I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Thấy được nỗi đau của tác giả trước cảnh đất nước rơi vào tay thực dân Pháp.
- Hiểu được giá trị các biện pháp nghệ thuật qua bài thơ
- Kỹ năng phân tích một tác phẩm văn học.
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
II. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, SGK, SGV
- HS: Chuẩn bị bài mới, học bài cũ.
III. Phương pháp dạy học: Kết hợp các hình thức trao đổi, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
1/ Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sỉ số (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: 4’
a/ Thái độ của ông Quán như thế nào khi nói về lẽ ghét?
b/ Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong đoạn trích?
3/ Lời vào bài: Ngày 18/02/1858 thực dân Pháp nổ súng tiến đánh thành Gia Định, bài thơ “Chạy giặc” ra đời từ hoàn cảnh đó. 1’
Tuần: 5 Ngày soạn: 4/9/2010 Tiết: 18 Ngày dạy: Đọc thêm: CHẠY GIẶC Nguyễn Đình Chiểu. I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Thấy được nỗi đau của tác giả trước cảnh đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. - Hiểu được giá trị các biện pháp nghệ thuật qua bài thơ - Kỹ năng phân tích một tác phẩm văn học. - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước sâu nặng. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, SGK, SGV - HS: Chuẩn bị bài mới, học bài cũ. III. Phương pháp dạy học: Kết hợp các hình thức trao đổi, trả lời các câu hỏi gợi ý, diễn giảng. IV. Tiến trình tổ chức dạy học: 1/ Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sỉ số (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: 4’ a/ Thái độ của ông Quán như thế nào khi nói về lẽ ghét? b/ Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong đoạn trích? 3/ Lời vào bài: Ngày 18/02/1858 thực dân Pháp nổ súng tiến đánh thành Gia Định, bài thơ “Chạy giặc” ra đời từ hoàn cảnh đó. 1’ 4/ Bài mới: Tg HĐ của GV HĐcủa HS Nội dung cần đạt 5’ 30’ 5’ 7’ 6’ 7’ 4’ 3’ HĐ1: Giới thiệu chung. ? Xác định hoàn cảnh sáng tác và nội dung của tác phẩm? HĐ2: Đọc - hiểu văn bản ? Bối cảnh tác giả phản ánh như thế nào ? ? Trước bối cảnh ấy tình hình đất nước ra sao? ? Tìm các hình ảnh thể hiện nỗi đau của con người? ? Những nhân vật được nào được tác giả đề cập đến trong cảnh chạy giạc? Điều đó mang ý nghĩa gì? GV: “Cờ thế” là cờ quyết định thắng thua trong một nước đi. Sai lầm trong một nước cờ nhà Nguyễn dẫn đến đất nước lâm nguy. ? Đất nước bị giặc chiếm thì con người rơi vào hoàn cảnh gì? ? Hai địa danh được nhắc đến gợi lên điều gì? ? Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? ? Thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết? Hướng dẫn HS tổng kết - Nội dung: ? Nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ cuối? Tác dụng ntn? HĐ: Củng cố Đọc một số bài thơ thể hiện tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Đình Chiểu - Hoàn cảnh sáng tác :khi thực dân Pháp bắt đầu tấn công thành Gia Định. - Bài thơ chạy giặc là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối TKXIX. - Khung cảnh của đất nước khi giặc Pháp tấn công vào nước ta. - Tình thế hiểm nghèo của đất nước ,sai lầm của triều đình nhà Nguyễn - Lơ xơ, dáo dát: dáng vẻ hốt hoảng, bơ vơ, không nơi nương tựa. - Lũ trẻ, bầy chim: những sinh linh đáng thương, những thân phận nhỏi bé đáng lẽ ra cần được che chở thì đang bị đe dọa tình mạng - Bỏ nhà, mất ổ: đất nước không còn, chốn dung thân của con người cũng mất đi - Bến Nghé, Đồng Nai: vốn là những miền đất thanh bình bây giờ chỉ là hoan tàn đổ nát - Của tiền, tranh ngói: cơ sở vật chất, mồ hôi tiền của của con người cực khổ làm ra bây giờ bỗng chốc trôi theo bọt nước, tan như mây khói. " Tô đậm thêm nỗi đau của tác giả, của nhân dân. - Mỉa mai trách cứ Câu hỏi tu từ cách dùng từ trang trọng. I. Giới thiệu chung : 1. Hoàn cảnh sáng tác :khi thực dân Pháp bắt đầu tấn công thành Gia Định. 2. Bài thơ chạy giặc là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối TKXIX. II. Đọc hiểu văn bản : Hai câu đề : « Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay » - Miêu tả khung cảnh của đất nước khi giặc Pháp tấn công vào nước ta, đất nước rơi vào thế nguy nan. + Thời gian: tan chợ . + Không gian: chợ - Không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng bị tiếng súng giặt làm cho rối loạn: cờ thế phút sa tay. è Giặc bất ngờ ập đến đưa đất nước vào tình thế hiểm nghèo, mọi sinh hoạt thường ngày bỗng chốc tan rã à sai lầm của triều đình nhà Nguyễn . 2. Hai câu thực : “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dát bay” - Lơ xơ, dáo dát: dáng vẻ hốt hoảng, bơ vơ, không nơi nương tựa. - Lũ trẻ, bầy chim: những sinh linh đáng thương nhất, những thân phận nhỏi bé đáng lẽ ra cần được che chở thì đang bị đe dọa tình mạng à Chiến tranh tàn bạo không chừa một ai dù là trẻ em và những con vật nhỏ. - Bỏ nhà, mất ổ: đất nước không còn, chốn dung thân của con người cũng mất đi 3.Hai câu luận : - Bến Nghé, Đồng Nai: vốn là những miền đất thanh bình bây giờ chỉ là hoan tàn đổ nát - Của tiền, tranh ngói: cơ sở vật chất, mồ hôi tiền của của con người cực khổ làm ra bây giờ bỗng chốc trôi theo bọt nước, tan như mây khói. " Càng tô đậm thêm nỗi đau của của nhân dân. 4. Hai câu kết : “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng Nỡ để dân đen mắc nạn này” - Câu hỏi tu từ: “nỡ để dân đen mắc nạn này”" mỉa mai trách cứ. - Trang dẹp loạn: cách nói trang trọng dùng để chỉ những đấng anh hùng. " Hai câu thơ chính là tiếng kêu cứu thể hiện nỗi đau của đất nước của nhân dân cũng là của tác giả. Trong nỗi đau ấy là một tấm lòng trung quân ái quốc. III. Tổng kết: - Nội dung: Bài thơ thể hiện nỗi đau của NĐC khi giặc đến và tấm lòng thiết tha mong mỏi những đấng anh hùng đứng ra giúp nước - Nghệ thuật: sử dụng câu hỏi tu từ, đảo ngữ, từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc dồn nén thể hiện rõ tâm trạng đau thương của tác giả khi giặc đến. Dặn dò: 2’ Học bài cũ, thuộc bài thơ. Chuẩn bị bài mới “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” GVTS Ý kiến GVHD
Tài liệu đính kèm: