Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao kì 2

Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao kì 2

Tiết 73, 74 Đọc văn:

PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG

Trương Hán Siêu

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1- HS hiểu được Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật.

2. HS rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng tác phẩm.

 

doc 148 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3480Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 73, 74 §äc v¨n:
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
Trương Hán Siêu
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1- HS hiểu được Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. Bài phú sử dụng hình ảnh điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp tạo nên những nét đặc sắc về nghệ thuật.
2. HS rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học trung đại viết theo lối phú cổ thể, kỹ năng phân tích những thủ pháp nghệ thuật có giá trị cao trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng tác phẩm.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của GV & HS
Yêu cầu cần đạt
Gv cho hs đọc mục Tiểu dẫn (SGK) và hỏi:
Tác giả Trương Hán Siêu là ai? Sống ở thời kì nào?
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
I/ Đọc và tìm hiểu Tiểu dẫn
1/ Tác giả
 Trương Hán Siêu người Ninh Bình, từng tham gia kháng chiến chống Nguyên- Mông, làm quan dưới bốn triều nhà Trần, không rõ năn sinh, mất năm 1354.
Hỏi: Anh (chị) hiểu gì về thể phú? Bài Phú sông Bạch Đằng được đánh giá thế nào?
(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
2/ Thể phú
+ Phú là một thể loại trong văn học cổ, phân biệt với thơ, hịch, cáo...
+ Bài Phú Sông Bạch Đằng thuộc loại phú cổ thể (phú cổ), từng nổi tiếng trong thời nhà Trần, được người đời sau đánh giá là bài phú hay nhất của văn học trung đại Việt Nam.
Hoạt động 2- Tìm hiểu nội dung
II/ Tìm hiểu nội dung
Bài tập 1- Đọc đoạn 1 và cho biết:
a) Nhân vật “khách” trong bài phú là người thế nào? Tại sao lại muốn học Tử Trường tiêu dao đến sông Bạch Đằng? (Xem SGK)
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
1/ Nhận xét về nhân vật "khách" trong đoạn 1:
a- Trong thơ chữ Hán thời trung đại, tác giả thường tự xưng mình là “khách”, là “nhân”. Ở đây, “khách” vừa là từ tự xưng của tác giả, vừa là nhân vật. 
Theo nội dung đoạn 1, “khách” là một bậc hào hoa, phóng túng, thuộc giới "tao nhân mặc khách", ham thích du ngoạn đi nhiều, biết rộng, mang “tráng chí”, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể...
- Khách tìm đến những địa danh lịch sử, học Tử Trường (Tư Mã Thiên) tìm “thú tiêu dao”, nhưng thực chất là để nghiên cứu, tìm hiểu các địa danh lịch sử. Bạch Đằng được coi là địa danh không thể không đến.
b) Trước cảnh sông nước Bạch đằng, “khách” đặc biệt chú ý đến những gì? Tâm trạng của “khách” ra sao?
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
b- Trước hình ảnh Bạch Đằng "bát ngát", "thướt tha" với "nước trời" "phong cảnh ...", "bờ lau", "bến lách"..., nhân vật “khách” có tâm trạng buồn thương vì nghĩ đến cảnh “sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”, biết bao người anh hùng đã khuất... Nhưng sau cảm giác buồn thương cảm động ấy vẫn ẩn giấu niềm tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc.
Bài tập 2. Về nhân vật "bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2 (Xem SGK).
a- Tác giả tạo ra nhân vật các bô lão nhằm mục đích gì?
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
2/ Về nhân vật "bô lão” và câu chuyện các bô lão kể trong đoạn 2.
Gợi ý: 
a- Nhà văn tạo ra nhân vật "các bô lão" tượng trưng cho tiếng nói của lịch sử, từ đó dựng lên hồi ức oanh liệt về những trận thuỷ chiến Bạch Đằng. Nhân vật có tính hư cấu và thực ra cũng là một kiểu “nhân vật tư tưởng” (dùng để nói lên tư tưởng của tác giả). 
b- Qua lời thuật của các bô lão, những chiến công trên sông Bạch đằng được gợi lên như thế nào? 
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
c- Các hình ảnh, điển tích được sử dụng có hợp với sự thật lịch sử không? Chúng đã diễn tả và khẳng định tài đức của vua tôi nhà Trần ra sao?
b- Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Ở đây có trận chiến từ thời Ngô Quyền, nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng"... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng (Muôn đội thuyền bè/ tinh kỳ phấp phới), khí thế "hùng hổ" "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt phải mờ/bầu trời đất sắp đổi". Trận đánh "kinh thiên động địa"được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, cảm giác, tưởng tượng... được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc.
c- Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi...). điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca.
d- Kết thúc đoạn 2, vì sao tác giả lại viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan"? 
(HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày)
d- Kết thúc đoạn 2 tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan". Đó là vì, tác giả làm bài phú này khi nhà Trần đã có dấu hiệu suy thoái (Theo Tiểu dẫn).Tác giả mới xót xa khi nhớ tới các vị anh hùng đã khuất và cảm thất hổ thẹn vì thế hệ hiện thời tỏ ra không xứng đáng.
Bài tập 3- Trong đoạn 3, tác giả tự hào về non sông hùng vĩ, gắn liền với chiến công lịch sử, nhưng khẳng định nhân tố nào quyết định thắng lợi của công cuộc đánh giặc giữ nước?
(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
3/ Phân tích đoạn 3.
Cũng qua lời ca của nhân vật các bô lão, trong đoạn 3, tác giả khẳng định nhân tố quyết định của sự nghiệp giữ nước, đó là chính nghiã và đạo đức:
“Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”.
Bài tập nâng cao- Trình bày triết lí của tác giả về chiến công lịch sử.
(HS thảo luận nhóm, khá trình bày)
Bài tập nâng cao- Qua lời hát của bô lão và “khách”, trong đoạn 3, tác giả thể hiện triết lí:
- Triết lí ở đời:
“Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thi chỉ có anh hùng lưu danh”. 
(Đề cao chữ “Nghĩa”)
- Triết lí đánh giặc: 
“Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”...
(Đề cao chữ “Đức”)
Hoạt động 3- Tìm hiểu nghệ thuật
II/ Tìm hiểu nghệ thuật
Bài tập 1- Hãy chỉ ra chất hoành tráng của bài phú... (SGK)
(HS làm việc cá nhân. Trình bày trước lớp)
Bài tập 1- Tính chất hoành tráng của bài phú trước hết ở hình tượng dòng sông, một dòng sử thi:"...bát ngát sóng kình muôn dặm", "thướt tha đuôi trĩ một màu", với những chiến công oanh liệt:"...sông chìm giáo gãy, gò đống xương khô".
Tính chất hoành tráng được thể hiện ở việc sử dụng điển cố. Những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử được dẫn ra rất phù hợp với sự thật lịch sử mà chỉ nghe nhắc tên thôi người đọc cũng có thể hình dung tính chất tráng ca của những sự kiện, nhân vật ấy.
Chân dung tác giả với tầm vóc lớn lao, tư thế ngẩng cao đầu vì niềm tựu hào, kiêu hãnh về lịch sử dân tộc... đã góp phần làm cho tính chất hoành tráng của bài phú thêm đậm nét.
Hoạt động 4- Tổng kết và dặn dò
III/ Tổng kết và dặn dò
Câu hỏi- Khái quát đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Bài phú sông Bạch Đằng. Nêu ý nghĩa hiện đại của tác phẩm.
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
Gợi ý:
+ Các đặc điểm nội dung và nghệ thuật: Bài phú sông Bạch Đằng là một tác phẩm viết theo thể phú cổ, trong đó, tác giả dựng lên hai hình tượng nhân vật là các bô lão và “khách”, đối thoại với nhau trong không gian là bến sông Bạch Đằng, qua đó tái hiện chiến công vang dội của cha ông ta tại đây. Tác giả thể hiện niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông và nhắc nhở người đương đại làm sao cho xứng đáng bằng cách rút ra những triết lí có tính giáo huấn.
+ Nghệ thuật bài phú nổi bật bởi sự miêu tả phong cảnh hoành tráng với những kí ức hào hùng trong lịch sử dân tộc.
Dặn dò: HS đọc mục Tri thức đọc- hiểu.
Yêu cầu: Tìm hiểu thêm về thể phú.
..
Tiết 75 Đọc thêm
NHÀ NHO VUI CẢNH NGHÈO
Nguyễn Công Trứ
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
Thấy được cái gọi là “phong vị” của hàn nho
Hiểu nghệ thuật trào phúng của tác giả
B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV&HS
Yêu cầu cần đạt
Gv cho hs đọc và tìm hiểu mục tiểu dẫn(sgk)
(Học sinh đọc và nêu những nội dung chính)
Gv cho hs tìm hiểu và trả lời các câu hỏi hướng dẫn đọc thêm trong sgk
(hs tìm hiểu và trả lời)
I/ Tiểu dẫn
1/ Tác giả
* Cuộc đời
- Nguyễn Công Trứ (1778-1858) Quê: Làng Uy Viễn, huyện 
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
- Là nhà thơ xuất sắc, văn võ song toàn
- Cuộc đời làm quan thăng trầm nhưng luôn ung dung tự tại, một lòng vì dân vì nước
* Sự nghiệp: sáng tác nhiều thơ (đặc biệt là hát nói). Ngoài thơ Nôm, có bài “Hàn nho phong vị phú” nổi tiếng
2/ Tác phẩm
- “Hàn nho phong vị phú” nói về phong vị sống của nhà nho nghèo: luôn tìm thú vui và tiếng cười trong cảnh nghèo, sống thanh thản nhàn nhã
- Bài phú có 68 vế. 
- Đoạn trích học gồm 20 vế đầu miêu tả nơi ở, cách sống và ăn mặc của nhà nho nghèo
II/ Hướng dẫn đọc thêm
1/ Câu 1: Vấn đề tác giả nêu ra trong 4 vế đầu là cái nghèo 
- Rõ ràng tác giả ko thích cái nghèo và khẳng định: nghèo là điều đáng ghét. Vì thế mở đầu, tác giả “văng” ra lời chửi: “ Chém cha cái khó” -> Lời chửi được lặp lại 2 lần với giọng khẳng định 
- Tiếp theo, tg’ chứng minh rằng: từ thánh nhân đến hạ dân đều cho rằng nghèo là điều đau khổ, nhục nhã “rành rành kinh huấn”, “ấy ấy ngạn ngôn”. Thánh nhân thì coi đấy là “lục cực” còn hạ nhân thì coi đấy là đứng đầu vạn tội. 
2/ Câu 2: 
- Hai chữ “kìa ai” dùng để vừa chỉ tác giả, vừa chỉ những người lâm vào cảnh bần hàn như chính tác giả
- Bởi vậy, cách nói ấy hàm nghĩa mở rộng, người đọc muốn hiểu tác giả nói về ai cũng được, nên tránh được sự thô thiển, cạn hẹp
3/ Câu 3: Tác giả tả cảnh nhà nho nghèo trên 3 phương diện: ở, ăn và mặc
- Để tả cảnh nghèo, tg’ ko trực tiếp dùng chữ “nghèo” nào nhưng người đọc vẫn nhận ra cuộc sống của vị hàn nho này rất nghèo. Đấy là lối nói theo kiểu “phô trương” thường được dùng trong văn học trào phúng.
+ Về vẻ ngoài: vị hàn nho này ko chỉ có tất cả, mà còn có rất nhiều, rất “sang” là đằng khác: 
Nào là “nhà”: nhà ko chỉ 3 gian, mỗi gian đều 4 vách mà còn có đủ cả sân, bếp, buồng, giường, màn gió, phên ngăn ra vẻ phong lưu. Trong nhà lại nuôi mèo, nuôi lơn, có giàn đựng bát, có niêu nấu cơm, có máng lợn ăn, có trẻ “tri trô” rất ư là hạnh phúc
Chẳng những thế, anh ta còn sống “hoà mình” với thiên nhiên, cùng nắng, mưa, trăng sao, gió mát
+ Tuy nhiên, về thực chất, tác giả cho thấy vị hàn nho này chẳng có gì cả: tường thì làm bằng mo cau, nhà thì lợp bằng cỏ, kèo mọt, sân hoang, mối dủi, giun đùn, nắng rọi, mưa xoi, lợn đói, chuột buồn một số 0 tròn trĩnh.
Lối nói phô trương về sự “giàu sang” của Nguyễn Công Trứ giống cách “khoe giàu” trong dân gian:
Giẫu giầu giâu, thiếu mười trâu, đầy một chục
Lợn thì lúc nhúc, thiếu mười chục đầy một trăm
Gà chạy lăng xăng, thiếu một trăm đầy mười chục
+ Về ăn, mặc: 
Tác giả cũng dùng lối nói phô trương: Nhà nho nghèo cũng “ngày ba bữa” và đủ cả: “trà, trầu, áo, khăn” nghĩa là về hình thức và số lượng, anh ta chẳng kém ai. 
Chỉ có điều: Về nội dung và chất lượng chẳng có gì. Ăn tuy là 3 bữa nhưng toàn là rau, trà thì bằng lá bàng, lá vối áo khăn cũng vậy.
- Hai chữ “phong vị” trong bài, tác giả dùn ... , cần dựa trên kinh nghiệm, vốn sống bản thân và của những người khác để thể nghiệm văn bản.
Bài tập 2- Thế nào là ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hoá? Vì sao nói: để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần phải đặt văn bản vào trong ngữ cảnh?
(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 2- 
+ Các phương diện của ngữ cảnh:
- Ngữ cảnh văn bản: là tổ chức, kết cấu nội tại của văn bản, qui định ý nghĩa của chính văn bản hoặc của từng yếu tố trong văn bản.
- Ngữ cảnh tình huống: tình huống cụ thể, như ai nói (viết), ai nghe (đọc), ở đâu (địa điểm), lúc nào (thời gian)?...
- Ngữ cảnh văn hóa: bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội..
+ Giải thích: để hiểu được ý nghĩa của hình tượng trong văn bản, cần đặt văn bản vào trong ngữ cảnh, vì các yếu tố trong ngữ cảnh nâng đỡ, chi phối và quyết định ý nghĩa của văn bản.
Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau cùng, vậy vì sao nói: đọc- hiểu văn bản phải lấy tư tưởng chính để soi vào các chi tiết?
(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 3- Tư tưởng chính của văn bản được phát hiện sau, nhưng không phải là sau cùng. Qua các chi tiết, người đọc có thể dự đoán và cảm nhận được một phần tư tưởng của văn bản. Khi đọc xong, tư tưởng ấy được định hình rõ hơn, và bạn đọc phải đối chiếu ngược trở lại để hiểu ró hơn ý nghĩa của các từ ngữ, các chi tiết. Đây là một quá trình linh hoạt, năng động.
Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò như thế nào trong việc đọc- hiểu văn bản văn học?
(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 4- Thể nghiệm có vai trò rất quan trọng trong quá trình đọc- hiểu văn bản văn học. Người đọc bao giờ cũng phải huy động vốn sống, kinh nghiệm và tri thức cuộc đời mà họ đã tích luỹ được, cũng như những điều đã quan sát được ở những người xung quanh để “ứng nghiệm”, “nhập vai” mà hiểu và đồng cảm hay phản ứng đối với những nhân vật hay cảm xúc trong tác phẩm- đó chính là sự thể nghiệm.
II/ Luyện tập
Bài tập 1- Xác định ngữ cảnh của các tác phẩm:
a- Bài phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu). 
(HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 1- 
Gợi ý: 
a. Ngữ cảnh của Bài phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu): sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, khi nhà Trần bắt đầu suy thoái.
Rộng hơn, qua các điển tích, điển cố (như Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô, Bách Việt, Tử Trường, Xích Bích, Hợp Phì...), ta hiểu rõ hơn ngữ cảnh văn hóa là cả nền văn hóa phương Đông với bề dạy lịch sử của nó.
b- Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi).
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
b. Ngữ cảnh tình huống của bài Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi): sau chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi bá cáo trước toàn thể nhân dân và thế giới biết về sự ra đời của triều đại mới – triều Lê.
Ngữ cảnh văn hoá: văn hoá thời phong kiến thể hiện qua các từ ngữ, điển tích, điển cổ đã được chú thích.
c- Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du).
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
c. Các đoạn trích Truyện Kiều (Nguyễn Du):
- Ngữ cảnh tình huống: Truyện Kiều được sáng tác trong thời gian "mười năm gió bụi" của Nguyễn Du, dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc). Các đoạn trích: "Trao duyên","Nỗi thương mình", "Chí khí anh hùng" còn có thêm ngữ cảnh nữa, đấy là vị trí của mỗi đoạn trong tác phẩm.
- Ngữ cảnh văn hoá: Căn cứ vào thể thơ (lục bát) chữ viết (Nôm) và cách sử dụng ngôn ngữ để xác định ngữ cảnh văn hoá, đó là nền văn hóa phương Đông và văn hóa truyền thống Việt Nam.
Bài tập 2- Nêu mối quan hệ giữa tư tưởng chính và chi tiết trong các văn bản, đoạn trích sau:
a. Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
Bài tập 2- 
a. Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi).
- Tư tưởng chính: Tâm trạng, các xúc, tình yêu trước bức tranh thiên nhiên mùa hè đầy sức sống.
- Tư tưởng chính thể hiện xuyên suốt và thống nhất trong từng chi tiết: hình ảnh, màu sắc, âm thanh... của bức tranh ngày hè và ước mong của nhà thơ (2 cấu cuối).
b. Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
b. Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
- Tư tưởng chính: Cảm thông với nỗi đau khổ của nàng Kiều khi nàng rơi vào bi kịch giữa hiếu và tình.
- Các chi tiết như: Cậy, nhờ, lạy Thuý Vân, viện nhiều lý do để thuyết phục Thuý Vân, trao kỉ vật, dặn dò... đều có giá trị trong việc thể hiện tư tưởng chính của đoạn trích.
c. Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên).
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
c. Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên).
- Tư tưởng chính: Ngợi ca nhân cách cứng cỏi, quyết liệt của quan Thái sư Trần Thủ Độ trong việc giữ vững kỉ cương phép nước.
- Tư tưởng chính thể hiện ở các chi tiết: Khen thưởng người hoặc mình, người canh cửa thềm cấm,; đòi chặt ngón chân kẻ xin làm câu đương, từ chối việc phong tướng cho anh trai mình.
Bài tập 3- Cho biết các nhận định sau đã thỏa đáng hay chưa và giải thích lí do? (Xem SGK)
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
Bài tập 3- Nhận xét các ý kiến.
+ Nhận định 1: “Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão thể hiện lý tưởng của người muốn lập công danh” về cơ bản là đúng, tuy nhiên, cần hiểu “công danh” theo nghĩa gắn với cứu nước.
+ Nhận định 2: "Ở bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí, nhà thơ chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh để biểu hiện chính mình". Nhận định trên chưa đúng, vì Nguyễn Du tuy có nói về mình nhưng không phải "chỉ mượn hình ảnh Tiểu Thanh", Tiểu Thanh là một đối tượng biểu cảm trước tiên, tượng trưng cho số phận con người tài hoa bạc mệnh nói chung chứ không phải chỉ đại diện cho Nguyễn Du.
+ Nhận định 3: "Đoạn trích Nỗi thương mình chỉ thể hiện cảnh sống không đẹp chốn lầu xanh". Nhận định trên sai, vì đoạn trích tuy có nói đến cuộc sống dơ bẩn của nàng Kiều ở chốn lầu xanh, nhưng trọng tâm là thể hiện nỗi đau của nàng khi thấy cuộc đời và số phận mình trôi dạt đến chỗ dơ bẩn.
TiÕt 139 tiÕng viÖt:
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
(Tiếp theo)
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1. Nắm được yêu cầu về các mặt: từ ngữ, ngữ pháp và phong cách chức năng ngôn ngữ khi sử dụng tiếng Việt.
2. Biết vận dụng các yêu cầu trên vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV&HS
Yêu cầu cần đạt
I/ Những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt về mặt từ ngữ, ngữ pháp và phong cách
Gv cho hs đọc mục 2 (SGK) và cho biết các yêu cầu của việc dùng từ ngữ?
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
1/ Các yêu cầu của việc dùng từ:
- Dùng từ đúng nghĩa (Tính chính xác).
- Dùng từ có tính nghệ thuật (tức có hiệu quả biểu đạt cao, đạt tới trình độ thẩm mĩ trong việc dùng từ)
(HS phân tích các ví dụ trong SGK)
Gv cho hs đọc mục 3 (SGK) và cho biết: 
a- Ngữ pháp là gì?
b- Các yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt về mặt ngữ pháp?
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
2/ Yêu cầu về ngữ pháp
a- Ngữ pháp là những qui tắc kết hợp các tiếng để tạo từ, các từ, ngữ để tạo câu... Có rất nhiều qui tắc tạo câu, tạo ngữ, tạo từ.
b- Các yêu cầu của việc sử dụng ngữ pháp:
- Nắm vững các qui tắc ngữ pháp.
- Nói và viết đúng qui tắc ngữ pháp.
- Vận dụng linh hoạt các qui tắc ngữ pháp.
(HS phân tích các ví dụ trong SGK)
Gv cho hs đọc mục 4 (SGK) và cho biết các yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt về mặt phong cách?
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
3/ Các yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt về mặt phong cách:
- Nắm vững đặc điểm của các phong cách.
- Nói viết đúng phong cách.
II/ Luyện tập
Bài tập 1- Giải nghĩa và nhận xét cách dùng 2 từ "bán” , "mua” trong các ví dụ (SGK).
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
Bài tập 1- 
Gợi ý:
- Giải nghĩa:
+ Bán: đổi vật (hàng hoá) lấy tiền.
+ Mua: đổi tiền lấy vật (hàng hoá).
- Nhận xét cách dùng từ:
a-"Bán" và "mua" trong ví dụ đầu (trích Đẻ đất đẻ nước)được dùng với nghĩa gốc.
-"Bán" trong ví dụ 2 (Tấm Cám) có sự chuyển nghĩa: “bán hàng” nghĩa là trông coi cửa hàng, có thể gồm cả những việc khác ngoài “bán”. Tuy nhiên, chủ yếu, từ “bán” ở đây cũng hiểu theo nghĩa gốc.
b- "Bán" trong ví dụ 3 (tục ngữ) có nghĩa là “quên, nhạt, phai về tình cảm”(Bán anh em xa), còn "mua" là “giữ quan hệ gần gũi, thân thiết” (mua láng giềng gần).Như vậy, bán và mua trong ví dụ b-có nghĩa khác với bán trong 2 ví dụ a-.
Bài tập 2- Đọc các câu sau (SGK).
Hãy cho biết từ “ăn” và từ “đớp” trong hai câu trên có quan hệ gì với nhau về nghĩa? Hai từ đó có nét nghĩa nào khác nhau?
(HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp)
Bài tập 2-
- Hai từ "ăn" và "đớp" đồng nghĩa biểu vật (cùng chỉ hành động tiếp thụ thực phẩm của động vật).
- Nét nghĩa khác nhau là: "ăn" có sắc thái trung tính, dùng rộng rãi với cả người, vật còn "đớp" có sắc thái “vội vàng”, thường dùng cho vật. 
Nếu dùng cho người sẽ có ý nghĩa châm biếm, nói xấu...
Bài tập 3- 
a- Phân tích cấu tạo ngữ pháp của cụm danh từ: một bát cơm (theo ví dụ- SGK)
(HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
Bài tập 3-
a- Cấu tạo ngữ pháp của cụm danh từ: một bát cơm.
-Phụ trước: một
-Trung tâm: bát
-Phụ sau: cơm
(HS có thể vẽ sơ đồ)
b- Chứng minh cách vận dụng linh hoạt qui tắc ngữ pháp về cấu tạo của cụm danh từ.
(HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp)
b- Cách vận dụng linh hoạt thể hiện ở sự tỉnh lược từ ngữ trong các cụm danh từ: hai (bát) và một (bát) (Tỉnh lược “bát”).
Bài tập về nhà: Chuẩn bị cho bài học sau (Ôn tập tiếng Việt) HS cần thực hiện bài viết giới thiệu ca dao Việt Nam (Bài tập 6)
(HS tự thực hiện ở nhà)
Hướng dẫn bài tập về nhà: 
Đọc lại các bài ca dao đã học, viết một bài văn ngắn giới thiệu ca dao Việt Nam theo các ý chính sau:
- Ca dao là phần lời của các bài hát dân ca, được hát lên, đọc lên trong các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật...
- Ca dao Việt Nam là một kho tàng phong phú, phản ánh đời sống tình cảm của nhân dân lao động.
- Ca dao Việt Nam có nhiều loại: ca dao tình nghĩa, ca dao hài hước, châm biếm, ca dao than thân trách phận...
- Ca dao có giá trị về nhiều mặt: là kho tàng tri thức, kinh nghiệm về đối nhân xử thế, là nơi lưu giữ những hình thức nghệ thuật của dân tộc...
Tiết 140 LÀM VĂN: 
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 8
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Hiểu được các yêu cầu của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
- Tự đánh giá được bài viết trên các phương diện: nội dung, kiến thức, kĩ năng cơ bản của ba phần Văn, Tiếng Việt và Làm văn theo chương trình và SGK Ngữ văn 10 nâng cao, chủ yếu là học kì II.
B- QUI TRÌNH TRẢ BÀI
1- GV đọc và chép lại đề kiểm tra cuối năm lên bảng. HS chép lại đề này vào vở (đối với đề tự luận).
2- GV nêu các yêu cầu: 
+ Yêu cầu về kiểu văn bản (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, hay nghị luận?)
+ Nội dung kiến thức cần làm nổi bật những vấn đề gì?
+ Phạm vi tư liệu (lấy ở tác phẩm, tác gia, giai đoạn nào?)
+ Cách thức trình bày, diễn đạt (có sạch sẽ không? có mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp không?)
3- HS suy nghĩ, tự nhớ lại bài biết của mình, và tự đánh giá.
4- GV trả bài. HS xem lại bài viết của mình, đối chiếu với yêu cầu của đề, rút kinh nghiệm và sửa chữa những chỗ sai, bổ sung những chỗ còn thiếu...

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu Van 10 NC.doc