A. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nêu được bản chất, tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.
- Nêu được rằng, tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường, chỉ khác ở một điểm là không kích thích được thần kinh thị giác,là vì có bước sóng ( đúng hơn là tần số) khác với ánh sáng khả kiến.
2. Về kĩ năng:
Vận dụng giải thích được các hiện tượng có liên quan.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Thí nghiệm hình 27.1 SGK
- Dự kiến lưu bảng:
Ngày soạn: 28/12/2008 Tuần: 24 Tiết : 45 Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI A. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nêu được bản chất, tính chất của tia hồng ngoại và tia tử ngoại. - Nêu được rằng, tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng thông thường, chỉ khác ở một điểm là không kích thích được thần kinh thị giác,là vì có bước sóng ( đúng hơn là tần số) khác với ánh sáng khả kiến. 2. Về kĩ năng: Vận dụng giải thích được các hiện tượng có liên quan. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Thí nghiệm hình 27.1 SGK - Dự kiến lưu bảng: Bài 27: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI I.Phát hiện ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại: * Sơ đồ thí nghiệm ( hình 27.1 SGK): - Dụng cụ tạo ra hiện tượng tán sắc ánh sáng. - Một cặp nhiệt điện, một đầu được giữ ở nhiệt độ cố đinh, đầu còn lại di chuyển dọc theo quang phổ của ánh sáng làm thí nghiệm * Kết quả: - Khi ta di chuyển một đầu của cặp nhiệt điện dọc theo quang phổ: + Kim điện kế luôn luôn bị lệch + Chỉ số của kim điện kế thay đổi theo màu sắc ánh sáng Khi di chuyển đầu cặp nhiệt điện ra ngoài vùng quang phổ: kim điện kế vẫn bị lệch. * Kết luận: ngoài vùng quang ánh sáng nhìn thấy vẫn tồn tại những bức xạ nào đó mà mắt khong hnhìn thấy II.Tia hồng ngoại: 1.Định nghĩa:Là những bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 760nm đến khỏang vài mm ( lớn hơn bước sóng của ánh sánh đỏ ) 2. Bản chất: là sóng điện từ 3.Cách tạo ra: - Tất cả các vật bị nung nóng - Trong ánh sáng Mặt Trời có 50% năng lượng thuộc vùng hồng ngoại 4. Tính chất: - Tác dụng nhiệt. - Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học 5. Ứng dụng: - Sưởi ấm, sấy khô. - Chụp ảnh ban đêm, chụp ánh hồng ngoại của nhiều thiên thể. - làm các bộ điều khiển từ xa. III. Tia tử ngoại: 1. Định nghĩa: Là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng từ 380nm đến vài nm( nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím) 2. Bản chất: là một sóng điện từ. 3. Cách tạo ra: - Những vật bị nung nóng trên 20000C. - Trong ánh sáng Mặt Trời khỏang 9% năng lượng thuộc vùng tử ngoại. 4. Tính chất: - Tác dụng mạnh lên phim ảnh. - Làm phát quang nhiều chất. - Gây ra nhiều phản ứng hóa học. - Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác. - Có tác dụng sinh học: hủy diệt tế bào, diệt vi khuẩn. - Bị nước, thủy tinh hấp thụ rất mạnh, nhưng có thể truyền qua thạch anh. 5. Ứng dụng: - Trong y học: dùng để triệt trùng, chữa bệnh còi xương. - Trong công nghiệp: dò tìm các vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại 2. Học sinh: - Ôn lại hiệu ứng nhiệt và cặp nhiệt điện. - Hiện tượng tán sắc ánh sáng C. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động 1( 5 phút ) Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Cá nhân trả lời. - Học sinh ghi nhận - Yêu cầu học sinh nhắc lại: + Cấu tạo của máy quang phổ lắng kính? + Nêu định nghiã, nguồn phát, đặc điểm của quang phổ liên tục, quang phổ phát xạ, quang phổ hấp thụ? - Nhận xét của giáo viên Hoạt động 2 ( 10 phút) Thí ngiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Cá nhân trả lời. -Đại diện làm thí nghiệm, học sinh khác quan sát. - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân quan sát trả lời. - Cá nhân trả lời. - Học sinh ghi nhận. - Cá nhân trả lời: Cực tím có nghĩa là rất tím. Gọi tia tử ngoại là tia cực tím là hòan toàn sai, vì tia tử ngoại không phải là tia có màu rất tím -Nhắc lại thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng? - Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm. -Yêu cầu học sinh nhắc lại cấu tạo và hoạt động của cặp nhiệt điện ( pin nhiệt điện) -Cho một đầu của cặp nhiệt điện nhúng vào cóc nước đá đang tan, đầu còn lại di chuyển dọc theo quang của ánh sáng làm thí nghiện ta có kết quả gì? - Nếu dịch chuyển đầu cặp nhiệt điện ra khỏi vùng quang phổ ta có nhật xét gì? - Từ thí nghiệm này ta có kết luận gì? - Nhận xét của giáo viên - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 SGK? Hoạt động 3 ( 13 phút) Tìm hiểu về tia hồng ngoại: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Cá nhân làm việc, địa diện trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung. - Học sinh ghi nhận - Yêu cầu học sinh đọc SGK cho biết định nghĩa, bản chất,nguồn phát, tính chất, công dụng của tia hồng ngoại? - Nhận xét của giáo viên Hoạt động 4( 13 phút) Tìm hiểu về tia tử ngoại: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Cá nhân làm việc, đại diện trình bày, học sinh khác nhận xét. - Học sinh ghi nhận. - Cá nhân trả lời:Hồ quang điện phát nhiều tia tử ngoại, nên nhìn lâu vào hồ quang điện mắt sẽ bị tổ thương. Nhưng người thợ hàn không thể không nhìn vào chỗ phóng hồ quang. Vì vậy để bảo vệ mắt, người ta phải dùng một tấm thủy tinh dày, màu tím, vừa để hấp thụ tia tử ngoại, vừa để giảm cường độ các tia khả kiến cho đỡ chói mắt - Yêu cầu học sinh đọc SGK và cho biết: định nghĩa, bản chất, nguồn phát, tính chất, công dụng của tia tử ngoại? - Nhận xét của giáo viên - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2 SGK? Hoạt động 5 ( 4 phút) Củng cố - Dặn dò: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Cá nhân trả lời. - Học sinh ghi nhận - Yêu cầu học sinh nhắc lại: + Cách phát hiện ra tia hồng ngoại và tia tử ngoại? + Định nghĩa, bản chất, cách tạo ra, tính chất, công dụng của tia hồng ngoại và tia tử ngoại? - Yêu cầu về nhà: + Ôn lại sự phóng điện qua khí kém và tia catôt + Chuẩn bị bài 28 * Cách phát hiện ra tia X? * Cách tạo ra tia X * Bản chất và tính chất công dụng của tia X * Thang sóng điện từ D. RÚT KINH NGHIỆM: .
Tài liệu đính kèm: