Giáo án môn Tin học khối 11 - Tiết 2 - Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

Giáo án môn Tin học khối 11 - Tiết 2 - Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

I. MỤC TIÊU:

 - Biết một số khái niệm: tên (tên dành riêng,tên chuẩn và tên do người lập trình đặt), hằng (hằng số học, hằng xâu và hằng logic) , biến và chú thích.

- Ghi nhớ các quy định về tên, hằng, biến và chú thích trong Pascal.

II. PHÂN TIẾT:

 - Tiết 2: các mục còn lại của §2 .

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

A. Ổn định lớp

B. Bài cũ

C. Bài mới

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 11 - Tiết 2 - Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 : §2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU:
	- Biết một số khái niệm: tên (tên dành riêng,tên chuẩn và tên do người lập trình đặt), hằng (hằng số học, hằng xâu và hằng logic) , biến và chú thích.
- Ghi nhớ các quy định về tên, hằng, biến và chú thích trong Pascal.
II. PHÂN TIẾT:
	- Tiết 2: các mục còn lại của §2 .
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
A. Ổn định lớp
B. Bài cũ
C. Bài mới
Hoạt động 1: khái niệm TÊN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H1: Đặt vấn đề: Mọi đối tượng trong chương trình đều được đặt tên.
H2: Khi đặt tên có cần tuân theo quy tắc nào không? Vì sao?
H3: Trong Pascal, tên được đạt theo quy tắc nào?
H4: Cho ví dụ để HS phân biệt tên đúng – sai trong Pascal.
H5: GV nêu khái niệm 3 loại tên và dùng bảng phụ viết một chương trình Pascal đơn giản minh họa để học sinh hiểu hơn về 3 loại tên này.
H6: Phân biệt tên dành riêng (từ khóa) và tên chuẩn.
- Suy nghĩ và trả lời
- Nghiên cứu sách và trả lời.
- HS phân biệt.
- Nghe, hiểu.
- HS trả lời.
2. Một số khái niệm
a) Tên
- Mọi đối tượng trong chương trình đều được đặt tên theo một quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể.
- Có 3 loại tên:
+ Tên dành riêng (từ khóa).
+ Tên chuẩn.
+ Tên do người lập trình đặt.
Hoạt động 2: hằng, biến và chú thích
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H1: Hằng trong toán học là đại lượng?
H2: Hằng trong NNLT thì như thế nào?
H3: Giải thích 3 loại hằng (minh họa trong Pascal).
H4: Củng cố: Chỉ ra các hằng trong chương trình ở bảng phụ trên.
- Có giá trị không thay đổi.
- HS trả lời.
- Nghe, hiểu.
b) Hằng
- Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Có 3 loại hằng:
+ Hằng số học
+ Hằng xâu
+ Hằng logic
H5: Biến trong toán học là đại lượng?
H6: Biến trong NNLT thì như thế nào?
H7: Củng cố: Chỉ ra các biến trong chương trình ở bảng phụ trên.
- Có tên, giá trị của nó có thể thay đổi.
- HS trả lời.
c) Biến
Biến là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị, giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
H8: Chú thích trong văn học dùng làm gì?
H9: Các đoạn chú thích trong NNLT dùng làm gì?
- HS trả lời
- Nghiên cứu và trả lời
d) Chú thích (SGK)
D.Củng cố và dặn dò:
	- Nắm vững một số khái niệm:tên, hằng, biến và chú thích của ngôn ngữ lập trình.
	- Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi và bài tập 4,5,6/SGK trang 13.

Tài liệu đính kèm:

  • docTH_2.doc