Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 8 – 9: Đọc văn Chiến thắng MTAO MXÂY (Trích sử thi: Đăm Săn)

Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 8 – 9: Đọc văn Chiến thắng MTAO MXÂY (Trích sử thi: Đăm Săn)

Tiết theo PPCT: 8 – 9. Đọc văn

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

(Trích sử thi: Đăm Săn)

 Ngày soạn: 24.08.09

 Ngày giảng:

 Lớp giảng: 10B6

 Sĩ số:

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:

 1. Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.

 2. Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lý tưởng về một cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc.

 3. Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phải đấu tranh vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.

 

doc 7 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4299Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 8 – 9: Đọc văn Chiến thắng MTAO MXÂY (Trích sử thi: Đăm Săn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 8 – 9. Đọc văn
chiến thắng mtao mxây
(Trích sử thi: Đăm Săn)
	Ngày soạn: 24.08.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	10B6
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
	1. Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
	2. Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lý tưởng về một cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc.
	3. Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phải đấu tranh vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Thiết kế bài giảng
	- Giới thiệu giáo án
C. Cách thức tiến hành
	GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
	1. ổn định tổ chức
	2. KTBC
	GV: VHDG Việt Nam có những đặc trưng cơ bản nào? Hãy trình bày quá trình sáng tác của văn học Dân gian?
 * Yêu cầu:
	- Các đặc trưng của VHDG:
	+ Tính truyền miệng
	+ Tính tập thể
	+ Tính thực hành
	- Quá trình sáng tác của VHDG: cá nhân khở xướng -> tập thể hưởng ứng tham gia, truyền miệng trong dân gian. Quá trình truyền miệng lại được tu bổ sửa chữa, truyền miệng trong dân gian, thêm bớt cho hoàn chỉnh -> sáng tác dân gian mang tính tập thể.
	3. GTBM
	4. Hoạt động đạy học
Hoạt động cảu thày và trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm sử thi?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: Sử thi DG có mấy loại? đó là những loại nào? nội dung của từng loại?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: (thuyết giảng)
Sử thi Đăm Săn là câu chuyện kì vĩ về người tù trưởng Đăm Săn trẻ tuổi với những chiến công lớn chinh phục tự nhiên và xã hội tưởng trừng như không bao giờ hết. Thiên sử thi này đã từng được dịch ra tiếng Pháp, xuất hiện ở Pari vào năm 1929. 30 năm sau, Đào Tử dịch ra chữ quốc ngữ, nhan đề Bài ca chàng Đăm Săn.
Vậy thiên sử thi có nội dung như thế nào, mời 1 em đọc phần tốm tắt SGK
GV tóm tắt một cách ngắn gọn.
GV: dựa vào khái niệm sử thi và sử thi anh hùng, hãy cho biết giá trị của tác phẩm này?
HS trả lời GV chọn lọc ghi bảng
GV: Sử thi Đăm Săn có sức hấp dẫn lạ kì, lôi cuốn người nghe rất lớn. Đối với mỗi người Tây Nguyên, mỗi khi được nghe kể thì “từ lúc mặt trời lặn cho đến lúc mặt trời lên vẫn thấy người nghe ngội nguyên một chỗ chăm chú yên lặng”
GV: tổ chức cho HS đọc theo vai: 6 nhân vật (Đăm Săn, Mtao Mxây, Tôi tớ, Dân làng, Ông trời, người kể truyện)
GV: dựa vào phần tóm tắt, em hãy cho biết vị trí của đoạn trích?
