.
Đi chăn trâu
- Chăn đồng xa
- Khóc khi bống bị giết.
- Chôn xương bống ở bốn chân giường
- Giết bống ăn thịt
- Bụt hiện lên bày cách giúp Tấm.
- Con gà biết nói.
Đi xem hội
- Nhặt thóc gạo, khóc
 -Đi xem hội, rơi giày, thử giày -> thành Hoàng Hậu
- Bày kế hành hạ Tấm
- Thử giày -> bẽ bàng, xấu hổ.
- Bụt hiện lên giúp Tấm.
- Xương cá bống 
=> Nhận xét:
- Tấm là cô gái bất hạnh, bị hắt hủi, yếu đuối, thụ động, chỉ biết khóc mỗi khi bị chà đạp – phản ứng yếu ớt; cũng khao khát được vui chơi, hạnh phúc.
- Mẹ con Cám: Độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm, cướp công lao và quyền lợi vật chất với tinh thần; ghen ghét, nhỏ nhặt nhưng miệng lưỡi ngọt nhạt- giả dối.
- Bụt: đóng vai trò là yếu tố thần kì, hiện ra kịp thời trợ giúp, tìm cách giải quyết khó khăn, bế tắc của nhân vật bất hạnh. Bụt xuất hiện mỗi khi Tấm buồn, an ủi, giúp đỡ: Tấm mất yếm đào, Bụt cho cá bống. Tấm mất bống, Bụt cho hi vọng đổi đời. Tấm bị trà đạp, Bụt cho đàn chim sẻ đến giúp Tấm để tấm đi hội làng gặp nhà vua và trở thành Hoàng hậu.
- Chặng 2: Khi Tấm trở thành Hoàng Hậu:
Tấm
Mẹ con Cám
- Về lo giỗ bố
- Trèo cau
- Ngã chết đuối
- Hoá thành chim vàng anh - hót mắng Cám
- Dì ghẻ bày mưu độc
- Đẵn gốc cau giết Tấm.
- Đưa Cám vào cung thế chị
- Chim vàng anh bị giết
- Lông chim hoá thành 2 cây xoan đào
- Cám theo lời mẹ giết chim ăn, vứt lông ra vườn
- Xoan đào bị chặt đóng khung cửi.
- Khung cửi nguyền rủa tội cướp chồng của Cám
- Cám sai chặt xoan đào đóng khung cửi
- Khung cửi bị đốt
- Từ đống tro mọc lên cây thị có một quả vàng thơm, ở với bà lão.
- Tấm bước ra từ quả thị, xinh đẹp hơn xưa, gặp vua , trở lại làm Hoàng Hậu
- Cám đột khung cửi, đổ tro bên lề đường xa hoàng cung.
- Cám sợ hãi, muốn xinh đẹp như Tấm.
- ý nghĩa những lần biến hoá của Tấm:
 Dù bị mẹ con Cám tìm mọi cách tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các dạng khác nhau (chim vàng anh, xoan đào, khung cửi, quả thị). Càng về sau Tấm càng đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống. Qua những lần biến hoá ấy dân gian muốn khẳng định: cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Đó là nguyên nhân quan trọng làm nên chiến thắng.
- Những vật hóa thân: đều là những yếu tố kì ảo. Song nó khác hẳn yếu tố kì ảo như ông Bụt ở phần đầu của truyện. ở phần đàu Bụt hiện lên giúp Tấm mỗi lần Tấm khóc. ở đây Tấm không hề khóc, không thấy có sự xuất hiện của Bụt. Tấm phải tự mình giành và giữ hạnh phúc. Cho nên chim Vàng Anh, xoan đào, khung cửi, quả thị chỉ là nơi Tấm gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với cái ác giành lại hạnh phúc. 
- ý nghĩa việc trả thù của Tấm: Hành động trả thù của Tấm là hành động cái thiện trừng trị cái ác, Nó phù hợp với quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của nhân dân. Đây cũng là quy lụât tất yếu của sự sống.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến.
- Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại song song phát triển. ở đó bản chất của từng tuyến nhân vật được nhấn mạnh, tô đậm.
- Vai trò của yếu tố thần kì khác nhau ở từng đoạn.
- Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh, trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùn cũng được hưởng hạnh phúc.
2. ý nghĩa văn bản:
Truyện Tấm Cám ca ngợi sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dạp của cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lý và chính nghĩa. 
4. Hướng dẫn tự học:
- Đọc (kể) bằng giọng phù hợp với đặc điểm của nhân vật: Tấm hiền thục, Cám chanh chua, Bụt nhân từ, dì ghẻ độc ác.
- Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về cảnh kết thục truyện?
- Tại sao nói Tấm cám rất tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích nhất là cổ tích thần kỳ?
rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docDay Tam Cam theo chuan KTKN.doc