A/ MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản vầ một sản vật, một danh lam thắng cảnh, một hiện tượng văn học.
- Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống.
B/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế giáo án tham khảo.
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
- Phương pháp dạy học: Phát vấn, thảo luận, thực hành.
2/ Học sinh: Đọc văn bản, tóm tắt văn bản “Nhà sàn” ở nhà.
C/ TIẾN TRÌNH:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp?
- Em thường hay mắc những lỗi gì khi tạo lập văn bản tiếng Việt?
2/ Vào bài: Giáo viên nêu một tình huống, khi đọc qua một văn bản thuyết minh, muốn giới thiệu cho người bạn về đối tượng thuyết minh ấy một cách ngắn gọn, ta phải làm gì?
Tuần : 26 Tiết : 76 Ngày dạy : TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH A/ MỤC TIÊU: - Giúp học sinh tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản vầ một sản vật, một danh lam thắng cảnh, một hiện tượng văn học. - Thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống. B/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế giáo án tham khảo. - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. - Phương pháp dạy học: Phát vấn, thảo luận, thực hành. 2/ Học sinh: Đọc văn bản, tóm tắt văn bản “Nhà sàn” ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH: 1/ Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những yêu cầu khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp? - Em thường hay mắc những lỗi gì khi tạo lập văn bản tiếng Việt? 2/ Vào bài: Giáo viên nêu một tình huống, khi đọc qua một văn bản thuyết minh, muốn giới thiệu cho người bạn về đối tượng thuyết minh ấy một cách ngắn gọn, ta phải làm gì? TG CÔNG VIỆC CỦA THẦY CÔNG VIỆC CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh GV: Việc tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì và phải đáp ứng những yêu cầu nào? GV: Mục đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản tự sự và tóm tắt văn bản thuyết minh có sự giống nhau và khác nhau như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành tóm tắt văn bản. GV: Văn bản thuyết minh về đối tượng nào và về vấn đề gì? GV: Văn bản có thể chia thành mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn? GV: Hãy tóm tắt văn bản trong khoảng 10 dòng. GV: Gọi vài HS nêu phần tóm tắt của mình, cà lớp nhận xét, GV nêu bảng phụ định hướng. Nhà sàn là công trình kiến trúc cáo mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, giang, nứa, gỗ ; gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn Hai đầu nhà có hai cầu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời Đá mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú triền núi, đầm lầy, vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và bảo đảm an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch. GV: Qua việc tóm tắt, hãy cho biết : Tóm tắt một văn bản thuyết minh phải theo cách thức nào? GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Đối tượng thuyết minh của văn bản là gì? Văn bản có bố cục như thế nào? GV: Hãy viết tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai cư. GV: Nhận xét, nêu bảng phụ định hướng. - Thơ hai-cư chỉ có 17 âm tiết được ngắt làm ba dòng. - Thường ghi lại một phong cảnh với vài ba sự vật cụ thể trong một thời điểm nhất định để gợi lên một cảm xúc, một suy tư nào đó. - Đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh. HS: Vận dụng trả lời. HS: Mục đích tóm tắt của văn bản thuyết minh có phần hẹp hơn so với tóm tắt của văn bản tự sự. Về yêu cầu, cả hai kiểu tóm tắt này đều có yêu cầu như nhau. HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành tóm tắt văn bản. HS: Đọc văn bản “Nhà sàn” và trả lời câu hỏi. HS: Văn bản thuyết minh về nguồn gốc, kiến trúc và tiện ích của nhà sàn. HS: Văn bản chia thành ba đoạn: - Nêu khái niệm nhà sàn và mục đích sử dụng của nó. - Thuyết minh về cấu trúc và công dụng của nhà sàn. - Ngợi ca vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sàn. HS: Tóm tắt cá nhân. HS: Thảo luận nhóm. HS: Đọc và ghi nhận phần ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. HS: Đọc văn bản thuyết minh về thơ hai cư cảu Ba sô. HS: Vận dụng trả lời. HS: Thảo luận nhóm, ghi vào bảng phụ nhóm. I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH: - Mục đích: hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn thuyết minh. - Yêu cầu: ngắn gọn, mạch lạc, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc. II/ CÁCH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH: - Xác định mục đích, yêu cầu. - Đọc kĩ văn bản gốc, tìm ý quan trọng, tìm bố cục của văn bản. - Tóm tắt văn bản. - Đọc kiểm tra lại. 3/ Củng cố: - Gợi ý làm bài tập còn lại (Tóm tắt văn bản “Đền Ngọc Sơn”). - Việc tóm tắt văn bản so với tạo ra văn bản có khó hơn không? Tại sao? 4/ Dặn dò: - Bài học: Thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập còn lại. - Bài soạn: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH – Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. Tuần : 26 Tiết : 77 Ngày dạy : HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung) A/ MỤC TIÊU: - Giúp học sinh hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa, một biểu hiện riêng của lòng trung nghĩa. - Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng. B/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, Tư liệu Ngữ văn 10, sách thiết kế giáo án tham khảo. - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. - Phương pháp dạy học: Phát vấn, thảo luận nhóm, thuyết giảng. 2/ Học sinh: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài. C/ TIẾN TRÌNH: 1/ Kiểm tra bài cũ: - Tóm tắt văn bản thuyết minh có mục đích và yêu cầu gì? - Nêu các bước tiến hành khi tóm tắt một văn bản thuyết minh? 2/ Vào bài: Trong xã hội phong kiến ngày xưa, con người rất xem trọng tình bằng hữu, nên có nhiều điển tích nhằm ca ngợi đạo nghĩa kim bằng như Bá Nha-Tử Kì, Lưu Bình-Dương Lễ. Trong bộ tiểu thuyết chương hồi “ Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, tình nghĩa giữa ba anh em Lưu-Quan-Trương luôn được người đời sau ca ngợi và truyền tụng TG CÔNG VIỆC CỦA THẤY CÔNG VIỆC CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm GV: Trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp của La Quán Trung? GV: Hãy gới thiệu đôi nét về tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”? GV: Tác phẩm phơi bày hiện thực gì trong xã hội đương thời? Phản ánh ước mơ của nhân dâbn như thế nào? GV: Nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm? GV: Tại sao Trương Phi chiếm Cổ Thành? Khi hai người gặp lại nhau, tâm trạng diễn biến như thế nào? GV: Tại sao Trương Phi lại có hành động như thế đối với Quan Công? GV: Nếu đặt Trương Phi vào hoàn cảnh của Quan Công khi thua trận, em hình dung Trương Phi hành động ra sao? GV: Tính cách nóng nảy của Trương Phi bộc lộ qua những chi tiết nào? GV: Nhận xét, nêu bảng phụ lời kết tội Quan Công. GV: Có ý kiến cho rằng, vì quá nóng tính, Trương Phi xử sự quá đáng đối với Quan Công, ý kiến của em? Nếu em là Trương Phi, em hành động như thế nào? Từ đó, cho biết đặc điểm nóng tính của Trương Phi. GV: Nhận xét, bổ sung: Cái nóng tính của Trương Phi không phải là tính tình gàn dỡ, ngông cuồng mà nóng lòng muốn dẹp bỏ bất công ngang trái, nóng lòng tiêu diệt cái xấu, cái ác. GV: Từ những gì đã tìm hiểu, hãy nêu lên những nét tính cách của Trương Phi? GV: Nhận xét, chuyển ý. Quan Công đã dùng những cách nào để minh oan cho mình? GV: Chi tiết Quan Công chỉ chém Sái Dương chỉ chưa đầy một hồi trống nói lên điều gì về Quan Công? GV: Hãy nêu ý kiến về tính cách của Quan Công? GV: Tính hấp dẫn của lời kể có được là nhờ vào nghệ thuật gì? GV: Hồi trống trong văn bản có ý nghĩa gì? HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm HS: Dựa vào bài soạn trả lời. HS: Vận dụng trả lời. HS: Đoạn trích thuộc hồi 28. Trước đó là đoạn kể ba anh em thua trận dưới tay Tào Tháo HS: Tìm bố cục của đoạn , phân vai đọc đoạn trìch. HS: Tìm chi tiết trả lời. HS: Con người thẳng thắn và cương trực như Trương Phi thì không thể chấp nhận việc Quan Công hàng Tào Tháo. Ví thế Trương Phi cho rằng Quan Công đã bội nghĩa. HS: Thảo luận, nêu ý kiến. HS: Chi nhóm tìm chi tiết: - Nhóm 1: diện mạo - Nhóm 2: lời nói, cách xưng hô. - Nhóm 3: hành động. HS: Nêu ý kiến tranh luận. HS: Vận dụng trả lời. HS: Tìm chi tiết trả lời, GV nêu bảng phụ lời đối đáp và hành động của Quan Công. HS: Nêu ý kiến. HS: Vận dụng trả lời. HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. HS: Cách xây dựng tình huống, tạo xung đột căng thẳng, lối kể chuyện giản dị, không bình phẩm. Tính cách nhật vật tự bộc lộ qua hành động. HS: Nêu ý kiến, ghi nhận phần ghi nhớ. I/ GIỚI THIỆU: 1/ Tác giả: La Quán Trung người tỉnh Sơn Tây, sống vào cuối Nguyên đầu Minh, là tác giả của nhiều tiểu thuyết dã sử TQ. 2/ Tam quốc diễn nghĩa: gồm 120 hồi, kể về cuộc phân tranh của ba tập đoàn phong kiến Nguỵ-Thục-Ngô. 3/ Xuất xứ: Đoạn trích thuộc hồi 28, kể về việc Quan Công gặp lại Trương Phi ở Cổ Thành. 4/ Bố cục: - Từ đầu đến “đem theo quân mã chứ”: Trương Phi ngờ Quan Công phản bội lời thề kết nghĩa. - Còn lại: Trương Phi hiểu rõ sự tình, anh em đoàn tụ. II/ ĐỌC HIỂU: 1/ Cuộc gặp gỡ giữa Trương Phi và Quan Công: * Tâm trạng: - Quan Công: mừng vui vô hạn. - Trương Phi: mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò hét như sấm * Lời kết tội Quan Công: - “Mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa?” - “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?” - “Nó lại đây là để bắt ta đó!” * Tính cách của Trương Phi: - Là người nóng tính, thích hành động. - Làngười ngay thẳng, cương trực, không khoan nhượng cái xấu. - Là người sống đầy tình nghĩa, biết phục thiện. 2/ Anh em đoàn tụ: * Quan Công tìm cách thanh minh: - Lời nói:“Xem ta chém tên tướng ấy, để tỏ lòng thực của ta!” - Hành động: Chém Sái Dương chỉ chưa đầy một hồi trống. * Tính cách: Sống có tình nghĩa, giàu lòng độ lượng, tài cao đức rộng. III/ TỔNG KẾT: - Nghệ thuật: tạo tình huống kịch tính, lời kể tự nhiên bộc lộ tính cách nhân vật. - Ghi nhớ, trang 79. 3/ Củng cố: Hãy tóm tắt đoạn trích. Điều gì tâm đắc sau khi phân tích đoạn trích. 4/ Dặn dò: - Bài học: Nắm được tính cách nhân vật và nghệ thuật của đoạn trích ... äp luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý bài văn nghị luận? Cấu tạo của một lập luận: Luận điểm, luận cứ, luận chứng. Các thao tác lập luận:Tổng hợp, phân tích, quy nạp, diễn dịch, so sánh. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận: Cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm. Câu 8: Trình bày yêu cầu và cách tóm tắt văn bản tự sự, văn bản thuyết minh? TÓM TẮTVĂN BẢN TỰ SỰ TÓM TẮT VB THUYẾT MINH Yêu cầu Trung thành với văn bản gốc, nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính. Văn b ản tóm tắt cần ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc. Cách tóm tắt Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính. Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc. Cần xác định mục đích và yêu cầu tóm tắt; đọc văn b ản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục của văn bản. Từ đó viết tóm lược các ý để hình thành văn b ản tóm tắt. Câu 9: Nêu đặc điểm cách viết kế hoạch cá nhân và quảng cáo? (HS tự nêu). Câu 10: Nêu cách thức trình bày một vấn đề? Trước khi trình bày, cần tìm hiểu trình độ, yêu cầu, tâm lí, sở thích của người nghe; lưa chọn nội dung và lập dàn ý cho bài trình bày. Các bước trình bày thường theo thứ tự: chào hỏi, tự giơi thiệu, lần lượt trình bày các nội dung đã định, kết thúc và cảm ơn. PHẦN: LUYỆN TẬP (GV hướng dẫn, HS tự làm.) 3/ Củng cố: Nêu cách phân biệt giữa ba loại văn bản (tự sự, thuyết minh và nghị luận). 4/ Dặn dò: Bài học: Học lại những kĩ năng viết các loại văn bản. Bài soạn: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN. Đọc toàn bộ bài học, ôn lại kĩ năng thao tác nghị luận. Thực hiện bài tập theo yêu cầu. Tuần : 34 Tiết : 101 Ngày dạy : LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN A/ MỤC TIÊU: Giúp HS ôn tập, củng cố cách viết đoạn văn nghị luận. Viết được các đoạn văn nghị luận phù hợp với vị trí và chức năng của chúng trong bài văn nghị luận. B/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: Tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu khác Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. Phương pháp dạy học: Phát vấn, thảo luận, thực hành làm bài tập. 2/ Học sinh: Ôn lại kiến thức lập luận, các thao tác nghị luận, đọc sách giáo khoa, làm bài tập trước ở nhà. C/ TIẾN TRÌNH: 1/ Kiểm tra bài cũ: GV đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức có liên quan ở những bài học trước. Thế nào là lập luân? Lập luận có những yếu tố nào? Chúng ta thường vận dụng những thao tác nào để viết văn nghị luận? 2/ Vào bài: TG CÔNG VIỆC CỦA THẤY CÔNG VIỆC CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS viết đoạn văn. GV: Ghi đề bài trên bảng, hướng dẫn HS đọc lại dàn ý đã được xây dựng trong SGK. HOẠT ĐỘNG 2: Nhận xét kết quả. GV: Xem qua một số bài viết khá giỏi và yếu, nêu ý kiến nhận xét. Dùng bảng phụ nêu vài đoạn văn mẫu. HS: Phân nhóm chọn nội dung để viết đoạn văn. Nhóm 1: Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về đất nước xa xôi trên thế giới. Nhóm 