HS: nằm ở giữa tác phẩm
GV: nội dung của đoạn trích xoay quanh vấn đề gì?
HS: kể chuyện Đăm Săn đánh nhau
GV: nêu đại ý của đoạn trích?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: dựa vào các chặng chiến của cuộc đọ sức, theo em đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
HS đưa ra các cách chia (2 – 3 HS), GV đưa ra cách chia thông nhất
GV: Cuộc đọ sức diễn ra theo trình tự như thế nào?
HS: - Lời thách đấu của Đăm Săn
- Cuộc giao chiến
- Đăm Săn giành chiến thắng
GV thuyết giảng nguyên nhân dẫn đến lời thách đấu của Đăm Săn
GV: Hãy tìm những chi tiết biểu hiện cho lời thách đấu của Đăm Săn?
HS tìm GV ghi bảng (nếu đúng)
GV: trước lời thách đấu của Đăm Săn, Mtao mxây tỏ ra như thế nào? hãy tìm chi tiết?
HS tìm chi tiết GV ghi bảng
GV: trước lời chọc tức của Mtao mxây, Đăm Săn tỏ ra thế nào? chi tiết cm?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: qua chi tiết này em có nhận xét gì về thái độ của Đăm Săn?
HS: cương quyết
GV: còn Mtao mxây thì sao?
HS: sợ
GV: thuyết giảng, sợ bị đâm lén, mặc dù trang bị đầy mình mà vẫn do dự, đắn đo.
GV: cuộc giao đấu diễn ra qua mấy hiệp?
HS: cuộc giao đấu diễn ra trong 4 hiệp
GV cho HS tái hiện thông qua sự hướng dẫn bằng những câu hỏi.
GV: trong hiệp 1 tác giả dân gian đã miêu tả như thế nào?
HS tái hiện bằng cách tìm chi tiết
GV: qua những chi tiết đó em có nhận xét gì về 2 vị tù trưởng này?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: chú ý việc tác giả Dg miêu tả tiếng khiên. Như vậy kết thúc hiệp 1 chưa phân thắng bại nhưng lợi thế có phần nghiêng về Đăm Săn
GV: em hãy tái hiện lại cuộc giao đấu ở hiệp 2?
HS tái hiện thông qua các chi tiết, GV ghi lại
GV: như vậy ở hiệp đấu này, cán cân chiến thắng nghiêng hơn về phía Đăm Săn.
GV: ở hiệp này tác giả dân gian đã miêu tả Đăm Săn như thế nào?
HS: chủ yếu tập trung vào miêu tả hành động múa khiên của Đăm Săn.
GV: kết quả như thế nào?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: ở hiệp thứ 3 tưởng trừng phần thắng thuộc jvề Đăm Săn nhưng sự thật thì cán cân chiến thắng lại cân bằng
GV: Đăm Săn được sự trợ giúp của ai? kết quả thế nào?
GV: để tái hiện hiệp 4 thành công, tác giả DG đã sử dụng những nghệ thuật gì?
HS: so sánh, phóng đại
GV: mục đích của cuộc giao chiến này là gì?
HS: đòi lại vợ
GV: ngoài ra còn mục đích nào khác không?
HS: khát vọng chiến thắng kẻ thù
GV: cảnh ăn mừng chiến thắng được miêu tảt như thế nào? hãy tìm chi tiết thể hiện?
HS: không gian và thời gian (HS tìm chi tiết)
GV: ý nghĩa của việc miêu tả cảnh ăn mừng?
HS: sự chiến thắng, no đủ
GV: qua đoạn trích này tác giả DG muốn gởi đến người đọc những gì?
I. Khái quát về sử thi và sử thi Đăm Săn
1. Sử thi
a. Khái niệm.
- Là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của dân cư thời cổ đại.
b. Phân loại
- Sử thi thần thoại:
+ Nội dung: kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc và các vùng cư chú cổ đại của họ, sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu
+ Tác phẩm: để đất đẻ nước (Mường), Cây nêu thần ((M.nông)
- Sử thi anh hùng:
+ Nội dung: kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù trưởng anh hùng.
+ Tác phẩm: Đăm Săn, Xinnhã (Êđê), Đăm Moi (Bana)
2. Sử thi Đăm Săn
a. Tóm tắt nội dung
b. Giá trị của tác phẩm
Sử thi Đăm Săn phản ánh khát vọng lớn của người Êđê trong buổi đầu của lịch sử bộ tộc. Thông qua hình tượng nhân vật trung tâm của tác phẩm (người anh hùng Đăm Săn) thiên sử thi này đã dựng lên một bức tranh về cuộc sống, về con người, thiên nhiên hùng vĩ và kì diệu
II. Khái quát về đoạn trích.
1. Đọc
2. Vị trí, nội dung và đại ý của đoạn trích.
a. Vị trí
Nằm ở giữa tác phẩm
b. Nội dung:
Kể chuyện Đăm Săn đánh Mtao Mxây cứu vợ trở về.
c. Đại ý:
Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây, cuối cùng Đăm Săn đã thắng, qua đó thể hiện niềm tự hào của dân làng về người anh hùng của mình.
3. Bố cục của đoạn trích.
- Phần 1: từ đầu" người cứ múa trước đi Êdiêng, Đăm Săn thách đấu với Mtao Mxây
- Phần 2: từ Mtao Mxây rung khiên múa vậy"cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường, cuộc giao đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây.
- Phần 3: từ Đăm Săn nói với tôi tớ Mtao Mxây"chúng ta về nào, Đăm Săn kêu gọi dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình.
- Phần 4: còn lại, Đăm Săn cùng dân làng làm lễ cúng thần linh và ăn mừng chiến thắng.
III. Đọc hiểu.
1. Cuộc giao đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây.
a. Lời thách đấu của Đăm Săn với Mtao mxây
- Chi tiết: 
+ Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy
+ Ta không xuống đâu, còn bận ôm vợ hai chúng ta " thái độ ngạo nghễ chọc tức.
+ Đăm Săn: không xuống ư? Cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, cái cầu thang ta sẽ chẻ kéo lửa, cái nhà ngươi ta sẽ hun
" Thái độ cương quyết thách đấu của Đăm Săn đối với Mtao mxây
Mtao mxây: tỏ ra run sợ
" buộc phải xuống
b. Cuộc giao đấu
* Hiệp 1:
- Mtao mxây: rung khiên múa trước
 khiên kêu lạch xạch như qua mướp khô
- Đăm Săn: không nhúc nhích
" Mtao mxây bộc lộ sự yếu kém nhưng huênh hoang còn Đăm Săn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên (bản lĩnh của người anh hùng)
* Hiệp 2:
- Đăm Săn: 
+ Rung khiên mua, vượt đồi tranh, đôìi lồ ô, 
+ Chạy vút qua phương Đông, qua phương Tây
"một sức mạnh, 1 tài năng
- Mtao mxây:
+ Bước cao bước thấp
+ Vung dao chém đứt chão cột trâu
+ Cầu cứu Hơnhí quảng cho miếng trầu
"yếu thế, kếm cỏi 
* Hiệp 3:
- Đăm Săn: múa trên cao gió như bão
 múa dưới thấp giói như lốc
 múa chậy nước kiệu"quả núi rạn nứt, ba đồi tranh bay tung.
"Sức mạnh phi thường, tài năng của Đăm Săn.
+ kết quả là Đăm Săn đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng
* Hiệp 4: 
- Đăm Săn được sự trợ giúp của ông trời: lấy chày mòn ném vào vành tai.
- Kết quả: Đăm Săn đã thắng và giết được kẻ thù.
- NT: so sánh và phóng đại
- Mục đích của cuộc giao chiến: đòi lại vợ; thể hiện khát vọng của cả cộng đồng người: mở rộng đất đai chiến thắng kẻ thù.
2. Cảnh ăn mừng chiến thắng.
- Quang cảnh nhà Đăm Săn:
+ Đông nghịt khách, tôi tớ chật ních.
+ Cảnh tượng sao mà vui thế
+ Mở tiệc ăn uống linh đình
- Thời gian ăn mừng: suốt cả mùa khô
" Thể hiện khát vọng và cuộc sống thình vượng, no đủ, giàu có và sự đoàn kết, thống nhất, lớn mạnh của dân tộc Êđê.
IV. Tổng kết
- Nội dung: tô đậm vẻ đẹp sức mạnh mang tầm vóc sử thi, Đăm Săn là biểu tượng cho sức mạnh, ý chí của cả cộng đồng người Êđê
- Nghệ thuật: ngôn ngữ trang trọng, giàu nhịp điệu các phương pháp so sánh, phóng đại được sử dụng linh hoạt.
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Về nhà học bài và soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Tài liệu đính kèm:

  • docChien thang Mtao Mxay(1).doc