A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học.
Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, phân tích, phát huy chủ thể hs.
C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Dạy bài mới:
Tiết 1+2 Tuần 1 Ngày soạn: 14.8.2010 Đọc văn: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự-Lê Hữu Trác) A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, phân tích, phát huy chủ thể hs. C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: không. 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. TT1: HS đọc tiểu dẫn sgk TT2: Tóm tắt vài nét tiểu sử về tác giả Lê Hữu Trác? TT3: Tại sao tác giả lấy hiệu là Hải Thượng Lãn Ông? TT4: Những đóng góp của ông về mặt y học và văn học? TT5: HS tìm hiểu tác phẩm. - Hãy cho biết thể loại, hình thức, và những nội dung cơ bản của tác phẩm Thượng kinh kí sự? - GV giới thiệu đôi nét về thể loại kí. TT6: Hãy cho biết đại ý đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh? GV tóm tắt bằng sơ đồ trên bảng phụ. HĐ2: Đọc hiểu văn bản. TT1: Gọi hs đọc đoạn văn chọn lọc, gv hướng dẫn TT2: GV hướng dẫn học sinh từng bước tìm hiểu đọan trích trên cơ sở câu hỏi nêu trong phần hướng dẫn học bài. Chia lớp thành các nhóm nhỏ. - Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả quang cảnh trong phủ chúa. Nhận xét đánh giá. GV gợi ý: + Cảnh trong phủ chúa được miêu tả ntn? Cảnh bên ngoài, cảnh bên trong? + Qua đó em có nhận xét gì về vị trí của chúa trong triều đình? - Đại diện tổ trình bày, gv nhận xét tổng kết. Hết tiết 1 – củng cố. - Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả cách sinh hoạt trong phủ chúa. Nhận xét đánh giá. - GV gợi ý: + Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? + Qua những ghi nhận và quan sát của tác giả, em hãy nêu giá trị hiện thực của tác phẩm? Đoạn trích? - Đại diện nhóm trình bày, gv nhận định tổng kết. - Nhóm 3: Tìm những chi tiết cho thấy thái độ , tâm trạng của tác giả GV gợi ý: + Trước quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa, tác giả đã có những nhận xét ntn? Hãy tìm những chi tiết cho thấy điều đó? + Tác giả xác định căn bệnh của thế tử do đâu mà có? Cách chữa bệnh ntn? + Qua cách chữa bệnh ta biết thêm được gì về con người LHT? - Đại diện nhóm trình bày, gv nhận định tổng kết. - Nhóm 4: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật. GV gợi ý: + Hãy nêu những giá trị nghệ thuật của đọan trích? + Qua những đặc sắc về nghệ thuật, em hãy nêu khái quát giá trị hiện thực của đọan trích? - Đại diện nhóm trình bày, gv nhận định tổng kết. HĐ3: Tổng kết HĐ4: Luyện tập củng cố. I. Giới thiệu. 1. Tác giả: - Lê Hữu Trác (1724 - 1791), hiệu Hải Thượng Lãn Ông. - Danh y: chữa bệnh, soạn sách, dạy nghề thuốc. - Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh: + 66 quyển, công trình nghiên cứu y học + Cảm xúc của tác giả khi chữa bệnh ở miền quê. + Tâm huyến, đức độ của người thầy thuốc. - Nhà văn, nhà thơ có những đóng góp cho văn học nước nhà. 2. Tác phẩm: Thượng kinh kí sự - Thể loại: kí sự, ghi chép lại sự việc có thật, hoàn chỉnh. - Hình thức: + Viết bằng chữ Hán - Nội dung: + Tả cuộc sống ở kinh đô, cảnh sống xa hoa ở phủ chúa Trịnh, thế lực, quyền uy nhà chúa. + Thái độ coi thường danh lợi của tác giả. 3. Đoạn trích: Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác lên kinh, vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. - Tóm tắt: Tiếp thánh chỉ → vào cung → qua nhiều lần cửa → vườn cây → hành lang quanh co → điếm “hậu mã..” → cửa lớn → hành lang phía tây → đại đường, quyển hồng, gác tía, phòng trà → trở ra điếm hậu mã → mấy lần trướng gấm → hậu cung → hầu mạch, dâng đơn → về nơi trọ. II. Đọc – hiểu: 1.Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. a. Quang cảnh: - Khi vào phủ: qua nhiều lần cửa, mỗi cửa có lính canh, hành lang quanh co. - Cảnh bên ngoài: vườn hoa cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, hoa thắm, thoang thỏang mùi hương. → Cảnh rất nguy nga. - Trong khuôn viên: kiệu son, võng điều → đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. - Nội cung: năm sáu lần trướng gấm, thắp nến, nệm gấm, màn là, đồ đạc sơn son thếp vàng. → Cầu kì, xa lạ với cuộc sống bên ngòai. → Phủ chúa cực kì lộng lẫy, tráng lệ. b. Cung cách sinh hoạt: - Có người vào: đầy tớ hét đường, cáng chạy, người báo rộn ràng, người đi lại như mắc cửi - Bảy tám thầy thuốc coi bệnh, phục dịch thế tử. → Vị trí trọng yếu, quyền uy tột đỉnh của chúa. - Nhắc đến chúa + thế tử: lễ nghi, khuôn phép. → Quang cảnh, cung cách sinh hoạt hiện lên sinh động qua ngòi bút miêu tả tỉ mỉ, cụ thể → nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của gia đình chúa Trịnh. è Giá trị hiện thực của ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo, thể hiện sự phê phán kín đáo của tác giả. 2. Thái độ, tâm trạng của tác giả. a. Thái độ trước quang cảnh và sinh hoạt trong phủ chúa. - Bước chân đến đây người thường + Được mời ăn: bấy giờ mới biết phong vị - Ở trong tối om gì cả. Vì thế yếu đi → Nhận xét và cảm nhận tinh tế cái sang, cái đẹp, dửng dưng trước quyến rũ vật chất, không đồng tình lối sống tiện nghi, no đủ nhưng ngột ngạt, tù túng nơi phủ chúa. b. Tâm trạng khi chữa bệnh. - Hiểu rõ bệnh → sợ danh lợi ràng buộc → chọn phương thuốc hoà hoãn. - Trung quân, nhân đức → nói thẳng bệnh và cách chữa. → Thầy thuốc giỏi, tài năng, kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm, có lương tâm, đức độ. è Phẩm chất cao quý: khinh thường danh lợi, quyền quý, thích tự do, nếp sống thanh đạm. 3. Đặc sắc nghệ thuật. - Ngôn ngữ giản dị, quan sát tinh tế, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động. - Kể diễn biến sự việc khéo léo: khách quan nhưng giàu cảm xúc, cái tôi của tác giả bộc lộ rõ ràng, mạnh mẽ. - Chi tiết bình thường nhưng tạo được cái thần của cảnh và việc. è Giá trị hiện thực sâu sắc: việc ăn chơi của nhà chúa phơi bày trước mắt bạn đọc, đối lập hoàn toàn với cuộc sống cơ cực của nhân dân. III. Tổng kết. HS học phần ghi nhớ SGK. IV. Luyện tập: Hãy phát biểu suy nghĩ của em sau khi đọc xong bài Vào phủ chúa Trịnh? D. Củng cố: Nội dung và giá trị hiện thực của đọan trích. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. Tiết 4 Tuần 1 Ngày soạn: 15.8.2010 Làm văn: BÀI VIẾT SỐ MỘT- NLXH A. Mục tiêu bài học: Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II lớp 10. Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập. B. Phương tiện thực hiện: Thiết kế bài học. Cách thức tiến hành: Thầy: ra đề và lập đáp án. Trò: ôn kĩ năng và kiến thức để làm bài C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: không. 3. Dạy bài mới: I. Đề bài: Qua đọan trích Vào phủ chúa Trịnh, ta cảm nhân sâu sắc về tài năng và nhân cách của lương y Lê Hữu Trác. Qua đó em hãy trình bày suy nghĩ của em về cái tài và đức trong xã hội ngày nay, hướng rèn luyện của bản thân? II. Đáp án: 1. Nội dung cần đáp ứng: Tài năng và phẩm chất của Lê Hữu Trác trong việc chẩn đóan và chữa bệnh cho thế tử. Đối với việc hình thành nhân cách con người, không thể thiếu một trong 2 yếu tố tài và đức trong bất cứ thời đại nào. Ngày nay càng phải trau dồi cả tài và đức. Hướng rèn luyện của bản thân. 2. Về kĩ năng: - Bố cục rõ ràng, mạch lạc - Hành văn trong sáng - Hạn chế lỗi chính tả, viết tắt. - Giàu cảm xúc. D. Củng cố: Không Dặn dò: Chuẩn bị bài: Tự tình. Tiết 5 tuần 2 Ngày sọan: 8.8.2010 Đọc văn TỰ TÌNH (Hồ Xuân Hương) A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, phân tích, phát huy chủ thể hs. C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khát sống mãnh liệt. Đặc biệt, những bài thơ Nôm của bà là những cảm thức về thời gian tinh tế, tạo nền cho tâm trạng. Tự tình II là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của HXH. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: Tìm hiểu phần Tiểu dẫn. TT1: HS đọc tiểu dẫn SGK TT2: Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung gì? GV nhấn mạnh cá tính của HXH vì cá tính ấy in đậm trong sáng tác của nữ sĩ. HĐ2: Đọc - hiểu văn bản TT1: HS đọc diễn cảm văn bản TT2: Tìm hiểu nhan đề, kết cấu, giọng điệu. GV giới thiệu cho HS có hai cách tiếp cận bài thơ TT3: Tại sao tác giả chọn thời gian là đêm khuya? Yếu tố không gian và con người được nhắc đến trong mối tương quan ntn? TT4: Phân tích giá trị biểu cảm của các từ: Trơ – cái hồng nhan – nước non? - Hai câu đề đã nêu lên tâm trạng của HXH như thế nào? TT5: Hai câu thực thể hiện tâm sự gì của tác giả? GV chú ý cho HS thấy sự Việt hóa thể thơ Đường luật của HXH. - Phân tích giá trị biểu cảm của cụm từ: say lại tỉnh, và mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn “bóng xế” mà vẫn “khuyết chưa tròn” với thân phận nữ sĩ? TT6: Tìm hiểu thái độ của nhà thơ thể hiện ở hai câu luận. TT7: Hãy nhận xét đặc điểm cú pháp của 2 câu luận? GV chú ý cho HS thấy Việt hóa thể thơ Đường luật của HXH. TT8: Cách miêu tả thiên nhiên trong 2 câu thơ gợi cho em ấn tượng gì? TT9: Thái độ của nhà thơ đối với số phận được thể hiện ntn ở 2 câu cuối? - Phân tích ý nghĩa của việc sử dụng các từ ngữ: Ngán, Xuân, Lại; và nghệ thuật tăng tiến của câu thơ: Mảnh tình san sẻ tí con con? TT10: Em có suy nghĩ gì về hình tượng thiên nhiên (hàm ý so sánh) ở hai câu luận với hình tượng con người ở hai câu kết? HĐ3: Tổng kết HĐ4: Luyện tập và củng cố bằng cách trả lời các câu hỏi. I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: a. Cuộc đời: Hồ Xuân Hương, sinh vào khoảng thế kỉ XVIII. - Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long - Đi nhiều nơi – thân thiết với nhiều danh sĩ - Cuộc đời, tình duyên nhiều éo le, ngang trái. b. Sáng tác: Gồm chữ Nôm, chữ Hán - Thơ Nôm đường luật chủ yếu: Tập Lưu hương Kí, phát hiện 1964, 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm - Nội dung: Tiếng nói thương cảm, khẳng định, đề cao vẻ đẹp, khát vọng của người phụ nữ - Nghệ thuật: + Trào phúng mà trữ tình + Lời thơ tự nhiên, vần điệu hiểm hóc → Bà chúa thơ Nôm 2. Bài Tự tình (II): nằm trong chùm thơ Tự tình (gồm 3 bài) II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Nhan đề và kết cấu bài thơ: a.Nhan đề: - Tự: Cách trữ tình - Tình: Nội dung trữ tình => Tự tình: thuật kể nỗi lòng mình b.Kết cấu: Theo mạch cảm xúc tâm trạng nhân vật trữ tình: Buồn tủi xót xa (4 câu đầu); phẫn uất trước duyên phận (2 câu tiếp); nỗi đau thân phận (2 câu cuối). → Giọng điệu trữ tình thống thiết. 2. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi - Thời gian: đêm khuya - “Trống canh dồn”: bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. - Trơ: đặt đầu câu → nhấn mạnh sự tủi hổ, bẽ bàng (về cái hồng nhan thật rẻ rúng, vô nghĩa, vô duyên.) - Trơ – (cái) Hồng nhan – (với) Nước non (Nhịp:1/3/3) + đảo ngữ: nhấn mạnh sự dằn vặt, biểu ... uliét - Tâm trạng rối bời, nhiều trăn trở. + Ôi chao! Tiếng thở dài lo âu, bị kìm nén. + Liên tiếp gọi tên chàng + câu hỏi+ tự trả lời → Chủ động tự tìm giải pháp bảo vệ tình yêu. + Chẳng phải .. đấy ư?: phấn chấn vì có người chia sẻ. nhưng mang nhiều ám ảnh - lời thoại 8, 10,12,14: Băn khoăn, e ngại tình yêu của Rômêô và mối hận thù 2 họ. - lời thoại 14,16: quả cảm, quyết tâm cùng Rômêô Vượt qua bức tường ngăn cách, bảo vệ ty. è Diễn biến tâm trạng phức tạp nhưng phù hợp thể hiện sự chín chắn trong ty, sự day dứt trong tâm trạng do sức ép của hoàn cảnh. - Ngôn ngữ: giàu sức biểu cảm, vừa sinh động vừa hàm súc, đầu chất thơ. → Tác giả quan sát và miêu tả tinh tế tâm trạng người đang yêu, đạt đến mức điển hình III. Tổng kết 1.Nội dung: Ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp của tình người và tình đời đầy chấy nhân văn 2. Nghệ thuật: Tình huống giàu kịch tính, cao trào, nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách. D. Củng cố: Mâu thuẫn kịch và diễn biến tâm trạng nhân vật. - Đặc điểm lời thoại. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản. Tiết 64 Tuần 16 Ngày soạn: 5.10.2010 Tiếng việt: THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN. A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: Củng cố và nâng cao những hiểu biết về cấu tạo và cách sử dụng của một số kiểu câu thường dùng trong văn bản tiếng Việt. Biết phân tích, lĩnh hội một số kiểu câu thường dùng, biết lựa chọn kiểu câu thích hợp để sử dụng khi viết và nói. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác.. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs. C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những yêu cầu đối với người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn? 3. Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chia lớp thành 12 nhóm nhỏ ứng với 4 nhóm lớn là 4 tổ. Thực hành các phần I, II,III. 4 nhóm làm bài tập 1 4 nhóm bài tập 2 4 nhóm làm bài tập 3 trong mỗi phần. HĐ1: Hướng dẫn học sinh thực hành dùng kiểu câu bị động. TT1: Học sinh đọc to yêu cầu bài tập 1. Xác định câu bị động trong đoạn trích. Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa tương đương. Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động trong văn bản và nhận xét về sự liên kết ý ở đoạn văn thay thế. Bài tập 2: xác định câu bị động trong đọan trích và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về mặt liên kết trong văn bản. Bài tập 3: Viết đọan văn về nhà văn Nam Cao có dùng câu bị động. HĐ2: HD HS thực hành dùng câu có khởi ngữ. Bài tập 1:- Xác định khởi ngữ và những câu có khởi ngữ. - Chuyển câu có khởi ngữ sang câu không có khởi ngữ nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa . - So sánh tác dụng trong văn bản của kiểu câu có khởi ngữ với kiểu câu không có khởi ngữ. Bài tập 2 lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong đọan văn, giải thích lí do vì sao em chọn câu ấy. Bài tập 3: Viết đoạn văn về nhà văn Nam Cao có dùng câu có khởi ngữ. Bài tập 4. Xác định khởi ngữ trong mỗi đọan trích và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt: Vị trí, dấu hiệu nhận biết, Tác dụng. HĐ3:HDHS thực hành kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống. Bài tập 1: Phần in đậm nằm ở vị trí nào trong câu? Đặc điểm cấu tạo? Chuyển phần in đậm về phía sau chủ ngữ và nhận xét sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo, nội dung của câu trước và sau khi chuyển. Bài tập 2: hãy chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống? giải thích lý do vì sao chọn câu đó? Bài tập 3: Xác định trạng ngữ chỉ tình huống. Nêu tác dụng của việc đặt trạng ngữ chỉ tình huống về mặt phân biệt thông tin? HĐ4: Tổng kết GV đặt câu hỏi cho hs trả lời để tổng kết bài học. I. Dùng kiểu câu bị động: 1. Bài tập 1: a. Câu bị động: “Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả”. - Cấu trúc câu bị động: Đối tượng của hành động – Động từ bị động – Chủ thể của hành động – Hành động. b. Câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả. - Cấu trúc câu chủ động: chủ thể hành động – hành động – đối tượng của hành động. c. Nếu thay câu chủ động vào vị trí câu bị động: + Không nối tiếp ý cấu trước + Không thấy được hướng triển khai của câu trước. → Thay bằng câu chủ động đối tượng được đề cập đến là người đàn bà nào đó. → Mất đi ý nghĩa nhấn mạnh sự chuyển biến tâm lí của nhân vật “hắn”. 2. Bài tập 2: a. Câu bị động: “Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay đàn bà.” b. Tác dụng: tiếp tục nói về hắn, liên kết về mặt ý nghĩa. 3. Bài tập 3: Cuộc đời lao động sáng tạo nghị thuật vì lí tưởng nhân đạo và sự hi sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của Nam Cao mãi mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính. Năm 1996, Nam Cao đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ: 1. Bài tập 1: a. Câu có khởi ngữ: “Hành thì nhà thì may lại còn” b. Tác dụng: liên kết ý câu trước bằng ý nghĩa đối lập. + Nhấn mạnh khởi ngữ , đối tượng được nhắc tới trong câu. 2. Bài tập 2: a. Câu có khởi ngữ: còn đôi mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” thích hợp điền vào chỗ trống →Tại sự đối lập ý với câu trước đề liên kết ý. 3. Bài tập 3: Nam Cao được đánh giá là đại biểu xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Hiện thực, điều mà nhà văn chú trọng khi cầm bút, phải chân thật, phải là những tiếng đau khổ tóat lên từ những kiếp lầm than. Đời thừa, Sống mòn, Lão Hạc, Chí Phèo là những tác phẩm tiêu biểu, làm nổi bật quan điểm nghệ thuật trên của ông. 4. Bài tập 4: a. Câu có khởi ngữ: “Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập” + Khởi ngữ: đứng đầu câu, trước chủ ngữ. + Dấu hiệu nhận biết: có dấu phẩy sau khởi ngữ. + Tác dụng: Nêu vấn đề liên quan đến vấn đề đã nói trong câu trước, đồng bào – tôi. b. Câu có khởi ngữ: “Cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ” + Khởi ngữ: đứng đầu câu, trước chủ ngữ. + Dấu hiệu nhận biết: có dấu phẩy sau khởi ngữ. + Tác dụng: Nêu vấn đề liên quan đến vấn đề đã nói trong câu trước. III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống: 1. Bài tập 1: - Trạng ngữ: phần in đậm nằm ở đầu câu. - Cấu tạo: là cụm động từ. - Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười. + Câu có 2 vị ngữ đều là cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của chủ thể “bà già kia”. + Câu có trạng ngữ chỉ tình huống ở đầu → câu tiếp theo sẽ rõ nghĩa hơn. 2.Bài tập 2: - Câu: Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời.→ đúng về ý, liên kết chặt chẽ, câu văn mềm mại, uyển chuyển. 3. Bài tập 3: a. Trạng ngữ chỉ tình huống “Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đương”. b. Tác dụng: + Câu đứng đầu văn bản. + Phân biệt tin thứ yếu ở phần đầu với tin quan trọng thể hiện ở vị ngữ chính của câu “quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc” IV. Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản: Thành phần chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ, trạng ngữ chỉ tình huống: luôn đứng đầu câu. Thể hiện nội dung thông tin: + Thể hiện nội dung dễ liên tưởng với vấn đề từ những câu đi trước. + Chứa một thông tin không quan trạng. - Tác dụng:liên kết ý, tạo tính mạch lạc trong văn bản. D. Củng cố: kĩ năng vận dụng các kiểu câu trong việc tạo lập văn bản khi làm bài. Dặn dò: Chuẩn bị bài ôn tập. Tiết 68 Tuần 17 Ngày soạn: 8.10.2010 Đọc văn: ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: Nắm được những kiến thức cơ bản về văn học VN hiện đại đã học trong chương trình ngữ văn 11. Củng cố và hệ thống hóa được những tri thức ấy trên hai phương diện lịch sử và thể loại. Rèn luyện, nâng cao tư duy phân tích và tư duy khái quát, kỹ năng trình bày vấn đề một cách có hệ thống B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs. C. Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích diễn biến tâm trạng Juliet trong đọan trích Tình yêu và thù hận? 3. Dạy bài mới: Thực hiện ôn tập theo hình thức trả lời các câu hỏi. Câu 1/ 204:- VHVN chia làm 2 bộ phận và nhiều khuynh hướng: + Công khai và không công khai + Lãng mạn, hiện thực, cách mạng. Nguồn gốc của tốc độ phát triển nhanh chóng. Sức sống mãnh liệt của văn hóa văn học dân tộc: yêu nước và tinh thần dân tộc. Sự thúc bách của yêu cầu thời đại, thế hệ công chúng mới Sự thức tỉnh, trổi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân Viết văn được xem là nghề nghiệp, gắn với lợi ích của người cẩm bút, công nghệ in ấn, xuất bản, báo chí, hoạt động kinh doanh văn hóa phát triển. Câu 2/ 204: Tiểu thuyết trung đại Tiểu thuyết hiện đại Sự quan tâm của nhà văn Cốt truyện, tình tiết li kì, nhân vật được phân tuyến rạch ròi thiện – ác. Chú ý khai thác tích cách, nội tâm nhân vật Cách kết thúc Có hậu với mục đích tải đạo, giáo huấn. Theo quy luật khách quan của hiện thực được phản ánh Cách trần thuật Theo không gian, thời gian thông thường Có thể đảo lộn trình tự thời gian theo dụng ý nghệ thuật Bối cảnh xã hội Hầu như không có bối cảnh xã hội Việt Nam, tính ước lệ, quy phạm Có nhiều cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt, con người Việt Nam Ngôn ngữ Truyện chữ Nôm, chữ Hán, nhiều điển cố điển tích Văn xuôi quốc ngữ, lời văn giản dị, trong sáng. b. Yếu tố tiểu thuyết trung đại trong tác phẩm Cha con nghĩa nặng: - Kiểu kết cấu chương hồi, kết thúc có hậu. - Giáo huấn đạo lý thông qua các nhân vật - Văn biền ngẫu, hình ảnh ước lệ, sáo mòn Câu 3/ 204: Tình huống truyện: Vi hành: nhầm lẫn để đánh giá vị hoàng đế ngày càng cụ thể và lố bịch. Các giá trị của vị hoàng đế bù nhìn chỉ là một trò hề rẻ tiền trong con mắt của người Pháp.→ Tình huống óai oăm vừa trào lộng vừa tạo hiệu quả đả kích sâu sắc, khách quan. Tinh thần thể dục: Xxay dựng mâu thuẫn giữa mục đích có vẻ tốt đẹp, trang trọng với thực chất là tai họa của “Phong trào thể dục thể thao”, phong trào mà Pháp cổ động rầm rrộ để đánh lạc hướng thanh niên đương thời Chí Phèo: Tình hướng bi kịch cùng quẩn: sự tiếp nối giữa 2 trạng thái tinh thần: (say và tỉnh ), giữa 2 chặng số phận bị tha hóa và bị từ chối quyền làm người lương thiện của Chí Phèo → Hiện thực thảm khốc của nông thôn VN dưới ách thực dân phong kiến → Các giá trị của nhân cách và sự lương thiện quý và đắt biết chừng nào Chữ người tử tù: Mối quan hệ đặc biệt éo le giữa Huấn cao và Quản ngục Đặt tình tri kỉ, tri âm trong tình thế đối lập thậm chí đối địch nhau Việc cho chữ diễn ra trong ngục tù hôi hám, bẩn thỉu → Nổi rõ tính cách các nhân vật. Câu 4/205: Đặc sắc nghệ thuật. HS xem lại phần bài học. Câu 5/205: Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản: hạnh phúc và bất hạnh, trang nghiêm thành kính và nhốn nháo, chân thành và giả tạo Cách miêu tả đám tang di chuyển của điểm nhìn trần thuật: viễn cảnh, cận cảnh, đặc tả phối hợp → dựng lên vẻ bề ngoài rình rang của đám tang giả tạo. Lời văn trào phúng: cách đặt tên nhân vật, gọi tên sự việc, đặt câu chứa nghịch lí, giọng văn nửa trực tiếp → Phê phán thói háo danh ham lợi, hợm hĩnh, rởm đời vô nghĩa lí và thới đạo đức giả với tiếng cười châm biếm, chế giễu. D. Củng cố: Nội dung đã ôn tập Dặn dò: Dọc bài chuẩn bị thi học kì.
Tài liệu đính kèm: