I. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hoá của Tấm trong truyện.
Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột trong truyện
cổ tích thần kì.
3. Thái độ:
- Cú được tỡnh yờu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của
cỏi thiện, của chớnh nghĩa trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Bài soạn, Bài giảng điện tử, tư liệu tham khảo.
- Học sinh: SGK, vở soạn , vở ghi, phiếu học tập.
Ngày soạn: 8.10.2010 Ngày giảng: Tiết 1: Tiết 2: Tiết: 22,23 Tấm cám I. Mục tiêu bài học Giúp HS: 1. Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hoá của Tấm trong truyện. Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột trong truyện cổ tích thần kì.. 3. Thái độ: - Cú được tỡnh yờu đối với người lao động, củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cỏi thiện, của chớnh nghĩa trong cuộc sống. II. Chuẩn bị của GV và HS - Giáo viên: SGK, SGV, Bài soạn, Bài giảng điện tử, tư liệu tham khảo. - Học sinh: SGK, vở soạn , vở ghi, phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ. Không 2. bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: I. Đoc-hiểu tiểu dẫn Củng cố kiến thức về truyện cổ tích. GV gọi H/S đọc phần tiểu dẫn SGK. - GV khái quát những nội dung chính. - HS nghe, ghi nhớ. 1.Truyện cổ tích chia làm 3 loại: cổ tích sinh hoạt, cổ tích loài vật và cổ tích thần kì. 2. Truyện cổ tích thần kì - Đặc trưng: có sự tham gia của nhiều yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của truyện (tiên, bụt, sự biến hoá thần kì, vật báu trả ơn...). - Nội dung truyện: đề cập tới số phận bất hạnh của người lao động, mong ước về hạnh phúc gia đình, về công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực của con người. - Truyện Tấm Cám thuộc cổ tích thần kì. Truyện Tấm Cám được phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Hoạt động 2: Đọc- tóm tắt - HS dựa vào SGK và tranh, tóm tắt cốt truyện GV: SGK chia đoạn rất rõ. Em hãy tìm ý của mỗi đoạn? HS hoạt động độc lập II.Đọc-hiểu văn bản 1.Đọc- Tóm tắt cốt truyện 2.Bố cục - Đoạn 1: Thân phận bất hạnh của Tờm và con đường dẫn đến hạnh phúc của cô. - Đoạn 2: Cuộc đấu tranh quyết liệt để giành và gìn giữ hạnh phúc. Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 3. Tìm hiểu văn bản 3.1 Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám a. Chặng 1: Khi Tấm còn ở nhà Thảo luận nhóm: 5 phút - Tác giả dân gian đã miêu tả diễn biến truyện như thế nào để dẫn đến xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám? Các nhóm thảo luận, viết ra phiếu học tập và trình bày. GV nhận xét, chốt lại ý. Tấm Mẹ con Cám - Mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với dì ghẻ. - Làm lụng vất vả - Bắt được giỏ tép đầy - Nuôi cá bống - Muốn đi xem hội - Thử giày - Trở thành hoàng hậu - Dì ghẻ cay nghiệt, Cám được mẹ nuông chiều. - ăn trắng mặc trơn - Lừa trút giỏ tép, giành yếm đỏ - Lừa bắt cá bống - Bắt ngồi nhặt thóc - Khinh miệt - Ngạc nhiên, hằn học => Xung đột trong gia đình: tranh giành quyền lợi về vật chất và tinh thần. GV: Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm được miêu tả như thế nào? - HS hoạt động độc lập. - Gv nhận xét, chốt lại ý. - Con đường dẫn đến hạnh phúc của Tấm chính là xu hướng giải quyết mâu thuẫn. Muốn giải quyết mâu thuẫn ấy, tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện. Bụt xuất hiện mỗi khi Tấm buồn tủi, an ủi, giúp đỡ. -> Từ cô gái nghèo hèn trở thành hoàng hậu =>Triết lí "ở hiền gặp lành" Củng cố, dặn dò tiết 1 - Nắm nội dung cốt truyện. - Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám trong giai đoạn đầu. Tiết 2 b. Chặng 2: Khi Tấm đã vào cung GV: Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển gay gắt, quyết liệt nhơ thế nào? HS hoạt động độc lập. Tấm Mẹ con Cám - Trèo cau - thành chim vàng anh - Thành cây xoan đào - Thành khung cửi -Thành cây thị - quả thị - Trở lại thành người, sống hạnh phúc - Chặt cây giết Tấm - Giết vàng anh - Chặt xoan đào - Đốt khung cửi - Bị trừng trị đích đáng -> Mâu thuẫn xã hội: thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa trở nên một mất một còn. - Cần giải quyết mâu thuẫn ở chặng 2 này bằng cách nào? HS hoạt động độc lập. - Giải quyết mâu thuẫn: Tấm đấu tranh không khoan nhượng để giành và giữ gìn hạnh phúc: Từ một cô gái thụ động, yếu ớt -> phản ứng ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ -> hành động quyết liệt. - Em rút ra bài học gì qua những mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám? HS hoạt động độc lập. Bài học: Tấm Mẹ con Cám - ở hiền gặp lành - Sống hạnh phúc => niềm tin, niềm lạc quan cho người lao động, muốn mọi người hướng đến cái thiện. - ác giả ác báo - Kết cục cay đắng: chết thê thảm. => Bị quả báo: trời phạt. => Bài học nhân sinh sâu sắc. - ý nghĩa của những hình thức biến hoá? HS hoạt động độc lập. Thảo luận nhóm: 5 phút Về hành động trả thù của Tấm, có người cho rằng: Tấm trả thù như thế là đúng; Tuy nhiên cũng có người cho rằng hành động trả thù ấy là độc ác. ýkiến của em? - HS thảo luận theo nhóm, trình bày ý kiến. - Gv nhận xét, bổ sung. - Em hãy nêu ý nghĩa của những vật hoá thân và hình ảnh miếng trầu têm cánh phượng? - HS hoạt động độc lập. - Gv nhận xét, chốt lại ý. 3.2 Những hình thức biến hoá của Tờm và ý nghĩa của những lần biến hoá đó. a. ý nghĩa của những lần biến hoá của Tấm - Hình thức biến hoá: chết-> thành chim vàng anh -> Cây xoan đào -> thành khung cửi -> Thành cây thị, quả thị -> trở lại làm người. - ý nghĩa: + Thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm. + Thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của chính nghĩa. b. ý nghĩa việc trả thù của Tấm - Hành động trả thù của Tấm là hành động của cái thiện trừng trị cái ác. - Phù hợp với quan niệm của nhân dân: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. c. ý nghĩa của những vật hoá thân và hình ảnh "miếng trầu têm cánh phượng". - Những vật hoá thân như: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rất gần gũi, quên thuộc với đời sống người dân; nó là nơi Tâm trao gửi linh hồn để trở về đấu tranh quyết liệt với cái ác để giành lại hạnh phúc. - Hình ảnh "miếng trầu têm cánh phượng": Vật nối duyên, mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Hoạt động 4: Tổng kết GV gọi 1 HS đọc chậm phần ghi nhớ trong SGK, yêu cầu HS nắm được nội dung cơ bản. III.Tổng kết * Nội dung: - Phản ánh bản chất của nhữn mâu thuẫn, xung đột. => Giá trị hiện thực. Hoạt động 5: Luyện tập GV: Em hãy nêu ấn tượng của mình sau khi đọc truyện Tấm Cám? Truyện phản ánh ước mơ gì của nhân dân lao động? HS hoạt động độc lập Gv nhận xét, chốt lại nội dung. - Cảm thông trước số phận bất hạnh của người lao động; thấy được sức sống và sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập, tấn công của cái ác; niềm lạc quan trong cuộc sống của nhân dân. => Tinh thần nhân đạo. * Nghệ thuật: - Cốt truyện li kì, hấp dẫn; khắc hoạ tính cách nhân vật. - Yếu tố kì ảo: Tạo sức hấp dẫn và kết thúc có hậu. - Các câu văn vần: giàu chất thơ, khắc sâu cốt truyện. IV. Luyện tập - Truyện làm rung động người đọc bởi nỗi niềm bất hạnh đáng thương của cô gái mồ côi và chuyển thành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc. - Truyện phản ánh mơ ước đổi đời, tinh thần lạc quan của người xưa 3 . Củng cố - Chủ đề của truyện Tấm Cám - Triết lí nhân sinh, bài học đạo lí làm người. 4. Dặn dò - Nắm vững nội dung bài học. - Tìm đọc các truyện cổ tích có cùng chủ đề. tham khảo: Lời của Tấm (ánh Tuyết) Dịu dàng là thế Tấm ơi Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao? Phận nghèo hôm sớm dãi dầu Hóa bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan. Người ngoan ở với người gian Dẫu hiền như bụt cũng tan nát lòng. Tin em, em cướp mất chồng Đành làm quả thị thơm cùng nước non. Tưởng rằng yên phận làm con Miếng trầu cánh phượng vẫn còn thơm môi Dịu dàng cũng bấy nhiêu thôi! Nào ai có mấy cuộc đời cho nhau. Một lần chết mấy lần đau Cũng là xá tội cho nhau một lần. Gai hồng giữ lấy hoa hồng Lại ngồi giặt áo cho chồng như xưa.
Tài liệu đính kèm: