Tiết: 55
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA
VĂN BẢN THUYẾT MINH
A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyếtminh.
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.
B- Tiến trình dạy học:
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: ?Ngôn ngữ sinh hoạt là gì?NNSH được tồn tại ở mấy dạng?Cho ví dụ minh hoạ.
3- Giới thiệu bài mới:
Tiết: 55 CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyếtminh. - Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. B- Tiến trình dạy học: 1- Ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ?Ngôn ngữ sinh hoạt là gì?NNSH được tồn tại ở mấy dạng?Cho ví dụ minh hoạ. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc SGK. Thế nào là văn bản thuyết minh? -Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản viết như thế nào? - Có bao nhiêu kiểu văn bản thuyết minh? Ví dụ 1: SGK/tr166 ? Mục đích đối tượng của văn bản này. ? Các ý chính của văn bản này. + Giới thiệu vấn đề gì? + Thường được diễn ra như thế nào và ở đâu? + Thể lệ và hình thức? + Nội dung? + Ý nghĩa? - Các ý đó được sắp xếp như thế nào? Ví dụ2: SGK/tr167 ? Mục đích đối tượng của văn bản này. Nội dung chính? ? Quả bưởi nơi đây được miêu tả như thế nào. ? Công dụng của bưởi Phúc Trạch. ? Ý nghĩa, danh tiếng. ? Các ý trong văn bản được sắp xếp như thế nào. Học sinh nêu kết cấu của văn bản thuyết minh. 4- Củng cố: - Học sinh đọc Ghi nhớ SGK. - Làm bài tập luyện tập. - Giáo viên chốt ý. 5- Dặn dò: - Làm bài tập SGK. - Học sinh tìm hiểu và viết bài. Chuẩn bị Lập dàn ý bài văn thuyết minh” theo SGK. I. Khái niệm 1. Thế nào là văn bản thuyết minh - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. - Có nhiều loại văn bản thuyết minh. + Có loại chủ yếu trình bày, giới thiệu như thuyết minh về một tác giả, tác phẩm, một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử, một phương pháp. + Có loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng với những hình ảnh sinh động giàu tính hình tượng. 2. Kết cấu của văn bản thuyết minh a.Văn bản 1: - Giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đồng Vân thuộc Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây - Các ý chính: + Giới thiệu sơ lược về làng Đồng Vân xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Tây + Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày rằm tháng riêng. + Luật lệ và hình thức thi. + Nội dung hội thi (diễn biến cuộc thi). + Đánh giá kết quả. + Ý nghĩa hội thi thổi cơm ở Đồng Văn - Các ý được sắp xếp theo trật tự thời gian và lô gích. b. Văn bản 2: - Giới thiệu Bưởi Phúc Trạch- Hà Tĩnh. - Các ý chính: + Trên đất nước ta có nhiều loại bưởi nổi tiếng: Đoan Hùng (Phú Thọ), Long Thành (Đồng Nai), Phúc Trạch (Hà Tĩnh). + Miêu tả hình dáng quả bưởi Phúc Trạch (Hình thể, màu sắc bên ngoài, mùi thơm của vỏ, vỏ mỏng). + Miêu tả hiện trạng (màu hồng đào, múi thì màu hồng quyến rũ, tép bưởi, vị không cay, không chua, không ngọt đâmj mà ngọt thanh). + Ở Hà Tĩnh người ta biếu người ốm bằng bưởi. + Thời kì chống Pháp, chống Mĩ thương binh mới được ưu tiên. + Bưởi đến các trạm quân y. + Các mẹ chiến sĩ tiếp bộ đội hành quân qua làng. + Trước CM có bán ở Hồng Kông, theo Việt Kiều sang Pari và nước Pháp. + Năm 1938 bưởi Phúc Trạch được trúng giải thưởng trong một cuộc thi. Ban giám khảo xếp vào hàng “Quả ngon xứ Đông Dương” => Cách sắp xếp là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau. Được giới thiệu theo trình tự không gian (từ bên ngoài và trong), hình dáng bên ngoài đến chất lượng bên trong, sau đó giới thiệu giá trị sử dụng bưởi Phúc Trạch. Trình tự hỗn hợp. Tóm lại: kết cấu của văn bản thuyết minh là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh và phù hợp với mối quan hệ bên trong hoặc bên ngoài với nhận thức con người. II.Luyện tập Bài1-Tr168 Chọn hình thức kết cấu hỗn hợp: - Giới thiệu Phạm Ngũ Lão một vị tướng và cũng là môn khách, là rể Trần Quốc Tuấn. - Đã từng ca ngợi sức mạnh của nhân dân đời Trần trong đó có Phạm NGũ Lão. - Phạm Ngũ Lão còn băn khoăn vì nợ công danh. - So sánh với Gia Cát Lượng thì thấy xấu hổ vì mình chưa làm được là bao để đáp đền nợ nước. Bài2/tr168 - Giới thiệu về đền Bắc Lệ, Tân Thành Tiết: 56 LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Biết cách sắp xếp một dàn ý thuyết minh - Vận dụng một cách khoa học, để sắp xếp thời gian và xác định đề tài. B- Tiến trình dạy học: 1- Ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản thuyết minh có những hình thức kết cấu nào. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc SGK. Giáo viên hướng dẫn học sinh tham khảo gợi ý SGK. VD: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về một công việc mà em yêu thích. -Nêu sở thích của cá nhân. -Vì sao lại thích? -Để thực hiện được sở thích đó em đã làm những gì?.. Trình bày một dàn ý bài thuyết minh cần phải như thế nào? - Lập dàn ý thường có mấy bước? Mở bài ta thực hiện công việc nào? -Thân bài nhiệm vụ cần phải thực hiện? + Tìm ý, chọn ý phải như thế nào? + Thế nào là “Sắp xếp ý”? - Kết bài của một bài dàn ý thuyết minh thường phải thực hiện các bước như thế nào? (Học sinh có thể so sánh với văn bản tự sự -giống và khác nhau) 4- Củng cố: - Học sinh làm bài tập. Đề: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về 1 công việc mà em yêu thích. +Cách thưa gửi như thế nào? +Công việc em yêu thích là gì? +Tại sao lại yêu thích? 5- Dặn dò: - Hoàn thành bài tập SGK. - Chuản bị “Bạch Đằng giang phú” theo SGK. I. Dàn ý bài văn thuyết minh - Trình bày theo trật tự nhất định theo thời gian, địa điểm. Nhận thức riêng cuả cá nhân đối tượng nghe dược nói tới. II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh 1.Xác định đề tài - Đề tài viết về vấn đề gì? - Đề tài đó như thế nào? - Tác dụng ra sao đối với mỗi cá nhân... 2. Lập dàn ý Thường gồm 3 phần: A- Mở bài: - Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào) - Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận). - Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,.. rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ). B- Thân bài: - Tìm ý, chọn ý: cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,.. được giới thiệu không? - Sắp xếp ý: cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy. C- Kết bài: - Trở lại được đề tài của bài thuyết minh. - Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả. III. Luyện tập - Mở bài: + Cách thưa gửi đối với người đọc người nghe. + Công việc mà em yêu thích đó là việc nấu ăn. - Thân bài: + Công việc đem đến cho em thú vui là làm cho mọi người được thưởng thức các hương vị đậm đà của các món ăn ngon. + Em thích thú với việc nấu nướng, vì mỗi bữa ăn là một tiếng cười vui, tràn đầy sức sống, được gần gũi gia đình đầm ấm. + Được đem đến cho cho mọi người tiếng cười chính là niềm vui trong cuộc sống của em... - Kết bài: + Khẳng định niềm vui ý thích của riêng cá nhân. + Sự thuyết phục em bằng niềm vui đó chính là tình cảm với gia đình, người thân, bè bạn,... + Cảm ơn sự lắng nghe của khán giả, bạn đọc... Tiết 57 PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú) -Trương Hán Siêu - A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm được cảm hứng tự hào lịch sử của tác giả trước chiến công vang dội và hào hùng. Tác phẩm thể hiện hào khí thời đại hào khí Đông A. - Cảm hứng lịch sử thể hiện rõ qua việc thăm sông Bạch Đằng. B- Tiến trình dạy học: 1- Ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc SGK ? Em biết điều gì về Trương Hán Siêu. ? Sông Bạch Đằng, vai trò lịch sử của sông Bạch Đằng. ? Em biết gì về thể Phú. Học sinh đọc bài. ? Em hãy tìm hiểu các nhân vật trong bài phú. ? Nhân vật khách xuất hiện với tính các nổi bật như thế nào. ? Khách đã gặp gì ở sông Bạch Đằng. ? Các bô lão kể với khách điều gì. ? Các bô lão bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào. ? Bài phú kết thúc bằng 2 lời ca, 2 lời ca thể hiện điều gì. ? Tư tưởng gì thể hiện qua lời ca của khách. 4- Củng cố: ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? 5- Dặn dò: - Nắm nội dung bài. - Chuẩn bị “Đại cáo bình Ngô”, Phần I -Tác giả Nguyễn Trãi theo hướng dẫn SGK. I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả: -Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay là thị xã Ninh Bình). - Dưới triều Anh Tông, Dụ Tông làm quan to, lúc mất được truy tặng Thái bảo, được thờ ở Văn miếu. - Ông học vấn uyên thâm, sinh thời được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. 2. Sông Bạch Đằng (SGK) 3. Thể phú: - Là một thể tài của văn học trung đại Trung Quốc được chuyển dụng ở Việt Nam . - Phú là thể văn vần hoặc văn xuôi kết hợp văn vần dùng để miêu tả cảnh vật, phong tục, - Bố cục bài phú gồm bốn phần: đoạn mở; đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. II. Đọc hiểu 1. Văn bản (SGK) 2. Phân tích a. Nhân vật khách: - Ham du ngoạn, giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng, gót giang hồ đi khắp nơi: Cửa Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt.... - Là người có tâm hồn phóng khoáng, tự do. Ưa hoạt động, khoái trí, ham hiểu biết. - Nhân vật trữ tình đi vào miêu tả không gian cụ thể, phong cảnh cụ thể. + Bát ngát sóng kình; thướt tha đuôi trĩ; đất trời một sắc, phong cảnh ba thu; sông chìm giáo gãy; gò đầy sương khô. - Khách đề cao cảnh trí sông Đằng. => Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng lịch sử, tâm hồn “khách” luyến tiếc ngậm ngùi về thời qúa khứ đẫ qua, thời quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Khách vừa vui, tự hào, vừa buồn, nuối tiếc khi đến sông Bạch Đằng. b. Bạch Đằng giang qua sự hồi tưởng của các bô lão: - Cảm xúc trữ tình thành cảm xúc anh hùng ca. - Những chiến công ở sông Bạch Đằng lừng danh không chỉ đối với thời đại mà, ý nghiã mãi với lịch sử dân tộc. + Là trận đánh kinh thiên động địa: trận thuỷ chiến được khắc hoạ cô đọng hàng loạt hìng ảnh nói lên sự mãnh liệt hùng dũng. - Kẻ địch có lực lượng hùng mạnh, lại thêm mưu ma chước quỷ. Ta chiến đấu trên chính nghĩa, vì chính nghĩa nên thuận lẽ trời. Thêm vào đó, ta lại có địa lợi, nhân hoà là những yếu tố quyết định của chiến thắng. c. Bình luận về chiến thắng trên sông Bạch Đằng: - Theo binh pháp cổ muốn thắng có 3 nhân tố cơ bản (thiên....địa...nhân...). Các bô lão chỉ ra: sự trợ giúp của trời; tài năng của người chèo lái cuộc chiến: con người có tài, nhân vật xuất chúng, đảm đương gánh nặng mà non sông giao phó. - Sự anh minh của hai vua Trần, đặc biệt là Tiết chế Quốc công Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn có tài thao lược, có tầm nhìn chiến lược đáng được muôn đời ca ngợi. d. Lời ca của khách: - Lời ca các bô lão: nhấn mạnh lẽ đời mang tính quy luật: bất nghĩa tiêu vong; anh hùng lưu danh. - Khách: đề cao vai trò hai vị Thánh quân - Hai vua Trần. Đức cao mới thật sự là điều quyết định của chiến cuộc. Đề cao giá trị con người - mang giá trị nhân văn sâu sắc. III.Tổng kết: 1. Nội dung: Phú sông Bạch Đằng là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. - Nhà thơ b ... ra đi là thái độ và cử chỉ dứt khoát, không chần chừ, anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du. => Hình ảnh lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ đó cũng chính là niềm tin niềm hi vọng của Kiều ở Từ Hải (người chồng thương yêu). III.Tổng kết 1. Nội dung - Ca ngợi vẻ của chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử” bậc “đại trương phu”. - Lí tưởng hoá người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ cứu giúp đời. - Tấm chân tình của Từ Hải và Thuý Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin tưởng tương lai. 2. Nghệ thuật -Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại rõ nét. - Lời đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin đầy bản lĩnh. Đọc thêm THỀ NGUYỀN (Trích: Truyện Kiều) - Nguyễn Du - A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Tìm hiểu về một nhân vật có công khai sáng nhà Trần. - Có thđộ đúng đắn khi nhìn nhận về con người có công và những sai lầm, tàn bạo. - Hiểu rõ hơn về “Văn sử bất phân”. B- Tiến trình dạy học: 1- Ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Giới thiệu bài mới: HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc phần Tiểu dẫn. Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi SGK. 4- Củng cố: - Giáo viên chốt ý. - Học sinh ghi chú. 5- Dặn dò: - Học bài. Chuẩn bị “Trả bài viết số 6”. I- Tìm hiểu chung - Tiểu dẫn: SGK II- Hướng dẫn đọc thêm Câu 1 - Các từ: Vội, xăm xăm, băng không chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm ủa Kiều mà còn trước hết thể hiện sự khẩn trương, vội vã của nàng trong hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính nàng. -Tiếng gọi của con tim tình yêu, nàng như tranh đua với thời gian, với định mệnh đang ám ảnh nàng từ buổi chiều đi hội đạp thanh. -Lời báo mộng cùng trong số kiếp, trong hội Đoạn trường của Đạm Tiên. Câu 2 - Cách dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng rất đẹp, rất sang: giấc hoè, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân - Tâm trạng bâng khuâng, bàng hoàng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực của chàng Kim. Và không chỉ của chàng Kim mà còn của nàng Kiều nũa trong không gian ấy, trong phút giây này, cứ ngỡ trong mơ, không có thực - Sự gắn bó keo sơn, son sắt của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và chung thuỷ của họ là vầng trăng vằng vặc giữa trời. => Chất lãng mạn và đầy lí tưởng. Câu 3 - Đoạn trích cho thấy tình yêu của hai người rất cao đẹp và thiêng liêng. Lời thề của họ được vầng trăng chứng giám. Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục một cách lôgích quan niệm và cách nhìn tình yêu của Thuý Kiều, ngược lại đoạn trích này cũng góp phần để hiểu đúng đoạn Trao duyên, vì đây là một kỉ niệm đẹp đối với Kiều và Kiều sẽ nhớ lại những chi tiết trong đêm thề nguyền thiêng liêng này. Tiết: 86 LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Củng cố và nâng cao kiến thức (hiểu biết) về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và cách sử dụng các phương pháp lập luận. - Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận. B- Tiến trình dạy học: 1- Ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ?Đọc thuộc lòng (diễn cảm) đoạn trích “Nỗi thương mình” và phân tích tâm trạng nàng Kiều. 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc ví dụ Thảo luận câu hỏi SGK. Giáo viên chốt ý Học sinh rút ra kết luận (phần ghi nhớ) Học sinh đọc văn bản ? Xác định luận điểm của văn bản. Giáo viên chốt. ? Căn cứ vào luận điểm hãy xác định luận cứ trong văn bản “Chữ ta” ? Luận cứ trong văn bản “Lại dụ Vương Thông” có đặc điểm gì khác. Học sinh thảo luận về phương pháp lập luận trong hai văn bản vừa xét. 4- Củng cố: - Học sinh đọc Ghi nhớ SGK. - Làm bài tập - Giáo viên củng cố. 5- Dặn dò: - Làm bài tập còn lại trong SGK. - I- Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận Xét ví dụ SGK 1. Đích của lập luận: Nay các ông (giặc Minh -bọn Vương Thông) không hiểu thời thế, lại dối trá, tức là “kẻ thất phu hèn kém” thì sao “cùng nói việc binh được”. 2. Các luận cứ đều là lí lẽ: xuất phát từ một chân lí tổng quát: “người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.” mà suy ra kết luận (hệ quả): được thời,. Bọn giặc Minh cầm chắc thất bại. 3. Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) muốn đạt tới. II- Cách xây dựng lập luận 1. Xác định luận điểm Xét văn bản “Chữ ta” ta thấy có hai luận điểm cơ bản: - Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lán lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta. - Một số trường hợp tiếng nước ngoài được dưa vào báo chí một cách không cần thiết gây thiệt thòi cho người đọc. 2. Tìm luận cứ - Luận cứ của hai luận điểm trong văn bản “Chữ ta” là những bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của người viết đã từng ở Hàn Quốc và Việt Nam. - Các luận cứ trong lập luận của Nguyễn Trãi đều là lí lẽ. 3. Lựa chọn phương pháp lập luận a. Văn bản của Nguyễn Trãi: lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân - quả. b. Văn bản “Chữ ta”: phương pháp quy nạp và so sánh, đối lập. => Ngoài ra còn một số phương pháp phản đề, loại suy, * Ghi nhớ: SGK III- Luyện tập Bài tập 1 SGK Tr 111 - Luận điểm của lập luận: chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng. - Các luận cứ của lập luận: + Các luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án tố coá những thế lực tàn bào chà đạp lên con người; khẳng định đề cao con người. + Các luận cứ thực tế khách quan: liệt kê các tác phẩm cụ thể giàu tínhư nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí đến các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII giữa thế kỉ XIX. + Phương pháp lập luận: lập luận theo phương pháp quy nạp * Chú ý: cần phân biệt giữa phương pháp lập luận và cách trình bày lập luận. Hai lĩnh vực này không hoàn toàn thống nhất với nhau. Tiết: 87 . TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6 A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nhận thức rõ những ưu và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết, đặc biệt là kĩ năng chọn chi tiết tiêu biểu kết hợp thao tác thuyết minh về những sự kiện lịch sử. - Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn thuyết minh. B- Tiến trỡnh dạy học: 1- Ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng đoạn thơ miêu tả khung cảnh thề nguyền giữa Kim và Kiều. Em có nhận xét gì về đoạn thơ này? 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh nhắc lại đề. ? Nhận xét hình thức thể loại. GV chỉ ra. Học sinh theo dõi. - Đọc một số bài mẫu. - Chỉ ra một số lỗi điển hình. 4- Củng cố - Giáo viên và học sinh cùng sửa lỗi bài (Tham khảo đáp án). - Học sinh đọc lại bài và sửa lỗi (nếu có). 5- Dặn dũ - Sửa bài viết số 6. - Chuẩn bị "Văn bản văn học " theo hướng dẫn SGK. I- Phân tích đề 1. Đề bài - Anh (chị) hãy thuyết minh những chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn được Nguyễn Trãi nêu trong Đại cáo bình Ngô. II- Nhận xét chung 1. Ưu điểm: - Bài thuyết minh khá kĩ về những chiến thắng trong Đại cáo bình Ngô. - Những chiến thắng tiêu biểu từ Trà Lân, Tốt Động, đến Chi Lăng, Xương Giang,có trong các bài viết. - Bố cục bài đã có sự chuyển biến so với những bài viết trước, rõ ràng, mạch lạc hơn 2. Nhược điểm: - Lỗi diễn đạt chưa thoát ý. - Các chi tiết, sự việc sắp xếp chưa lô - gích. - Chữ viết bẩn, ẩu, chưa đẹp. III- Sửa lỗi 1. Hình thức: - Rèn chữ viết, chú ý lỗi chính tả. - Trình bày dẫn chứng minh hoạ cần khoa học hơn. 2. Nội dung: - Giới thiệu về những chiến thắng, đặc biệt là Chi Lăng, Xương Giang,... cần nắm thêm những tài liệu lịch sử. -Thuyết minh dựa theo văn bản Đại cáo bình Ngô; - Qua những chiến thắng người đọc thấy được khái quát công cuộc giải phóng đất nước hết sức hào hùng của nghĩa quân Lam Sơn nói riêng và của dân tộc ta ở thế kỉ XV nói chung. Tiết: 88 VĂN BẢN VĂN HỌC A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nhận biết các tiêu chí của một văn bản văn học theo quan niệm hiện nay. Hiểu rõ quá trình chuyển biến từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc. - Biết rõ các tầng của cấu trúc văn bản văn học và mối liên hệ giữa các tầng đó. - HIểu văn bản là một chỉnh thể không đơn giản, phải đi sâu tìm hiểu mới dần thấy rõ hàm nghĩ của nó. B- Tiến trình dạy học: 1- Ổn định tổ chức: 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Học sinh đọc phần Tiểu dẫn. Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi SGK. Học sinh đọc ví dụ. ? Những từ láy trong ví dụ có tác dụng gì. Học sinh và giáo viên xét ví dụ. => tầng hình tượng. Học sinh đọc SGK. ? Em hiểu như thế nào là hàm nghĩa. Học sinh đọc SGK. 4- Củng cố: - Học sinh làm bài tập. - Giáo viên chốt ý. 5- Dặn dò: - Học bài. Chuẩn bị “Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối” theo hướng dẫn SGK. I- Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học - Có ba tiêu chí: 1. Văn bản văn học là những tác phẩm đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mạn nhu cầu them mĩ của con người. 2. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng có tính them mĩ cao. 3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, đảm bảo những quy ước nghệ thuật cho từng thể loại cụ thể. II- Cấu trúc của văn bản văn học 1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa + Những từ láy liên tiếp: loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh với âm thanh của nó gợi lên một cái gì nhanh nhẹn, tươi trẻ, hồn nhiên. => Chú ý đến ngữ âm song song với ngữ nghĩa của văn bản. - Đọc văn bản, ta phải hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, từ nghĩa đen đến ngiã bóng. So sánh: ngôi sao - ngôi sao điện ảnh; con chó sói - lòng lang dạ sói; mùa xuân - tuổi xuân; => Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản. 2. Tầng hình tượng - Xét VD: SGK - Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng (tuỳ quy mô văn bản: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài,... và tuỳ thể loại: ỵư sự, trữ tình, kịch,...) mà có sự khác nhau. 3. Tầng hàm nghĩa - Đọc văn bản mà không hiểu hàm nghĩa khác nào ta biết tên, biết mặt một con người mà không hiểu được phần sâu thẳm trong tâm hồn họ. III- Từ văn bản đến tác phẩm văn học - Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống càng thấu hiểu các quy luật nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng hiện lên đầy đủ hơn, phong phú hơn trong tâm trí. IV- Luyện tập 1. Bài tập 1 a. Đây là bài thơ văn xuôi => hai đoạn đối xứng => các nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính cách tương phản. b. Chỗ dựa con người không thuần tuý chỉ là vật chất mà còn là tinh thần. 2. Bài tập 2: Bài “Thời gian ” của Văn Cao: a. Bài thơ chia làm hai đoạn - Câu 1, 2, 3, 4 => sức tàn phá của thời gian. - Câu 5, 6, 7 nói lên những điều có sức sống mãnh liệt, tồn tại với thời gian. b. Thời gian xoá nhoà đi tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có nghệ thuật và kỉ niệm tình yêu là có sức sống lâu dài.
Tài liệu đính kèm: