Giúp học sinh:
- Nhận thức được những nét lớn của nền VHVN về hai phương diện:
+ Các bộ phận, thành phần của nền VH
+ Các thời kì phát triển của VHVN.
- Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học trong chương trình Ngữ văn 10.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV
- Thiết kế bài học.
- Tài liệu thma khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi
tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
Ngày soạn: 04/ 09/2007 Tiết theo PPCT: 01 Ký duyệt: Văn học: Tổng quan nền văn học Việt nam qua các thời kì lịch sử A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nhận thức được những nét lớn của nền VHVN về hai phương diện: + Các bộ phận, thành phần của nền VH + Các thời kì phát triển của VHVN. - Hình thành cơ sở để tìm hiểu và hệ thống hoá những tác phẩm sẽ học trong chương trình Ngữ văn 10. B. phương tiện thực hiện - SGK, SGV - Thiết kế bài học. - Tài liệu thma khảo. C. CáCH THứC TIếN HàNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Trong chương trình VH ở bậc THCS, các em đã học những tác phẩm thuộc phần VHVN nào? Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu? Đ.A: VHDG - Tục ngữ, truyện cổ tích... VHV - Truyện Kiều, Bài thơ về Tiểu đội xe không kính 2. Giới thiệu bài mới: Lịch sử VH của bất cứ Dân tộc nào trên hành tinh này đều là lịch sử tâm hồn của DT ấy. Để giúp các em nhận thức được những nét lớn về VHVN, chúng ta cùng tìm hiểu Tổng quan nền VHVN qua các thời kì lịch sử. * Khái quát chung ( Cho HS đọc - hiểu phần mở đầu) Hãy cho biết nội dung của phần vừa đọc? Qua nội dung trên, em rút ra nhận xét gì về nền VHVN? Theo em, đoạn vừa nêu trên thuộc phần gì trong bài học Tổng quan...? I. Các bộ phận, thành phần của nền VH. 1. Cấu tạo của nền VH. VHVN gồm những bộ phận, thành phần nào? Chúng có đặc điểm gì nổi bật? ( Có một số tác phẩm được viết băng tiếng Pháp, tuy nhiên chưa đủ tạo nên một thành phần VH ) 2. Vị trí của nền VHVN. VHDG và VHV' có vai trò, vị trí như thế nào trong nền VHDT? II. Các thời kì phát triển của nền VH. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử VH khác đối tượng nghiên cứu của lịch sử XH ở chỗ nào? Cho VD. (Giảng lướt) Có thể đồng nhất 2 loại đối tượng nghiên cứu nói trên không? 1. Thời kì từ TK X đến hết TK XIX VHVN được chia làm mấy thời kì lớn? Dựa vào những tác phẩm đã học ơ THCS, hãy chọn cho mỗi thời kì một số tác phẩm tiêu biểu? 2. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến CM.8.1945. Từ đầu TK XX đến CM.8.1945 VHVN có diện mạo như thế nào? Nêu những tác giả tiêu biểu? 3. Thời kì từ CM.8.1945 đến hết TK XX VH giai đoạn này có điểm gì nổi bật? Em hãy chọn một số t/p VHVN đã học ở THCS thuộc các thời kì khác nhau? 5. Điều chỉnh, bổ sung: - VHVN hình thành khá sớm, trải qua nhiều thử thách ác liệt của lịch sử chống ngoại xâm. - VH phát triển không ngừng, xứng đáng "đứng vào hàng ngũ tiên phong của nền VH chống đế quốc trong thời đại ngày nay ". - DT nào trên đất nước ta cũng có nền VH riêng và lấy sáng tác của người Kinh làm bộ phận chủ đạo. => VHVN có sức sống bền bỉ, mãnh liệt. ( Đây là phần mở đầu, phần đặt vấn đề của bài Tổng quan ...) - Nền VHVN gồm 2 bộ phận phát triển song song là: VHDG [ VHV' + VHDG ra đời từ thời xa xưa và tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Nó gồm nhiều thể loại do người LĐ sáng tác và truyền miệng -> Góp phần gìn giữ, mài giũa, phát triển ngôn ngữ DT; nuôi dưỡng tâm hồn ND - > Tác động không nhỏ đối với sự hình thành và phát triển của VHV'. + VHV' ra đời từ thế kỉ X đến nay, do tầng lớp trí thức sáng tạo nên, thể hiện những nét chính của diện mạo VHDT; Bao gồm các thành phần VH chữ Hán ( thơ, văn, chiếu, biểu, cáo, hịch...) Nôm ( thơ, phú) Quốc ngữ ( đầu thế kỉ XX) - Hai bộ phận VHDG và VHV' luôn có tác động qua lại và có ảnh hưởng sâu sắc với nhau. Tức là có sự kết tinh của VHDG và VHV' qua cá tính sáng tạo của nhà văn - > Tạo nên những áng văn bất hủ. Ví dụ: Cao dao nói: Ai đi muôn dặm non sông Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy Nguyễn Du viết: Sầu đong càng lắc càng đầy Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. ( Truyện Kiều) => VHDG đã tác động vào VHV' và ngược lại. * Phân biệt lịch sử VH với các môn lịch sử khác ở đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của lịch sử chính trị, XH là những sự kiện chính trị - XH. VD: Cuộc khởi nghĩa CM.8.1945. Các cuộc khủng bố trên thế giới ( Tình hình bắt cóc con tin Hàn Quốc...) - Đối tượng nghiên cứu của lịch sử VH là các sự kiện VH - Tức là những áng văn, những bài văn, những trào lưu, trường phái VH ... VD: Bút pháp của từng nhà văn. [ Trào lưu VHHT phê phán 30 - 45 ( Chế độ thực dân nửa phong kiến -> Chà đạp, áp bức -> Tố cáo) => Các sự kiện XH, Ctrị có tác động to lớn và sâu săc đến các sự kiện VH, nhưng không thể đồng nhất với nhau. Chính hoàn cảnh lịch sử đã tạo tiền đề cho sáng tác; lịch sử và hiện thực nhà văn sống, chứng kiến và bày tỏ thái độ. - Hai dòng VHDG và VHV' phát triển song song, bao gồm 2 thành phần chữ Hán và chữ Nôm. Trong quá trình phát triển 2 dòng VH này có sự chuyển biến theo quy luật: Chữ Nôm ngày càng có vị trí quan trọng hơn. VD: + Thơ chữ Hán ( Nam quốc sơn hà, Thơ chữ Hán của N.Trãi ...) + Thơ chữ Nôm: Phát triển mạnh ( Quốc âm thi tập - N.Trãi; Truyện Kiều - N.Du; Lục Vân Tiên - N.Đ.Chiểu ...) - VHVN gắn liền với đấu tranh dựng nước và bảo vệ đất nước, với cuộc sống LĐ đã làm đổi thay ý thức con người. Nó chịu ảnh hưởng của hệ thống thi pháp Nho - Phật - Đạo giáo của VHTĐại ( chủ yếu là VH THoa) -> Nhiều nhà Nho, nhà sư viết Văn chương. VD: Ngư nhàn , Ngôn hoài - Không lộ Thiền sư - Từ đầu TK XX về sau này, VHVN chỉ có một thành phần: VHV' bằng chữ Quốc ngữ. - VHVN phát triển theo những đường lối lãnh đạo của Đảng CSVN, có sự thống nhất về tư tưởng, hướng hẳn về quần chúng ND mà sáng tác. VD: N.Du: Vẻ đẹp của con người mang tính chất ước lệ [ VH thế kỉ XX: Vẻ đẹp của con người được thể hiện từ trong cuộc sống bình dị, nhưng trong sáng ( Lão Hạc, Chị Dậu, Huấn Cao ...) - VHNT vẫn tiếp tục phát triển theo đường lối của Đảng. VH phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền chiến đấu, GD chính trị, ca ngợi người anh hùng trên mặt trận vũ trang, người công dân đối với Tổ quốc -> Văn học gặt hái được nhiều thành tựu với những tên tuổi: Tố Hữu, N.Đ.Thi, P.T.Duật, Thanh Hải, Trần Đăng Khoa, Hữu Thỉnh ...
Tài liệu đính kèm: