Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Trả bài viết số 3

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Trả bài viết số 3

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

 - Biết vận dụng một cách nhuần nhuyễn kiến thức và kiểu VB tự sự, miêu tả và kiến thức về tác phẩm VH khi viết bài.

 - Biết huy động các kiến thức VH và các hiện tượng đời sống vào bài viết .

 - Biết nhận ra các lỗi và cách chữa lỗi.

 B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :

I – Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu đề

 Đề bài : Từ truyện " Tấm Cám " , Anh ( chị ) hãy viết 3 đoạn văn miêu tả cô Tấm trong 3 hoàn cảnh : Lúc bị dì ghẻ bắt ngồi nhặt thóc; Khi cưỡi ngưạ đi xem hội và lúc cô gái từ trong quả thị bước ra giúp bà cụ bán hàng nước, dọn dẹp nhà cửa.

 II - Yêu cầu cần đạt (dàn bài)

 Đây là văn tự sự và miêu tả. Hoàn cảnh và sự việc rất cụ thể - Rất thuận lợi cho người viết . Bài viết cần đạt những yêu cầu sau:

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Trả bài viết số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết theo PPCT: 46
trả bài viết số 3
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 - Biết vận dụng một cách nhuần nhuyễn kiến thức và kiểu VB tự sự, miêu tả và kiến thức về tác phẩm VH khi viết bài.
 - Biết huy động các kiến thức VH và các hiện tượng đời sống vào bài viết .
 - Biết nhận ra các lỗi và cách chữa lỗi.
 B. Cách thức tiến hành :
I – Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu đề
 Đề bài : Từ truyện " Tấm Cám " , Anh ( chị ) hãy viết 3 đoạn văn miêu tả cô Tấm trong 3 hoàn cảnh : Lúc bị dì ghẻ bắt ngồi nhặt thóc; Khi cưỡi ngưạ đi xem hội và lúc cô gái từ trong quả thị bước ra giúp bà cụ bán hàng nước, dọn dẹp nhà cửa. 
 II - Yêu cầu cần đạt (dàn bài)
 Đây là văn tự sự và miêu tả. Hoàn cảnh và sự việc rất cụ thể - Rất thuận lợi cho người viết . Bài viết cần đạt những yêu cầu sau:
1- Nội dung:
a. Đoạn 1: Tấm bị dì ghẻ bắt ngồi nhặt thóc
 - Tấm khao khát muốn đi hội làng, ( dù không có quần áo đẹp) cô vẫn muốn được xem các trò vui...
 - Tấm chuẩn bị bước đi, tiếng dì vọng xuống " Phải nhặt cho xong mớ gạo lẫn thóc mới được đi xem hội ". Nói xong mụ ta tất tả đưa con gái đi trảy hội. Tấm ức quá không nói được chỉ biết ôm mặt khóc.
 + Bụt hiện lên giúp Tấm 
 + Nhặt xong , nhìn bộ quần áo rách nát Tấm tủi thân
 + Bụt giúp Tấm có quần áo đẹp.
 + Vui sướng, tấm đến với hội làng
b. Đoạn 2: Tấm cưỡi ngựa đi xem hội ;
 - Tấm giật dây cương , đi nhanh đến buổi hội
 - Qua con suối, Tấm đánh rơi chiếc hài
 - Tấm xuống mò mãi không thấy 
 - Voi nhà vua đi qua suối không chịu đi, cứ gầm lên
 - Lính hầu xuống mò thấy chiếc hài xinh xắn
 - Mọi người thi nhau thử hài, có cả mẹ con Cám.
 - Chỉ có Tấm ướm thử vừa xinh.
 - Tấm lên kiệu về cung trước con mắt hậm hực của mẹ con Cám.
c. Đoạn 3: Tấm từ quả thị chui ra giúp bà cụ bán hàng nước.
 - Tấm mượn quả thị để náu mình
 - Thị thơm như tấm lònh thơm thảo của Tấm 
 - Bà cụ làm đúng lời của mình không ăn quả thị 
 - Ngày nào cũng vậy, bà cụ đi chợ, Tấm chui ra từ quả thị 
 - Tấm giúp bà quét dọn nhà cửa, hàng quán gọn ghẽ
 - Tấm đun nước, têm trầu
 - Lúc bà cụ về thấy lạ,. Ngày nào cũng vậy. Sinh nghi -> Nấp sau cửa thấy một cô gái xinh đẹp bước ra từ quả thị . Cô làm mọi việc 
 - Bà cụ sung sướng chạy vào ôm chầm lấy cô Tấm , xé tan vỏ thị 
 - Từ đó hai người thương nhau như mẹ con.
 III. Nhận xét bài viết của HS:
 1. Bố cục, trình bày:
 a. Ưu điểm: 
 - Một vài bạn biết xác định yêu cầu của đề bài, trình bày sạch đẹp ( Ngân, An)
 b. Nhược điểm:
 - Phần đa các em chưa biết cách làm một bài văn miêu tả -> Bài viết sai do các em kể lại nội dung của tác phẩm. Nên chất lượng bài viết kém. 
 2. Dùng từ, chính tả:
 - Mắc nhiều lỗi về dùng từ,chính tả ( thậm chí phát âm không chuẩn nên viết sai):
 VD: Bui bẻ -> Vui vẻ
 Ông tiên -> Bụt
 Tấm xé tan quả thị bước ra
 Ngựa bị gẫy chân nên Tấm bị rơi mất chiếc hài
 ....
 3. Diễn đạt, chữ viết:
 - GV đọc lỗi của HS từ bài viết ( Hoàng, Luân, Tuấn Anh, ...)
IV - Đọc một số bài viết Khá để HS tham khảo, rút kinh nghiệm.
V – Trả bài cho HS và giải đáp thắc mắc.

Tài liệu đính kèm:

  • doc33 TRA BAI SO 2- 48.doc