Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 - Nguyễn Văn Hà

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

Thấy được tính cách dũng cảm kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn- đại diện cho chính nghĩa chốnglại những thế lực gian tà; qua đó bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.

 Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động hấp dẫn giàu kịch tính của tác giả Truyền kì mạn lục

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo

Bài thiết kế dạy học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Gv cho hs đọc cảm nhận và trả lời theo các câu hỏi trong sách giáo khoa

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những hiểu biết của em về con người và những cống hiến của thái sư Trần Thủ Độ?

2. Giới thiệu bài mới: TKML của Nguyễn Dữ là tác phẩm mang dấu ấn đặc sắc trong VHTĐ Việt Nam; đặc sắc không chỉ ở nội dung lên án tố cáo những thế lực hắc ám mà còn ở cách kể chuyện, lối hư cấu hấp dẫn giàu kịch tính.

 

doc 16 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1917Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 70-71 Ngày soạn: 
Đọc văn: CHUYệN CHứC PHáN Sự ĐềN TảN VIÊN
 (Tản viên từ phán sự lục- Trích Truyền kì mạn lục) - Nguyễn Dữ
 A. mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Thấy được tính cách dũng cảm kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn- đại diện cho chính nghĩa chốnglại những thế lực gian tà; qua đó bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.
	Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động hấp dẫn giàu kịch tính của tác giả Truyền kì mạn lục
B. Phương tiện thực hiện
Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo
Bài thiết kế dạy học
C. CáCH THứC TIếN HàNH
Gv cho hs đọc cảm nhận và trả lời theo các câu hỏi trong sách giáo khoa
D. TIếN TRìNH DạY HọC
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những hiểu biết của em về con người và những cống hiến của thái sư Trần Thủ Độ?
2. Giới thiệu bài mới: TKML của Nguyễn Dữ là tác phẩm mang dấu ấn đặc sắc trong VHTĐ Việt Nam; đặc sắc không chỉ ở nội dung lên án tố cáo những thế lực hắc ám mà còn ở cách kể chuyện, lối hư cấu hấp dẫn giàu kịch tính....
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động1: Gv yêu câu học sinh đọc và tìm hiểu phần tiểu dẫn sgk
Những ảnh hưởng mà em biết về con người của Nguyễn Dữ thông qua các tác phẩm đã học
Hãy kể những câu chuyện, tác phẩm đã học thuộc tác phẩm lớn 
 “Truyền kì mạn lục” 
Gv cắt nghĩa các khái niệm, tên gọi diễn ra xung quanh tác phẩm
Theo em đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật củaTKML là gì?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
Hướng dẫn học sinh hiểu sâu hơn về tác phẩm “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên?
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu văn bản tác phẩm.
Có nhiều cách để tóm tắt một tác phẩm nhưng xuyên suốt nhất là tóm tắt theo những sự kiện chính từ nhân vật Ngô Tử Văn
Gv hướng dẫn học sinh tóm tắt 
-Qua việc tóm tắt trên, em nhận ra được điều gì về nội dung và ý tưởng cấu thành tác phẩm của tác giả Nguyễn Dữ.
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
Hoạt động3: Tìm hiểu văn bản 
Em hãy nêu những sự kiện chính liên quan đến con người Ngô Tử Văn - Ngô Tử Văn là con người thế nào (tính cách )
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
Hành động đốt đền của Tử Văn gợi cho em những suy nghĩ gì? (đặt trong quan niệm phong kiến)
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
-Hành động của Tử Văn có tính chất hoang đường, theo em vì sao Tác giả Nguyễn Dữ lại phải thể hiện như thế?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
ý nghĩa việc làm của TV trong tác phẩm?
-Hs trao đổi, thảo luận
Chuyện của TV có thực sự là câu chuyện hoang đường không? Nếu không thì là vì sao tác giả lại xây dựng tác phẩm như thế?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
Bài học rút ra từ câu chuyện của TV?
-Hs trao đổi, thảo luận
Phân tích nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Dữ?
Hs trình bày ý kiến cá nhân
Gv yêu cầu học sinh rút ra bài học từ nội dung đến cách thức xây dựng nghệ thuật trong tác phẩm?
I. Đọc-TìM HIểU TIểU DẫN 
1. Tác giả Nguyễn Dữ: tên gọi khác là Nguyễn Tự
Sống vào khoảng thế kỉ XVI. 
Quê: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, tỉnh Hải Dương (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương)
Gia đình có truyền thống đỗ đạt, bản thân ông từng đi thi đỗ đạt và có ra làm quan nhưng không lâu thì cáo quan về ẩn dật. Tác phẩm để lại có “ Truyền kì mạn lục”.
2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục
-Truyền kì: Là thể văn xuôi tự sự thời Trung đại phản ánh hiện thực qua những nhân tố kì lạ, hoang đường, trong đó có sự tương giao giữa con người và thế giới siêu thực, tạo cho tác phẩm có sức hấp dẫn; nhưng lại bày tỏ đựoc những tình cảm và thái độ chủ quan của tác giả.
- TKML: Là tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Là một sáng tác văn học đặc sắc với sự gia công hư cấu công phu. Điểm nổi bật là tác giả đã sử dụng các yếu tố hoang đường để bày tỏ thái độ lên án, tố cáo hiện thức xã hội đời sống, bày tỏ thái độ và khát vọng sống của nhân dân trước xã hội phong kiến đầy những bất công. Tác phẩm còn thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, đề cao nhân hậu thuỷ chung, khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời.
-TKML: từng được vinh danh là “thiên cổ kì bút”, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.... 
3. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: thuộc thể loại truyền kì nên có sử dụng nhiều yếu tố hoang đường. Lớp vỏ hoang đường là phương tiện để ngụ ý phê phán và khuyên răn, giáo dục, đồng thời có tác dụng phát triển cốt truyện tạo nên chiều sâu giá trị xã hội của tác phẩm.
II. đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc văn bản
2. Tóm tắt văn bản theo các sự kiện chính từ nhân vật Ngô Tử Văn
 Tục truyền ở Tản Viên có một ngôi đền rất linh ứng. Cạnh đền thờ, ngày trước có một vị tướng giặc họ Thôi sang xâm lược nước ta bị tử trận, làm yêu quái trong dân gian. Là người dân trong làng, tính tình lại cương trực, thẳng thắn, một hôm Tử Văn đã đốt đền. Dân trong làng ai cũng "lắc đầu lè lưỡi".
 Đốt đền xong Tử Văn thấy trong người khác lạ. trong cơn sốt chàng thấy viên tướng giặc đến đòi trả lại ngôi đền; lại có người khác là chính thần của ngôi đền đến cổ suý cho việc làm của chàng. Sau khi nghe chính thần kể lại những sự việc ngang trái dối trời lừa dân của tên tướng giặc cũng nhưng như chuyện bao che của Thượng đế, Diêm vương, Tử Văn vô cùng bất bình quyết làm sáng tỏ mọi việc.
 Rồi chàng bị giải xuống âm ti để Diêm vương xét xử. Trước những chứng cứ xác đáng tên tướng giặc hiện nguyên hình là một kẻ ăn cướp, hắn đã bị giam vào ngục. Còn Tử Văn trở lại trần gian với hình ảnh một người anh hùng trừ hoạ cho dân làng. Chàng đột nhiên không bệnh mà chết, ở âm ti chàng trở thành quan phán sự.
3. Đọc - hiểu văn bản
a. Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn
- Là người khẳng khái nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được.
+Tức giận trước sự việc “hưng yêu tác quái” đã đốt đền trừ hại cho dân làng.
+Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước lời doạ nạt của hung thần.
+Gan dạ đối mặt với bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.
+Thái độ cứng cỏi bất khuất trước Diêm vương đầy quyền lực
-Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng.
+Giải trừ được tại hoạ đem lại an lành cho dân
+Diệt trừ tận gốc thế lực tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt.
+ Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.
-ý nghĩa: 
+khẳng đinh niềm tin: chính nghĩa thắng gian tà
+đề cao lòng kiên định chính nghĩa của kẻ sĩ nước Việt
+thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, đấu tranh triệt để với cái xấu để bảo vệ dân, bảo vệ chính nghĩa.
b. Ngụ ý phê phán trong tác phẩm
-Đối tượng phê phán là hồn ma tướng giặc xảo quyệt với bản chất tham lam hung ác.
-Phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công từ cõi trần đến cõi âm. Những hiện thực tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu những bất công trong xã hội đương thời: bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho kẻ ác để gây nên nỗi thống khổ cho người dân lương thiện.
->Lên tiếng với con người và xã hội: hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh đến cùng mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.
c. Nghệ thuật kể chuyện
-Tạo tình huống đặc sắc để hấp dẫn người đọc.
-Xây dựng câu chuyện bằng nghệ thuật thắt nút dần (Tử Văn thấy trong người khó chịu...) với những xung đột ngày càng căng thẳng dẫn đến cao trào (Lời Tử Văn được minh chứng, sự thật phơi bày).
-Xây dựng kịch tính với kết cấu chặt chẽ lô gíc.
4. Tổng kết: CCPSĐTV là một hiện tượng nổi bật trong văn học Việt Nam thế kỉ XVI. Dùng hiện thực hoang đường để nói về hiện tại với những tình tiết li kì hấp dẫn tạo cho người đọc những nghĩ suy về hiện thực cuộc sống.
3. Kiểm tra, đánh giá: 
-Những hiểu biết cơ bản của em về tác phẩm TKML của Nguyễn Dữ?
-Từ câu chuyện có tính hoang đường, nhà văn muốn nói gì với hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ?
-Học thuộc phần tóm tắt truyện và chú ý nắm bắt được đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
4. Chuẩn bị bài mới:
LUYệN TậP VIếT ĐOạN VĂN THUYếT MINH
Tiết thứ 72 Ngày soạn: 
Làm văn: LUYệN TậP VIếT ĐOạN VĂN THUYếT MINH
A. mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
-Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học, đồng thời thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập dàn ý
	-Vận dụng các kĩ năng đó để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập của các em.
B. Phương tiện thực hiện
Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo
Bài thiết kế dạy học
C. CáCH THứC TIếN HàNH
Gv cho hs đọc cảm nhận và trả lời theo các câu hỏi trong sách giáo khoa
D. TIếN TRìNH DạY HọC
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: Để viết một bài văn thuyết minh được trọn vẹn, đạt được mục đích tốt nhất, ngoài việc hiểu biết thấu đáo vấn đề, nắm chắc các phương pháp...cần biết hoàn thành các đoạn. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta luyện tập viết đoạn văn thuyết minh được tốt hơn.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động1: Tìm hiểu về đoạn văn thuyết minh.
-Thế nào là một đoạn văn?
-Một đoạn văn cần đạt được những yêu cầu nào? (Các yêu cầu trong sgk)
Hs nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời
-Theo anh (chị), giữa một đoạn văn tự sự và một đoạn văn thuyết minh có những điểm nào giống và khác nhau? vì sao?
-Hs nhớ lại kiến thức về văn thuyết minh và văn tự sự để trả lời
-Một đoạn văn thuyết minh có thể gồm bao nhiêu phần chính? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác-chứng minh không? vì sao?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
Hoạt động2: Từ bài học Lập dàn ý bài văn thuyết minh Gv hướng dẫn học sinh luyện tập viết đoạn văn thuyết minh: Giới thiệu tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi
-Để đảm bảo được tính chuẩn xác của đoạn văn thuyết minh chúng ta cần phải làm gì?
