I-YÊU CẦU:
Câu 1: nhận biết đặc điểm của các hình ảnh dân gian được tác giả sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2: Hiểu đặc điểm của văn bản.
Câu 3: Viết được một bài văn bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về đè tài đất nước.
II.ĐỀ:
Cho đoạn thơ sau:
“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Đất nước có từ ngày đó ”
Ngày Soạn 23/9/2007 Bài viết số 1 Tiết 7. Thời gian 1 tiết. Lớp 10A3. I-Yêu cầu: Câu 1: nhận biết đặc điểm của các hình ảnh dân gian được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2: Hiểu đặc điểm của văn bản. Câu 3: Viết được một bài văn bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về đè tài đất nước. II.Đề: Cho đoạn thơ sau: “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng Đất nước có từ ngày đó ” (Trích : “Mặt đường khát vọng”-Nguyễn Khoa Điềm) 1.Tác giả sử dụng hình ảnh dân gian nào trong đoạn thơ?(2đ) 2.Đoạn thơ có phải là một văn bản không? Hãy chỉ ra những đặc điểm của văn bản ? (2đ) 3.Dựa vào ý đoạn thơ, Em hãy viết một bài văn ngắn về chủ đề đất nước.(5đ) ----------------------------------------------------------- Ngày Soạn 23/9/2007 đáp án Bài viết số 1 Tiết 16 ------------------------- Lớp 10A3. I-Yêu cầu: Câu 1: nhận biết đặc điểm của các hình ảnh dân gian được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2: Hiểu đặc điểm của văn bản. Câu 3: Viết được một bài văn bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về đè tài đất nước. Giúp học sinh hình thành đáp án, tự đánh gía bài làm của mình. Rút ra những ưu, nhược điểm, kinh nghiệm nâbng cao bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về môth sự việc, sv, hiện tượng đời sống. II.Đáp án: Câu 1: (2đ) miếng trầu trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu gừng cay muối mặn Cái kèo cái cột Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng Câu 2(2đ) Đoạn thơ là một văn bản hoàn chỉnh. Đặc điểm: -Tập trung vào chủ đề, triển khai chủ đề một cách trọn vẹn. -Câu liên kết chặt chẽ. -Thể hiện mục đích giao tiếp. -Văn bản đều có hình thức bố cục. Câu 3: (5đ) A-Mở bài (0,5đ) Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm, đoạn trích. B-Thân bài (4đ) Nội dung : +Đất nước là gì? +Đất nước có từ bao giờ? +Ai đã làm nên đất nước. +Nêu được cảm xúc của bản thân về đất nước. Hình thức: Học sinh có thể tự chọn hình thức biểu hiện cho bài viết của mình. C-Kết luận: (0,5đ)Nhấn mạnh các ý để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Bài học đối với bản thân. (Hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu trong sgk ngữ văn 10-tr 53) -----------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: