Tiết: 1+2
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A/ Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
1. Nắm được những kiến thức chung nhất , tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam ( VHDG và VH viết ) và quá trình phát triển của văn học viết VN ( VHTĐ và VHHĐ )
2. Nắm vững hệ thống vấn đề về:
– Thể loại của VHVN
– Con người trong VHVN
3. Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với VHVN
B/ Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học
- Các tài liệu tham khảo
Tiết: 1+2 Tổng quan văn học việt nam A/ Mục tiêu bài học Giúp học sinh Nắm được những kiến thức chung nhất , tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam ( VHDG và VH viết ) và quá trình phát triển của văn học viết VN ( VHTĐ và VHHĐ ) Nắm vững hệ thống vấn đề về: – Thể loại của VHVN – Con người trong VHVN Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với VHVN B/ Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV - Thiết kế bài học - Các tài liệu tham khảo C/ Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận , trả lời các câu hỏi D/ Tiến trình dạy học: 1 – Kiểm tra bài cũ 2 – Giới thiệu bài mới Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu tổng quan văn học Việt Nam. Hoạt động của GV và học sinh Yêu cầu cần đạt - Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam ? Yêu cầu học sinh đọc mấy dòng đầu của sách giáo khoa từ “ trải qua hàng ngàn năm.tinh thần ấy” + Nội dung của phần câu này ? Theo em nó là phần câu gì của bài tổng quan văn học ? Yêu cầu học sinh đọc phần I(SGK) Từ “văn học Việt Nam bao gồm “văn học viết” + Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận lớn ? + Hãy trình bày những nét lớn của văn học dan gian ? ( tóm tắt SGK ) H/S đọc sgk từ “văn học viết kịch thơ” SGK trình bày nội dung gì? Hãy trình bày khái quát về từng nội dung đó ? +Nhìn tổng quát VHVN có mấy thời kì phát triển? H/S đọc từng phần +nét lớn của truyền thống thể hiện trong VHVN là gì? +Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, nền văn học VN có những đặc điểm gì đáng lưu ý? +Vì sao văn học từ thế kỉ thứ 10 đến hết thế kỉ 19 có sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc? – H/S đọc sgk +Hãy chỉ ra những tác phẩm và những tác giả tiêu biểu của văn học trung đại? +H/S đọc sgk +Tại sao lại gọi là nền văn học hiện đại? -Văn học thời kì này được chia làm mấy giai đoạn và có đặc điểm gì? - Giai đoạn sau so với giai đoạn trước có gì khác biệt? Về thể loại VHVN từ đầu thế kỉ20 có những điểm gì đáng lưu ý? +Từ đầu thế lỉ XX đến 1975 Tác giả Đời sống văn học Về thể loại Về thi pháp +Từ 1975 đến nay về thể loại văn học có nhữnh điểm gì đáng lưu ý? +Nhìn một cách khái quát ta rút ra những qui luật gì về VHVN? + Mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào? +Mối quan hệ giữa con người với quốc gia, dân tộc được thể hiện như thế nào? H/s đọc sgk +VHVN đã phản ánh mối quan hệ xã hội như thế nào? -VHVN phản ánh ý thức bản thân như thế nào? - Em hiểu như thế nào về thân và tâm? -Thân và tâm được thể hiện như thế nào trong văn học? Xu hướng chung của VHVN là gì khi xây dựng mẫu người lí tưởng? Củng cố: Học xong bài này cần lưu ý những điểm nào? - Cách nhìn nhận, đánh giá tổng quát những nét lớn của VHVN. + Nội dung SGK: Trải qua quá trình lao động, chiến đấu bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sáng tạo ra những giá trị tinh thần. VHVN là bằng chứng cho sự sáng tạo tinh thần ấy. I/ Các bộ phận hợp thành văn học Việt Nam? 1 . Văn học dân gian - VHVN gồm hai bộ phận văn họclớn: + VHDG + VH viết - Khái niệmVHDG: Là những sáng tác tập thể của nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Những trí thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ theo đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói, tình cảm chung của nhân dân - Các thể loại của VHDG: truyện cổ dân gian bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Thơ ca dân gian bao gồm :tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ. Sân khấu dân gian bao gồm : chèo, tuồng, cải lương - Đặc trưng của VHDG là tính truyền miệng, tính tập thể và tính thực hành trong các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng. 2. Văn học viết - Khái niệm về văn học viết : Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân, văn học viết mang dấu ấn của tác giả. - Chữ viết: Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại bằng ba thứ chữ : Hán, Nôm, Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp . Chữ Hán là văn tự của người Hán. Chữ Nôm dựa vào chữ hán mà đặt ra. Chữ quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ XX trở lại đây, văn học Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ. - Hệ thống thể loại : Phát triển theo từng thời kì *Từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 19 gồm: văn xuôi tự sự (truyện kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi). Thơ gồm thơ cổ phong, đường luật từ khúc. Văn biền ngẫu gồm phú, cáo, văn tế * Chữ Nôm : có thơ nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói * Từ thế kỉ XX trở lại đây ranh giới rõ ràng. Tự sự có: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kí ( bút kí, nhật kí, tuỳ bút, phóng sự ). Trữ tình có : Thơ, trường ca. Kịch có: kịch nói... II/ Tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam - Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX là văn học Trung đại. Nền văn học này hình thành và phát triển theo mối quan hệ của văn học khu vực Đông á và Đông Nam á có mối quan hệ với văn học Trung Quốc - Văn học hiện đại hình thành từ thế kỉ XX và vận động phát triển tới ngày nay. Nó phát triển trong mối quan hệ và giao lưu quốc tế. VHVN chịu ảnh hưởng của văn học Âu - Mĩ - Truyền thống văn học VN thể hiện hai nét lớn: đó là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. 1. Thời kì văn học Trung đại ( từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) - Từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX văn học VN có những điểm đáng lưu ý là: Đây là nền văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. - Nó ảnh hưởng của nền văn học Trung Quốc. Vì các triều đại PK lần lượt sang xâm lược nước ta. Đây cũng là lí do để quyết định văn học viết bằng chữ Hán. - Dẫn chứng: SGK - Những tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm: *Sự phát triển của thơ Nôm gắn liền với sự trưởng thành và những nét truyền thống của văn học trung đại. Đó là lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và hiện thực. Nó thể hiện tinh thần ý thức dân tộc đã phát triển cao. 2.Thời kì văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX cho đến nay ) - Sở dĩ có tên gọi ấy vì nó phát triển trong thời đại mà quan hệ sản xuất chủ yếu dựa vào hiện đại hoá. Mặt khác những luồng tư tưởng tiến bộ như luồng gió mới thổi vào VN làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách cảm và cả cách nói của con người VN. Nó chịu ảnh hưởng của nền văn học phương Tây. -VH thời kì này được chia làm 4 giai đoạn: +Từ đầu thế kỉ 20 đến 1930 +Từ 1930 đến1945 +Từ 1945 đến 1975 +Từ 1975 đến nay - Đặc điểm VHVN ở từng thời kì có sự khác nhau: *Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930, văn học việt nam đã bước vào quỹ đạo của văn học thế giới hiện đại, cụ thể tiếp xúc với nền văn học châu Âu. Đó là nền văn học viết bằng chữ quốc ngữ: d/c-sgk *Từ 1930 đến1945 xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: TL, NT, XD, VTP Văn học thời kì này vừa kế thừa tinh hoa của văn học trung đại và văn học dân gian vừa tiếp nhận văn học thế giới để hiện đại hoá: có nhiều thể loại mới và ngày càng hoàn thiện *Từ 1945 đến 1975 sự kiện lịch sử vĩ đại đã mở ra nhiều triển vọng nhiều mặt cho văn học VN. Nhiều nhà thơ lớp trước đã đi theo cách mạng và khoác ba lô đến với kháng chiến cống hiến tài năng sức lực thậm chí cả xương máu cho CM, cho sự nghiệp VH cách mạng của dân tộc:d/c-sgk Trong cuộc c/đ chống Mĩ Đảng Cộng sản VN đã lãnh đạo toàn diện và có đường lối đúng đắn chỉ đạo văn nghệ gắn liền với sự nghiệp lao động và cđ của nhân dân ta. Hai cuộc cđ chống P và Mđã đem lại những phạm vi phản ánh mới, cảm hứng mới để văn học yêu nước và cách mạng đạt nhiều thành tựu nghệ thuật đáng tự hào.Nó gắn liền với những tên tuổi lớn như: d/c-sgk - Từ 1975 đến nay, các nhà văn phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng CNXH, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, những vấn đề của thời đại mới mở cửa, hội nhập quốc tế. Hai mảng đề tài của văn học là lịch sử và cuộc sống, con người trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đề tài lịch sử viết về chiến tranh chống Pháp và Mĩ hào hùng với nhiều bài học - VHVN đạt được giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với nhiều tác giả được công nhận là danh nhân văn hoá thế giới như: NT, ND, HCM. Nhiều tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giói.VHVN với những khả năng và sự sáng tạo đã xây dựng được vị trí riêng trong văn học nhân loại. III. Con người Việt Nam qua văn học Gọi h/s đọc sgk 1.. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên - Với thế giới tự nhiên + VHDG với tư duy huyền thoại đã kể lại quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục của ông cha ta với thế giới tự nhiên hoang dã, xây dựng cuộc sống tích luỹ hiểu biết phong phú về thiên nhiên + Với con người thiên nhiên còn là người bạn thân thiết:hình ảnh bãi mía, nương dâutất cả đều gắn bó với con người.Tình yêu thiên nhiên đã trở thành nội dung quan trọng của VHVN +Thiên nhiên mang những dáng vẻ riêng biệt của từng miền.Vào vh cũng thế nó góp phần làm nên tính đa dạng trong văn chương +Trong sáng tác văn học trung đại hình ảnh thiên nhiên thường gắn với lí tưởng đạo đức thẩm mĩ:d/c 2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc ( h/s đọc sgk ) -Với quốc gia , dân tộc +Con người VN sớm có thức xây dựng quốc gia, dân tộc của mình. Đất nước lại trải qua nhiều thử thách chống kẻ thù xâm lược. Vì vậy, một nền văn học yêu nước có giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốt lịch sử VHVN. Đó là tình yêu quê hương xứ sở là niềm tự hào về truyền thống mọi mặt của dân tộc.Tình yêu tổ quốc thể hiện qua lòng căm thù giặc dám xả thân vì nghĩa lớn. Nhiều tác phẩm lớn kết tinh lòng yêu nước: HTS, BNĐCnhiều tác gia yêu nước lớn như: Nguyễn Trãi, NĐCđã xây dựng nên một hệ thống yêu nước hoàn chỉnh. Đặc biệt nền VHVN ở thế kỉ XX là nền văn học tiên phong chống đế quốc. Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu giá trị quan trọng của VHVN 3.Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội - Trong xã hội có giai cấp đối kháng,VHVN đã lên tiếng tố cáo các thế lực chuyên quyền bạo ngược và thể hiện sự cảm thông chia sẻ với người bị áp bức đau khổ.VHDG, truyện thơ, kí sự,từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã miêu tả thực tế đen tối của giai cấp thống trị, quan tâm đến đời sống nhân dân, đòi quyền sống cho con người: d/c.Một nền văn học giàu sắc thái nhân văn và đậm đà màu sắc nhân đạo.Từ mối quan hệ xã hội, văn học đã hình thành chủ nghĩa hiện thực nhất là từ 1930 trở lại đây. Ngày nay chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo đang xây dựng được những mẫu lí tưởng. Con người biết phát huy vẻ đẹp truyền thống và biết làm giàu cho quê hương đất nước,cho mình -Trước khi hiểu VHVN đã phản ánh ý thức bản thân như thế nào, ta không thể không tìm hiểu thế nào là ý thức cá nhân. ở mỗi con người có hai phương diện: + Thân và tâm luôn song song tồn tại nhưng không đồng nhất *Thể xác và tâm hồn *Bản năng và văn hoá *Tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha *Y thức cá nhân và ý thức cộng đồng - Các tôn giáo lớn như Nho - Phật - Lão giáo đều đặt ra nguyên tắc xử lí mối quan hệ giữa hai phương diện này. VHVN đã ghi lại quá trình đấu tranh, lựa chọn để khẳng định một đạo lí làm người t ... không thoát nổi. + Tâm trạng cô đơn ấy còn được thể hiện cảm nhận về thời gian chờ đợi. Người chinh phụ chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là tả không gian mênh mông và sự cô đơn của con người. Tiếng gà gáy làm tăng thêm ấn tượng vắng vẻ. Bóng cây hoè trong đêm gợi cảm giác hoang vắng dáng sợ. Hai tiếng “dằng dặc” và “đằng đẵng” diễn tả nỗi buồn đau trĩu nặng, kéo dài theo thời gian và chìm lên cả không gian mênh mông như biển cả. Tác giả đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc với tâm trạng của người chinh phụ. + Nàng nhờ gió xuân gửi lòng mình tới chồng. Tứ thơ như bay ra khỏi căn phòng để hoà điệu với bát ngát không gian. Lòng nàybằng trời Gió đông là gió xuân. Nghìn vàng là tấm lòng của nàng. Núi Yên ở phương bắc xa xôi. Hình ảnh ước lệ mà khắc hoạ một không gian vô cùng, vô tân. Câu thơ như đúc một mối tình, phổ vào hình thức đơn giản, trọn vẹn. * Từ “đằng đẵng”- nỗi nhớ thương triền miên theo thời gian, kéo dài đến vô tận, sự kéo dài quá mức khiến cho con người mệt mỏi và cảm they nặng nề. Nỗi nhớ này diễn ra lên tục, thường trực trong tâm tưởng của người chinh phụ. * Nỗi nhớ đã được cụ thể hoá bằng độ dài không gian “đường lên bằng trời”. Như vậy từ “đằng đẵng” gợi trường độ hướng ngoại lan toả theo không gian và thời gian, chiều sâu nỗi nhớ. Nỗi nhớ thương triền miên ấy đã được thể hiện tài tình qua thể thơ song thất lục bát với âm điệu triền miên và lối điệp ngữ liên hoàn. * Từ “đau đáu” gợi sự dõi trông tập trung cao độ về một hướng với nỗi lo lắng không yên. Từ “đau đáu” như ẩn lặn chìm ngập vào trong. Hai từ “đau đáu” kết hợp với từ “đằng đẵng” khiến ta cảm giác nỗi nhớ mong ngày càng tăng lên da diết hơn, cháy bang hơn theo sự trảI dài của thời gian. Nỗi nhớ đã nhói lên nỗi đau, từ “thiết tha” đã diễn tả được nỗi nhớ như chà đi sát lại như cắt như mài vào xương tuỷ của người chinh phụ. * Hai câu cuối có ý bộc lộ cảm xúc. ở đây người chinh phụ đã qúa u sầu nên nhìn cảnh vật thấy cái gì cũng ảm đạm, buồn thảm. Đó là mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. - Đằng sau những câu thơ diễn tả tâm trạng của người chinh phụ có chồng tham gia vào các cuộc đánh dẹp của vua chúa là tiếng nói phản chiến với các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tiết 81 Lập dàn ý bài văn nghị luận A.Mục tiêu bài học: Giúp HS: + Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý bài văn nghị luận + Lập được dàn ý bài văn nghị luận + Có ý thức và hình thành thói quen lập dàn ý trước khi viết các bài nghị luận trong nhà trường cũng như ngoài cuộc sống B.Phương tịên thực hiện + SGK Ngữ văn 10 – tập hai ( Ban cơ sở), sách giáo viên +Thiết kế dạy học C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức dạy học theo cách kết hợp các phương pháp giải thích minh hoạ, gợi tìm với hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. Cần chú ý: - Thực chất việc lập dàn ý bài văn nghị luận là việc chọn lọc, sắp xếp và triển khai hệ thống các luận điểm, luận cứ theo bố cục 3 phần của văn bản. - GV cần cho HS dựa vào những kỹ năng đã được học ở bài trước về lập luận để xây dựng cho dàn ý bài văn nghị luận. D.Tiến trình dạy học 1.ổn định tổ chức lớp +kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ ( 5phút) 3. Giới thiệu bài mới ở cấp THCS các em đã được làm quen với các yếu tố nghị luận trong các văn bản. Đối với bài “ Lập dàn ý bài văn nghị luận” sẽ giúp các em nâng cao kiến thức và kỹ năng lập dàn ý bài văn nghị luận TG Phương pháp Hoạt động của HS Định hướng của GV I.Tác dụng của việc lập dàn ý 5’ Giải thích minh họa GV yêu cầu HS đọc phần I sách Ngữ văn 10- tập II + Khái niệm lập dàn ý Lập dàn ý là sự lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản Phát vấn đàm thoại -HS nêu những tác dụng của việc lập dàn ý trong SGK +Tác dụng của việc lập dàn ý GV nhận xét, bổ sung Bài viết đúng trọng tâm, mạch lạc - Người viết chủ động được thời gian, tránh việc lạc ý, thiếu ý, mất cân đối - GV có thể lấy ví dụ minh hoạ, hoặc chuyển ý sang mục II làm dẫn chứng II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận 17’ -GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK GV ghi đề bài lên bảng Đề bài: “Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M.Gorki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. Phương pháp gợi tìm Trao đổi- thảo luận GV yêu cầu HS đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu đề và lần lượt tiến hành các bước sau -HS chia thành nhóm (2 bàn một nhóm) tiến hành trao đổi thảo luận theo yêu cầu câu hỏi trong SGK 1.Tìm ý cho bài văn * Tìm ý là gì? ( GV giải thích nội dung tìm ý) Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm luận cứ cho bài văn *Tiến hành tìm ý cho bài văn a.Xác định luận đề + Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới. 8 phút 10 phút Đàm thoại phát vấn Gợi tìm Đàm thoại-Phát vấn Phương pháp khái quát tổng hợp Thuyết giảng Đàm thoại phát vấn Phương pháp hình dung, tưởng tượng, tái hiện Phương pháp gợi tìm đánh giá Phương pháp tổng hợp khái quát Trao đổi- thảo luận Khái quát- tổng hợp Đọc- ghi nhớ Trao đổi- thảo luận -GV lần lượt yêu cầu các nhóm HS trả lời câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét, bổ sung + Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì ? Quan điểm củaem về vấn đề đó? -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : + Sách là gì ? + Sách có tác dụng như thế nào? + Thái độ đối với việc đọc sách như thế nào? + Từ đó GV yêu cầu HS khái quát “ Luận điểm là gì? ” -GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi với mỗi luận điểm. + Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực nào của con người? + Sách phản ánh lưu giữ những thành tựu gì của nhân loại ? + Sách có chịu ảnh hưởng của thời gian, không gian không ? + Sách đem lại cho con người những hiểu biết gì ? + Sách có tác dụng như thế nào với cuộc sống riêng tư và bản thân ngườiđọc sách? + Thái độ của anh (chị) đối với các loại sách ? + Đọc sách như thế nào là tốt nhất ? -GV yêu cầu HS khái quát Muốn tìm ý cho bài văn phải tiến hành mấy bước -GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm “ lập dàn ý” đã học ở phần I -GV hướng dẫn HS chi tiết hoá thêm luận cứ vào bố cục của văn bản -HS trả lời các câu hỏi. +Nên mở bài trực tiếp hay gián tiếp ? +Cách nêu vấn đề và phương hướng nghị luận +Sắp xếp luận điểm theo trình tự nào cho hợp lý ? + Sắp xếp các luận cứ cho từng luận điểm ra sao ? +Cần triển khai lụân điểm và luận cứ nào nhiều nhất? Tại sao? + Cần lựa chọn và sử dụng các ký hiệu gì đặt trước các đề mục để dàn ý được rõ ràng, minh bạch? -GV tổng hợp các câu trả lời của HS lên bảng phụ. Nhận xét đánh giá vàđịnh hướng cho HS dàn ý chi tiết -GV yêu cầu HS thảo luận những câu hỏi sau: +Nên kết bài theo kiểuđóng hay mở ? + Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở ? +Khẳng định nội dung nào? +Mở ra nội dung nào để người đọc suy nghĩ? -GV định hướng và nhận -Xét quá trình thảo luận của HS -GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK GV kiểm tra đánh giá HS bằng việc giải các bài tập trong SGK -Từ đó tổng kết, đánh giá hiệu quả của giờ học. -GV hướng dẫn HS bổ sung chi tiết cho dàn ý đại cương -GV yêu cầu HS làm bài tập. 2.Phân theo nhóm thảo luận (4 nhóm) -GV mời đại diện mỗi nhóm lập dàn ý trên bảng + Theo em đó là nhận xét hoàn toàn đúng. Tuy nhiên cũng cần xác định loại sách khác nhau. à GV yêu cầu HS khái quát “thế nào là luận đề” Luận đề: Là nội dung chính mà đề bài yêu cầu b. Xác định các luận điểm + Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người ( Ghi lại hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội) + Sách mở rộng những chân trời mới + Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách, biết lựa chọn những sách hay, sách tốt,( loại trừ sách có nội dung xấu...) àLuận điểm là ý kiến xác định của người viết về vấn đề được đặt ra. c.Tìm luận cứ cho các luận điểm Luận điểm 1: Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người + Sách là sản phẩm tinh thần của con người. + Sách là kho tàng tri thức của nhân loại + Sách giúp ta vượt qua thời gian (quá khứ – hiện tại- tương lai) và không gian ( trong ngoài nước, đông tây – nam – bắc) *Luận điểm 2: Sách mở rộng những chân trời mới + Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội +Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách *Luận điểm 3: Cần có thái độ đúng với việc đọc sách + Đọc và làm theo sách tốt, phê phán sách có hại + Tạo thói quen lựa chọn sách, có hứng thú đọc và học theo sách có nội dung tốt, kết hợp việc học trong thực tế cuộc sống à Tóm lại: Tìm ý cho bài văn cần phải tiến hành 3 bước: - Xác định luận đề - Xác định các luận điểm -Tìm luận cứ cho các luận điểm 2.Lập dàn ý - GV yêu cầu cần đạt đối với lập dàn ý: + Bao gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài + Sắp xếp các luận điểm, luận cứ cho hợp lý, thống nhất. - GV hướng dẫn lập dàn ý hoàn chỉnh a.Mở bài: +Giới thiệu trực tiếp nhận xét của Gorki + Gorki khẳng định vai trò, tác dụng trong đời sống tinh thần của con người + Điều đó đúng hay sai ? chúng ta phải bàn bạc về ý kiến đó b.Thân bài * Giải thích - Sách là gì ? + Là kho tàng tri thức của nhân loại àVề thế giới tự nhiên à Về đời sống xã hội và con người -Là sản phẩm tinh thần của nhân loại àKết quả của lao động trí tuệ àLoại văn hoá phẩm có giá trị đặc biệt àThể hiện nền văn minh nhân loại -Sách mở rộng những chân trời mới +Chân trời mới: ( Sách mở ra trước mắt) những tri thức, hiểu biết mới mẻ, kì diệu + Sách giúp hiểu biết mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội + Sách giúp ta vượt không gian, thời gian để hiểu biết. *Trong, ngoài nước, đông-tây-nam-bắc. *Quá khứ, hiện tại, tương lai + Sách giúp ta hiểu biết thế giới bên trong của con người. -Niềm vui, hạnh phúc, nỗi buồn, khổ đau... Mình là ai và có mối quan hệ với người khác như thế nào ? *Bình luận: +Bình: Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến +Luận + Sách tốt: Phản ánh đúng, chân thực, khách quan ( nâng cao hiểu biết về tự nhiên, xã hội, giúp tâm hồn con người phong phú, cao thượng...) -Sách xấu: Bóp méo, xuyên tạc sự thật, hiện thực -Thái độ đối việc đọc sách và sách +Tạo thói quen, duy trì hứng thú + Chọn sách đọc và học + Phê phán sách xấu c.Kết bài: +Khẳng định ý kiến đánh giá của MGorki: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” hoàn toànđúng +Cần phải tiếp thu ý kiến và vậndụng cho bản thân và cho mọi người 3.Ghi nhớ -GV hướng dẫn HS củng cố, hệ thống hoá kiến thức -GV nhấn mạnh phần ghi nhớ: gồm2 ý cơ bản ( SGK) III.Luyện tập 1.Kiểm tra đánh giá Bài tập 1: (91 SGK) GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 1 a.Bổ sung một số ý còn thiếu -Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi người -Phải rèn luyện, phấn đấu để có tài và đức b.Lập dàn ý Mở bài: -Giới thiệu lời dạy của Bác -Định hướng tư tưởng bài viết *Thân bài: -Giải thích câu nói của Hồ Chí Minh --Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc với mỗi cá nhân. *Kết bài: Phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài & đức Bài tập 2: -Gv nhận xét, đánh giá và bổ sung từng bài. -GV định hướng dàn ý chính xác nhất 2.Tổng kết, đánh giá -GV tổng kết đánh giá và nhấn mạnh nội dung cần nhớ của bài -GV yêu cầu HS làm các bài tập ở nhà.
Tài liệu đính kèm: