A. Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức: ôn lại khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, nắm được các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Kĩ năng: phân tích văn bản theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Giáo dục: ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách.
B. Phương tiện thực hiện
- SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng
C. Cách thức tiến hành
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D.Tiến trình bài giảng:
1.Kiểm tra bài cũ: (Hình thức: Vấn đáp) (5 phút)
H1: Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
H2: Có mấy dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
2. Bài mới: (2 phút)
Tuần: 14 Tiết 42: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp ) Số tiết: 1 Đ PPCT: 42 Ngày soạn: 2 /12/2008 A. Mục tiêu cần đạt - Kiến thức: ôn lại khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, nắm được các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Kĩ năng: phân tích văn bản theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. - Giáo dục: ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách. B. Phương tiện thực hiện - SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng C. Cách thức tiến hành - GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D.Tiến trình bài giảng: 1.Kiểm tra bài cũ: (Hình thức: Vấn đáp) (5 phút) H1: Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? H2: Có mấy dạng biểu hiện của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? 2. Bài mới: (2 phút) ở tiết 36, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt và các dạng biểu hiện của nó. Để hiểu rõ hơn về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, ở tiết này chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (20 phút) - GV nêu vấn đề: H1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có mấy đặc trưng? Đó là những đặc trưng nào? H2: Tính cụ thể được biểu hiện ntn trong đoạn hội thoại đã học ở tiết 36? H3: Tính cảm xúc được biểu hiện ntn? H4: Phân tích biểu hiện của tính cá thể trong pong cách ngôn ngữ sinh hoạt? (HS làm việc cá nhân, sau đó trình bày trước lớp) II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 1. Tính cụ thể - Thời gian, không gian nói - Người nói, người nghe - Đích lời nói cụ thể ( mục đích nói ) - Cách diễn đạt cụ thể qua từ ngữ và kiểu câu. 2. Tính cảm xúc - Biểu lộ tình cảm trong giọng điệu: thân mật, lạnh lùng, hài hước, buồn bã.- Những từ mang tính khẩu ngữ thể hiện rõ cảm xúc: gớm, ghê quá... - Câu giàu sắc thái cảm xúc: câu cảm, câu cầu khiến, lời gọi đáp, trách mắng.. 3. Tính cá thể - Qua giọng nói: cao thâp, trầm bổng, to nhỏ... - Cách dùng từ: - Cách dùng câu: * Từ đó ta có thể nhận ra được tuổi tác, giới tính, địa phương, nghề nghiệp của người nói. HĐ2: GV gợi ý HS làm bài tập 1, 2 (SGK) ngay tại lớp. (15 phút) H: Những từ nào, kiểu câu, cách diễn đạt trong đoạn nhật kí thể hiện tính cụ thể? II. Luyện tập 1. Đọc đoạn văn, chỉ ra tính cụ thể - Thời gian: đêm khuya ngày 8-3-1969. - Không gian: căn phòng nhỏ, giữa rừng khuya trên chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi. - Người nói: người con gái làm bác sĩ quân y tên là Đặng Thuỳ Trâm. - Người nghe: cũng chính là Thuỳ Trâm. - Đích lời nói cụ thể ( mục đích nói ): tự tâm sự với mình để khuây khoả nỗi buồn và động viên bản thân. - Cách diễn đạt cụ thể : Dùng các kiểu câu kể, biểu cảm, câu hỏi, câu tỉnh luợc chủ ngữ. * Qua đó, ta thấy đây là một cô gái rất giàu tình cảm( tình yêu quê hương đất nước, lòng thương các thương binh ). 2. Chỉ ra đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt trong bài ca dao - Cách xưng hô thân mật: mình - ta, cô - anh - Ngôn ngữ đối thoại: "...Có nhớ ta chăng?", "Hới cô yếm thắm..." - Lời nói hàng ngày: "Mình về...", "Ta về...", "Lại đây đập đất trồng cà với anh" - Giọng điệu: tình tứ E. Củng cố - Dặn dò HĐ3: GV gọi 3 HS đọc phần Gho nhớ (SGK) (3 phút) * Củng cố : - Ghi nhớ (SGK) * Dặn dò: - Làm Bài tập 3 (SGK) - Soạn bài: " Đọc thêm: Cáo bệnh bảo mọi người, Hứng trở về, Vận nước.
Tài liệu đính kèm: