Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Đọc thêm: Vận nước

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Đọc thêm: Vận nước

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp HS :

 1. Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ, thể hiện quan niệm sống của một vị đại sư.

 2. Biét cách đọc bài thơ giàu triết lí.

B. Hướng dẫn đọc thêm.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 (cơ bản) - Đọc thêm: Vận nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc thêm: Vận nước
 (Quốc tộ)
	Đỗ Pháp Thuận
A. Mục tiêu bài học.
	Giúp HS :
	1. Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ, thể hiện quan niệm sống của một vị đại sư.
	2. Biét cách đọc bài thơ giàu triết lí.
B. Hướng dẫn đọc thêm.
Hướng dẫn đọc thêm
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
(Đọc tiểu dẫn, các chú thích)
II. Đọc - hiểu
1. "Vận nước như mây quấn"
Tác giả so sánh như vậy nhằm diễn tả điều gì?
2. Tâm trạng tác giả trước hoàn cảnh đất nước được thể hiện như thế nào?
3. Hiểu thế nào là "Vô vi"?
4. Hai câu cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?
III. Củng cố
SGK.
	- Vận nước là bài thơ có tên tác giả sớm nhất của văn học Việt Nam cũng là bài thơ sớm nhất về kế sách dựng nước lâu dài. Đây là lời tuyên ngôn của một vị đại sư. Bài thơ được sáng tác năm 981 - 982
	- So sánh như vậy nhằm diễn tả: Hiểu về vận nước rất sâu sắc chứ không lạc quan dễ dãi: "Vận nước như máy quấn" là vận nước phụ thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc. Vận nước không thể tồn tại của một lực lượng có tính độc lập. Vận nước không chỉ dựa vào một yếu tố mà thành. Nó là quan hệ của nhiều yếu tố để giữ được vận nước phát triển dài lâu, thịnh vượng. Tuy pháp sư không nói ra nhưng ta hiểu.
	- Có đường lối trị quốc tốt, phù hợp.
	- Có quan hệ ngoại giao và các nước láng giềng tốt.
	- Có tiềm năng về quân sự.
	- Có tiềm lực về kinh tế.
	- Có sự nhất trí cao giữa người cầm đầu với muôn dân.
	- tác giả muốn đem hiểu biết của mình về tư tưởng trị nước bày tỏ với nhà vua (người đứng đàu) làm thế nào để giữ cho đất nước yên tĩnh, vui vẻ, dân được an cư lạp nghiệp. 
	- Vô vi là vô vi pháp của nhà phật. Nghĩa là từ bi bác ái. Điện các để chỉ triều đình, chỉ nhà vua. Cả câu thơ nên hiểu muốn giữ yên vận nước và để vận nước phát triển thịnh vượng nhà vua pgải vô vi, phải làm những gì thuận với tự nhiên thuận với lòng người. Theo nghĩa nhà Phật làm cho mọi chúng sinh được yên vui, xoá bỏ mọi khổ nạn cho họ. Đó là lo cho dân.
	- Chốn chốn tắt đao binh: nghĩa là nơi nơi không còn cảnh chém giết nữa, không còn chiến tranh, đất nước thanh bình thì vận nước, ngôi vua mới bền vững.
	- Hai câu phản ánh truyền thống yêu nước khao khát nhân đạo hoà bình là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
	- Đây là lời nhà sư trả lời vua Lê Đại Hành. Bài thơ bộ lộ tư tưởng trị nước, cách nhìn xa trông rộng của tác giả.
Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người
	 (Mãn Giác)
Hướng dẫn đọc thêm
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
(Đọc tiểu dẫn và các chú thích)
II. Đọc - hiểu
1. Câu hỏi 1.
- Bốn câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên, của đời người.
Anh (chị) hãy phân tích bốn câu thơ đầu?
- Nếu đảo vị trí câu thơ thứ hai lên câu 1 thì ý thơ như thế nào?
2. Câu hỏi 2.
Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? câu đầu và cuối có mâu thuẫn không?
Vì sao. Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cành mai trong bài thơ?
- Phần tiểu dẫn (SGK) ta cần nắm vững hai nội dung:
	+ Mãn Giác thiền sư (SGK)
	+ Kệ: Thể văn Phật giáo dùng để truyền bá giáo lý đạo phật. Kệ được viết bằng văn bản. Nhiều bài kệ có giá trị văn chương.
	- Diễn tả quy luật vận động biến đổi.
	+ Quy luật biến đổi của thiên nhiên.
	+ Quy luật biến đổi của đời người.
- Câu 1 và 2 diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên. Cây cối biến đổi theo thời tiết. Thông thường mùa xuân đến hoa nở "xuân tới trăm hoa đua tươi". Nhưng bài thơ nói về hoa rụng trước, hoa nở sau. Phải chăng nhà thơ muốn nói về sự luân hồi của thiên nhiên. Hoa tàn rồi hoa lại nở. Hình ảnh xuân và hoa mang đến cái đẹp, sự ấm áp tràn đầy sức sống của thời tiết và cây cối.
	- Câu 3 và 4 diễn tả quy luật biến đổi của đời người. Thời gian sự việc qua đi, con người trải theo năm tháng cũng già đi. Mái đầu bạc là tượng trưng cho tuổi già. Đó là biểu hiện cụ thể nhất sự biến đổi của con người trước thời gian. Nhưng con người không luân hồi như cây cối. Cuộc đời con người sẽ đi về phía hủy diệt, không hề cứu vãn. Con người sẽ nuối tiếc, xót xa.
	- ý thơ sẽ khác và hai quy luật (sinh trưởng, tuần hoàn sẽ bị ảnh hưởng).
	- Hai câu cuôií không phải tả thiên nhiên. Vì xuân tàn hoa rụng để chuyển sang mùa hè. Cành mai xuất hiện. Hoa mai chỉ nở vào cuối đông, đầu xuân. Nên không phải là miêu tả thiên nhiên. Câu đầu và câu cuối mâu thuẫn . Vì : Xuân qua hoa rụng hết vậy nhà thơ vẫn thấy "Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai"
	- Cành mai giúp ta có nhiều cảm nhận.
	+ Cành mai đã phủ nhận cái quy luật vận động và biến đổi ở bốn câu thơ đầu. Dù cho xuân sắp đi qua, muôn loài hoa đã lìa cành nhưng vẫn còn cành mai hoa nở trắng trong đêm.
	+ Cành mai còn mang ý nghĩa tượng trưng. Nó thể hiện sức sống mãnh liệt của vạn vật và con người. Nó vượt lên tất cả sự sống, chết, thịnh, suy, khai, lạc bề ngoài. Đó là quy luật về sự bất biến. Có điều phải hiểu đây là sự bất biến về tư tưởng, tình cảm, ý chí (bất biến bên trong) chứ không phải là sự bất biến về hình thức con người. Cành mai là sự biểu hiện tính bất biến trong tinh thần nhà thơ.
	+ Cành mai còn là hình tượng nghệ thuật đẹp không phải cái đẹp của bức tranh tứ quý, tùng, cúc, trúc, mai để diễn tả sự thanh cao, quý phái mà là cái đẹp của tinh thần lạc quan, mạnh mẽ và kiên định trước những biến đổi của trời đất và thời cuộc. Đó là tinh thần ý chí bất diệt của nhà Phật dù phải trải qua bất cứ hoàn cảnh nào. Điều này giúp chúng ta hiểu con người đời Lí, thời kỳ phật giáo thịnh đạt. Dù xuất giá tu hành nhưng họ không quay lưng lại cuộc đời vẫn đầy bản lĩnh và ý chí tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đọc thêm: Hứng trở về (Quy Hứng)
	Nguyễn Trung Ngạn
Hướng dẫn đọc thêm
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1. Tìm hiểu phần tiểu dẫn
2. HS đọc văn bản (SGK)
II. Đọc - Hiểu
1. Nỗi nhớ quê hương ở hai câu thơ đầu có gì đặc sắc?
2. Phân tích nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua hình tượng thơ độc đáo?
III. Củng cố
- Giới thiệu về Nguyễn Trung Ngạn (SGK)
	- Giải nghĩa chú thích (SGK)
 - Hai câu thơ đầu
	Dâu già lá rụng tằm vừa chín
	Lúa sớm bông thơm cua béo ghê
	Nỗi nhớ rất cụ thể, dân dã làm nổi lên gốc gác đồng quê, nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề trồng lúa và sinh hoạt đạm bạc "cua béo ghê". Đời thường hiện lên trong cảm xúc nhà thơ. Cái cốt lõi của cảm xúc ấy là lòng yêu quê hương xứ sở. Cách nói mộc mạc làm rung động lòng người.
	- Tình yêu quê hương không phải bằng cảm xúc hô to gọi giật mà bằng những hình ảnh gợi nhớ. Đó là dâu tằm, là hương thơm đồng lúa, là cua cá trên đồng, dẻo thơm ngọt ngào trong bữa cơm quê.
	- Nét thứ hai là cảm xúc bắt nguồn từ nhận thức, của lí trí. Dẫu rằng nghèo khó vẫn là quê hương hơn danh vọng ở đời phồn hoa đô hội. Tiếng gọi trở về tha thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa quê. Rõ ràng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ quy hứng.
	- Bài thơ giúp ta rút ra nhận xét: không cái gì bằng quê hương xứ sở của mình. Bài thơ giúp ta thêm yêu, thêm quý nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Quê hương lúc này còn đang nghèo khó, bao điều phải bàn.

Tài liệu đính kèm:

  • doc43 Doc them Van nuoc, Cao benh, Hung tro ve.doc