I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
-Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình (NNLT);
-Biết cấu trúc của một chương trình Pascal: cấu trúc chung và các thành phần.
2. Kỹ năng: Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu, bài tập: SGK.
2. Dụng cụ, thiết bị: bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định, tổ chức lớp: cán bộ lớp báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
Ngày soạn: 22 /9/2007 Chương II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN Bài: §3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH §4. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: -Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình (NNLT); -Biết cấu trúc của một chương trình Pascal: cấu trúc chung và các thành phần. 2. Kỹ năng: Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản. II. CHUẨN BỊ: 1. Tài liệu, bài tập: SGK. 2. Dụng cụ, thiết bị: bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có). III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định, tổ chức lớp: cán bộ lớp báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Không. 3. Bài giảng: Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: -Nội dung HĐ: Cấu trúc chung. -Mục tiêu: HS Biết cấu trúc của một chương trình. -Các bước tiến hành: GV: Thuyết trình đưa ra cấu trúc chung của chương trình. HS: Lắng nghe, ghi chép GV: Đưa ra ví dụ để minh hoạ Phần khai báo có thể có hoặc không tuỳ theo từng chương trình cụ thể. Hoạt động 2: -Nội dung HĐ: Các thành phần của chương trình -Mục tiêu: HS Biết được các thành phần của một chương trình. -Các bước tiến hành: GV: Thuyết trình đưa ra kiến thức HS: Lắng nghe, ghi chép GV: Phần khai báo sẽ báo cho máy biết chương trình sẽ sử dụng những tài nguyên nào của máy. GV: Mỗi NNLT có cách khai báo khác nhau. HS: Cho ví dụ tương tự. GV: Mỗi NNLT thường có sẵn một số thư viện chứa một số chương trình thông dụng đã được lập sẵn. Để sử dụng các chương trình đó ta cần khai báo thư viện chứa nó. HS: Cho ví dụ tương tự. GV: Khai báo hằng là việc đặt tên cho hằng để tiện khi sử dụng và tránh việc phải viết lặp lại nhiều lần cùng một hằng trong chương trình. HS: Cho ví vụ tương tự. GV: -Phần khai báo biến sẽ trình bày trong bài 5. -Khai báo và sử dụng chương trình con sẽ trình bày trong chương VI. GV: Mỗi NNLT có cách tổ chức chương trình khác nhau, thường thì phần thân chương trình chứa các câu lệnh của chương trình. Dấu hiệu mở đầu Các câu lệnh; Dấu hiệu kết thúc Hoạt động 3: -Nội dung HĐ: Ví dụ chương trình đơn giản -Mục tiêu: HS Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản. -Các bước tiến hành: GV: Cho HS quan sát 2 chương trình viết bằng 2 ngôn ngữ khác nhau trong ví dụ 1. HS: Quan sát và nhận xét về cách viết của 2 chương trình trong 2 ngôn ngữ khác nhau. GV: Cho HS quan sát và nhận xét chương trình trong ví dụ 2. A/ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH: 1/ Cấu trúc chung: -Mỗi chương trình nói chung gồm 2 phần: Phần thân chương trình và Phần khai báo -Cấu trúc của một chương trình có thể được mô tả như sau: [] Trong đó: Phần thân chương trình nhất thiết phải có. Phần khai báo có thể có hoặc không tuỳ theo từng chương trình cụ thể. 2/ Các thành phần của chương trình: a/ Phần khai báo: Có thể có các khai báo: tên chương trình, thư viện, hằng, biến và chương trình con. * Khai báo tên chương trình: Trong Turbo Pascal, phần khai báo tên chương trình bắt đầu bằng từ khoá program, tiếp theo là tên chương trình. Cấu trúc: Program ; Trong đó, tên chương trình do người lập trình tự đặt theo đúng quy tắc đặt tên. Ví dụ: Program PhuongTrinhBac2; Program Tinh_dien_tich; * Khai báo thư viện: -Trong Pascal: Cấu trúc: Uses ; Ví dụ: Uses crt; -Trong C++: #include Ví dụ: #include * Khai báo hằng: Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình. -Trong Pascal: Cấu trúc: Const = ; Ví dụ: Const N = 100; PI = 3.14; KQ = ‘Ket qua:’; -Trong C++: Cấu trúc: Const = ; Ví dụ: const int N = 100; const float PI = 3.14; const char* KQ = “Ket qua:”; * Khai báo biến: -Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải khai báo để chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. -Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn. Ví dụ: Khi khảo sát phương trình đường thẳng ax + by + c = 0, các hệ số a, b, c có thể được khai báo như những biến đơn. b/ Phần thân chương trình: Dãy lệnh trong phạm vi được xác định bởi cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc tạo thành thân chương trình. -Trong Pascal: Begin [] End. -Trong C++: { [] } 3/ Ví dụ chương trình đơn giản: Ví dụ 1 -Trong Pascal: Program vi_du; Begin Writeln(‘Xin chao cac ban!’); End. -Trong C++: #include Void main() { Printf(“Xin chao cac ban!”); } Ví dụ 2 Begin Writeln(‘Xin chao cac ban!’); Writeln(‘Moi cac ban lam quen voi Pascal’); End. 4.Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài: -Một chương trình gồm có hai phần: phần khai báo và phần thân. 5.Dặn dò, kế hoạch học tập tiết sau: -Về nhà học bài cũ và xem trước bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn. -Làm bài tập 1, 2, 3 SGK tr.35. IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: