Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao - Trọn bộ

Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao - Trọn bộ

Tiết1- VĂN TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM

QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ (T1)

A.Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh

 - Nhận thức được những nét lớn của nền VHVN về 3 phương diện các bộ phận , Thành phần , các thời kỳ pt và một số nét đặc sắc truyền thống của VHDT

 - Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về VHVN

B.Phương tiện thực hiên.

- SGV,SGK.

- thiết kế bài học.

-Tài liệu tham khảo.

C.Cách thức tiến hành .

Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi

 

doc 117 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2290Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao - Trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết1- Văn Tổng quan nền Văn học Việt Nam
Qua các thời kỳ lịch sử (T1)
A.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh 
 - Nhận thức được những nét lớn của nền VHVN về 3 phương diện các bộ phận , Thành phần , các thời kỳ pt và một số nét đặc sắc truyền thống của VHDT
 - Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học về VHVN
B.Phương tiện thực hiên.
- SGV,SGK.
- thiết kế bài học.
-Tài liệu tham khảo.
C.Cách thức tiến hành .
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
D.Tiến trình dạy học.
1.ổnđịnh .
Lớp
10
10
Ngày Dạy
Sĩ số
2.Kiểm tra:SGK,vở soạn,vở ghi.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Hướng dẫn học sinh đọc SGK trang 5 ? 
Cho biết ND phần vừa đọc
HS: Thảo Luận trả lời 
GV: VHVN Gồm những bộ phận nào
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu hs nêu đặc điểm từng bộ phận vh. đánh giá vị trí của mỗi bộ phận trong quá trình pt VHDT
HS: Thảo luận nhóm
GV: Giữa VHDG- VH viết có mối quan hệ ra sao 
HS: Phân tích - giải thích
GV: HD hs đọc SGK theo từng thời kỳ lịch sử
HS: Đọc sgk- Nêu ngắn gọn đặc điểm từng thời kỳ
GV: VH từ 1945-> XX có đặc điểm gì? Chia thành mấy giai đọan?
HS: HS Theo dõi sgk- thảo luận trả lời
A. Tìm hiểu chung
+ Đây là phần mở đầu , phần đặt vấn đề cho bài tổng quan nền VH 
+ Tác giả SGK nhấn mạnh sức sống bền bỉ mãnh liệt của nền VHDT
Hình thành khá sớm, trải qua nhiều thử thách ác liệt của lịch sử chống ngoại xâm 
Văn học phát triển không ngừng -> xứng đáng là nền văn học tiên phong chống đế quốc 
Dân tộc nào trên ĐN cũng có nền VH riêng -> tạo nền văn học đa sắc màu , song lấy sáng tác của người kinh làm bộ phận chủ đạo 
I. Cấu tạo của nền văn học 
Nền VHVN gồm 2 bộ phận văn học phát triển song song và ảnh hưởng qua lại sâu sắc: VHDG - VH Viết 
1. Văn học dân gian.
 + Ra đời từ xa xưa , do người lao động (người bình dân) sáng tác, phổ biến theo lối truyền miệng
+ Khi chưa có chữ viết : VHDG góp phần mài dũa , gìn giữ , phát triển ngôn ngữ DT, nuôi dưỡng tâm hồn ND có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và pt văn học viết
2. Văn học viết .
+ Ra đời khoảng TK X, do tầng lớp trí thưc sáng tạo nên tạo bước nhảy vọt của tiến trình LSVHDT
+ Các thành phần của VH viết :
VH viết bằng chữ Hán ( VH Hán) . Chịu ảnh hưởng nặng nền VH Hán , căn bản vẫn đậm đà tính DT ( diễn tả hiện thực tâm hồn con người VN..)
VH viết bằng chữ Nôm ( VH nôm ) Ra đời muộn ( TK XIII) Nó trưởng thành nhanh chóng có nhiều TG- TP lớn đặc biệt là thơ ca 
VH viết bằng chữ quốc ngữ : Xuất hiện đầu TK XX. Người sáng tác và đội ngũ thưởng thức ngày càng tăng-> Góp phần tích cực cho sự phát triển VHDT
3. Mối quan hệ giữa 2 bộ phận VH
- VHDG - VH viết có tác dụng qua lại với nhau 
- Khi tinh hoa của 2 bộ phận kết tinh ở cá tính sáng tạo trong điều kiện lịch sử nhất định thì xuất hiện thiên tài với những áng văn bất hủ 
II. Các thời kỳ phát triển của nền văn học( 3 thời kỳ lớn)
1. Thời kỳ từ TK X đến hết TK XIX 
+ VHVN phát triển dưới các triều đại PK . Gồm 2 bộ phận VHDG và VHViết ( Hán - Nôm) 
Văn học viết bằng chữ Hán giữ vai trò chính thống 
Văn học viết = chữ Nôm ngày càng phát triển , có vị trí quan trọng 
+ VH việt nam gắn liền với đấu tranh giữ nước , chịu ảnh hưởng thi pháp VH trung đại ( Nho giáo, phật giáo, đạo giáo) đặc biệt VH Trung hoa 
2.Thời kỳ văn học đầu XX - T8/1945
+ Đời sống xã hội , văn hoá có nhiều thay đổi -> VHVN bước vào thời kỳ hiện đại với nhiều cuộc cách tân sâu sắc về hình thức và thể loại
+ Tình hình VH nói chung phức tạp (nhiều trường phái, xu hướng khác nhau ...) để lại nhiều thành tựu xuất sắc 
3. Thời kỳ VH từ sau 1945- > hết TK XX
+ VH thống nhất về tư tưởng , phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng 
+ Chia thành 2 giai đoạn 
a, Từ 1945- 1975
 - Văn học phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh giải phóng dân tộc -> Đặt nhiệm vụ phục vụ chính trị , cổ vũ chiến đấu lên hàng đầu
b, Từ 1975 -> hết TK XX
 - Văn học thực sự chuyển mình sau ĐH Đảng ( 1986) 
 - Văn học có nhiều đổi mới và đến nay đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận trên mọi thể loại
4.Củng cố.
- Nắm chắc các bộ phận , thành phần VHVN
- Chọn 1 số TP VH đã học THCS thuộc các thời kỳ VH sắp sếp theo trình tự thời gian?
5.Hướng dẫn.
Chuẩn bị tiết 2
E.Tài liệu tham khảo.
Lịch sử VHVN Tập 1 - NXBKHXH, HN 1980
Ngày soạn: 
Tiết 2 . Văn tổng quan nền văn học việt nam
qua các thời kỳ lịch sử (T2)
A.Mục tiêu cần đạt: 
Như tiết 1
B.Phương tiện thực hiên.
- SGV,SGK.
- thiết kế bài học.
-Tài liệu tham khảo : Lịch sử VHVN
C.Cách thức tiến hành .
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
D.Tiến trình dạy học.
1.ổnđịnh .
Lớp
10
10
Ngày Dạy
Sĩ số
2.Kiểm tra:
Kể tên Thời kỳ văn học lớn ? Đặc điểm từng thời kỳ ?
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Đời sống tâm hồn con người VN được biểu hiện ở những khía cạnh nào - Lý giải? 
HS: Đọc sách giáo khoa , chỉ ra các biểu hiện đời sống Tâm hồn 
( Lấy ví dụ những tác phẩm ở chương trình cơ sở )
GV: HS lấy ví dụ CM tình cảm thẩm mỹ của con người VN nghiêng về cái đẹp nhỏ nhắn, xinh xắn
HS: Đưa ra được VD
GV: Sức sống dẻo dai mãnh liệt của dân tộc được biểu hiện ntn?
HS: Thảo luận, trả lời
GV: HD hs đọc sgk(13) Tóm tắt ý chính 
HS: Đọc sgk - Trả lời
GV: HS làm bài tập 1- SGK?
III. Một số nét đặc sắc truyền thống của VHVN.
1. VHVN thể hiện một cách sâu sắc tâm hồn con người Việt Nam
+ Lòng yêu nước , niềm tự hào dân tộc: Biểu hiện ở nhiều dạng thức khác nhau
Tình quê hương đất nước , gắn bó với thiên nhiên , con người VN
Gắn bó với phong tục cổ truyền 
Tự hào về truyền thống DT
+ Yêu nước gắn liền với lòng nhân ái . Thơ văn nói nhiều đến nhân nghĩa , tình yêu, thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ 
+ Con người VN luôn yêu đời , tin vào chính nghĩa , cái thiện ( không phải lạc quan dễ dãi ) Tiếng cười nhiều cung bậc và không mấy khi dứt hẳn.
+ Tình cảm thẩm mỹ của con người VN nghiêng về cái đẹp nhỏ nhắn , xinh xắn hơn là cái đẹp hoành tráng đồ sộ 
2.VHVN có nhiều thể loại đặc sắc
- Thơ ca có truyền thống lâu đời 
_ Văn xuôi TV ra đời muộn nhưng tốc độ PT mau lẹ với các thể loại có thể sánh với nền VHTG
3.VHVN sẵn sàng tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại -> Nền VH Đông- Tây , Kim- Cổ vẫn giữ bản sắc dân tộc 
4.Nền VH có sức sống dẻo dai mãnh liệt 
Trải qua nhiều thiên tai , dịch hoạ triền miên , CĐ phong kiến kéo dài âm mưu đồng hoá chiến tranh... VHVN không bị tiêu diệt mà trái lại ngày càng phát triển phong phú hơn, càng đậm đà bản sắc DT
B.Kết luận 
- VHVN luôn gắn bó chặt chẽ với vận mệnh DT , vận mệnh ND và thân phận con người 
- Trong quá trình phát triển không ngừng hiện đại hoá song vẫn giữ gìn , phát huy bản sắc DT 
C. Bài tập
Bài tập 1 Phân tích 1 số TP Làm nổi bật 1 số nét đặc sắc của VHVN
1 “ Đại cáo bình ngô” ( Nguyễn Trãi ) 
- Thể hiện Tinh thần nhân nghĩa: yêu nước , thương dân 
- Thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng , sức mạnh của chiến tranh nhân dân, cách cư xử nhân nghĩa với kẻ thù 
2. “ Truyện Kiều “ (ND)
Là kiệt tác về chủ nghĩa nhân đạo: đồng cảm chia sẻ với nỗi bất hạnh của con người , đồng tình khát vọng gp
Khẳng định giá trị tốt đẹp của con người 
Lên án những hành động vô nhân đạo của XHPK
Bài tập2 ( BT nâng cao SGK 14)
1 Mặt sao đầy gío dạn sương (gió sương dày dạn)
2. Thân sao bướm chán ong chường bấy thân (Ong bướm chán chường)
3.Dạ đài cách mặt khuất lời ( cách mặt khuất lời)
4.Củng cố.
Nét đặc sắc truyền thống VHVN?
5.Hướng dẫn.
Nắm được 4 nét đặc sắc của VHVN? Triển khai tiếp bài tập 4 (14)
 Chuẩn bị văn bản 
E.Tài liệu tham khảo: LSVHVN Tập 1- NXBKHXH, 1980
Ngày soạn : 
Tiết 3- TV Văn bản
A.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh 
+ Hiểu KQ về văn bản và đặc điểm văn bản 
+Vận dụng sự hiểu biết về VB vào việc đọc - hiểu VB làm văn 
Cụ Thể - Biết dựa vào tên vb để hình dung KQ về ND VB Từ đó vận dụng vào việc đọc vb, việc mua sách báo 
- Hình thành thói quen xác định mục đích , tìm hiểu kỹ về người nhận VB để lựa chọn ND , cách viết văn bản phù hợp thông qua việc trả lời các câu hỏi trước khi viết văn
B.Phương tiện thực hiên.
- SGV,SGK.
- thiết kế bài học.
-Tài liệu tham khảo.
C.Cách thức tiến hành .
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
D.Tiến trình dạy học.
1.ổnđịnh .
Lớp
10
10
Ngày Dạy
Sĩ số
2.Kiểm tra:SGK,vở soạn,vở ghi.
Kiểm tra các văn bản , học sinh chuẩn bị cho giờ học 
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Yêu cầu cần đạt
GV: HS đọc sgk, cho biết thế nào là văn bản
HS: Trình bày KN
GV: Đưa ra 1số văn bản: Thư của CT Nguyễn Minh Triết..Khẩu hiệu , bức điện thông báo để HS đưa ra lời nhận xét về hình thức thể loại
HS: Quan sát màu, Nxét
GV: Đưa văn bản"Nội qui HS" hướng dẫn học sinh cấu tạo văn bản; văn bản viết cho ai ? viết cái gì? viết để làm gì? NTN?
HS: Thảo luận trả lời và
Rút ra kết luận
GV: nhờ đâu mà chúng ta ngày nay biết được suy nghĩ của ông cha ta ngày trước ? biết được cuộc sống của người viết xưa?
GV: Yêu cầu HS đọc lại "Nội qui HS" Thấy được sự thống nhất của văn bản?
HS: Thấy được mục đích, tư tưởng, tình cảm, của người viết văn bản.
GV: Lưu ý HS tuỳ hoạt động giao tiếp mà nói (viết) phải khác nhau (Chuyện chàng ngốc)
HS: Tự đọc sgk- tự tóm tắt
I Khái quát văn bản
1. Khái niệm 
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói phải thành lời , viết thành bài .Lời nói , bài viết đó là văn bản.
VB thường do nhiều câu kết hợp tạo thành . có thể rất ngắn ( Tục ngữ , khẩu hiệu ) có thể rất dài ( Truyện kiều ) 
VB có nhiều loại ( đa dạng ) :Thư, điện báo , giấy mời , Thơ... -> Văn bản hiện diện khắp nơi trong cuộc sống có độ dài ngắn khác nhau nhưng phải thống nhất và hoàn chỉnh 
2. Yêu cầu khi tạo lập văn bản
Người viết văn bản cần xác định rõ 
+ Mục đích của văn bản
+ Đối tượng tiếp nhận văn bản
+ Nội dung thông tin mà người viết cần biểu đạt 
+ Thể thức cấu tạo và qui tắc được vận dụng 
3. Vai trò của văn bản đối với sự phát triển văn hoá dân tộc
- Nhờ có văn bản in, khắc , viết -> Mà các thành tựu văn hoá DT được lưu giữ và phát triển
- Sự phong phú , đa dạng của 1 nền văn hoá phụ thuộc nhiều vào số lượng văn bản còn lưu giữ được -> phải đọc để tăng hiểu biết , làm giàu thêm vốn văn hoá của bản thân 
II. Đặc điểm của văn bản 
1 văn bản có tính thống nhất về đề tài, về tư tưởng, tình cảm, mục đích 
- VB nào cũng có 1 đề tài cụ thể ( sự việc , hiện tượng , con người p/c trong cuộc sống ) Các từ ngữ câu văn đều phải bám sát đề tài , làm nổi rõ NDVB
- VB còn thể hiện tư tưởng , tình cảm của người tạo lập với đối tượng được đề cập 
- VB nào cũng có một mục đích tác động vào người đọc , nghe để đạt được yêu cầu xác định trước 
2.Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức
+ VB thường có bố cục 3 phần: MB ,TB, KL( hoặc theo một thể thức được qui định chặt chẽ ) 
+ Các câu trong từng đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí 
+ Các đoạn văn được nối tiếp nhau và hộ ứng nhau có phương tiện liên kết thích hợp 
+ Dùng từ chính xác , sắp xếp từ ngữ hợp lí gợi cảm 
3.Văn bản có tác giả
- VB  ... ài thơ đường được giới thiệu trong trương trình
B .Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV 
- Thiết kế bài học
- Tài liệu tham khảo 
C .Cách thức tiến hành
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
1.ổn định 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ 
Câu1: Theo em đâu là nhân vật chính trong "Tỳ bà hành"
A .Người khách, tác giả, tiếng đàn
B . Tiếng đàn , người khách, người ca nữ
C .Tiếng đàn, người khách , tác giả
D . Người ca nữ , tác giả , tiếng đàn
Câu2: Nhà thơ miêu tả cảnh thiên nhiên đan xen với tiếng đàn nhằm mục đích gì?
A .Gợi tình cảm cho người nghe C. Tạo không gian gợi mở 
B .Làm nổi bật tài nghệ người đánh đàn D. Thể hiện cảm xúc của tác giả 
Câu3: Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn lần 2
3. Bài mới
Hoạt động GV- HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Ycầu học sinh đọc tiểu dẫn 1 h/s đọc văn bản 
HS: Làm theo y/c
GV: PT gía trị câu thơ thứ 3?
HS: Thảo luận. PB 
GV: Lưu ý. Người TQ khi chia tay có tục bẻ cảnh liễu tặng nhau
GV: Ycầu h/s đọc tiểu dẫn , đọc VB
HS: Đọc
GV: Từ HHạc được đặt trong quan hệ từ ( HHạc+Tích nhân, HHạc+ Bạch vân)..có tác dụng ntn?
GV: Ycầu h/s đọc tiểu dẫn đọc vB- ND chủ đạo câu1,2?
HS: Đọc - Trả lời
GV: Cảnh vật được miêu tả trong 2 câu cuối là tĩnh hay động ? mặt nào đc nổi bật ? vì sao?
I. Bài 1: Nỗi oán của người phòng khuê ( Vương xương Linh)
1 Lối vào đề:
- Câu mở đầu trái ngược với nhan đề - Tạo cho sự việc biểu hiện 1 cách đột xuất , rõ nét , tự nhiên quá trình chuyển biến tâm lí của người thiếu phụ
- Người thiếu phụ đang vui ( Ngày xuân) - Liên tưởng cảnh li biệt ( Liễu ) ->oán trách sâu lắng , quyết liệt
2. Vị trí câu 3 trong việc liên kết làm sáng tỏ ý nghĩa câu thơ cuối 
- Câu 3 Đóng vai trò chuyển ý. Nàng đang vui, trang điểm lộng lẫy -> chợt thấy màu dương liễu - > nhớ người đi xa Nàng nhớ, thương chồng và thương mình trong cảnh cô đơn
- Câu4 Nàng từ oán trách mình vì chót khuyên chồng ra trận lập công , kiếm tước hầu . Đằng sau sự oán trách ấy là lên án cuộc chiến tranh phong kiến. 
II. Bài 2: Lầu Hoàng Hạc( Thôi Hiệu )
 1. Điệp từ "Hoàng Hạc "nhắc 3 lần trong 4 câu có tác dụng :
- Làm nổi bật sự đối lập cái mất > <
hữu hạn , cái hư > Nổi bật sự nuối tiếc quá khứ , giải thích tên Lầu và vị trí của Lầu trong Quan hệ này nhằm nhắc tới vẻ đẹp huyền thoại của Lầu Hoàng Hạc (Phí Văn Vi hoá thành tiên cưỡi hạc vàng ...) -> Suy tư đầy triết lí thời gian không trở lại , người xưa đã qua không dễ thấy )
- Làm rõ mối quan hệ ,xưa - nay, hữu hạn - vô hạn...
Lầu chơ vơ- Mây trắng bồng bềnh -> nổi rõ thân phận lênh đênh của kẻ tha hương 
2. Triết lí ở 4 câu đầu và ý nghĩa với hiện tại ở 4 câu cuối
- Nhà thơ muốn tạo ra sự chuyển tiếp từ QK- HT 1 cách kín đáo. Thả hồn theo xa xăm , cuối cùng vẫn hướng về hiện tại
III.Bài 3 Khe chim kêu ( Vương Duy)
1 Hai câu đầu
- Cây quế cành lá sum suê nhưng hoa quế rất nhỏ nhà thơ đang sống trong 1 tâm trạng thật thanh thản nhàn nhã . Trong hoàn cảnh ấy thể hiện tâm hồn nhà thơ chan hoà giao cảm với TN
2.Hai câu cuối
- Cảnh vật được miêu tả là cảnh động, sáng . Động là tiếng chim núi , sáng của ánh trăng lên. nhà thơ lắng nghe được những gì nhỏ bé xao động quanh mình . Trăng sáng giữa đêm xuân núi rừng cũng bừng lên vẻ đẹp. Tiếng chim kêu làm cho bức tranh có hồn , có sự sống vẫy gọi
4. Củng cố Nội dung chủ yếu của 3 bài đọc thêm
5. Hướng dẫn Soạn Thơ Hai Cư
Ngày soạn: - - 2008
Tiết 61- Văn: Thơ hai cư ( Tiết 1)
A .Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh
- Nắm được đặc điểm thơ Hai Cư. Cuộc đời và sáng tác của hai nhà thơ Nhật bản tiêu biểu là Basô và Buson
- Bước đầu có khả năng cảm thụ và phân tích thơ Hai Cư
- Nâng cao tình yêu cuộc sống và thiên nhiên
B .Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV 
- Thiết kế bài học
- Tài liệu tham khảo 
C .Cách thức tiến hành
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
1.ổn định 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ 
Đọc tài liệu bài "Khe Chim Kêu" Phân tích 2 câu cuối
3. Bài mới
Hoạt động GV- HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Ycầu h/s đọc tiểu dẫn tóm tắt ND cơ bản
HS: Đọc - Tóm tắt
GV: Lưu ý thơ Hai Cư xưa nặng tính trào lộng-> giờ đây đậm lãng mạn, trữ tình
GV: Ycầu h/s đọc PI (204) Tóm tắt nét chính về tác giả
HS: Đọc, tóm tắt
GV:HD h/s đọc B1 cho biết cành Khô chim quạ có liên quan gì đến cảm nhận chiều thu? 
HS: Đọc, trả lời
GV: HD hs đọc Hoa anh đào tượng trưng cho điều gì?
HS: Đọc, trả lời
GV: HD h/s đọc VB vì sao tác giả đặt âm thanh "gió thu" và tiếng mưa " cạnh nhau để thể hiện "tiếng đêm"? 
HS: Đọc, trả lời
GV: Lưu ý - Bút danh "Ba sô" (Â hán việt là ba tiêu)
I. Thơ Hai Cư
+ Là thể loại quan trọng của thơ ca Nhật bản
+ Đặc điểm -Ngắn. Mỗi bài chỉ có 3 câu - 17 âm tiết 
( câu1,3: mỗi câu 5 âm tiết ; câu2 : 7 âm tiết)
Toàn bài khoảng 7-8 từ ( không quá 10 từ), không có dấu câu
+Nội dung .Phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng con người . Trong thơ thừơng dùng các từ tượng trưng cho các mùa trong năm 
+ Chất sa bi: Là nguyên tắc mỹ học của Nhật bản 
Sa Bi thể hiện tình cảm đơn sơ, tao nhã , cô liêu , trầm lắng u buồn nhưng không chán chường bi luỵ, oán đời 
+ Muốn cảm thụ được thơ Hai Cư phải vận dụng trí tưởng tượng , vận động các giác quan 1 cách nhạy cảm sâu sắc 
II. Tác giả Ma- Su- ô Ba Sô
1.Về nhà thơ Ba-Sô( Tác giả)
- Ba sơ xuất thân trong gia đình võ đạo sĩ Sa mu rai bình thường 
(Samurai: Là những người lính cận vệ của triều đình Thiên Hoàng)
- Basô theo Thiên tống- 9 tuổi giúp việc cho con trai lãnh chúa vàng I- ga, phía Nam nhật bản, sau đó 2 người thân vì cùng yêu thích văn chương 
- Thích ngoạn cảnh , thăm viếng bạn bè , tìm nơi tu luyện 
- Có công lớn trong cách tân Nôi Dung , hình thức thơ Hai cư
- Để lại 7 bộ tác phẩm ( Thơ ca, nhật ký , bút ký )
2.Thơ của Ba Sô ( 3bài thơ)
2.1 Bài 1
- Mùa thu ở Nhật bản : Cây khơ , lá rụng -> gợi cảm giác u buồn ; hiu quạnh .
- Hình ảnh con quạ; Thường xuất hiện ở vùng đông nam á và bắc á . Đây là loài chim ăn thịt- hay bắt gà con và rỉa thịt xác động vật . con quạ - in trên nên trời tối sẫm khắc sâu gây ấn tượng buồn vắng lặng , cô đơn => Tác giả tạo ra bức tranh mang ý nghĩa sâu sa vì 1 chiều thu cổ tích , tàn úa -> tâm trạng con người càng thấm thía 
2.2 Bài 2 
- Hoa anh đào tượng trưng cho mùa xuân (Nở rộ trong 1 tuần vào mùa xuân, hoa nhỏ, màu hồng, không hương vị ) Biểu tượng tâm hồn , sinh hoạt văn hoá đầu xuân của người Nhật bản Tượng trưng cho sức sống dồi dào, tinh thần hoà hợp đoàn kết của người nhật bản
- Tiếng chuông không xác định nơi nào, thời điểm nào ( Mặc dù bài thơ có nói đến địa danh gần túp liều của BaSô) => tạo cảnh bâng khuâng mơ hồ, không cụ thể -> Bạn đọc cảm nhận được cảm giác thương ngoạn cảnh xuân trong tâm trạng cô đơn trống vắng của tác giả giữa túp liều tranh
2.3Bài 3
- Cây chuối : Chuối cảnh, không trái ,hiếm thấy ở Nhật bản -> Tượng trưng: Sự trong sáng, nhạy cảm 
- Tâm hồn nhạy cảm của tác giả: Nhận ra giỏ thu, nhận ra " Tiếng mưa rơi tí tách " đều đều buồn tẻ -> Liên hệ tới nỗi buồn cô đơn trong đêm thu
-> Nhà thơ cảm nhận đêm thu= thính giác, liên tưởng tượng => Sự tinh tế , nhạy cảm của tác giả 
4. Củng cố : Đặc điểm thơ Hai Cư
5. Hướng dẫn Chuẩn bị tiết 2
Ngày soạn: - - 2008
Tiết 62 - Văn Thơ hai cư ( Tiết2)
 - Đọc thêm-
A .Mục tiêu cần đạt Như tiết 61
B .Phương tiện thực hiện.
- SGK, SGV 
- Thiết kế bài học
- Tài liệu tham khảo 
C .Cách thức tiến hành
Sủ dụng PP nêu vấn đề, gợi tìm kết hợp với hình thức thảo luận và trả lời câu hỏi
1.ổn định 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ 
Câu1: Nội dung chủ yếu thơ Hai Cư là gì?
A .Phản ánh cuộc sống nghèo khổ của người dân
B .Phản ánh cuộc chiến đấu vĩ đại của 1 dân tộc
C .phản ánh số phận bất hạnh của con người trong xã hội xưa
D .Miêu tả gợi cảm xúc về thiên nhiên ,con người trong xã hội xưa
Câu2: Hình tượng cây chuối trong bài số 3 - Thơ Ba Sô tượng trưng cho điều gì 
A .Sự trong sáng và tính nhạy cảm C. Tượng trưng cho nỗi buồn
B .Tượng trưng cho mùa xuân D. Tượng trưng cho tình yêu thiên nhiên
Câu3: Cảm nhận anh chị về nỗi buồn trong thơ Ba Sô
3. Bài mới
Hoạt động GV- HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Ycầu h/s tóm tắt vài nét tác giả Bason
HS: Trả lời
GV: Ycầu h/s đọc bài 1 Tiếng thác chảy tượng trưng điều gì? Qhệ với "Lá non"
HS: Đoc, Trả lời
GV: HD h/s đọc bài thơ 
HS: Đọc - PT
GV: HD h/s đọc bài thơ tìm hiểu mqh câu1,2- 3,4
HS: PT 
GV: Bài thơ có ý nghĩa gì?
HS: PT
GV: HD h/s tóm tắt vài nét về tác giả
HS: Tóm tắt
GV: HD h/s đọc quuyển IV,VII
HS: Đọc
III Tác giả Yô Sa Bu Son (1716-1783)
1.Tác giả xuất thân trong một gia đình giàu có , nhưng có tính tự lập 
- Là 1 gương mặt lớn của thơ Hai Cư ,Là người nối tiếp và phát huy tinh hoa của thơ Ba Sô (Môn đệ trung thành) - Nhưng vẫn cố giắng tạo cho mình phong cách riêng 
- Còn là 1 danh hoạ, là một người yêu mùa xuân số lượng thơ viết về mùa xuân của ông nhiều-> Được mệnh danh " Thi sĩ của mùa xuân"
2 Thơ của Yô Sa Bu Son
a. Bài 1 
- " Thác" : Chỗ nước chảy vượt qua vách đá cao nằm chắn ngang long sông suối.Thác còn là biểu tượng của sức mạnh , tiếng gọi của mùa xuân , biểu tượng của sự vận động liên tục - Biểu hiện 1 thế giới mà các yếu tố của nó thay đổi không ngừng 
- Tiếng thác chảy có quan hệ với " Lá non" Tiếng thác cho thấy mưa nhiều , khí hậu ôn hoà - Thích hợp cây cối xanh tốt 
- ý nghĩa bài thơ: Tác giả đặt niềm tin, con người có quan hệ đặc biệt với cây cỏ , thích ngắm cảnh thiên nhiên , tâm hồn chan hoà với thiên nhiên , hấp thụ sức sống chan chứa trong thiên nhiên 
b. Bài 2
+ Là bài thơ miêu tả mùa xuân trữ tình nhất 
- Đó là bức tranh mùa xuân miêu tả con người đang hoà trong mưa xuân, nói lên mùa xuân của tình yêu tuổi trẻ
- Hai hình ảnh không thật xác định gợi khung cảnh mùa xuân vừa thực , ảo. Con người đi dưới mưa xuân thưởng thức vẻ mát mẻ dịu dàng.
-> Bài thơ gợi về cuộc sống đẹp giản dị của con người 
c. Bài 3
ở Nhật Bản, mùa xuân về - hoa anh đào nở 
+ Câu1: Miêu tả cảnh thiên nhiên - Cảnh 2,3 tả cảnh cô gái đi mua sắm đai lưng trang điểm cho mình 
Trong loại áo Kimônô- chiếc đai lưng được coi trọng tuỳ theo mùa mà thêu dệt hoa lá :
-Mùa xuân : Thêu hình ảnh hoa mơ, hoa mận
- Mùa Hè: Thêu những dòng suối, sông
- Mùa thu: Thêu loại cây lấy gỗ đỏ rực 
- Mùa đông: Thêu hình ảnh cây thông
- Hình ảnh những cô gái đang xuân, cảnh các cô gái đi mua sắm đai lưng làm tôn vẻ đẹp của mùa xuân 
+ ý nghĩa: Con người và thiên nhiên hoà hợp tô điểm cho mùa xuân rực rỡ giàu sức sống 
IV Đọc thêm: Viên Mai bàn về thơ
1.Tác giả Viên Mai 
- Nhà phê bình lí luận TQ Thời thanh
- Quan điểm của Viên Mai: Thuyết :" Tính lính - gồm 3 điểm cơ bản : Chân tình , cá tính, tài năng
2.Viên Mai bàn về thơ 
- Thơ văn quí ở chỗ cong (Nói gián tiếp)-> Khơi gợi , hàm xúc, kín đáo ,ý tại ngôn ngoại
- Dùng điển cố phải có hiệu quả, khéo -> Không dùng điển cố hiểm hóc , phải biết " phi tang" Không để lại vết tích
4. Củng cố Đặc điểm thơ Hai Cư?
5. Hướng dẫn Tìm đọc thơ Hai Cư của các tác giả khác
E. Tài liệu tham khảo - "Bài ca đom đóm"

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 10 nang cao tron bodoc.doc