-Để đảm bảo được tính hấp dẫn của đoạn văn thuyết minh, ta cần phải chú ý những gì?
-Quan hệ giữa các vế câu, cấu trúc đoạn
Gv cho hs phác thảo dàn ý chung sau đó phân nhóm viết từng đoạn
-Gv hướng dẫn học luyện tập theo các bài tập sgk
- Chủ đề có nhất quán không?
- Các câu trong đoạn văn có liên kết với nhau không?
- Bố cục và phương pháp thuyết minh có phù hợp với chủ đề không?
- Đọc kĩ, phân tích hợp lí để nhận ra những sai sót cần sửa chữa.
Hoạt động3: Củng cố luyện tập
Bài tập: Giới thiệu tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi
Hs tiếp tục hoàn thiện các phần còn lại từ bài tập ở phần II
-Hs hoàn thành ở nhà
I. Đoạn văn thuyết minh
-Đoạn văn nằm giữa hai chỗ xuống dòng, phải đạt những yêu cầu:
+Tập trung làm rõ ý chung, chủ đề chung thống nhất
+Liên kết chặt chẽ với đoạn văn trước và sau nó
+Diễn đạt chính xác, trong sáng
+Gợi cảm, hùng hồn
-So sánh đoạn văn thuyết minh vơí đoạn văn tự sự
+Giống: cùng trình bày về một sự kiện, miêu tả về một sự vật, người viết phải quan sát cẩn thận.
+Khác: đoạn văn thuyết minh phải căn cứ vào mục đích để có các phương pháp: giải thích, liệt kê, đinh nghĩa, so sánh, phân tích...còn tự sự là kể lại.
-Số lượng phần chính của đoạn văn thuyết minh phụ thuộc vào đối tượng thuyết minh. Ví dụ: thuyết minh lại buổi sinh hoạt cuối tuần của l ... ng vào những đặc điểm kiến trúc, vừa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với một di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc)
b. Có thể tóm tắt thành đoạn văn như sau: Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiêng. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp là ba chữ “tả thanh thiên (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng Đài Nghiêng. Gọi là Đài Nghiên bởi cổng này là hình tượng “cái đài” đỡ lấy “nghiên mực” hình trái đào tạc bằng đá đặt lên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang đảo Ngọc - nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.
4. Dặn dò: 	-Nắm chắc lí thuyết cơ bản, vận dụng để làm các bài tập SGK
 -Chuẩn bị bài: : hồi trống cổ thành
 Đọc thêm: Tào tháo uống rượu luận anh hùng
(trích “ Tam quốc diễn nghĩa” - La Quán Trung)
Tiết thứ 77 - 78 Ngày soạn: 
Đọc văn: hồi trống cổ thành
Đọc thêm: Tào tháo uống rượu luận anh hùng
 (Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) - La Quán Trung
A. mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1. Hồi trồng cổ thành: -Hiểu được tính cách bộc trực ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của ba anh em - một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
-Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
2. Tào Tháo uống rượu luận anh hùng: 
a. Về nội dung: -Hiểu được hình ảnh Lưu Bị như tấm gương trong suốt có thể soi rõ lòng dạ nham hiểm, tâm địa đen tối của Tào Tháo. 
-Hiểu được tính cách Tào Tháo; càng cơ trí bao nhiêu y càng nham hiểm bấy nhiêu, càng ngoan cường bao nhiêu càng tàn bạo bấy nhiêu.
b. Về nghệ thuật:- Hiểu được tâm lí nhân vật
-Hình tượng và tính cách điển hình của nhân vật
B. Phương tiện thực hiện
-Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo
-Bài thiết kế dạy học
C. CáCH THứC TIếN HàNH
-Gv có thể tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; trao đổi thảo luận và trả lời theo các câu hỏi trong sách giáo khoa.
