Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 1

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 1

I. Mục tiêu bài học

- Kiến thức: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác. Qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh

- Tích hợp giáo dục môi trường: (Không gian trong phủ chúa trịnh –> môi trường thiếu ánh sáng)

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu văn bản.

- Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh có được lòng cảm phục trước một nhân cách thanh cao. Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Hải Thượng Lãn Ông

II. Công việc chuẩn bị

- Thầy: Đọc sách, soạn giáo án

- Trò: Đọc sách giáo khoa, soạn bài

III. Kiến thức trọng tâm

 Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả trước cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ chúa Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả trước cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ chúa

 

doc 12 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	
Tiết 1,2	
Vào phủ chúa Trịnh 
 Leâ Höõu Traùc
I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác. Qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh 
- Tích hợp giáo dục môi trường: (Không gian trong phủ chúa trịnh –> môi trường thiếu ánh sáng)
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu văn bản.
- Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh có được lòng cảm phục trước một nhân cách thanh cao. Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Hải Thượng Lãn Ông 
II. Công việc chuẩn bị
- Thầy: Đọc sách, soạn giáo án
- Trò: Đọc sách giáo khoa, soạn bài
III. Kiến thức trọng tâm
 Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả trước cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ chúa Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả trước cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ chúa
IV. Tổ chức daïy hoïc
1. OÅn ñònh toå chöùc lôùp 
Kieåm tra só soá, ổn định để vào giờ học
2. Kieåm tra baøi cuõ
 Không
3. Baøi môùi
Giởi thiệu ngắn gọn để vào bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Vấn đáp
- GV yêu cầu học sinh đọc Tiểu dẫn và trả lời các câu hỏi sau:
H: Dựa vào phần Tiểu dẫn, em hãy giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích? 
H: Thế nào là kí sự? 
H: Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?
- HS phát biểu.
- GV bổ sung làm rõ từng nội dung
* Hoạt động 2: đọc, vấn đáp
 - GV gọi hs có khả năng đọc trôi chảy, đọc đoạn trích và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
H. Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào?
H. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? 
H. Nhận xét khái quát về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa
H. Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào? 
H. Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh (chị) cho là đắt, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm? 
H. Phân tích những chi tiết trong đoạn trích thể hiện phẩm chất của tác giả ? 
H: Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này? 
- Cách lí giải về bệnh tình thế tử Trịnh Cán cho thấy LHT là một thầy thuốc như thế nào?
- HS đọc và phát biểu ý kiến
- GV bổ sung làm rõ từng nội dung 
* Hoạt động 3: thảo luận
- Gv: yêu cầu học sinh thảo luận theo đơn vị tổ câu hỏi sau:
H: Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó?
- HS: Đại diện mỗi tổ phát biểu và bổ sung ý kiến
- GV: chốt lại làm rõ các vấn đề 
* Hoạt động 1: vấn đáp
H: Hãy nhận xét, đánh giá chung về đoạn trích? 
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
- Ông sinh năm 1724 mất năm 1791, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê Hưng Yên
- Là một danh y: chữa bệnh, soạn sách y học, mở trường dạy nghề thuốc 
2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” (Kí sự lên kinh):
- Thể loại: kí sự (ghi chép về sự việc có thật)
Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, nằm ở cuối bộ y tông tâm lĩnh. 
- Là tập kí sự, miêu tả quan cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh - những điều mà tác giả mắt thấy, tai nghe trong chuyến đi lên kinh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tác phẩm còn thể hiện thái độ khinh thường danh lợi của tác giả.
3. Đoạn trích:Vào phủ chúa Trịnh ghi lại Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán
II. Văn bản
1. Quang cảnh trong phủ chúa: 
* Quang cảnh được miêu tả từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể:
- Đi qua mấy lần cửa, vườn hoa đầy sắc hương, “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”.
- Điếm có Hậu mã quân túc trực, nhà “Đại đường” tất cả các cột và đồ dùng đều sơn son thiếp vàng,
- Vào nội cung, cảnh càng xa hoa tráng lệ: trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, hương hoa ngào ngạt,
- Bài thơ của tác giả minh chứng rõ thêm cho uy quyền và giàu sang của phủ chúa.
* Những nghi thức, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:
- Có nhiều quan và người phục dịch với những nhiệm vụ khác nhau.
- Lời lẽ khi nhắc đến chúa Trịnh và thế tử phải hết sức cung kính.
- Tác giả (một ông già) khi gặp thế tử (một đứa bé 6 tuổi) phải quỳ lạy 4 lạy, khi ra về lạy thêm 4 lạy nữa.
=> Cảnh nội cung trang nghiêm, phản ánh quyền uy tột bật của nhà chúa.
2. Thái độ, tâm trạng và phẩm chất người thầy thuốc:
- Tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ nhưng đôi lúc cũng có lời nhận xét khách quan phần nào cho ta thấy được thái độ của ông:
+ “Cái cảnh giàu sang của phủ chúa thực khác hẳn người thường”
+ Được mời ăn “ toàn của ngon vật lạ”
+ Nguyên nhân bệnh trạng của thế tử “vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi” 
–> Ông thừa nhận trong phủ chúa cái gì cũng sang, cũng đẹp. Nhưng, thái độ của ông tỏ ra dửng dưng, không đồng tình với cuộc sống ăn chơi hưởng lạc xa xỉ đó.
- Phẩm chất người thầy thuốc:
+ LHT là thầy thuốc giỏi. Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc –> Khinh thường danh lợi.
+ Ông muốn chữa bệng cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái y đức –> Có lương tâm người thầy thuốc.
+ Mặc dù cách chữa bệnh của ông trái với đa số các thầy thuốc trong cung nhưng ông vẫn bảo lưu ý kiến của mình –> Là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, có bản lĩnh, có chính kiến
3/ Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả 
- Quan sát tỉ mỉ (Quang cảnh phủ chúa, nơi thế tử Cán ở)
- Ghi chép trung thực (Từ việc ngồi chờ ở phòng chè đến bữa cơm sáng; từ việc xem bệnh cho thế tử Cán đến việc ghi đơn thuốc; cách thế tử ngồi trên sập vàng chễm chệ, ban một lời khen khi một cụ già quỳ dưới đất lạy bốn lạy; chi tiết bên trong cái màn là, nơi Thánh thượng đang ngự)
- Tả cảnh sinh động 
- Kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và sự việc
III. TỔNG KẾT:
Vẽ lên bức tranh sinh động, đầy tính hiện thực về cuộc sống xa hoa, quyền uy của chúa Trịnh. Qua đó, bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
4. Củng cố:
 Những nét chính về Lê Hữu Trác.
 Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
5. Dặn dò:
 Chuẩn bị bài “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
Tuần 1	
Tiết 3	
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hôi và cái riêng trong lời nói của cá nhân. 
- Kĩ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời, rèn luyện nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, khi sử dụng ngôn ngữ chung.
- Thái độ: Có ý thức tuân thủ những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội 
II. Công việc chuẩn bị
- Thầy: Đọc sách, soạn giáo án
- Trò: Đọc sách giáo khoa, tìm hiểu bài
III. Kiến thức trọng tâm
 Cái chung trong ngôn ngữ và cái riêng trong lời nói của cá nhân 
IV. Tổ chức daïy hoïc
1. OÅn ñònh toå chöùc lôùp 
Kieåm tra só soá, ổn định để vào giờ học
2. Kieåm tra baøi cuõ
 Không
3. Baøi môùi
Giởi thiệu ngắn gọn để vào bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: thảo luận.
- GV: Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4hs, lần lược thảo luận các câu hỏi sau: 
H. Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một đồng đồng xã hội?
H. Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện bằng những yếu tố nào?
- HS thảo luận, lần lược từng nhóm trả lời từng câu hỏi, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.
- GV định hướng làm rõ vấn đề 
* Hoạt động 1: thảo luận
- Gv: yêu cầu học sinh thảo luận theo đơn vị tổ các câu hỏi sau:
H. Em hiểu thế nào là lời nói cá nhân?
H. Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện ở những phương diện nào?
- HS: Đại diện mỗi tổ phát biểu và bổ sung ý kiến
- GV: chốt lại làm rừ cỏc vấn đề 
* Hoạt động 3: thừc hành luyện tập
- GV yêu cầu hs làm các bài tập 1, 2 
- HS luyện tập tại lớp 
- GV chỉ định hs lên bảng trình bày
=> GV bổ sung điều chỉnh.
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội
- Muốn giao tiếp hiểu biết nhau, dân tộc, cộng đồng xã hội phải có một phương tiện chung, đó là ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các quy tắc chung. Các yếu tố và quy tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội ấy tạo ra mới cú sự thống nhất. Vì vậy, ngôn ngữ là tài sản chung.
- Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua các yếu tố:
- Những yếu tố chung.
+ Các âm và các thanh (phụ âm, nguyên âm, thanh)
+ Các tiếng tạo bởi các âm và thanh.
+ Các từ, tiếng có nghĩa.
+ Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ): thuận vợ thuận chồng, nói toạc móng heo, cô đi đúc lại...
- Các quy tắc và phương thức chung trong cấu tạo và sử dụng.
- Phương thức chuyển nghĩa của từ, chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa khác, còn gọi là phương thức ẩn dụ.
+ Quy tắc cấu tạo các loại câu (đơn, ghép, phức; tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán)
II. Lời nói - sản phẩm của cá nhân
- Khi nói hoặc viết mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng yêu cầu giao tiếp. Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ, vừa mang sắc thái riêng, sáng tạo của cá nhân.
- Biểu hiện tính riêng trong lời nói cá nhân:
+ Giọng nói cá nhân
+ Vốn từ ngữ cá nhân
+ Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung,
+ Việc tạo ra các từ mới.
+ Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
=> biểu hiện rõ nhất trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân của nhà văn. Ta gọi chung là phong cách.
* Ghi nhí: Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội; còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các nguyên tăc chung.
III. Luyện tập
1. Từ thôi có nghĩa gốc là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó. Ở đây, Nguyễn Khuyến dùng từ này với nghĩa chấm dứt, kêt thúc một cuộc đời.( Từ thôi được dùng với nghĩa nói giảm không trực tiếp nói đến sự mất mát)
2. Đây là cách sắp xếp khác thường của HXH:
- Các cụm danh từ ( rêu từng đám, đá mấy hòn) đều xếp theo kiểu danh từ trung tâm
( rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại.
- Các câu đều dùng phép đảo ngữ: đưa động từ vị ngữ (xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây) lên trước danh từ chủ ngữ( rêu từng đám, đá mấy hòn)
3. Trong hiện thực cũng có nhiều mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Ví dụ:
- Quan hệ giữa giống loài và cá thể động , thưc vật.
- Quan hệ giữa mô hình thiết kế chung và một sản phẩm cụ thể được tạo ra.
4. Củng cố:
 Hệ thống lại những nét cơ bản
5. Dặn dò:
 Chuẩn bị bài, ôn tâp đẻ viết bài số 1
Tuần 1	
Tiết 4
BÀI VIẾT SỐ 1
I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Giúp học củng cố kiến thức về văn nghị luận 
Tích hợp giáo dục môi trương: qua việc hướng dẫn học sinh tham khảo bài đọc thêm tr,15,16
- Kĩ năng: Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của 
- Thái độ: Có thái độ nghiêm túc khi làm bài 
II. Công việc chuẩn bịhuẩn bị
- Thầy: ra đề, đáp án
- Trò: Ôn lại kiến thức về văn nghị luận
III. Kiến thức trọng tâm
	Làm bài văn
IV. Tổ chức dạy học
1. OÅn ñònh 
Kieåm tra só soá, ổn định để vào giời hoc
2. Kieåm tra baøi cũ
Khoâng 
3.Baøi môùi
Nội dung kiến thưc cơ bản
I Đề: Hãy viết bài văn nghị luận nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình về vai trò, ý nghĩ của việc đọc sách
II. Đáp án:
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội. Biết định hướng và xây và kết cấu bài viết của mình. Có kĩ năng lập luận, lí giải vấn đề một cách thuyết phục.
- Diễn đạt rõ raøng trong sáng, kết cấu mạch lạc, dùng từ, viết câu chính xác, ít sai chính tả
2. Yêu cầu về kiến thức
- Có hiểu biết nhất định về vấn đề đọc sách; 
- Giải thích vai trò, ý nghĩ của việc đọc sách của nó đối với mỗi cá nhân nói riêng và xã hội nói chung
- Việc đọc sách xưa nay có những biểu hiện như thế nào? Bộc lộ quan điểm của mình 
3. Thang điểm
- Điểm 9 -10: Đáp ứng đày đủ hai yêu cầu trên; có thể có những sai xót nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 7 - 8: Đáp ứng tương đối đày đủ 2 yêu cầu nêu trên, có thể còn một vài sai sót nhỏ, diễn đạt khá tốt, rõ rang.
- Điểm 5 - 6: đảm bảo 2 yêu cầu trên ở mức độ trung bình; trình bày rõ raøng, đôi chỗ diễn đạt còn lúng túng, lập luận có chổ chưa phù hợp
- Điểm 3 - 4: chưa đáp ứng được hai yêu cầu trên; sắp xếp chưa phù hợp, diễn đạt còn yếu, sai nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu.
- Điểm 1 - 2: Bài làm sơ sài, không biết làm bài văn nhị luậ, sai nhiều lỗi chính tả, diễn quá yếu kém
- Điểm 0: không viết được gì, nộp giấy trắng.
4. Củng cố
 Hệ thống lại kiến thức trọng tâm
5. Dặn dò
 Giờ tới học bài Tự tình II
Kí duyệt của tổ trưởng 
Ngày 22/8/2011
Châu Thị Bích Liễu
Tuần:	
Tiết :	
Củng cố kiến thức: Vào phủ chúa Trịnh 
 Leâ Höõu Traùc
I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác. Qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh 
- Tích hợp giáo dục môi trường: (Không gian trong phủ chúa trịnh –> môi trường thiếu ánh sáng)
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu văn bản.
- Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh có được lòng cảm phục trước một nhân cách thanh cao. Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Hải Thượng Lãn Ông 
II. Công việc chuẩn bị
- Thầy: Đọc sách, soạn giáo án
- Trò: Đọc sách giáo khoa, soạn bài
III. Kiến thức trọng tâm
 Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả trước cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ chúa Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả trước cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ chúa
IV. Tổ chức daïy hoïc
1. OÅn ñònh toå chöùc lôùp 
Kieåm tra só soá, ổn định để vào giờ học
2. Kieåm tra baøi cuõ
 Không
3. Baøi môùi
Giởi thiệu ngắn gọn để vào bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Vấn đáp
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản về tác giả.
Hs: suy nghĩ trả lời , học sinh khác bổ sung.
H: Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?
- HS phát biểu.
- GV bổ sung làm rõ từng nội dung
* Hoạt động 2: đọc, vấn đáp
 - GV : Yêu cầu học sinh tóm tắt lại nội dung đoạn trích.
- HS: lần lược tóm tắt, hs khác bổ sung .
HS. Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? ( phân tích,dùng dẫn chứng chứng minh). Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Em có nhận xét khái quát gì về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa?
HS: lần lược nêu, học sinh khác bổ sung.
H: Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này? 
- Cách lí giải về bệnh tình thế tử Trịnh Cán cho thấy LHT là một thầy thuốc như thế nào?
- HS đọc và phát biểu ý kiến
- GV bổ sung làm rõ từng nội dung 
* Hoạt động 3: vấn đáp
- Gv: yêu cầu học sinh nhắc lại nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả? Phân tích những nét đặc sắc đó?
- HS: nhắc lại , hs khác bổ sung.
- GV: chốt lại làm rõ các vấn đề 
* Hoạt động 1: vấn đáp
H: Hãy nhận xét, đánh giá chung về đoạn trích? 
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
- Ông sinh năm 1724 mất năm 1791, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê Hưng Yên
- Là một danh y: chữa bệnh, soạn sách y học, mở trường dạy nghề thuốc 
2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” (Kí sự 
- Là tập kí sự, miêu tả quan cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh , những điều mà tác giả mắt thấy, tai nghe trong chuyến đi lên kinh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tác phẩm còn thể hiện thái độ khinh thường danh lợi của tác giả.
II. Văn bản
1. Quang cảnh trong phủ chúa: 
* Quang cảnh được miêu tả từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể:
* Những nghi thức, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:
=> Cảnh nội cung trang nghiêm, phản ánh quyền uy tột bật của nhà chúa.
2. Thái độ, tâm trạng và phẩm chất người thầy thuốc:
+ LHT là thầy thuốc giỏi. Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử nhưng sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc –> Khinh thường danh lợi.
+ Ông muốn chữa bệng cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái y đức –> Có lương tâm người thầy thuốc.
+ Mặc dù cách chữa bệnh của ông trái với đa số các thầy thuốc trong cung nhưng ông vẫn bảo lưu ý kiến của mình –> Là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng, có bản lĩnh, có chính kiến
3/ Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả 
- Quan sát tỉ mỉ
- Ghi chép trung thực
- Tả cảnh sinh động 
- Kể diễn biến sự việc khé
III. TỔNG KẾT:
Vẽ lên bức tranh sinh động, đầy tính hiện thực về cuộc sống xa hoa, quyền uy của chúa Trịnh. Qua đó, bộc lộ thái độ coi thường danh lợi của tác giả.
4. Củng cố:
 Những nét chính về Lê Hữu Trác.
 Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa.
5. Dặn dò:
 Chuẩn bị bài “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
Kí duyệt của tổ trưởng
Ngày 22/8/2011
Châu Thị Bích Liễu
PHÂN TÍCH ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn nghị luận 
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm văn
II. Kiến thức trọng tâm
	Phân tích đề, lập dàn ý
III. Tổ chức daïy hoïc
1. OÅn ñònh 
Kieåm tra só soá, ổn định để vào giờ học
2. Baøi môùi
Giới thiệu ngắn gọn để vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cơ bản
-GV ghi các đề lên bảng
* Hoạt động 2: thảo luận.
- GV: Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4hs, thảo luận phân tích các đề bài trên bảng
- HS thảo luận, lần lược từng nhóm phát biểu, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.
- GV định hướng làm rõ vấn đề 
* Hoạt động 3: thảo luận
- GV: Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4hs, thảo luận lập dàn ý các đề bài trên bảng
- HS thảo luận, từng nhóm đại diện trình bày dàn ý của mình, các nhóm khác bổ sung 
- GV định hướng xác lập dàn ý
1. Đề
Đề1: Sống đẹp
Đê2:Đất nước đang bước vào thế kĩ XXI, với những thời cơ và thách thức. Là một thanh niên đang sống trong thời đại ấy của đát nước, anh (chị) có những suy nghĩ gì
2. Phân tích đề
Đề1:
- Dạng đề mở, thao tác lập luận tự do 
- Người viết có thể vận dụng một vài hợc tấi cả các thao tác nghị luận để làm rỏ sống đẹp
Đề2:
Đây là dạng đề tự do thể hiện suy nghĩ của mình theo đề tài nêu trong đề bài
3. Lập dàn ý
Đề1:
- Giải thích sống đẹp: Sống có phẩm chất đạo đức, có hoài bảo, có lí tưởng, có trí tuệ sáng suốt
- Giải thích ý nghĩa của sống đẹp: sẽ làm cho tâm hồn, tình cảm của con ngượi trong sáng, lành mạnh, hướng thiện 
- Dùng các thao tác lập luận để làm rõ vấn đề trên:
+ Phân tích lối sông hiện nay trong xã hội,
+ Lối sống như thế nào là đẹp - Dẫn chứng,
+ Lối sống nào không đẹp – phê phán lối sống không tốt đẹp
- Bàn luận sống đẹp đem lại điều gì, tại sao cần phải sống đẹp
Đề2:
Hướng dẫn hs tìm ý
3. Củng cố: 
Chốt lại những vấn đề cơ bản 
4. Dặn dò:
	Nhắc nhở hs ý thức học tập
Kí duyệt 
Ngày 22/8/2011
Châu Thị Bích Liễu 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van lop 11 tuan 1.doc