Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Tuần 13

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Tuần 13

A. Mục tiêu cần đạt

- Kiến thức: nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.

- Kĩ năng: tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.

- Giáo dục: ý thức học tập văn bản tự sự

 B. Phương tiện thực hiện

 - SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng

 C. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D.Tiến trình bài giảng:

 1.Kiểm tra bài cũ: (Hình thức: Vấn đáp) (5 phút)

 H1: Vẻ đẹp thiên nhiên cảnh ngày hè được Nguyễn Trãi thể hiện ntn qua bài thơ Cảnhngày hè?

 H2: Qua bài thơ Cảnh ngày hè, vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện ntn?

 2. Bài mới: (2 phút)

 Việc tóm tắt văn bản tự sự là một hoạt động (hoặc một thao tác) có tính phổ cập cao trong đời sống hàng ngày của con người chứ không chỉ là công việc riêng của HS trong nhà trường. ở bậc THCS chúng ta đã rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo cốt truyện, lên lớp 10, chúng ta sẽ rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính của truyện.

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1655Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
 Tiết 39: Tóm tắt văn bản tự sự 
 (theo nhân vật chính )
Số tiết: 1 Đ PPCT: 39
 Ngày soạn: 2 /12/2008
A. Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức: nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
- Kĩ năng: tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính.
- Giáo dục: ý thức học tập văn bản tự sự
 B. Phương tiện thực hiện
 - SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng
 C. Cách thức tiến hành
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình bài giảng:
 1.Kiểm tra bài cũ: (Hình thức: Vấn đáp) (5 phút)
 H1: Vẻ đẹp thiên nhiên cảnh ngày hè được Nguyễn Trãi thể hiện ntn qua bài thơ Cảnhngày hè?
 H2: Qua bài thơ Cảnh ngày hè, vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện ntn?
 2. Bài mới: (2 phút)
 Việc tóm tắt văn bản tự sự là một hoạt động (hoặc một thao tác) có tính phổ cập cao trong đời sống hàng ngày của con người chứ không chỉ là công việc riêng của HS trong nhà trường. ở bậc THCS chúng ta đã rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo cốt truyện, lên lớp 10, chúng ta sẽ rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính của truyện.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, yêu cầu tóm tắt VBTS theo nhân vật chính (10 phút)
- GV nêu vấn đề:
 H1: Nêu khái niệm nhân vật?
 H2: Nêu mục đích của tóm tắt VBTS dựa theo nhân vật chính?
 H3: Nêu yêu cầu của việc tóm tắt?
(HS làm việc cá nhân và trình bày trước lớp)
I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính
1. Khái niệm nhân vật văn học
- Nhân vật văn học là hình tượng con người hoặc con vật, đồ vật được nhân cách hoá.
- Nhân vật chính là nhân vật xuyên suốt tác phẩm và gắn với sự kiện cơ bản của cốt truyện.
2. Mục đích
- Làm cho văn bản trở nên ngắn gọn
- Giúp hiểu rõ hơn về tính cách, số phận nhân vật và hiểu sâu hơn về tác phẩm
3. Yêu cầu
- Ngắn gọn, rõ ràng
- Trung thành với văn bản gốc
HĐ2: GV hướng dẫn HS nắm vững và thực hiện tóm tắt VBTS tốt (15 phút)
- HS đọc SGK + Phần Ghi nhớ
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự
1. Đọc kĩ tác phẩm, xác định các nhân vật chính
2. Xác định các sự kiện theo nhân vật chính
- Nguồn gốc lai lịch nhân vật
- Phẩm chật tài năng
- Hành động, lời nói, suy nghĩ trong các sự kiện chính
- Mối quan hệ với các nhân vật khác
3. Viết bài tóm tắt
* Lưu ý: khi tóm tắt ta có thể trích dẫn nguyên văn câu nói quan trọng của nhân vật hoặc lời kể của tác giả để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
HĐ3: HS thực hành ngay tại lớp. (10 phút)
- GV chia HS thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Tóm tắt theo lời kể của nhân vật Tấm.
+ Nhóm 2: Tóm tắt theo lời kể của nhân vật Cám.
+ Nhóm 3: Tóm tắt theo lời kể của nhân vậtdì ghẻ.
+ Nhóm 4: Tóm tắt theo lời kể của nhân vậtnhà Vua.
- Đại diện 4 nhóm trình bày trước lớp.
III. Thực hành
1. Tóm tắt truyện "Tấm Cám" theo lời kể của những nhân vật sau: Tấm, Cám, Dì ghẻ, Nhà vua.
E. Củng cố - Dặn dò
HĐ4: GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ (3 phút)
* Củng cố:
- Ghi nhớ SGK:
* Dặn dò:
- Soạn bài: Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm )

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 10 Co ban Tuan 13.doc