D. TIếN TRìNH DạY HọC
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Giới thiệu bài mới: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc (tiểu thuyết Minh - Thanh) ...trong đó có Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung từ lâu đã được rất nhiều bạn đọc yêu thích bới lối kể chuyện hấp dẫn, bới có những nhân vật khó quên...đoạn trích phần nào cho ta rõ hơn...
Tiết1: hồi trống cổ thành
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động1: Tìm hiểu tiểu dẫn.
-Hs đọc và cho biết phần tiểu dẫn đã trình bày những vấn đề gì?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
-Gv chốt lại
-Tên đầy đủ của TQDN là gì? Vì sao lại có sự chuyển đổi tên gọi đó (Tâm lí dân gian)
-Theo em, nội dung cơ bản của TQDN đề cập đến những vấn đề gì?
-Tại sao bối cảnh của TQDN là bắt đầu từ thời tam quốc 182 - 260 - 280 nhưng mãi đến thế kỉ XIV - XV mới kể?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
Yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết cơ bản của mình về đoạn trích “Hồi trống cổ thành”
Hoạt động2: Tìm hiểu văn bản
-Hs đọc đoạn trích
-Những hiểu biét về nhân vật Quan Công?
-Trình bày những chi tiết thể hiện được tính cách của Quan Công diễn ra trong đoạn trích?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
-Hành động của Quan Công thể hiện được điều gì về nhân cách và tính cách?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
-Nhân vật Trương Phi: Trong giai thoại và trong tác phẩm có gì giống và khác nhau?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
Nhận xét của em về những biểu hiện tính cách của Trương Phi trong đoạn trích?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
Nhận định của em về hai hành động mang nhiều ý nghĩa của Trương Phi, hành động Khóc và sụp lạy Vân Trường?
-Hs trao đổi thảo luận
- Phân tích ý nghĩa hồi trống trong đoạn trích - Nhận định so với tiêu đề đoạn trích?
-Hs trao đổi thảo luận
-Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về nghệ thuật kể chuyện và cách thức xây dựng nhân vật trong đoạn trích?
I. Tìm hiểu tiểu dẫn.
1. Tác giả La Quán Trung (1330 - 1400?)
-Tên: La Bản, hiệu: Hồ Hải tản nhân.
-Quê: Thái Nguyên - Sơn Tây (cũ) Trung Quốc
-Là người thích ngao du và chuyên biên soạn các tác phẩm dã sử. Có ảnh hưởng lớn đến thể loại tiểu thuyết dã sử sau này.
2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” tên đầy đủ : “Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa” -> “Tam quốc chí diễn nghĩa”...
- Ra đời vào đầu đời Minh (1368-1644), gồm 120 hồi, tái hiện hiện thực cát cứ phân tranh giữa ba tập đoàn pk Nguỵ - Thục - Ngô, từ năm 182 - 260.
-Nội dung: +Mô tả cuộc đấu tranh phức tạp giữa các tập đoạn pk trong nội bộ giai cấp thống trị thời Tam Quốc.
+Vạch trần bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến +Phản ánh cuộc sống loạn li bi thảm của nhân dân.
+ Phản ánh ước mơ khát vọng của nhân dân về những đấng minh quân, về những gương sáng, vua hiền tướng giỏi.
3. Đoạn trích: Hồi trống cổ thành
-Vị trí: thuộc hồi thứ 28 : Chém sái Dương anh em hoà thuận - Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên.
- Ca ngợi tính cách người anh hùng (Trương Phi và Quan Công)
II. Đọc - hiểu
1. Đọc
2. Tìm hiểu
a. Bối cảnh đoạn trích (ở phần tiểu dẫn)
b. Nhân vật Quan Công:
-Người anh hùng có tên trong tam tuyệt (tuyệt nghĩa), người anh thứ 2 trong 3 anh em “kết nghĩa vườn đào” -Biểu hiện:
+ Hàng Hán không hàng Tào
+Không nhận bất cứ thứ gì của Tào Tháo ngoài ngựa Xích thố
+ Bất chấp gian nan bào vệ và đưa hai chị đi tìm anh em.
+ Bĩnh tĩnh trước thái độ nóng nảy của Trương Phi.
+ Chấp nhận thách đố của Trương Phi và đã hoàn thành xuất sắc.
-> Người anh hùng xứng đáng được tôn vinh, một con người trọng nghĩa.
3. Nhân vật Trương Phi.
- Tuy không co tên trong tam tuyệt nhưng là nhân vật tạo được nhiều ấn tượng nhất. Biểu hiện:
+ Quan huyện không cho mượn lương thực -> đánh đuổi, chiếm cứ.
+ Nghe QC đến- Lập tức tìm cách đâm QC (biểu hiện bằng 10 hành động liên tiếp)
+ Bỏ qua lời can ngăn của hai chị (gạt phắt)
+Dang tay giục trống 
->Biểu hiện của sự nóng nảy (khác với sự nóng nảy càn dở) bởi vì thẳm sâu trong TP là lòngchung thuỷ vườn đào.
-Sái Dương xuất hiện làm tăng thêm kịch tính, gia tăng mâu thuẫn giữa hai nhân vật.
-Khi biết mình sai, hiểu lầm lòng trung nghĩa của anh: Khóc - lạy tạ. Khóc vì:
+ Thương hai chị và QC đã trải qua gian lao
+ Mừng vì anh em đã được gặp nhau, biết tin nhau.
+ Hối hận vì đã nghĩ sai về QC
Lạy: + Cảm phục trước tấm lòng và công lao của Vân Trường.
+ lạy tạ những lỗi lầm của mình.
-> Người anh hùng bộc trực, yêu ghét rõ ràng, sống trọn nghĩa vẹn tình.
4. Y nghĩa hồi trống
-Biểu dương tính cương trực, ngay thẳng của TP, khẳng định lòng trung nghĩa của QC, ca ngợi tình nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu - Quan - Trương. 
5. Nghệ thuật kể chuyện 
-Giàu kịch tính, đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng. Lối kể giản dị, không bình phẩm, tô vẽ, nhường tất cả cho tiếng trống
	3. Kiểm tra, đánh giá: -Nêu ý nghĩa của đoạn trích.
-Giá trị biểu hiện cao cả của hồi trống.
-Phân tích các mâu thuẫn tạo nên kịch tính đoạn trích.
4. Dặn dò: làm bài tập phần luyện tập sgk/ 79
Chuẩn bị bài đọc thêm: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.
Gợi ý: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ “ Tức cảnh” đã từng viết:
Thụ sao xảo hoạ Trương Phi tượng - Xích nhật trường minh Quan Vũ tâm (Cành là khéo in hình Dực Đức - Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công)
Tiết2: TàO THáO UốNG rượu luận anh hùng
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động1: Tìm hiểu tiểu dẫn
-Hs đọc và trình bày lại nội dung từ sgk.
-Gv chốt lại
Hoạt động2:Hướng dẫn đọc hiểu
-Hs đọc đoạn trích
-Trình bày những hiểu biết của mình về nhân vật Lưu Bị ?(Quan điểm lịch sử và văn học)
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
-Tâm trạng của Lưu Bị trong đoạn trích thể hiện ở những điểm nào?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
-Khi TT nhắc đền việc bàn luận về “anh hùng trong thiên hạ chỉ có 2 người....” vì sao LB lại tái mặt? Biểu hiện đó nói lên được điều gì ?
-Hs trao đổi thảo luận
-Sự thể hiện tâm trạng và thái độ của LB giúp em nhận ra được điều gì về quan điểm của người anh hùng?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
Tương tự cách cảm nhận về LB, Gv giúp học sinh cảm nhận về nhân vật Tào Tháo?
-Lưu ý về sự khác nhau của nhân vật TT ở lịch sử và văn học.
-Những nhận xét của TT trong thực tế theo em là có sơ sở thực tế không? Nếu có, em hãy nhận nhận xét khía cạnh thứ nhất về nhân vật TT?
Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật Tào - Lưu thể hiện được điều gì về nhan vật TT?
-Hs trình bày ý kiến cá nhân
Qua đọc hiểu em hãy cho biết những nhận xét của bản thân về hai nhân vật
- Theo em, ở phương diện nghệ thuật, thành công nhất của đoạn trích là ở điểm nào ? Vì sao em lại nhận xét như thế?
-Đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi là gì?
I. Tìm hiểu tiểu dẫn
-Vị trí: Trích hồi thứ 21 - Tam quốc diễn nghĩa
-Bối cảnh: Lưu Bị đang ở doanh trại quân Tào, nhằm để che đậy ý đồ bá nghiệp của mình trước TTháo và tai mắt của hắn, Lưu Bị đã thể hiện khí phách và nhân cách của người anh hùng.
II. Đọc hiểu
1. Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo.
-Tính cách: LB người có tên trong tam tuyệt - tuyệt nhân
+Nổi tiếng nhân từ hiền lành và trung nghĩa (LB quẳng con là A Đẩu chỉ vì TTL)
-Được nhân dân kính trọng.
“ thà người phụ ta chớ để ta phụ người”
- Tâm trạng: + Khi thừa tướng gọi - sợ tái mặt (Sợ TT biết được ý đồ bá nghiệp của mình)
+ Đối diện với TT: Không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi.
+ TT bàn luận về anh hùng trong thiên hạ: Trả lời bằng sự thật nhưng cũng là che đậy sự thật
+ Bất an khi đối diện với TT, không phải vì sợ TT mà sợ TT biết rõ mình thì đại nghiệp không thành công
+ Khi TT nhắc đến anh hùng trong thiên hạ chỉ có 2 người - cảm nhận được nguy hiểm đang đến gần - sợ tái mặt
+ Nhờ tiếng sấm mà che đậy được nỗi lòng của mình
=>Nhân cách cao thượng, LB thể hiện tầm nhìn chiến lược của người anh hùng.
2. Hình tượng Tào Tháo
-Đó là người “anh hùng đời loạn, gian hùng đời trị
Nổi tiếng nham hiểm, đa nghi “thà ta phụ người chớ để người phụ ta”
-Con người thông minh, nhạy bén trước thực tế:
+ Khả năng phân tích thời cuộc sắc sảo
+ Khả năng đối ứng nhanh nhạy, thực tế
+ Nhận xét con người khá sát thực
-Con người nham hiểm đa nghi:
+ Giết người hầu để răn đe tướng sĩ
+ Tìm mọi cách để lấy lòng bề trên
+ Thấy LB làm vườn liền đa nghi (đó là sự thật)
+ Không từ thủ đoạn để được làm Nguỵ Vương
3. Nhận xét về hai nhân vật
-Hai nhan vật có tính cách khác nhau -> Tư tưởng “ủng Lưu phản Tào”, đề cao nguyện vọng của nhân dân về vua hiền tướng giỏi.
4. Nghệ thuật đoạn trích:
-Mô tả tâm lí nhân vật sắc sảo
-Diễn tả và mô tả tinh tế sự vật hiện tượng
3. Kiểm tra, đánh giá: 
-Nắm vững tư tưởng của tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”
-Thấy được tính cách của 3 nhân vật Lưu - Quan - Trương
-Thấy được nét sắc sảo trong việc mô tả và diễn tả tính cách, tâm trạng nhân vật
-Hiểu được ý nghĩa hai đoạn trích
4. Dặn dò: 
-Đọc kĩ văn bản hai đoạn trích, phân tích được tính cách các nhân vật 
-Thấy được sự ảnh hưởng của các nhân vật đến con người và văn học Việt Nam
-Chuẩn bị bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 
 (Trích Chinh phụ ngâm - Bản dịch Nôm của Đoàn Thị Điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docVan10cb70-78.doc