2: Sách giúp hiểu biết về cuộc sống con người qua các thời kì khác nhau, hiểu biết đời sống văn hoá, tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người những nơi xa xôi. Nhóm 3: Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình, bản thân mình và chấp cánh những ước mơ, nuôi dưỡng khát vọng. HS: Làm bài tập trong 20 phút, nhóm này chấm bài cho nhóm kia, nêu ý kiến trao đổi. VÀI ĐOẠN VĂN TIÊU BIỂU: Đoạn 1: Sách giúp con người tự khám phá dân tộc mình. Mọi phong tục tập quán, cách ứng xử văn hoá, của dân tộc đều được lưu trữ trong sách. Qua việc đọc sách, người đọc sẽ biết rất nhiều điều thú vị của cuộc sống thới xưa mà ngày nay không còn nữa. Chẳng hạn phong tục cưới hỏi qua lễ vật “trầu cau”, phong tục mặc váy và đóng khố, tục xăm mình khi xuống biển đánh cá. Ngay cả việc nhuộm răng đen ở phụ nữ cũng là điều vô cvùng xa lạ đối với con người thời hiện đại. Đoạn 2: Sách giúp con người khám phá bản thân mình. Khi đọc một cuốn sách viết về người tốt, tâm hồn ta có những cảm xúc tích cực, cảm thấy đồng điệu mến yêu người đó. Còn khi đọc những tác phẩm viết về những thói hư tật xấu của con người, xã hội thì ta sẽ phẩn nộ, căm ghét những kẻ đày đoạ con người. Sách giúp con người cắt nghĩa được những nguyện nhân dẫn tới những hành động tốt hay thấp hèn của mình. 3/ Củng cố: Những thao tác nào thường hay sử dụng khi viết văn nghị luận. 4/ Dặn dò: Bài học: Viết những đoạn văn còn lại ở nhà. Bài soạn: VIẾT QUẢNG CÁO - Đọc Văn bản, trả lời câu hỏi SGK, làm bài tập ở phần luyện tập. Tuần : 34 Tiết : 102 Ngày dạy : VIẾT QUẢNG CÁO A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu yêu cầu và cách viết quảng cáo cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Viết được văn bản quảng cáo tuỳ ý. B/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: Tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế giáo án tham khảo. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. Phương pháp dạy học: Phát vấn, thảo luận nhóm, thực hành làm bài tập, viết quảng cáo 2/ Học sinh: Đọc SGK, hiểu được cơ bản cách viết quảng cáo, làm bài tập C/ TIẾN TRÌNH: 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Vào bài: Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thương mại, các ngành dịch vụ càng cao Muốn cho công việc kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, người ta không thể bỏ qua vai trò của quảng cáo. TG CÔNG VIỆC CỦA THẤY CÔNG VIỆC CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: HS hiểu về vai trò và yêu cầu của văn bản quảng cáo. GV: Chúng ta thường bắt gặp những hình thức quảng cáo ở đâu?Thế nào là văn bản quảng cáo? GV: Văn bản quảng cáo phải đáp ứng những yêu cầu gì? GV: Cho HS làm những bài tập vận dụng trong SGK để nắm được những yêu cầu chung của văn bản quảng cáo. GV: Cho học sinh thực hành viết thêm một số bài quảng cáo. GV: Nêu bảng phụ một mẫu quảng cáo. HS: Vận dụng trả lời. HS: Thảo luận, nêu ý kiến. HS: Viết một văn bản quảng cáo rau sạch. Từ đó nêu lên cách viết một văn bản quảng cáo. HS: Thảo luận nhóm, viết quảng cáo trên bảng phụ. Nhóm 1: Quảng có cho đêm văn nghệ của trường em. Nhóm 2: Quảng cáo cho một món ăn đặc sản của địa phương. Nhóm 3: Quảng cáo cho một tờ báo tường của lớp. I/ VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CHUNG CỦA VĂN BẢN QUẢNG CÁO: 1/ Văn bản quảng cáo trong đời sống: Văn bản quảng cáo là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút khách hàng 2/ Yêu cầu chung đối với văn bản quảng cáo: Phải ngắn gọn, hấp dẫn, tạo ấn tượng, trung thực, tôn trọng văn hoá và luật pháp. Cách viết có thể theo hướng quy nạp, so sánh hoặc dùng những từ ngữ khẳng định tuyệt đối. II/ CÁCH VIẾT VĂN BẢN QUẢNG CÁO: 1/ Xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo. 2/ Chọn hình thức quảng cáo. Chọn phương pháp trình bày: Quy nạp hoặc so sánh Chọn từ ngữ khẳng định tuyệt đối và các kiểu câu lôi cuốn người đọc Kết hợp với tranh ảnh, hình thức trình bày. III/ GHI NHỚ: Trang 144. 3/ Củng cố: Văn quảng cáo có phải là văn thuyết minh không? 4/ Dặn dò: Bài học: Thuộc phần ghi nhớ, làm thêm bài tập. Bài soạn: Soạn câu hỏi ôn tập cuối năm. TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5 A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học sinh rèn luyện năng lực kĩ năng làm bài văn thuyết minh nói chung và kiểu văn thuyết minh về tác phẩm văn học nói riêng. Phân biệt thuyết minh về tác phẩm và phân tích tác phẩm thuộc văn bản nghị luận. Sửa một vài lỗi về hành văn. B/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: Chấm bài: Kịp thời, khách quan, có sửa lỗi cụ thể. Đồ dùng dạy học: Ghi bảng phụ lỗi mắc phải. Phương pháp: Phát vấn, thảo luận. 2/ Học sinh: Đọc lại tác phẩm, ôn lại cách thuyết minh một tác phẩm văn học. C/ TIẾN TRÌNH: 1/ Ổn định lớp : 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Gợi nhớ đề bài :”Giới thiệu một đặc sản hoặc một nghề mà em thích”. -Sau khi nhận được đề em làm gì ? GV: chốt lại -Gọi học sinh gạch dưới những từ quan trọng trong đề. -Vì sao em lại chọn món d0ặc sản đó hay nghề đó? -Để viết bài này, em đã dùng những thao tác nào? HOẠT ĐỘNG 2: -Chia 6 nhóm thảo luận về dàn ý. -Nhận xét và tóm ý. HOẠT ĐỘNG 3: -Nêu ưu điểm. -Nêu khuyết điểm. HOẠT ĐỘNG 4: -Nêu một số lỗi học sinh thường mắc và sửa ngay lên bảng. -Đọc các bài khá cho học sinh tham khảo. -Phát bài và ghi điểm. HS: Suy nghĩ và trả lời. -Lên bảng gạch chân những từ quan trọng trong đề. -Suy nghĩ và trả lời theo ý của bản thân. HS: bổ sung, nhận xét. HS:Thảo luận, cử đại diện trình bày. -Nghe và ghi chú để ghi nhớ. -Nghe để khắc phục. -Đọc những chổ giáo viên đã sửa để khắc phục. -Chú ý lắng nghe. -Lắng nghe. 1)TÌM HIỂU ĐỀ : -Xác định nội dung cần thuyết minh (dệt chiếu, bánh xèo). -Xác định phạm vi tư liệu thực tế. -Xác định kiểu văn bản thuyết minh. 2)XÂY DỰNG DÀN Ý: a)Mở Bài: Giới thiệu nét nổi bật về món ăn / nghề truyền thống. b)Thân Bài: -Nguyên vật liệu. -Quy trình làm ra sản phẩm. -Cách thưởng thức, trình bày sản phẩm. c)Kết Bài: Nhận xét, đánh giá, cảm nghĩ về sản phẩm. 3)NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BÀI LÀM: * Ưu: +)Lập được dàn bài. +)Hiểu vấn đề. +)Giới thiệu được đặc sản / nghề. +)Đúng văn phong thuyết minh. +)Óc quan sát thực tế. * Khuyết: +)Một số còn viết sai yêu cầu, nghiêng nhiều về miêu tả. +)Thuyế minh quá sơ lược. +)Lỗi chính tả. 4)SỬA LỖI & PHÁT BÀI: -Nội dung: +) Thuyết minh sơ lược. +)Sửa lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. +)Sai kiến thức. -Hình thức: Trình bày bố cục chưa rõ ràng, không sạch đẹp, lặp từ dày đặc, còn gạch đầu dòng 4/ Dặn dò: Chuẩn bị cho bài viết tiếp theo. ----//----
Tài liệu đính kèm: