Giáo án môn Văn - Bài 19: Ba cô tiên

Giáo án môn Văn - Bài 19: Ba cô tiên

Bài 19: BA CÔ TIÊN

1. Yêu cầu:

 - Trẻ hiểu nội dung truyện. Biết phối hợp cùng cô giáo kể lại truyện

 - Biết yêu thương cha mẹ.

2. Chuẩn bị:

 - Các rối dẹt: bé tí hon, cô Tiên áo đỏ, cô Tiên Áo xanh, cô Tiên áo vàng. Hoặc tranh vẽ.

 - Tranh 1: Đàn trâu, một bông hồng to, Tí hon đứng trên một cành hoa.

 - Tranh 2: Cô tiên áo đỏ đang về nhà. Cô tiên áo xanh đang vẽ áo, quần. Cô tiên áo vàng đang vẽ cánh đồng lúa.

 - Tranh 3: Ngôi nhà khang trang, bố mẹ và Tí hon cao lớn.

3. Hướng dẫn:

 a) Kể diễn cảm: Đoạn đầu kể nhẹ nhàng, chậm trãi, chú ý nhấn vào chi tiết bé Ti hon chỉ bằng ngón tay cái mọi người thôi, nhưng Tí hon rất thương cha mẹ, Tí hon chăn trâu thay cha mẹ. Trong khi kể, cô nên giải thích cho trẻ từ “địa chủ”. Ví dụ, cô kể đến câu “Bố mẹ phải đi chăn trâu cho nhà địa chủ”, cô giải thích (địa chủ là người giàu có nhưng keo kiệt và độc ác).

 - Các câu “Sao Tí hon không ăn ? ồ! Nhà ai đẹp thể ? Ruộng ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế ?”, cần thể hiện sự ngạc nhiên trong giọng kể.

 - Đoạn tí hon đi khỏi, cô Tiên áo đỏ vẽ một cái nhà xinh đẹp Cần kể chậm rãi, ngắt giọng sau mỗi câu kể về hành động của mỗi cô Tiên. Chú ý nhấn vào chi tiết “Vẽ xong tất cả hoá thành thật”

 - Đoạn kết thúc truyện, cần kể nhấn vào các câu “làm việc rất chăm chỉ, khéo léo. Tí hon bây giờ thì đã lớn rồi”.

 

doc 2 trang Người đăng ngohau89 Lượt xem 1476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Văn - Bài 19: Ba cô tiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19: BA CÔ TIÊN
1. Yêu cầu:
    - Trẻ hiểu nội dung truyện. Biết phối hợp cùng cô giáo kể lại truyện
    - Biết yêu thương cha mẹ.
2. Chuẩn bị: 
    - Các rối dẹt: bé tí hon, cô Tiên áo đỏ, cô Tiên Áo xanh, cô Tiên áo vàng. Hoặc tranh vẽ.
    - Tranh 1: Đàn trâu, một bông hồng to, Tí hon đứng trên một cành hoa.
    - Tranh 2: Cô tiên áo đỏ đang về nhà. Cô tiên áo xanh đang vẽ áo, quần. Cô tiên áo vàng đang vẽ cánh đồng lúa.
    - Tranh 3: Ngôi nhà khang trang, bố mẹ và Tí hon cao lớn.
3. Hướng dẫn:
    a) Kể diễn cảm: Đoạn đầu kể nhẹ nhàng, chậm trãi, chú ý nhấn vào chi tiết bé Ti hon chỉ bằng ngón tay cái mọi người thôi, nhưng Tí hon rất thương cha mẹ, Tí hon chăn trâu thay cha mẹ. Trong khi kể, cô nên giải thích cho trẻ từ “địa chủ”. Ví dụ, cô kể đến câu “Bố mẹ phải đi chăn trâu cho nhà địa chủ”, cô giải thích (địa chủ là người giàu có nhưng keo kiệt và độc ác).
         - Các câu “Sao Tí hon không ăn ? ồ! Nhà ai đẹp thể ? Ruộng ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế ?”, cần thể hiện sự ngạc nhiên trong giọng kể.
         - Đoạn tí hon đi khỏi, cô Tiên áo đỏ vẽ một cái nhà xinh đẹpCần kể chậm rãi, ngắt giọng sau mỗi câu kể về hành động của mỗi cô Tiên. Chú ý nhấn vào chi tiết “Vẽ xong tất cả hoá thành thật”
        - Đoạn kết thúc truyện, cần kể nhấn vào các câu “làm việc rất chăm chỉ, khéo léo. Tí hon bây giờ thì đã lớn rồi”.
    b) Diễn giải và kể trích dẫn làm rõ các ý
        - Mọi người gọi cậu bé là “Bé Tí hon”.
        - Tí hon rất thương yêu bố mẹ.
        - Ba cô tiên đã giúp đỡ Tí hon.
        - Tí hon đã trở thành người lớn.
    c) Câu hỏi đàm thoại
        Tiết 1: 
            - Tại sao mọi người lại gọi cậu bé là “Bé Tí hon”
            - Ai đã giúp đỡ Tí hon ?
            - Vì sao Tí hon được các cô Tiên giúp ?
        Tiết 2:
            - Tí hon đã làm gì để giúp bố mẹ
            - Ba cô Tiên đã giúp đỡ bố mẹ và Tí hon những việc gì ? (Cô Tiên áo đỏ vẽ cái gì ? Cô Tiên áo Xanh vẽ cái gì ? Cô Tiên áo Vàng vẽ cái gì ?).
            - Vì sao Tí hon được các cô Tiên giúp ?
            - Bây giờ Tí hon trở thành người như thế nào ?
        Khi cho trẻ kể lại truyện cùng cô, cô kể lời dẫn, trẻ kể các đoạn đối thoại giữa Tí hon và bố mẹ với ba Cô Tiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14 Ba cô tiên.doc