Giáo án môn Vật lý 11 - Tiết 33 đến tiết 64

Giáo án môn Vật lý 11 - Tiết 33 đến tiết 64

I. MỤC TIÊU

 + Biết được từ trường là gì và nêu lên được những vật nào gây ra từ trường.

 + Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường.

 + Nêu được cách xác định phương và chiều của từ trường tại một điểm.

 + Phát biểu được định nghĩa và nêu được bốn tính chất cơ bản của đường sức từ.

 + Biết cách xác định chiều các đường sức từ của: dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.

 + Biết cách xác định mặt Nam hay mặt Bắc của một dòng điện chạy trong mạch kín.

 

doc 96 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Vật lý 11 - Tiết 33 đến tiết 64", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:................. Ngày soạn:...................
CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG
Tiết 33 + 34. B ài 19: TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
	+ Biết được từ trường là gì và nêu lên được những vật nào gây ra từ trường.
	+ Biết cách phát hiện sự tồn tại của từ trường trong những trường hợp thông thường.
	+ Nêu được cách xác định phương và chiều của từ trường tại một điểm.
	+ Phát biểu được định nghĩa và nêu được bốn tính chất cơ bản của đường sức từ.
	+ Biết cách xác định chiều các đường sức từ của: dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài, dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.
	+ Biết cách xác định mặt Nam hay mặt Bắc của một dòng điện chạy trong mạch kín.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Chuẩn bị các thí nghiệm chứng minh về: tương tác từ, từ phổ.
2.Học sinh : 	Ôn lại phần từ trường ở Vật lí lớp 9.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Giới thiệu chương trình học kỳ II và những nội dung sẽ nghiên cứu trong chương Từ trường.
Hoạt động 2 (5 phút) : Tìm hiểu nam châm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Giới thiệu nam châm.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
 Cho học sinh nêu đặc điểm của nam châm (nói về các cực của nó)
 Giới thiệu lực từ, từ tính.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
 Ghi nhận khái niệm.
 Thực hiện C1.
 Nêu đặc điểm của nam châm.
 Ghi nhận khái niệm.
 Thực hiện C2.
I. Nam châm
+ Loại vật liệu có thể hút được sắt vụn gọi là nam châm.
+ Mỗi nam châm có hai cực: bắc và nam.
+ Các cực cùng tên của nam châm đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. Lực tương tác giữa các nam châm gọi là lực từ và các nam châm có từ tính.
Hoạt động 3 (5 phút) : Tìm hiểu từ tính của dây dẫn có dòng điện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Giới thiệu qua các thí nghiệm về sự tương tác giữa dòng điện với nam châm và dòng điện với dòng điện.
Kết luận về từ tính của dòng điện.
II. Từ tính của dây dẫn có dòng điện
 Giữa nam châm với nam châm, giữa nam châm với dòng điện, giữa dòng điện với dòng điện có sự tương tác từ. 
 Dòng điện và nam châm có từ tính.
Hoạt động 4 (10 phút) : Tìm hiểu từ trường.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm điện trường. Tương tự như vậy nêu ra khái niệm từ trường.
 Giới thiệu nam châm nhỏ và sự định hướng của từ trường đối với nam châm thử.
 Giới thiệu qui ước hướng của từ trường.
 Nhắc lại khái niệm điện trường và nêu khái niệm từ trường.
 Ghi nhận sự định hướng của từ trường đối với nam châm nhỏ.
 Ghi nhận qui ước.
III. Từ trường 
1. Định nghĩa
 Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.
2. Hướng của từ trường 
 Từ trường định hướng cho cho các nam châm nhỏ.
 Qui ước: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
Hoạt động 5 (10 phút) : Tìm hiểu đường sức từ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Cho học sinh nhắc lại khái niệm đường sức điện trường.
 Giới thiệu khái niệm.
Giới thiệu qui ước.
 Giới thiệu dạng đường sức từ của dòng điện thẳng dài.
Giới thiệu qui tắc xác định chiều đưòng sức từ của dòng điện thẳng dài.
 Đưa ra ví dụ cụ thể để học sinh áp dụng qui tắc.
 Giới thiệu mặt Nam, mặt Bắc của dòng điện tròn.
Giới thiệu cách xác định chiều của đường sức từ của dòng điện chạy trong dây dẫn tròn.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C3.
- Giới thiệu các tính chất của đường sức từ.
 Nh¾c lại khái niệm đường sức điện trường.
 Ghi nhận khái niệm.
Ghi nhận qui ước.
 Ghi nhận dạng đường sức từ.
Ghi nhận qui tắc nắm tay phải.
 Aùp dụng qui tắc để xác định chiều đường sức từ.
Nắm cách xác định mặt Nam, mặt Bắc của dòng điện tròn.
 Ghi nhận cách xác định chiều của đường sức từ.
 Thực hiện C3.
 -Ghi nhận các tính chất của đường sức từ.
IV. Đường sức từ
1. Định nghĩa 
 Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
 Qui ước chiều của đường sức từ tại mỗi điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.
2. Các ví dụ về đường sức từ
+ Dòng điện thẳng rất dài
- Có đường sức từ là những đường tròn nằm trong những mặt phẵng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện.
- Chiều đường sức từ được xác định theo qui tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại chỉ chiều của đường sức từ.
+ Dòng điện tròn
- Qui ước: Mặt nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào đó ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, còn mặt bắc thì ngược lại.
- Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam và đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn ấy.
3. Các tính chất của đường sức từ
+ Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.
+ Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
+ Chiều của đường sức từ tuân theo những qui tắc xác định.
+ Qui ước vẽ các đường sức mau (dày) ở chổ có từ trường mạnh, thưa ở chổ có từ trường yếu.
Hoạt động 6 (5 phút) : Tìm hiểu từ trường Trái Đất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Yêu cầu học sinh nêu công dụng của la bàn.
 Giới thiệu từ trường Trái đất.
 Nêu công dụng của la bàn.
 Ghi nhận khái niệm.
V. Từ trường Trái Đất
 Trái Đất có từ trường.
 Từ trường Trái Đất đã định hướng cho các kim nam châm của la bàn. 
Hoạt động 7 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 5 đến 8 trang 124 sgk và 19.3; 19.5 và 19.8 sbt.
 Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày dạy:................. Ngày soạn:...................
Tiết 35: B ài 20: LỰC TỪ. CẢM ỨNG TỪ
I. MỤC TIÊU
	+ Phát biểu được định nghĩa véc tơ cảm ứng từ, đơn vị của cảm ứng từ.
	+ Mô tả được một thí nghiệm xác định véc tơ cảm ứng từ.
	+ Phát biểu đượng định nghĩa phần tử dòng điện.
	+ Nắm được quy tắc xác định lực tác dụng lên phần tử dòng điện.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chuẩn bị các thí nghiệm về lực từ.
2. Học sinh: Ôn lại về tích véc tơ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Nêu định nghĩa và tính chất của đường sức từ?
Hoạt động 2 (15 phút) : Tìm hiểu lực từ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Cho học sinh nhắc lại khái niệm điện tường đều từ đó nêu khái niệm từ trường đều.
 Trình bày thí nghiệm hình 20.2a.
 Vẽ hình 20.2b.
 Cho học sinh thực hiện C1.
 Cho học sinh thực hiện C2.
 Nêu đặc điểm của lực từ.
 Nêu khái niệm điện trường đều.
 Nêu khái niệm từ trường đều.
Theo dâi thí nghiệm.
Vẽ hình 20.2b.
 Thực hiện C1.
Thực hiện C2.
 Ghi nhận đặc điểm của lực từ.
I. Lực từ
1. Từ trường đều
 Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.
2. Lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện
 Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với các đường sức từ và vuông góc với đoạn dây dẫn, có độ lớn phụ thuộc vào từ trường và cường độ dòng điện chay qua dây dẫn.
Hoạt động 3 (20 phút) : Tìm hiểu cảm ứng từ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 Nhận xét về kết quả thí nghiệm ở mục I và đặt vấn đề thay đổi I và l trong các trường hợp sau đó, từ đó dẫn đến khái niệm cảm ứng từ.
Giới thiệu đơn vị cảm ứng từ.
 Cho học sinh tìm mối liên hệ của đơn vị cảm ứng từ với đơn vị của các đại lượng liên quan.
Cho học sinh tự rút ra kết luận về véc tơ cảm ứng từ.
 Giới thiệu hình vẽ 20.4, phân tích cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa và .
 Cho học sinh phát biểu qui tắc bàn tay trái.
 Trên cơ sở cách đặt vấn đề của thầy cô, rút ra nhận xét và thực hiện theo yêu cầu của thầy cô.
 Định nghĩa cảm ứng từ.
 Ghi nhận đơn vị cảm ứng từ.
 Nêu mối liên hệ của đơn vị cảm ứng từ với đơn vị của các đại lượng liên quan.
 Rút ra kết luận về .
Ghi nhân mối liên hệ giữa và .
 Phát biểu qui tắc bàn tay trái.
II. Cảm ứng từ
1. Cảm ứng từ
 Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng diện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích của cường độ dòng điện và chiều dài đoạn dây dẫn đó.
B = 
2. Đơn vị cảm ứng từ
 Trong hệ SI đơn vị cảm ứng từ là tesla (T). 
1T = 
3. Véc tơ cảm ứng từ
 Véc tơ cảm ứng từ tại một điểm:
+ Có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
+ Có độ lớn là: B = 
4. Biểu thức tổng quát của lực từ
 Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt trong từ trường đều, tại đó có cảm ứng từ là :
+ Có điểm đặt tại trung điểm của l;
+ Có phương vuông góc với và ;
+ Có chiều tuân theo qui tác bàn tay trái;
+ Có độ lớn F = IlBsinα
Hoạt động 4 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập từ 4 đến7 trang 128 sgk và 20.8, 20.9 sbt.
 Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Ghi các bài tập về nhà.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày dạy:................. Ngày soạn:...................
Tiết 36 : B ài 21 : TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN 
CHẠY  ... än của đề ra.
	+ Viết sơ đồ tạo ảnh qua quang cụ.
	+ Aùp dụng các công thức của thấu kính để xác định các đại lượng theo yêu cầu bài toán.
	+ Biện luận kết quả (nếu có) và chọn đáp án đúng.
Hoạt động 2 (30 phút) : Các dạng bài tập cụ thể.
	Bài toán về kính lúp
	+ Ngắm chừng ở cực cận: d’ = - OCC + l ; Gc = |k| = ||.
	+ Ngắm chừng ở vô cực: d’ = - ¥ ; G¥ = .
Trợ gúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Gọi học sinh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 6 trang 208 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
 Hướng dẫn học sinh dựa vào yêu cầu của bài toán để xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết.
 Làm bài tập 6 trang 208 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh cho từng trường hợp.
 Xác định các thông số mà bài toán cho trong từng trường hợp.
 Tìm các đại lượng theo yêu cầu bài toán.
	Bài toán về kính hiễn vi
	+ Ngắm chừng ở cực cận: d2’ = - OCC + l2 ; GC = .
	+ Ngắm chừng ở vô cực: d2’ = - ¥ ; G¥ = ; với d = O1O2 – f1 – f2.
Trợ gúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Gọi học sinh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 9 trang 212 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
 Hướng dẫn học sinh xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết.
 Hướng dẫn học sinh tìm số bội giác.
 Hướng dẫn học sinh tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được.
 Làm bài tập 9 trang 212 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Xác định các thông số mà bài toán cho.
 Tìm các đại lượng.
 Tìm số bội giác.
 Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được.
	Bài toán về kính thiên văn
	Ngắm chừng ở vô cực: O1O2 = f1 + f2 ; G¥ = 
Trợ gúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Gọi học sinh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 7 trang 216 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
Hướng dẫn học sinh xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết.
 Hướng dẫn học sinh tìm số bội giác.
 Làm bài tập 7 trang 216 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Xác định các thông số mà bài toán cho.
 Tìm các đại lượng.
 Tìm số bội giác.
Hoạt động 3 (5 phút) : Cũng cố bài học.
	+ Nắm, hiểu và vẽ được ảnh của một vật sáng qua các quang cụ bổ trợ cho mắt.
	+ Ghi nhớ các công thức tính số bội giác của mỗi loại kính. Phương pháp giải các loại bài tập.
	+ So sánh điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo, sự tạo ảnh, cách quan sát của các loại quang cụ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày dạy:................. Ngày soạn:...................
Tiết 63. «n TẬP häc kú vii
I. MỤC TIÊU
	+ Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập về các loại quang cụ bổ trợ cho mắt.
	+ Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập định tính về hệ quang cụ bổ trợ cho mắt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 	- Phương pháp giải bài tập.
	- Lựa chọn các bài tập đặc trưng. 
2. Học sinh: 	- Giải các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thầy cô đã ra về nhà.
	- Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi thầy cô.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Ho¹t ®éng cđa häc sinh
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn
Hoạt động 1 (10 phút) : Một số lưu ý khi giải bài tập
Để giải tốt các bài tập về kính lúp, kính hiễn vi và kính thiên văn, phải nắm chắc tính chất ảnh của vật qua từng thấu kính và các công thức về thấu kính từ đó xác định nhanh chóng các đại lượng theo yêu cầu của bài toán.
	Các bước giải bài tâp:
	+ Phân tích các điều kiện của đề ra.
	+ Viết sơ đồ tạo ảnh qua quang cụ.
	+ Aùp dụng các công thức của thấu kính để xác định các đại lượng theo yêu cầu bài toán.
	+ Biện luận kết quả (nếu có) và chọn đáp án đúng.
Hoạt động 2 (30 phút) : Các dạng bài tập cụ thể.
 Làm bài tập 6 trang 208 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh cho từng trường hợp.
 Xác định các thông số mà bài toán cho trong từng trường hợp.
 Tìm các đại lượng theo yêu cầu bài toán.
 Làm bài tập 9 trang 212 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Xác định các thông số mà bài toán cho.
 Tìm các đại lượng.
 Tìm số bội giác.
 Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được.
Làm bài tập 7 trang 216 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Xác định các thông số mà bài toán cho.
 Tìm các đại lượng.
 Tìm số bội giác.
Gọi học sinh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 6 trang 208 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
 Hướng dẫn học sinh dựa vào yêu cầu của bài toán để xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết. 
Gọi học sinh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 9 trang 212 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
 Hướng dẫn học sinh xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết.
 Hướng dẫn học sinh tìm số bội giác.
 Hướng dẫn học sinh tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được. 
Gọi học sinh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 7 trang 216 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
 Hướng dẫn học sinh xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết.
 Hướng dẫn học sinh tìm số bội giác.
Hoạt động 3 (5 phút) : Cũng cố bài học.
+ Nắm, hiểu và vẽ được ảnh của một vật sáng qua các quang cụ bổ trợ cho mắt.
+ Ghi nhớ các công thức tính số bội giác của mỗi loại kính. Phương pháp giải các loại bài tập.
+ So sánh điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo, sự tạo ảnh, cách quan sát của các loại quang cụ.
Nhắc lại một số lưu ý khi làm bài tập, so sánh các dụng cụ quang.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày dạy:................. Ngày soạn:...................
Tiết 63 «n tËp ch­¬ng vii
I. MỤC TIÊU
	+ Hệ thống kiến thức và phương pháp giải bài tập về các loại quang cụ bổ trợ cho mắt.
	+ Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập định tính về hệ quang cụ bổ trợ cho mắt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 	- Phương pháp giải bài tập.
	 - Lựa chọn các bài tập đặc trưng. 
2. Học sinh: 	- Giải các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thầy cô đã ra về nhà.
	 - Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi thầy cô.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút) : Một số lưu ý khi giải bài tập
	Để giải tốt các bài tập về kính lúp, kính hiễn vi và kính thiên văn, phải nắm chắc tính chất ảnh của vật qua từng thấu kính và các công thức về thấu kính từ đó xác định nhanh chống các đại lượng theo yêu cầu của bài toán.
	Các bước giải bài tâp:
	+ Phân tích các điều kiện của đề ra.
	+ Viết sơ đồ tạo ảnh qua quang cụ.
	+ Aùp dụng các công thức của thấu kính để xác định các đại lượng theo yêu cầu bài toán.
	+ Biện luận kết quả (nếu có) và chọn đáp án đúng.
Hoạt động 2 (30 phút) : Các dạng bài tập cụ thể.
	Bài toán về kính lúp
	+ Ngắm chừng ở cực cận: d’ = - OCC + l ; Gc = |k| = ||.
	+ Ngắm chừng ở vô cực: d’ = - ¥ ; G¥ = .
Trợ gúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Gọi học sinh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 6 trang 208 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
 Hướng dẫn học sinh dựa vào yêu cầu của bài toán để xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết.
 Làm bài tập 6 trang 208 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh cho từng trường hợp.
 Xác định các thông số mà bài toán cho trong từng trường hợp.
 Tìm các đại lượng theo yêu cầu bài toán.
	Bài toán về kính hiễn vi
	+ Ngắm chừng ở cực cận: d2’ = - OCC + l2 ; GC = .
	+ Ngắm chừng ở vô cực: d2’ = - ¥ ; G¥ = ; với d = O1O2 – f1 – f2.
Trợ gúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Gọi học sinh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 9 trang 212 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
 Hướng dẫn học sinh xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết.
 Hướng dẫn học sinh tìm số bội giác.
 Hướng dẫn học sinh tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được.
 Làm bài tập 9 trang 212 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Xác định các thông số mà bài toán cho.
 Tìm các đại lượng.
 Tìm số bội giác.
 Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được.
	Bài toán về kính thiên văn
	Ngắm chừng ở vô cực: O1O2 = f1 + f2 ; G¥ = 
Trợ gúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Gọi học sinh lên bảng và hướng dẫn giải bài tập 7 trang 216 sách giáo khoa.
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Hướng dẫn học sinh xác định các thông số mà bài toán cho, chú ý dấu.
 Hướng dẫn học sinh xác định công thức tìm các đại lượng chưa biết.
 Hướng dẫn học sinh tìm số bội giác.
 Làm bài tập 7 trang 216 theo sự hướng dẫn của thầy cô
 Vẽ sơ đồ tạo ảnh.
 Xác định các thông số mà bài toán cho.
 Tìm các đại lượng.
 Tìm số bội giác.
Hoạt động 3 (5 phút) : Cũng cố bài học.
	+ Nắm, hiểu và vẽ được ảnh của một vật sáng qua các quang cụ bổ trợ cho mắt.
	+ Ghi nhớ các công thức tính số bội giác của mỗi loại kính. Phương pháp giải các loại bài tập.
	+ So sánh điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo, sự tạo ảnh, cách quan sát của các loại quang cụ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Ngày dạy:................. Ngày soạn:...................
tiÕt 64: kiĨm tra häc kú ii

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LY11.doc