Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tào tháo uống rượu luận anh hùng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tào tháo uống rượu luận anh hùng

A- Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu được từ quan niệm đối lập về anh hùng đến tính cách đối lập giữa Tào Tháo (gian hùng) và Lưu Bị (anh hùng) qua ngòi bút kể chuyện giàu kịch tính, rất hấp dẫn của tác giả.

B- Tiến trình dạy học

 1. Ổn định tổ chức:

 2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày những yêu cầu khi sử dụng Tiếng Việt?

 3. Giới thiệu bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2544Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tào tháo uống rượu luận anh hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc thêm Giáo sinh: Nguyễn Tấn Trạng
TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG
(Trích hồi 21 - Tam quốc diễn nghĩa)
 La Quán Trung
A- Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 - Hiểu được từ quan niệm đối lập về anh hùng đến tính cách đối lập giữa Tào Tháo (gian hùng) và Lưu Bị (anh hùng) qua ngòi bút kể chuyện giàu kịch tính, rất hấp dẫn của tác giả.
B- Tiến trình dạy học
 1. Ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày những yêu cầu khi sử dụng Tiếng Việt? 
 3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tiểu dẫn.
 Em hãy cho biết vị trí của đoạn trích.
 Đoạn trích có nội dung gì?
 HS dựa vào sgk để trả lời.
 GV nhận xét.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản.
 1.Học sinh đọc sgk trang 80, 81.
 2.GV giải thích từ khó (sgk)
Thao tác 1: Hướng dẫn HS phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo (câu 1 – sgk tr83)
 Em hãy cho biết tình thế của Lưu Bị.
 Chi tết nào thể hiện tâm trạng và tính cách của Lưu Bị?
 Trước câu hỏi của Tào Tháo về anh hùng, Lưu Bị tỏ ra không biết, kể hết người này đến người khác, em có nhận xét gì về Lưu Bị?
 Vậy theo em Lưu Bị là người như thế nào?
 HS trả lời
 GV nhận xét
Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tính cách nhân vật Tào Tháo (câu 2 – sgk tr83).
 -Chi tiết nào thể hiện sự sắc sảo, thông minh của Tào Tháo?
 -Theo em , tác giả có ý khen hay chê Tào Tháo?
 HS thảo luận và trả lời.
 -Quan niệm về anh hùng của Tào Tháo thế nào?
 -Theo em Tào Tháo có phải là anh hùng không?
 -Em có kết luận gì về tính cách của nhân vật Tào Tháo?
 HS trình bày ý kiến
 GV nhận xét, rút ra ý chính.
Thao tác 3: Phân tích điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo (câu 3 – sgk tr83) .
 HS thảo luận và chỉ ra sự khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo.
 GV nhận xét, chốt lại ý chính.
Thao tác 4: Tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích
 Vì sao cách kể chuyện trong đoạn văn lại hấp dẫn người đọc?
 GV gọi HS trình bày, nhận xét.
I- Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích
 Trích hồi 21 trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
2. Nội dung
 Giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh của Huyền Đức khi đang nương nhờ trên đất Tào Tháo, nhẫn nhịn chờ thời cơ để ra đi mưu đồ việc lớn.
II- Đọc - hiểu văn bản
1- Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo.
 -Tình thế:
 + Tào Tháo đang ở thế rất mạnh
 +Lưu Bị do thế lực còn quá yếu nên phải nương nhờ Tào Tháo ở Hứa Đô.
 +Lưu Bị phải đặc biệt giữ kín ý đồ của mình
 -Tâm trạng:
 +Sợ Tào Tháo nghi ngờ
 +Giật mình
 +Tái mặt
 +Giật nảy mình đánh rơi cả thìa, đũa.
=> Nơm nớp bất an.
 -Tính cách:
 + Thận trọng, kín đáo: “làm một vườn rauTháo khỏi ngờ”, hai em hỏi không trả lời “Hai em biết đâu ý anh”.
 +Khôn ngoan: 
 – Tìm cách thoái thác, chỉ đề xuất chứ không bộc lộ quan điểm (khi cùng Tào Tháo bàn về anh hùng).
 – Che đậy sợ hãy: “Gớm thật, tiếng sấm dữ quá”
Sơ kết: Lưu Bị là người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo léo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù. Kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn, phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai.
2. Tính cách nhân vật Tào Tháo
 - Thông minh, mưu trí nhưng gian xảo:
 + Bề ngoài: có vẻ tôn trọng ( cho Lưu Bị ở nhờ, mời uống rượu, tỏ thái độ vui vẻ).
 + Bên trong: luôn có ý thăm dò bằng cái thế áp đảo của người tự coi mình hơn Lưu Bị. 
 - Có cái nhìn sắc sảo, thông minh về thời thế và là con người kiêu căng ngạo mạng (bác bỏ hết những người mà Lưu Bị nêu lên) 
 - Quan niệm về người anh hùng: người anh hùng là người có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất.
Sơ kết: Tào Tháo là một kẻ gian hùng. Đây là một nhà chính trị, quân sự tài ba, thông minh, dũng cảm nhưng là một tên trùm quân phiệt, đa nghi nham hiểm, tàn bạo.
3. Sự khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và táo Tháo:
 Tào Tháo
 Lưu Bị
- Có quyền thế, đất đai, đang thắng, lợi dụng vua Hán.
- Gian hùng
-Tự tin, đầy bản lĩnh, sắc sảo, hiểu mình hiểu người.
-Tàn nhẫn
-Đắc ý, tự mãn
-Đa nghi, xảo quyệt
- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ Tào Tháo
-Anh hùng
-Lo lắng, sợ hãy, che giấu ý nghĩ, tình cảm trước Tào Tháo.
-Nhân nghĩa
-Thận trọng, kín đáo
-Khôn ngoan, thành thật
4. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn bởi:
 - Dựng cảnh tài tình, sống động giàu kịch tính.
 -Xây dựng tính cách nhân vật sắc nét.
 -Kể chuyện bằng cách tạo tình huống, khéo léo, tự nhiên.
III. Củng cố
 Em hãy cho biết suy nghĩ của mình về nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo?
IV.Dặn dò
 Nắm vững nội dung bài học. Chuẩn bị bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ theo câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài ( sgk – trang 88).

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN(6).doc