Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 - Kiến thức: Giúp học sinh:

 + Củng cố kiến thức về thành ngữ, điển cố.

 + Kiến thức bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần thích thực).

 - Kĩ năng: vận dụng thành thạo thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh vào bài văn nghị luận văn học.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - GV: SGK, SGV, Giáo án.

 - HS: Giấy kiểm tra.

 C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

 Giáo viên đọc đề bài kiểm tra, học sinh làm bài.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 I- Ổn định tổ chức:

 II- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra nhanh việc chuẩn bị giấy kiểm tra của HS.

 III- Bài mới:

 

doc 159 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33+34.
Ngày soạn :
Ngày giảng :
 Bài Viết Số 3
A. Mục tiêu bài học:
 - Kiến thức: Giúp học sinh:
 + Củng cố kiến thức về thành ngữ, điển cố.
 + Kiến thức bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần thích thực).
 - Kĩ năng: vận dụng thành thạo thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh vào bài văn nghị luận văn học. 
B. Phương tiện dạy học:
 - GV: SGK, SGV, Giáo án...
 - HS: Giấy kiểm tra.
 C. cách thức tiến hành:
 Giáo viên đọc đề bài kiểm tra, học sinh làm bài.
D. Tiến trình dạy học:
 I- ổn định tổ chức: 
 II- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra nhanh việc chuẩn bị giấy kiểm tra của HS. 
 III- Bài mới:
 I. Đề bài: 
 Câu 1. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu (chủ đề tự chọn) trong đó sử dụng thành ngữ, điển cố?
 Câu 2. Phân tích phần Thích thực trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ nhận định sau: “Lần đầu tiên, người nông dân trở thành hình tượng trung tâm của một tác phẩm văn học viết với những nét đẹp chân thực, giản dị, hào hùng.” 
 II. Hướng dẫn tìm hiểu đề, đáp án, lập dàn ý:
 1. Tìm hiểu đề:
 Câu 1: Viết đoạn văn vận dụng thành ngữ, điển cố.
 Câu 2:
 - Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ nhận định “Lần đầu tiên, người nông dân trở thành hình tượng trung tâm của một tác phẩm văn học viết với những nét đẹp chân thực, giản dị, hào hùng.” 
 - Yêu cầu về thao tác: Lập luận phân tích, Lập luận chứng minh.
 - Yêu cầu phạm vi dẫn chứng: Phần Thích thực của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
 2. Đáp án, lập dàn ý:
 Câu 1: 
 - Hình thức: Một đoạn liền mạch 5 đến 7 câu. 
 - Kiến thức: Vận dụng thành ngữ, điển cố. (Gạch chân hoặc nêu cụ thể)
 Câu 2:
 a. Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
 - Nêu vấn đề.
 b. Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm và các luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm.
 - Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống:
 + Lai lịch: cui cút, toan lo nghèo khó -> người nông dân nghèo, chất phác.
 + Hoàn cảnh sinh sống: chỉ quen việc cuốc, cày, cấy. -> người dân nghèo, lam lũ, hiền lành. Gợi niềm thương cảm. 
 à Nhấn mạnh gốc gác nông dân của người nghĩa sĩ. Với NĐC người anh hùng có thể từ những người nông dân bình thường lam lũ trong cuộc sống.
 - Tâm lí người nông dân khi giặc đến:
 Chờ đợi mòn mỏi tin tức triều đình. -> ý thức trách nhiệm, tinh thần xả thân vì nước của người nông dân.
 - Hình ảnh người nông dân trong trận công đồn: 
 + Điều kiện chiến đấu: thô sơ, lạc hậu, thiếu thốn nhưng có lòng mến nghĩa.
 + Trong trận chiến: “ Chi nhọc quan quản gióng trống kì,chẳng có.”
 “ Đạp rào lướt tới Xô cửa xông vào...”
 NT: tương phản, dùng động từ mạnh với mật độ cao... -> thể hiện khí thế bão táp, khẩn trương, sôi nổi, người nghĩa sĩ đã làm chủ trận chiến.
 - So sánh với hình tượng người nghĩa sĩ trong một số tác phẩm khác: Hịch tướng sĩ của TQT, Bình Ngô đại cáo của NT
=> Đây là lần đầu tiên người nông dân chiến đấu xuất hiện với vẻ đầy dũng khí hiên ngang trong văn học, mặc dù lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định công lao to lớn của người dân chân lấm tay bùn.
 c. Kết bài:
 Khái quát lại vấn đề: Có thể nói phần Thích thực tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân - nghĩa sĩ, từ cuộc đời lao dộng vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ, đánh giặc và lập chiến công. 
 III. Biểu điểm: 
 Câu 1: (3 điểm)
 - Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên được 3 điểm.
 - Nếu học sinh viết thành hai đoạn chỉ cho tối đa 1,5 điểm.
 - Nếu viết thành nhiều đoạn thì không cho điểm.
 Câu 2:
 - Điểm 6 - 7: Đáp ứng đầy đủ, sâu sắc các yêu cầu trên. Văn lưu loát, có cảm xúc. Trình bày sạch, bố cục rõ ràng hợp lí.
 - Điểm 4 - 5: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một số lỗi về câu chữ nhưng không đáng kể.
 - Điểm 2 - 3: Đáp ứng được nội dung song chưa thật sâu sắc, hoặc đáp ứng được một nửa nội dung nhưng các ý phải chặt chẽ. Diễn đạt mắc khoảng 5 lỗi.
 - Điểm 1: Diễn đạt kém, hoặc không hiểu yêu cầu đề. Trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi câu từ. Nếu lạc đề có thể cho 1 điểm.
 IV. Nhận xét giờ viết bài và dặn dò HS chuẩn bị bài mới:
Tiết 38+39.
Ngày soạn :
Ngày giảng :
--- Thạch Lam ---
Đọc thêm : Cha Con nghĩa nặng.
A. Mục tiêu bài học:
 - Kiến thức: Giúp học sinh:
 + Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
 + Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ.
 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng miêu tả, quan sát cảnh vật cũng như con người.
 - Thái độ: Xót thương, cảm thông, trân trọng đối với những kiếp người nhỏ bé, quẩn quanh, nghèo khổ.
 + Nội dung chính của văn bản đọc thêm : Tình cha – con sâu năngh nghĩa tình...
B. Phương tiện dạy học:
 - GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Giới thiệu giáo án...
 - HS: SGK, Vở soạn, Tư liệu tham khảo (nếu có),...
C.cách thức tiến hành:
 Giáo viên tổ chức giờ học kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi mở, đặt câu hỏi, trao đổi thảo luận.
D. Tiến trình dạy học:
 I- ổn định tổ chức: 
 II- Kiểm tra bài cũ: ? Giáo viên kiểm tra vở soạn của học sinh.
 ? Văn học hiện đại Việt Nam 1930 - 1945 có mấy xu hướng? Đó là những xu hướng nào? Nêu đặc trưng của xu hướng lãng mạn?
 Gợi ý: VHVN hiện đại 30 - 45 phân hoá thành nhiều xu hướng, bao trùm hơn cả là xu hướng lãng mạn và xu hướng hiện thực phê phán.
 Xu hướng lãng mạn: thiên về biểu hiện cái tôi nội cảm, khát vọng, ước mơ của con người.
 III- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung.
? Căn cứ vào bài soạn và Tiểu dẫn SGK, em hãy giới thiệu những nét chính về nhà văn Thạch Lam?
GV mở rộng:
 + Kiến thức về quê hương -> ko gian nghệ thuật, trở đi trở lại trong sáng tác của ông.
 + Kiến thức về nhóm Tự lực văn đoàn.
NTuân “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp nghèoTL là nhà văn quí mến cuộc sống, trân trọng trước sự sống của mọi người xung quanh”.
? Tuy là thành viên của TLVĐ nhưng sáng tác của TL có gì đb?
(? Cảm hứng của các thành viên trong TLVĐ thường là gì? Sáng tác về tầng lớp tiểu tư sản.)
? Sở trường của TL trong sáng tác là thể loại gì? Có gì đặc biệt?
? Nêu xuất xứ tác phẩm? SGK.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- Đọc một số đoạn tiêu biểu.
? Em hiểu một số chú thích: Tiếng trống thu không, trống cầm canh, đèn ghi?
Hoạt động 2 : HD tìm hiểu văn bản .
? Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc hoàng hôn được nhà văn khắc hoạ qua các chi tiết nào? (âm thanh, hình ảnh, đường nét, màu sắc?)
- GV bình: Đoạn văn mở đầu chính là bằng chứng để thấy rằng: “Văn của TL thường hiếm khi thừa lời, thừa chữ ko cầu kì kiểu cách, nhưng vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu, lại vừa uyển chuyển tinh tế.” (Vũ Ngọc Phan). Nó ko những cho người đọc thấy cảnh mà điều quan trọng hơn là khơi gợi ở họ tình 
cảm, xúc cảm đối với cảnh đẹp.
? Sau bức tranh thiên nhiên thơ mộng đó, c/s con người được hiện lên như thế nào? Em có nhận xét gì về đời sống nơi phố huyện? 
? Trước cảnh ngày tàn nơi phố huyện, Liên có tâm trạng như thế nào? Hãy tìm những chi tiết minh hoạ?
? Em có cảm nhận gì về đời sống và vẻ đẹp tâm hồn của Liên?
GV giảng: Liên là nhân vật do nhà văn sáng tạo để kín đáo bày tỏ thái độ và tình cảm của mình trước hiện thực đời sống. Cảm xúc,tâm trạng của Liên, cách dựng người, dựng cảnh đều ẩn chứa t/c của nhà văn đối với thiên nhiên và đời sống con người.
? Cảm nhận chung của em về cuộc sống nơi phố huyện? Điều đó gợi cho em những cảm xúc gì?
? Khung cảnh thiên nhiên nơi phố huyện được miêu tả qua những chi tiết nào?
? Chi tiết này có tác động gì tới tâm hồn người đọc?
GV giảng: Nhìn chung các t/p của văn học hiện thực dường như ít thấy cảm hứng về thiên nhiên. Phải chăng đây chính là đóng góp của TL cho giai đoạn văn học này. Những chi tiết này góp phần bồi đắp lòng yêu quê hương đất nước trong mỗi con người Việt Nam.
? ấn tượng nổi bật của cảnh phố huyện về đêm? Các chi tiết từ ngữ biểu hiện?
? Trong bóng tối bao trùm, c/s nơi phố huyện vẫn tiếp tục hiện ra với những ánh sáng nào? Hình ảnh này có ý nghĩa gì? Hãy bình về h/a văn học này?
? Sự xuất hiện của ánh sáng đó có ý nghĩa gì?
- Trên nền bóng tối âý x/h c/s của con người.
? Họ làm những công việc gì?
? Dù thế trong bóng tối họ vẫn mơ ước. Họ mơ ước điều gì? ẩn ý nhà văn muốn thể hiện và gửi gắm ở đây?
? Đọc lại những câu văn của TL và cảm nhận giọng điệu toát lên từ lời văn. Thái độ của nhà văn đối với những người dân nghèo là gì?
- GV bình: Mặc dù trong hoàn cảnh bế tắc đó nhưng họ vẫn ko mất hết hi vọng, vẫn tin vào c/s. Đó là điều đáng trân trọng ở họ.
?Vì sao chị em Liên ngày nào cũng cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?
? H/a đoàn tàu được miêu tả như thế nào? Theo 1 trình tự nào?
Tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian.
? Đoàn tàu có ý nghĩa gì đối với chị em Liên và người dân nơi phố huyện?
? Từ sự kiện hai đứa trẻ cố thức đợi chuyến tàu, đặc biệt là những hồi tưởng của Liên về Hà Nội, em có suy nghĩ gì về chị em Liên và thái độ, dụng ý tư tưởng của nhà văn? 
? Từ những nội dung phân tích trên hãy phát biểu chủ đề của tác phẩm? 
? Vì sao “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của TL?
- GVk/đ nét đặc sắc về truyện ngắn của TL.
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3 : HD đọc thêm.
 ? Nội dung chính của đoạn trích Cha con nghĩa nặng?
I- Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: (1910 – 1942)
 a. Cuộc đời:
- Xuất thân: gđ công chức nghèo, đông con. (được học hành đến nơi đến chốn, em của Nhất Linh và Hoàng Đạo).
- Tuổi thơ: sống ở Cẩm Giàng - Hải Dương.
 b. Sáng tác: 
- Là thành viên Tự lực văn đoàn: sáng tác gần với hiện thực.
- Truyện ngắn: không có cốt truyện: tính trữ tình.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: SGK.
 2. Tác phẩm: 
- Rút từ tập “Nắng trong vườn” 1938.
- Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của truyện ngắn TL.
 3. Đọc - chú thích: 
( - Đọc rõ ràng, diễn cảm.
 + Đoạn 1: Tiếng trống thu không... giờ khắc của ngày tàn.
 + Đoạn 2: Trời đã bắt đầu đêm,... đến kia rồi.
 + Đoạn 3: Trống cầm canh...và đầy bóng tối.) 
II- Tìm hiểu văn bản:
 1.Bố cục: 3 phần:
- p1: Phố huyện lúc hoàng hôn.
- p2: Phố huyện về đêm.
- p3: Cảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.
 2. Phân tích:
 a. Phố huyện lúc hoàng hôn:
 * Cảnh vật:
- H/a: Phương tây đỏ rực, đám mây ánh hồng, đám mây đen lại.
- Đường nét:Dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
- Âm thanh: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve.
àNhững câu văn êm dịu, giàu h/a, uyển chuyển tinh tế. -> Một bức hoạ đồng quê quen thuộc, gần gũi. Một bức tranh quê bình dị mà ko kém phần thơ mộng.
- Cảnh chợ tàn: người về hết, chỉ còn rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi, mấy đứa trẻ con nhà nghèo đi lại tìm tòi 
àSự nghèo đói khó khăn, tiêu điều dến thảm hại của phố huyện.
 * Con người:
- Liên:
 + “Lòng buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn”.
 + “Cảm nhận mùi riêng của đất, của quê hương”.
 + “Động lòng thương bọn trẻ co ... - Bài viết số 6( NLXH): 
 +Vận dụng kết hợp được các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ.
 + Quan tâm đến những vấn đề xh đặt ra, có quan điểm và cách giải quyết đúng đắn.
B. Phương tiện thực hiện:
 - SGK + SGV + TLTK
 - Sổ chấm bài.
C. cách thức tiến hành: 
 - GV: Lập ý, nêu lỗi cụ thể.
 - HS: Trả lời câu hỏi và chữa lỗi cụ thể.
D. Tiến trình bài giảng:
 I. ổn định tổ chức: 
 II. Kiểm tra bài cũ: (Không)
 III. Bài mới
A. Đề bài:
 (GV cho HS chép lại đề bài; nếu đề đã phô tô yêu cầu HS bỏ đề ra để đọc lại)
 I. Trắc nghiệm: (Đúng mỗi câu được 0,5 điểm; Tổng 2 điểm)
Câu 1. Tác giả Nguyễn Công Hoan đã dùng văn bản gì để mở đầu truyện ngắn?
 Â. Một tờ báo cáo	C. Một tờ công văn
B. Một tờ trát	D. Một tờ chỉ dụ
Câu 2. Trong vở kịch “Vũ Như Tô”, bệnh Đan Thiềm mà Nguyễn Huy Tưởng nói đến trong lời đề tựa (cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm) và thể hiện qua nhân vật chính của vở kịch, có thể hiểu thực chất là bệnh gì?
Bệnh đam mê, kính trong người có tài cao, nghiệp lớn; người có khả năng sáng tạo những cái đẹp kì diệu khác thường.
Bệnh ngưỡng mộ, tôn kính, thương cảm những người tài cao, mộng lớn; luôn mở lòng thao thức, chia sẻ buồn vui cùng với họ.
Bệnh ưu tư, đau đớn không nguôi về số phận bi kịch của các bậc tài hoa.
Bệnh đa mang, tự cho mình có bổn phận giữ gìn, bảo vệ người tài như những tài sản muôn đời, muôn thuở quốc gia.
Câu 3. Mâu thuẫn chính của vở kịch “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” là gì?
Xung đột giữa các thế hệ khác nhau trong cùng một dòng họ.
Xung đột giưã các thế hệ khác nhau ở hai dòng họ.
Xung đột giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù hận của hai dòng họ.
Xung đột giữa tình yêu của đôi trai gái với trật tự xã hội đương thời
Câu 4. Nội dung quan niệm mà câu thơ “Sinh vi nam tử yếu hi kì” (Phan Bội Châu) muốn thể hiện là gì?
Quan niệm về cốt cách người quân tử.
Quan niệm về chí khí người anh hùng.
Quan niệm về chí làm trai.
Quan niệm về đạo làm người.
II. Tự luận: (8 điểm)
Cảm nhận của anh(chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
B. Hướng dẫn tìm hiểu đề, lập dàn ý:
 ( Soạn ở giờ làm văn trước)
C. Biểu điểm:
 ( Soạn ở giờ làm văn trước)
D. Nhận xét: (Trong giáo án chấm bài
 1. Ưu điểm: 
 - Nhận dạng đề.
 - Nội dung.
 - Hình thức: bố cục bài, cách trình bày, triển khai ý...
 - Diễn đạt.
 2. Nhược điểm:
 - Hình thức.
 - Nội dung.
 - Diễn đạt câu, ý, chính tả
E. Kết quả: (Giáo án Chấm bài)
Đề bài số 6: (Học sinh làm ở nhà)
 Câu 1. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu (chủ đề tự chọn) trong đó sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. (2 điểm)
 Câu 2. Anh (chị) bày tỏ ý kiến của mình về phương châm học đi đôi với hành.
I. Hướng dẫn tìm hiểu đề, đáp án, lập dàn ý:
1. Tìm hiểu đề:
Câu 1: Viết đoạn văn vận dụng thao tác lập luận bác bỏ.
Câu 2: - Yêu cầu về nội dung: Quá trình học tập, học phải đi đôi với hành.
 - Yêu cầu về thao tác: Lập luận phân tích, Lập luận chứng minh.
 - Yêu cầu phạm vi dẫn chứng: trong học tập, trong thực tế đời sống xh.
2. Đáp án, lập dàn ý:
Câu 1: 
 - Hình thức: Một đoạn liền mạch 5 đến 7 câu. Nếu viết 2 đoạn, chỉ chấm đoạn đầu.
 - Kiến thức: Vận dụng thao tác lập luận bác bỏ.
Câu 2:
 a. Mở bài: 
 -Từ xưa đến nay, nhiều người quan tâm đến mqh chặt chẽ giữa học và hành.
 - Trong quá trình học tập, học phải đi đôi với hành.
 b. Thân bài:
 * Giải thích thế nào là học? Thế nào là hành?
- Học là q/trình tiếp thu những tri thức cbản (lí thuyết) mà nhân loại tích luỹ được qua nhiều năm, thông qua hđộng học tập ở trường, qua sách vở và tự học ở ngoài c/s.
- Hành là thực hiện một việc gì đó trong thực tế (thực hành). Vận dụng kiến thức đã học vào công việc cụ thể hằng ngày.
 * Tại sao học đi đôi với hành:
- Học ko chỉ dừng lại ở lí thuyết mà phải biết vdụng lí thuyết đó vào trong những hành động cụ thể của đ/s. Học và hành phải kết hợp với nhau, đi kèm song song với nhau.
- Nếu học ko gắn liền với hành thì tất yếu sẽ dẫn đến những hchế và sai lầm trong c/s.
- Hành sẽ làm sáng tỏ, kiểm chứng và xác nhận những điều đã học là đúng.
- Ngược lại, học sẽ là cơ sở lí thuyết và soi sáng cho hành, để việc thực hành ko phải mò mẫm, tiết kiệm được thời gian, công sức.
- Học đóng vai trò chỉ đạo cho hành. Hành giúp con người củng cố, vận dụng bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết vào thực tế.
- Mục đích tối cao của việc học là để ko ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.Vì vậy, học mà ko hành thì việc học trở nên vô ích. Hành mà ko học thì hành ko trôi chảy.
 * Lấy dẫn chứng thực tế: Quá trình học tập của bản thân để giải thích và CM.
 ý nghĩa của phương châm này trong thực tiễn giáo dục hiện nay.
 c. Kết bài:
- Học và hành phải đi đôi, ko nên coi nhẹ mặt nào -> hiệu quả học tập và làm việc mới được nâng cao.
- Đó là phương pháp giáo dục cơ bản thích ứng với mọi thời đại.
II. Biểu điểm:
- Điểm 7 – 8: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có chính kiến.
- Điểm 5 – 6: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, mắc một vài lỗi nhỏ những ko đáng kể.
- Điểm 3 – 4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu nhưng diễn đạt phải trôi chảy, tỏ ra hiểu yêu cầu đề. Còn mắc khoảng 5 lỗi.
- Điểm 1 – 2: Diễn đạt vụng, không hiểu yêu cầu đề, kiến thức nắm chưa vững. GV có thể cho điểm 1 nếu bài không viết được gì đáng kể hoặc lạc đề. 
V. Hướng dẫn học bài ở nhà:
 1. Cũ: Chữa lỗi trong bài kiểm tra. Làm bài về nhà.
 2. Mới: 2 tiết bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
 - Học thuộc thơ, soạn câu hỏi.
E. Rút kinh nghiêm:
Tiết 43.
Ngày soạn :
Ngày giảng :
 ( Tiết 2 )
A. Mục tiêu bài học:
 - Kĩ năng: Biết nói và viết cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đồng thời có năng lực lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói, câu văn trong mối quan hệ ngữ cảnh.
B. Phương tiện dạy học:
 - GV: SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Giới thiệu giáo án...
 - HS: SGK, Vở soạn, Tư liệu tham khảo (nếu có),...
C.cách thức tiến hành:
 Giáo viên tổ chức giờ học theo PP: khái quát, làm bài tập.
D. Tiến trình dạy học:
 I. ổn định tổ chức: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HD học sinh luyện tập.
? Ngữ cảnh có tác dụng ntn đối với người nói (người viết) và người nghe (người đọc)?
- HS đọc SGK, GV nhấn mạnh.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1/106.
? Bài Văn tế này được ra đời trong hoàn cảnh nào? Tác giả viết bài Văn tế này là ai? Người đó có quan hệ ntn đối với tác giả?
? Xác định nghĩa của từ ngữ khó trong đoạn văn?
? Từ trên cho ta thấy câu văn xuất phát từ bối cảnh nào?
 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
I. Ngữ cảnh :
 Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời nói.
II. Luyện tập:
Bài tập 1/106
- Hai câu trong bài văn tế cho ta biết về bối cảnh td Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện ý chí và căm thù giặc.
- Nghĩa của từ ngữ khó:
 Tiếng phong hạc, tinh chiên, thói mọi, bòng bong, ống khói chạy đen sì.
- Bối cảnh: tin tức về kẻ địch đến phong thanh mười tháng nay mà lệnh quan (đánh giặc) thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã thấy rõ hình ảnh dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.
Bài tập 2/106
 Hai câu thơ của HXH gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi.. Câu thơ là sự diễn tả tình huống, còn tình huống là nd đề tài của câu thơ. tagoài sự diễn tả tình huống là nội dung đề tài của câu thơ. tất nhiên ngoài sự diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình - của chính tác giả, một người phụ nữ lận đận, trắc trở trong tình duyên.
Bài tập hành dụng
 Viết đoạn hội thoại chủ đề tự chọn, chỉ rõ nhân vật giao tiếp, bối cảnh giao tiếp và văn cảnh?
 Hoạt động 2 : HD dặn dò 
Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ...
Đọc soạn : Phong cách ngôn ngữ báo chí.
 Ngày ...Tháng 11 Năm 2009
 Duyệt tổ chuyên môn 
 Giáo Viên : Bùi Thị Xuân.
 Tổ : Giáo Vụ 
 Đề Kiểm tra Môn Ngữ Văn .
 Khối 12
 ( Thời gian : 90 Phút )
 I. Đề bài: 
 Câu 1. Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu (chủ đề tự chọn) trong đó sử dụng thành ngữ, điển cố?
 Câu 2. Phân tích phần Thích thực trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ nhận định sau: “Lần đầu tiên, người nông dân trở thành hình tượng trung tâm của một tác phẩm văn học viết với những nét đẹp chân thực, giản dị, hào hùng.” 
 II. đáp án : 
 2. Đáp án, lập dàn ý:
 Câu 1: 
 - Hình thức: Một đoạn liền mạch 5 đến 7 câu. 
 - Kiến thức: Vận dụng thành ngữ, điển cố. (Gạch chân hoặc nêu cụ thể).
 Câu 2:
 a. Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
 - Nêu vấn đề.
 b. Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm và các luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm.
 - Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống:
 + Lai lịch: cui cút, toan lo nghèo khó -> người nông dân nghèo, chất phác.
 + Hoàn cảnh sinh sống: chỉ quen việc cuốc, cày, cấy. -> người dân nghèo, lam lũ, hiền lành. Gợi niềm thương cảm. 
 à Nhấn mạnh gốc gác nông dân của người nghĩa sĩ. Với NĐC người anh hùng có thể từ những người nông dân bình thường lam lũ trong cuộc sống.
 - Tâm lí người nông dân khi giặc đến:
 Chờ đợi mòn mỏi tin tức triều đình. -> ý thức trách nhiệm, tinh thần xả thân vì nước của người nông dân.
 - Hình ảnh người nông dân trong trận công đồn: 
 + Điều kiện chiến đấu: thô sơ, lạc hậu, thiếu thốn nhưng có lòng mến nghĩa.
 + Trong trận chiến: “ Chi nhọc quan quản gióng trống kì,chẳng có.”
 “ Đạp rào lướt tới Xô cửa xông vào...”
 NT: tương phản, dùng động từ mạnh với mật độ cao... -> thể hiện khí thế bão táp, khẩn trương, sôi nổi, người nghĩa sĩ đã làm chủ trận chiến.
 - So sánh với hình tượng người nghĩa sĩ trong một số tác phẩm khác: Hịch tướng sĩ của TQT, Bình Ngô đại cáo của NT
=> Đây là lần đầu tiên người nông dân chiến đấu xuất hiện với vẻ đầy dũng khí hiên ngang trong văn học, mặc dù lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định công lao to lớn của người dân chân lấm tay bùn.
 c. Kết bài:
 Khái quát lại vấn đề: Có thể nói phần Thích thực tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân - nghĩa sĩ, từ cuộc đời lao dộng vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ, đánh giặc và lập chiến công. 
 III. Biểu điểm: 
 Câu 1: (3 điểm)
 - Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên được 3 điểm.
 - Nếu học sinh viết thành hai đoạn chỉ cho tối đa 1,5 điểm.
 - Nếu viết thành nhiều đoạn thì không cho điểm.
 Câu 2:
 - Điểm 6 - 7: Đáp ứng đầy đủ, sâu sắc các yêu cầu trên. Văn lưu loát, có cảm xúc. Trình bày sạch, bố cục rõ ràng hợp lí.
 - Điểm 4 - 5: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một số lỗi về câu chữ nhưng không đáng kể.
 - Điểm 2 - 3: Đáp ứng được nội dung song chưa thật sâu sắc, hoặc đáp ứng được một nửa nội dung nhưng các ý phải chặt chẽ. Diễn đạt mắc khoảng 5 lỗi.
 - Điểm 1: Diễn đạt kém, hoặc không hiểu yêu cầu đề. Trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi câu từ. Nếu lạc đề có thể cho 1 điểm.
 ( Hết )

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 11 phan 2.doc