Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 * Theo mục kết quả cần đạt SGK Tr 56

 B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 * S GK, SGV, Thiết kế bài học .

 1. Kiểm tra bài cũ

 2. Giới thiệu bài mới

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5498Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trả bài làm văn số 6
mục tiêu bài học
GiúpHS: Ôn tập củng cố về văn nghị luận XH
Đồng thời đánh giá, sửa chữa những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình từ đó có những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau.
B- Phơng pháp và tiến trình tổ chức dạy học
1. Phương pháp dạy học
Tuỳ từng đối tượng ở mỗi lớp có cách trả bài riêng. Cần nắm chắc đặc điểm của từng lớp để định ra nội dung cách thức trả bài sao cho các em có thể rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ ở những bài viết sau.
2. Tiến trình tổ chức dạy học
a.Nhắc lại và xác định yêu cầu của bài làm.
GV cho học sinh đọc lại đề bài (theo SGK Tr 35)
Đề 1: .
Đề 2: .
Đề 3:
Nhắc nhở: HS cần có thái độ khách quan khi nhận xét đánh giá, đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy chính xác.
b. Nhận xét chung:
 Do tính chất tự do của đề bài nên không có một đáp án cụ thể nào. Gv chỉ có thể nhận xét chung thông qua một số nội dung cả bài tốt lẫn bài xấu. GV cũng cần khuyến khích động viên những bài viết có ý tưởng đúng đắn, độc lập và sáng tạo, sủa chữa những ý chưa đúng, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của các em.
Cụ thể : Những bài viết tốt là: Em T. Nhung, H. Anh,H.Gấm(10A3); em: H.Tuyến, Mạc Xuân, Đỗ Điệp (10A5)
 Những em có bài viết kém là: Bùi Liên, Tân Hậu, Phạm Tùng 10A5), nhất là em Tùng đã có bài viết kém nhất trong ba bài.
Ngoài ra đa số các em còn mắc lỗi chính tả, có những em rất nghiêm trọng ( Thường là những em có điểm kém). Thầy giáo đã sửa trong bài viết, yêu cầu về nhà tự giác sửa lỗi, có kiểm tra.
GV: Hướng dẫn HS tự đánh giá:
+ Tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của bài viết.
+ Mức độ vận dụng thành công các phương pháp thuyết minh.
+ Năng lực diễn đạt (dùng từ, đặt câu, dựng đoạn).
c. Biểu dương và sửa lỗi:
- Gv chọn một số bài, đoạn văn tiêu biểu có ý hay, sáng tạo, có cảm xúc đọc cho HS nghe cùng học và rút kinh nghiệm.
- Cũng nên chọn một số bài mắc lỗi kiến thức, diễn đạt, chính tả đọc và cùng các em sửa , rút kinh nghiệm.
d. Trả bài tổng kết
GV trả bài cho HS và dành thời gian nhất định cho các em xem lại bài của mình để các em tự sửa bài viết. Đồng thời chủ động khuyến khích các em hỏi, giải đáp những thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc điểm đã cho.
 A. mục tiêu bài học 
 * Theo mục kết quả cần đạt SGK Tr 56 
 B. phương tiện thực hiện 
 * S GK, SGV, Thiết kế bài học .
 C.CAÙCH THệÙC TIEÁN HAỉNH:
 _ẹoùc saựng taùo,ủoỏi thoaùi,thaỷo luaọn,gụùi tỡm.
 D. tiến trình dạy học 
 	 1. Kiểm tra bài cũ 
 	 2. Giới thiệu bài mới
HOAẽT ẹOÄNG CUÛA GV VAỉ HS
Nội dung chính
GV: Cho H/S cần đọc phần I SGK Tr 56.
GVH: anh (chị) cho biết nguồn gốc của Tiếng Việt ?
HSĐTL&PB 
GV: Cho HS trao đổi và thảo luận và trả lời.
GV: Cho H/S cần đọc phần 1 SGK Tr 56
GVH: Em hiểu như thế nào về khai niệm: tiếng, âm tiết, từ ?lấy ví dụ ?
GV: Giao cho HS xét ví dụ trình bày theo bài soạn, so sánh.
GVH: Anh (chị) hãy trình bày sự khác nhau trong ví dụ giữa hai ngôn ngữ ?
GVH: Anh (chị) nêu kết luận về loại hình tiếng Việt?
GV: làm bài số 1,2 SGK Tr 56. Chia lớp làm hai nhóm. 
I. Loại hình ngôn ngữ
* Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ ngôn ngữ Nam á, dòng ngôn ngữ Môn – Khmer, có quan hệ gần gũi với tiếng Mường.
* Kháí niệm loại hình: là tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó.
* Khái niệm loại hình ngôn ngữ: là một cách phân loại ngôn ngữ dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ đó như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
* Có 2 loại hình ngôn ngữ thường gặp: đơn lập và hoà kết. Tiếng Việt thuộc loại thứ nhất.
II. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt
1. Đơn vị của ngữ pháp là tiếng
- Về ngữ âm, tiếng là âm tiết
- Về mặt sử dụng tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ
- Ví dụ: Thuyền/ về/ có /nhớ /bến/ chăng
 Bến /thì /một /dạ/ khăng khăng/ đợi/ thuyền.
Câu 6: có sáu tiếng cũng là sáu âm tiết, sáu từ
Câu 8: có tám tiếng, tám âm tiết nhưng chỉ có 7 từ.
2. Từ không biến đổi hình thái
* Dù đứng ở vị trí nào trong câu để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, từ cũng không biến đổi về ngữ âm và chữ viết.
* Xét ví dụ: 
Câu tiếng Việt
Câu tiếng Anh
Anh ấy đã cho tôi một cuốn sách.(1) Tôi cũng cho anh ấy hai cuốn sách. (2)
ố Không có sự biến đổi giữa các từ in nghiêng ở câu (1) và câu (2).
He gave me a book.(1) I gave him two books too.(2)
ố Có sự thay đổi giữa câu (1) và (2), vì hai lí do:
 Do thay đổi về vai trò ngữ pháp: He -> him, me -> I.
 Do thay đổi từ số ít thành số nhiều: book 
-> books.
=> Từ tiếng Việt không có sự biến đổi về hình thái trong khi. Đó là một đặc điểm nữa để chứng tỏ tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
3. ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tụ và hư từ
* Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ trước sau và sử dụng hư từ.
*Xét ví dụ: Cho một câu thường dùng trong giao tiếp:
 - Tôi mời bạn đi chơi.
-> - Bạn mời tôi đi chơi.
 - Đi chơi tôi mời bạn
-> NX: Có rất nhiều cách đảo trật tự từ trong câu, nhng tất cả những sự đảo trật tự ấy đều làm cho câu gốc thay đổi về cấu trúc ngữ pháp và nội dung ý nghĩa, hoặc sẽ làm cho câu trở nên vô nghĩa.
ố Thêm hư từ hoặc thay đổi hư từ thì cấu trúc ngữ pháp và cả ý nghĩa ngữ pháp của câu cũng thay đổi -> Hư từ có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiếng Việt, nhất là về mặt ngữ pháp.
4. Kết luận:
A, Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Tiếng cũng có thể là từ hoặc là nhân tố để cấu tạo từ.
B, Trong tiếng Việt, từ không biến đổi hình thái.
c, Biện pháp chủ yếu để biểu thị ýnghĩa ngữ pháp của tiếng Việt là sắp đặt từ theo thứ tự trớc sau và sử dụng các hư từ.
III. Luyện tập
Bài 1: SGK Tr 58.
 Câu 1: Nụ tầm xuân (1) là bổ ngữ cho động từ hái
 Nụ tầm xuân (2) là chủ ngữ.
Câu 2: Tương tự câu 1.bến (1) là bổ ngữ, bến (2) là chủ ngữ.
Câu 3: Tương tự như hai ví dụ trên.
Câu 4: Bống (1,2,3,4) là bổ ngữ, bống 5,6 là chủ ngữ.
Bài 2: SGK Tr 58
* Có 5 hư từ trong đoạn văn: Đã; các; để; lại; mà. mỗi hư từ biểu đạt một ý nghĩa riêng.
+ Đã: quá khứ
+ Các: số nhiều
+ để: chỉ mục đích
+ lại: chỉ hoạt động tái diễn
+ mà: chỉ mục đích.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 11 Tuan 25.doc