Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức Giúp học sinh :

- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945.

- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.

3. Thái độ:Học sinh nhận thức được thế nào là sự lố lăng đồi bại, giả dối và lên án chúng

B.Chuẩn bị của GV và HS:

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 170662Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 + 46- Đọc văn 
 Hạnh phúc của một tang gia 
 ( Trích “Số đỏ” )
 - Vũ Trọng Phụng-
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức Giúp học sinh : 
- Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945.
- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá ở chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
3. Thái độ:Học sinh nhận thức được thế nào là sự lố lăng đồi bại, giả dối và lên án chúng
B.Chuẩn bị của GV và HS:
- SGK, SGV ngữ văn 11
- Giáo án.
- Máy chiếu.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc – hiểu, đọc diễn cảm kết hợp phân tích, so sánh qua hình thức nêu vấn đề, trao đổi và thảo luận.
- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng việt và đọc văn 
D.Tiến trình dạy học
 1.ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” và lí giải tại sao tác giả nói đây là cảnh tượng “Xưa nay chưa từng có” ?
 3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
*Hoạt động1:
GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK sau đó tóm tắt nội dung chính
Khuyến khích HS mở rộng những hiểu biết về tác giả.
GV chốt lại.
*Hoạt động2
Từ các tư liệu đã tìm được (GV đã dặn chuẩn bị), HS trình bày những hiểu biết về tiểu thuyết “Số đỏ” : cốt truyện, nhân vật, giá trị nội dung, nghệ thuật.
?Nêu xuất xứ và bố cục của đoạn trích ?
*Hoạt động3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, phẩm chất của một tác phẩm trào phúng, trước hết phụ thuộc vào chỗ tác giả của nó đã dàn dựng được những tình huống trào phúng và xây dựng được những nhân vật trào phúng thành công đến mức nào. Đọc tiểu thuyết “Số đỏ” với tư cách là một tác phẩm trào phúng, cũng nên theo hướng đó. (2 vấn đề: mâu thuẫn trào phúng và nhân vật trào phúng)
? Có thể nói, mỗi chương của tiểu thuyết đều là một tình huống trào phúng được dàn dựng như một màn kịch, mỗi màn lại thể hiện một mâu thuẫn trào phúng. ở chương XV, mâu thuẫn ấy hiện lên ngay từ nhan đề chương truyện. Hãy chỉ ra mâu thuẫn trào phúng ấy? 
5.Củng cố, dặn dò tiết1
I.Tiểu dẫn
1.Tác giả ( 1912- 1939)
- Sinh tại Hà Nội trong một gia đình “nghèo gia truyền”
- Quê quán: làng Hảo, nay thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
- Cuộc đời ngắn ngủi, nghèo túng, bệnh tật: sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết văn , viết báo. Khác xa với phần đong thế giới nhân vật của mình, nhà văn là một “con người bình dị...người của khuôn phép, của nền nếp”. Gia đình nhà văn sống ở phố Hàng Bạc, một trong những trung tâm buôn bán ăn chơi hưởng lạc của đất Hà Thành, “cảnh tượng hàng ngày đập vào mắt ông là sinh hoạt của những tầng lớp thuộc cái xã hội thành thị trụy lạc hóa lúc bấy giờ” (NG. Đăng Mạnh) có lẽ vì thế mà nhà văn hết sức căm ghét cái xã hội tư sản, thực dân nửa phong kiến thối nát, xấu xa đương thời.
- VTP là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, để lại sự nghệp sáng tác đồ sộ (trong không đầy 10 năm), phong phú về thể loại (SGK). Không chỉ là nhà tiểu thuyết nổi tiếng, VTP còn được mệnh danh là  “Ông vua phóng sự đất Bắc”
2.Tác phẩm “Số đỏ”
 - Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1936, năm đầu của Mặt trận Dân chủ Đông Dương, không khí đấu tranh dân chủ sôi nổi, chế độ kiểm duyệt tạm bãi bỏ...-> các nhà văn công khai, mạnh mẽ vạch trần thực chất thối nát giả dối, bịp bợm của các phong trào Âu hóa, Thể thao, Vui vẻ trẻ trung... được bọn thống trị khuyến khích và lợi dụng.
 - Tóm tắt: Sơ đồ nhân vật, SGK. 
 - Giá trị nội dung : “nhà văn dả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời”
 - Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật trào phúng đặc sắc, mỗi chương là một màn hài kịch, mỗi nhân vật là một chân dung biếm họa xuất sắc.
3. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
- Xuất xứ: chương XV có nhan đề đầy đủ là Hạnh phúc của một tang gia- Văn minh nữa cũng nói vào- Một đám ma gương mẫu
- Bố cục: P1: Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên gia đình và mọi người khi cụ cố tổ qua đời
 P2 : Cảnh đám ma gương mẫu
II. Tìm hiểu văn bản
1.Tình huống trào phúng
- Nhan đề rất lạ, rất giật gân, khiến người đọc phải chú ý: Tang gia mà lại hạnh phúc. Nhà có người chết mà lại vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc -> Là nghịch lí bi – hài, đáng cười.
 - Như vậy, ngay nhan đề đã dự báo một màn bi –hài kịch sắp diễn ra với nhiều cảnh nghịch lí, nhiều pha cười ra nước mắt. 
- Cái chết đã làm cho nhiều người sung sướng lắm, vì :
Cụ cố tổ chết = “ Cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành”. Nói cách khác, khi cụ quy tiên thì cái gia tài kếch xù của cụ mới được chia cho đãm con và cháu, dâu và rể, “chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”.
- Hai trục của mâu thuẫn: “hạnh phúc” và “tang gia” sẽ được triển khai suốt chương truyện này, trên đó chúng ta sẽ được thấy những chân dung hí họa xuất sắc của tác giả.
HS học bài
Giờ sau học tiếp 
Tiết 2 
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: Phẩm chất của một tác phẩm trào phúng phụ thuộc vào điều gì? Nêu mâu thuẫn trào phúng trong chương truyện “Hạnh phúc của một tang gia”? 
 3.Bài mới
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động1:
- Nhan đề chương truyện đưa ra một mâu thuẫn nghịch lí, khác thường: dân gian ta có câu: tang gia bối rối, người trong gia đình nằm xuống thường là cú sốc, gánh nặng tâm lí khiến người ta rối ren. ấy vậy mà ở đây, tg lại nói là tang gia mà hạnh phúc. Và đọc đoạn trích quả thật ta thấy cả cái gia đình ấy đang bối rối trong những niềm hạnh phúc vô bờ...
*Hoạt động2
? Hãy phân tích niềm vui của từng thành viên trong gia đình cụ cố tổ? 
Điều đáng cười ở mỗi nhân vật là gì? Đằng sau tiếng cười ấy, tác giả muốn phê phán, châm biếm những nét bản chất gì ở họ?
? Cảm nhận về giọng điệu của nhà văn họ khi khi miêu tả thái độ tâm trạng của hai nhân vật này?
*Hoạt động3
- Song, Cái chết kia đã đem lại nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc không chỉ cho cái gia đình này. 
Niềm hạnh phúc còn lây lan sang cả những người ngoài tang quyến. Vui từ trong nhà vui ra, vui từ xa vui đến... Mỗi người mang một niềm vui khác nhau, mỗi người tìm thấy ở cái đám ma này một hạnh phúc riêng... 
? Cái chết của cụ cố Tổ còn đem lại niềm vui cho những ai nữa? Vì sao họ vui? Chỉ ra các yếu tố đáng cười, châm biếm ở họ?
? Từ những chân dung biếm họa trên, em có cảm nhận gì về cái gia đình tư sản đang “Âu hóa” này nói riêng và xã hội thượng lưu, trưởng giả ở thành thị nói chung?
*Hoạt động4
- GV chuyển : Không chỉ miêu tả niềm hạnh phúc của những người trong và ngoài tang quyến, dựng nên những bức chân dung hí họa, biếm họa, nhà văn còn tập trung bút lực dựng lên một màn bi – hài kịch đặc sắc : cảnh đám ma. 
? Đám tang được tác giả miêu tả như thế nào từ lúc “cất đám” - đưa tang cho đến trước lúc hạ huyệt? (quy mô ntn ? tính chất của đám ma theo nền văn hóa nào ? những người đi đưa đám ? phản ứng của hàng phố ?)
Tìm hiểu tiếng cười trào phúng sâu cay của nhà văn đằng sau mỗi đặc điểm ấy ?
- GV nối – giọng mỉa mai : “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...”. Nhà văn đã bình như thế về cái đám ma ấy. 
? Em hiểu lời bình này như thế nào? (giọng điệu, thủ pháp, nội dung?)
? Tả đám tang, tác giả viết “Đám cứ đi”... Em có nhận xét gì về điệp khúc “Đám cứ đi”... lặp lại hai lần trong đoạn văn?
? Mục đích của tg khi miêu tả đám đó?
- GV: Vở bi – hài kịch sắp đến lúc hạ màn. Cảnh cuối cùng chính là cảnh hạ huyệt. 
HS đọc cảnh hạ huyệt: “Đến huyệt...”
? Tg đã tả cảnh hạ huyệt bằng những chi tiết nào? (2: Cậu Tú Tân, Ông cháu rể quý hóa...)
? Có ý kiến cho rằng nhà văn đã dàn dựng thành công một tình huống tràophúng đặc sắc, qua đó khiến cảnh hạ huyệt trở thành đỉnh điểm của sự giả dối, bất lương. ý kiến của em như thế nào?
? Đám ma ấy được coi là một đám ma gương mẫu cho điều gì?
4.Củng cố
*Hoạt động5
? Từ những nội dung đã tìm hiểu của chương truyện, hay tổng kết, rút ra chủ đề tư tưởng, giá trị nội dung của chương truyện?
?Nhận xét về nghệ thuật trào phúng của tác giả ở đoạn trích này?
 Dặn dò 
HS học bài, soan bai.
Giờ sau học tiếng Việt
2. Chân dung biếm họa
a. Ông Phán mọc sừng: Thật sung sướng vì không ngờ đôi sừng hươu vô hình trên đầu mình lại có giá trị đến thế, và mừng thầm vì “được cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng”, -> Điều đáng cười: Gã đàn ông bị vợ cắm sừng – mà không thể làm gì, không biết nhục, trái lại còn tự hào về “giá trị đôi sừng hươu vô hình”. 1 kẻ trục lợi, vô lương tâm, không biết liêm sỉ.
b. Cụ cố Hồng (con trai cả): Cha vừa nằm xuống, cụ đã nằm “nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu...” diễn trò già nua ốm yếu giữa phố đông người để co thiên hạ phải chỉ trỏ, trầm trồ... 
(Nếu người chết có nhiều con cháu và con cháu càng khôn lớn bao nhiêu càng được coi là gia đình có phúc bấy nhiêu. Do đó, để được khen, cụ cố Hồng cố tình tỏ ra già yếu, mặc dù mới 50 tuổi)
 -> điển hình cho loại người ngu dốt, háo danh
c.Văn Minh (cháu nội): “Phân vân”, “Đăm đăm chiêu chiêu”, “vò đầu rứt tóc”, nhưng không phải vì cái chết của cụ tổ mà vì có 2 điều băn khoăn: làm thế nào để cái chúc thư kia sơm đi vào thời kì thực hành và xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao khi hắn có hai cái tội nhỏ, mà “một cái ơn to”. -> Cái đáng cười: thái độ, vẻ mặt ấy vô tình lại rất “hợp thời trang”, “đúng cái mặt một người gia đình đương là tang gia bối rối”
 -> Đằng sau tiếng cười ấy, nhà văn vạch trần bản chất giả dối, bất nhân của hắn.
d. Vợ Văn Minh (cháu dâu): mừng rỡ vì được dịp lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất -> cơ hội quảng cáo hàng để kiếm tiền
- Cô Tuyết (cháu gái): Vui sướng vì Được dịp mặc bộ y phục ngây thơ- để cho thiên hạ biết mình chưa đánh mất cả chứ Trinh, đồng thời “trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám”- nỗi buồn vì không thấy bạn trai, chứ cũng không phải vì ông mất.
 -> Cái chết của cụ cố tổ là cơ hội, là sàn diễn thời trang để bà Văn Minh và Tuyết trưng diện. 
Giọng văn mỉa mai – phô bày sự lố bịch, thiếu văn hóa, vô đạo đức của hai con người này.
- Cậu Tú Tân ( cháu nội): Sướng điên người lên vì được dùng đến cái máy ảnh mới mua -> Hài hước: mong ông chết để có cơ hội hiếm mà thực hiện thú chơi, sở thích chụp ảnh của mình. Vô tâm, đáng lên án
Cứ như vậy, niềm vui trong nhà cứ trào lên...
e. Bạn bè cụ Cố Hồng: vui sướng vì được dịp trưng ra những huân huy chương, trưng ra những bộ râu ria đủ loại, nhất là cảm động hơn việc nghe những tiếng kèn ai oán của đám tang là được “trông thấy làn ra trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết”. -> Sự phô trương không đúng lúc, đúng chỗ: đến đám ma mà các cụ như đi hội, đám ma mà thành hội thi huân chương, hội thi râu của các cụ. Và cái vẻ uy nghi, trưởng giả chỉ là cái vỏ giấu bên trong bản chất “dê cụ”.
=> Gia đình có tang mà lại tang cụ tổ, không ai thương tiếc. Tất cả đều hả hê, sung sướng. Thái độ hành động của họ tuy khác nhau nhưng đều giống nhau ở sự bất hiếu, vô đạo đức, mất hết nhân tâm. 
 Đó là cái gia đình đại bất hiếu, bất nhân bất nghĩa. Những kẻ được coi là “âu hóa, văn minh” thực chất chỉ là một lũ đồi bại về đạo đức.
 Cả xã hội thượng lưu ấy đều giả dối, lố lăng, vô đạo đức.
3. Cảnh “ đám ma gương mẫu”
*Cảnh đưa tang :
- Đám ma to chưa từng thấy ở đất Hà Thành, có đủ kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, vài ba trăm câu đối.. vài ba trăm người đi đưa đám...
- tổ chức “theo cả lối ta, tàu, tây...-> Khoe sang, khoe giàu một cách lố bịch và hợm hĩnh. Đám ma hổ lốn 
- Cảnh đưa tang ầm ĩ, om sòm, nhốn nháo, loạn xạ... “đi đến đau làm huyên náo đến đấy”
Người đi đưa: đủ mọi thành phần, trai gái, già trẻ, từ cảnh sát tới sư sãi, từ thằng lưu manh tới nhà cải cách, đốc tờ đến nhà thiết kế thời trang... Đáng chú ý là hai đám:
+ đám bạn cụ cố Hồng: những bậc trưởng lão đang biến đam stang thành hội thi huân chương và thi râu
+ đám giai thanh gái lịch: bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng hôn... đang biến đám ma thành nơi “hò hẹn” để chim nhau, để cười tình với nhau, chê bai nhau, bình phẩm nhau, ghen tuông nhau, hò hẹn nhau...” với những lời lẽ thô tục...
 -> hành vi, dáng điệu, ngôn ngữ hài hước thể hiện sự giả dối, lố bịch.
- Dân hàng phố hai bên đường: “nhốn nháo cả lên khen đám ma to” – “chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa”. 
 -> bát nháo, không phân biệt đúng sai, phải trái, văn hóa và vô văn hóa, thật giả, chủ yếu thỏa mãn sự hiếu kì mà không cần biết có hợp hoàn cảnh hay không.
- Lời bình của tác giả:
“Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...” . 
 -> giọng văn mỉa mai, thủ pháp cường điệu hóa (người chết mỉm cười gật gù cái đầu). VTP đang giễu cợt những người tổ chức và tham gia đám tang. Nhà văn dùng lối nói phản ngữ (hiểu ngược lại) : cái mỉm cười sung sướng, cái gật gù hiểu ra?
- Điệp khúc “Đám cứ đi”...có ý nghĩa hài hước đặc biệt. 
“Đám cứ đi”... là đám ma đồ sộ, cái dòng người đông đúc đi sau quan tài cứ đi, nhìn bề ngoài là đám ma đang chuyển động đến huyệt. Nhưng quan sát sâu từng con người, từng cử chỉ lén lút, từng câu hỏi thì thầm, rỉ tai nhau, thì thấy đây không phải đi đưa đám ma, mà đi trong một đám rước, rất vui, rất khoái trá, hạnh phúc... 
 -> Phơi bày cái giả dối, bịp bợm vô đạo đức của xã hội thượng lưu đang hãnh tiến, đắc chí ? Phơi ra đóng đinh nó lên để người đời nguyền rủa, từ đó tống khứ nó ra khỏi cuộc sống này.
*Cảnh hạ huyệt
 (Xuân tóc đỏ cầm mũ nghiêm trang một cách giả vờ - Cụ cố Hồng ho khạc, mếu máo và ngất đi)
Tập trung ở 2 chi tiết :
- Cậu Tú Tân biểu diễn chụp ảnh, “bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này thế nọ... để cậu chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt ”
 -> dàn cảnh, đóng kịch, giả dối. 
(Làm nền cho pha diễn của hai diễn viên hài siêu hạng: ông Phán mọc sừng và Xuân)
- Ông Phán mọc sừng : cứ oặt người đi khóc to bằng những âm thanh lạ: hứt!..hứt!...hứt!.. Và trong lúc tỏ ra đau đớn nhất, ông cháu rể quý hóa đã tranh thủ tiến hành một vụ mua bán, đổi chác, dúi vào....- chúng buôn bán mặc cả với nhau ngay trên xác người thân của mình.
=> Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch nói lên sự lố lăng, đồi bại của xã hội tư sản thượng lưu thời trước CM.Quả thực đó là một đám ma gương mẫu cho sự giả dối, hợm hĩnh, háo danh của một gia đình giàu sang mà bất hiếu, bất nghĩa.
III. Tổng kết
1. Giá trị nội dung:
- Nhà văn phê phán mãnh liệt bản chất giả dối, lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở thành thị những năm trước cánh mạng tháng 8.
- Vạch trần sự xấu xa của cái gọi là “Âu hóa, văn minh” mà kẻ thù đang khuyến khích lợi dụng lúc bấy giờ. Đoạn trích cũng gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận người dân trong xã hội VN.
2. Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật trào phúng bậc thầy: 
- Từ một tình huống trào phúng cơ bản nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá (đám ma cụ cố là màn hài kịch, diễn viên chính là đám con cháu và quan khách)
- Kết hợp tương phản, đối lập với cường điệu, nói ngược, nói mỉa... để tạo nên những bức chân dung biếm họa, những sự thật phi lí mà hợp lí, lật tung cái mặt nạ của bọn đạo đức giả.

Tài liệu đính kèm:

  • dochanh phuc cua mot tang gia 2011.doc