Giáo án môn Tin học khối 11 - Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con

Giáo án môn Tin học khối 11 - Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con

I. MỤC TIÊU:

- Biết được cấu trúc chung của thủ tục, hàm và vị trí khai báo của chúng trong chương trình.

- Phân biệt được tham số giá trị và tham số biến., nắm được biến toàn cục, biến cục bộ.

- Phân biệt điểm khác nhau cơ bản của hàm và thủ tục.

- Sử dụng đúng lời gọi chương trình con trong phần thân của chương trình chính.

- Nhận biết được các thành phần của thủ tục, hàm; nhận biết được hai loại tham số hình thức.

II. PHÂN TIẾT:

 - Tiết 42: Mục1.

 - Tiết 43: Mục2.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2269Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 11 - Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§18 VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON
I. MỤC TIÊU:
- Biết được cấu trúc chung của thủ tục, hàm và vị trí khai báo của chúng trong chương trình.
- Phân biệt được tham số giá trị và tham số biến., nắm được biến toàn cục, biến cục bộ.
- Phân biệt điểm khác nhau cơ bản của hàm và thủ tục.
- Sử dụng đúng lời gọi chương trình con trong phần thân của chương trình chính.
- Nhận biết được các thành phần của thủ tục, hàm; nhận biết được hai loại tham số hình thức.
II. PHÂN TIẾT:
	- Tiết 42: Mục1.
	- Tiết 43: Mục2.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
TIẾT 42
A. Ổn định lớp:
B. Bài cũ : 
C. Bài mới:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu trúc chung của thủ tục
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H1: Từ ví dụ vẽ hình chữ nhật dẫn dắt đến việc sử dụng thủ tục và cấu trúc chung của nó.
H2: Nêu cấu trúc chung của thủ tục và giải thích từng phần và lưu ý cho HS.
H3: Nhận xét vị trí của thủ tục trong chương trình.
H4: Lời gọi thủ tục có cú pháp như thế nào?
- Tìm hiểu ví dụ đầu và bước đầu khái quát cấu trúc chung của thủ tục.
- Nghe, hiểu.
- Trong phần khai báo của chương trình chính( ngay sau phần khai báo biến).
- Tên thủ tục cùng với các tham số thực sự tương ứng với các tham số hình thức đặt trong cặp ngoặc ( và )
1.Cách viết và sử dụng thủ tục 
a) Cấu trúc của thủ tục: SGK
Hoạt động 2 : Ví dụ về thủ tục
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H1: Dẫn dắt đến thủ tục Ve_Hcn có tham số.
H2: Tìm hiểu chương trình VD_thutuc2 để nắm cấu trúc thủ tục, lời gọi thủ thủ tục, tham số hình thức từ đó đưa đến khái niệm tham số giá trị, tham số biến.
H3: Tìm hiểu chương trình VD_thambien1, VD_thambien2 để củng cố thêm. 
H4: Phân biệt tham trị và tham biến?
- Chú ý, lắng nghe, trả lời theo phát vấn của GV để nắm kiến thức.
-Khai báo sau từ khóa var là các tham biến.
b) Ví dụ về thủ tục: SGK
- Trong lệnh gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là những giá trị cụ thể được gọi là tham số giá trị (gọi tắt là tham trị).
VD:
Procedure Ve_Hcn(chdai,chrong : integer);
->Ve_Hcn(5,10); Ve_Hcn(a,b);
- Trong lệnh gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các tham số thực sự tương ứng là các biến chứa dữ liệu rađược gọi là tham số giá trị (gọi tắt là tham trị).
VD:
Procedure Hoan_doi( x,y : integer);
->Hoan_doi(a,b);
D.Củng cố và dặn dò:
- Nắm cấu trúc chung của thủ tục, vị trí khai báo của thủ tục trong chương trình, sử dụng đúng lời gọi thủ tục, phân biệt được tham số giá trị và tham số biến.
	- Về nhà học bài và chuẩn bị trước mục 2.
TIẾT 43
A. Ổn định lớp:
B. Bài cũ : 
 Nêu cấu trúc chung của thủ tục. Nó được khai báo và mô tả ở vị trí nào trong chương trình? Phân biệt được tham số giá trị và tham số biến.
C. Bài mới:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cấu trúc chung của hàm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H1: Điểm khác nhau cơ bản của thủ tục và hàm.
H2: Từ cấu trúc chung của thủ tục và nêu cấu trúc chung của hàm, giải thích cụ thể từng phần(có chú ý điểm khác nhau với thủ tục)
H4: Lời gọi hàm có cú pháp như thế nào?
- Hàm luôn trả về giá trị kết quả thuộc kiểu xác định và giá trị đó được gán cho tên hàm.
- Nghe, nắm kiến thức.
- Tương tự như thủ tục.
1.Cách viết và sử dụng hàm 
a) Cấu trúc của hàm: SGK
Khác với thủ tục, trong thân hàm có câu lệnh gán giá trị cho tên hàm:
 := ;
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các ví dụ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H1: Chia nhóm tìm hiểu ví dụ 1.
H2: Treo bảng phụ viết chương trình ví dụ1 và phát vấn học sinh trả lời một số câu hỏi:
- Hàm tên gì, có mấy phần?
- Giá trị trả về kiểu gì?
- Tham số hình thức là tham trị hay tham biến?
- Câu lệnh gán giá trị cho tên hàm?
- Biến cục bộ, biến toàn cục?
H3: Giải thích chương trình tìm UCLN.
H4: Phương pháp tương tự đối với ví dụ 2.
-HS tìm hiểu ví dụ 1.
- Trả lời các câu hỏi:
 +Tên hàm là UCLN.
 +Hàm này có 3 phần.
 +Giá trị trả về của hàm là kiểu nguyên.
 + Tham số giá trị.
 + UCLN := sodu;
 + Biến toàn cục: TuSo, MauSo,a 
 + Biến cục bộ: sodu
- Trả lời theo hướng dẫn của giáo viên.
b) Các ví dụ: SGK
D.Củng cố và dặn dò:
- Nắm cấu trúc chung của hàm(liên hệ cấu trúc của thủ tục), vị trí khai báo của hàm trong chương trình, sử dụng đúng lời gọi hàm, phân biệt được tham số giá trị và tham số biến.
	- Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài tập bài 1, 2, 3,4 trang 117.

Tài liệu đính kèm:

  • docTH_42-43.doc