Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1, 2: Tổng quan nền văn học Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1, 2: Tổng quan nền văn học Việt Nam

Tuần 1 Ngày soạn:

Tiết 1, 2 Ngày dạy:

TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 -Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về 2 bộ phận của VHVN ( VHDG và VHV ).

 -Nắm vững hệ thống vấn đề về: Thể loại và con người của VHVN.

- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với VHVN.

B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài giảng.

C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phát vấn trả lời câu hỏi, thảo luận.

D. Tiến trình dạy học

1.On định lớp-kiểm tra sĩ số.

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4328Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 tiết 1, 2: Tổng quan nền văn học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn:
Tiết 1, 2 Ngày dạy: 
TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 -Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về 2 bộ phận của VHVN ( VHDG và VHV ).
 -Nắm vững hệ thống vấn đề về: Thể loại và con người của VHVN.
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó có lòng say mê với VHVN.
Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài giảng.
Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phát vấn trả lời câu hỏi, thảo luận.
Tiến trình dạy học
1.Oån định lớp-kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
HĐ của HS và GV
Kiến thức cần đạt
? Bài “tổng quan văn học VN” gồm mấy phần? Nêu các mục nhỏ trong từng phần?
? VHDG do ai sáng tác? Gồm những thể loại nào?Có nét đặc trưng tiêu biểu nào?
?VH Viết VN do ai sáng tác?Được viết bằng mấy thứ chữ?Có những thể loại nào?
? VHVN chính thức được hình thành từ bao giờ và đã vận động phát triển qua mấy thời kì? Đó là những thời kì nào?
? VH từ thế kỉ X đế hết thế kỉ XIX gồm hai thành phần:VH chữ Hán và VH chữ Nôm. Em hãy giới thiệu sơ lược về từng thành phần văn học đó ở ba phương diện: khoảng thời gian tồn tại,ý nghĩa và những thành tựu chủ yếu?
? VH hiện đại có những đặc điểm gì khác so với VH trung đại?
? Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên đã được văn học phản ánh như thế nào?
? VHVN đã thể hiện như thế nào về con người VN trong quan hệ quốc gia,dân tộc?
? Con người VN trong quan hệ xã hội đã được phản ánh trong văn học như thế nào?
? VHVN đã phản ánh như thế nào về quá trình đấu tranh để khẳng định một đạo lí làm người của dân tộc VN?
? Sau khi học xong bài này, những gì còn động lại trong em?
I-CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VHVN:
1.VHDG VN:
-VHDG là sáng tác tập thể của nhân dân lao động, được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
-VHDG có 12 thể loại.
-Đặc trưng tiêu biểu của VHDG: tính truyền miệng, tính tập thể.
2.VH Viết:
-VH viết VN là sáng tác của tầng lớp trí thức.VH viết mang là những sáng tác của cá nhân,mang dấu ấn của tác giả.
-VH Viết VN được viết bằng : chữ Hán, Nôm và chữ Quốc ngữ.
-Hệ thống thể loại: đa dạng và phong phú:
+VH thế kỉ X- XIX:
* Chữ Hán: văn xuôi,văn biền ngẫu và thơ.
* Chữ Nôm: thơ và văn biền ngẫu.
+VH từ đầu tk XX- hết XX: tự sự, trữ tình và kịch.
II-QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VHVN 
1.VH trung đại (VH từ tk X đến hết XIX )
-VH chữ Hán: Hình thành từ thế kỉ X, tồn tại đến thế kỉ XIX.
-Chữ Hán giúp cho các nhà văn ,nhà thơ VN tiếp nhận những học thuyết phương Đông thời đó.
-Tác phẩm:
+ Thơ văn yêu nước và thơ văn thời Lý-Trần: Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo
+Truyện truyền kì: Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục
+ Kí sự: Vũ trung tuỳ bút,Thượng kinh kí sự
+Tiểu thuyết chương hồi :Nam triều cống nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí
-VH chữ Nôm: phát triển mạnh từ thế kỉ XIV và đạt đến dỉnh cao ở thế kỉ XVIII-XIX.
- Chữ Nôm xuất hiện đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực đời sống và diễn tả tâm hồn của con người VN.
- Tác phẩm:
+Thơ thất ngôn xen lục ngôn của NT,thơ Nôm đường luật của Bà Huyện Thanh Quan, HXH.
+Truyện Nôm bác học: Sơ kính tân trang, TK,Truyện Nôm Bình dân:Bích câu kì ngộ, Phạm Tải-Ngọc Hoa
+Ngâm khúc: Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm.
+Các bài hát nói và các bài phú nổi tiếng của NCT,CBQ
2.VH hiện đại (VH từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
-VH hiện đại có quan hệ giao lưu rộng hơn ,tiếp xúc với các nền văn hoá châu Aâu.
-Sự đổi mới khiến cho văn học hiện đại có một số điểm khác so với VHTĐ:
+Về tác giả: đã xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chyên nghiệp.
+Về đời sống VH: sôi nổi, năng động hơn.
+Về thể loại: thơ mơiù, tiểu thuyết, kịch nóithay thế hệ thống thể loại cũ.
+Về thi pháp: hiện thực ,đề cao cá tính sáng tạo, đề cao cá nhân.
=>VHVN đạt được những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.Với khả năng và sáng tạo VHVN đã xây dựng được vị trí riêng trong văn học nhân loại.
III-CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC:
1.Con người VN trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
-Dưới hình thức tư duy huyền thoại ,VHDG đã kể kại quá trình nhận thức cải tạo chinh phục thiên nhiên của ông cha ta.
-Với thiên nhiên ,con người còn là bạn.
-Thiên nhiên mang những dáng vẻ khác nhau của từng vùng,miền.
-Hình tượng thiên nhiên gắn liền với đạo đức thẩm mĩ.
-Hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu đất nước,cuộc sống ,đặt biệt là tình yêu đất nước.
2.Con người VN trong quan hệ quốc gia ,dân tộc:
-Dân tộc VN đã sớm có ý thức XD một quốc gia độc lập,tự chủ.
-Lòng yêu nước là đề tài xuyên suốt lịch sử VHVN.
3.Con người VN trong quan hệ xã hội:
Trong xã hội có giai cấp đối kháng,VHVN đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền, bạo ngược thể hiện sự cảm thông chia sẻ với người bị áp bức đau khổ.
4.Con người VN và ý thức về bản thân:	
-Khi đất nước có chiến tranh ,con ngưới VN đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân.
-Trong điều kiện khác, con ngưới cá ngân được các nhà văn ,nhà thơ đề cao.
=>Xu hướng chung: XD một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp.
III/
4.Củng cố:
-Các bộ phận hợp thành của VHVN.
-Tiến trình lịch sử của VHVN.
-Một số nội dung chủ yế của VHVN.
5.Dặn dò:Xem trước “HĐ giao tiếp bằng ngôn ngữ”

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 1 Tong Quan Van Hoc Viet Nam.doc