Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tự tình

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tự tình

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 1. Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

2. Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ độc đáo, táo bạo của nữ sĩ.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

+ SGK - SGV

+ Thiết kế bài học

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Anh (chị) hãy cho biết cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ ở những phương diện nào ?

2. Giới thiệu bài mới

 

doc 10 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tự tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự tình II
Mục tiêu bài học 
 Giúp HS:
 1. Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương..
2. Thấy được tài năng thơ Nôm với cách dùng từ độc đáo, táo bạo của nữ sĩ.
Phương tiện thực hiện
+ 	SGK - SGV
+ 	Thiết kế bài học
Tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Anh (chị) hãy cho biết cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ ở những phương diện nào ?
2. Giới thiệu bài mới
.
Phương pháp 
Nội dung cần đạt 
GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK Tr 18.
GVH: Anh (chị) hãy nêu những hiểu biết của mình về cuộc đời nữ sĩ HXH ?
GVH: Anh (chị) hãy nêu những hiểu biết của mình về sự nghiệp văn chương của tác giả ?
GVH: Nội dung chủ yếu trong thơ bà ?
GV: Gọi HS đọc bài thơ.
GVH: tự tình được viết theo thể loại nào ? bố cục ra sao ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết nhân vật trữ tình đang ở hoàn cảnh như thế nào ? ý nghĩa của việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ trong hai câu đầu ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết câu 3/4 biểu hiện tâm trạng gì của HXH ?
GV: Gọi HS đọc 4 câu cuối.
GVH:Anh (chị) hãy cho biết câu 5/6 thể hiện thái độ gì của tác giả ?
( H/S đọc hai câu kết)
GVH: Anh (chị) hãy cho biết hai câu kết khẳng định sự thật cay đắng gì mà người phụ nữ phải chịu đựng ? Tâm trạng của tác giả ?
 GVH: Anh (chị) hãy khái quát ý nghĩa nội dung và nghẹ thuật của tác phẩm ? 
GV: Anh (chị) hãy về nhà tìm đọc một số những bài thơ khác của tác giả. 
I. Giới thiệu chung 
1, Tác giả:
HSPB: 
* Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh và mất). Quê gốc ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bà là con của cụ Hồ Phi Diễn, một thầy đồ ra Bắc dạy học. Nữ sĩ có ngôi nhà riêng cạnh hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.
* Đường chồng con của bà lận đận, hai lần làm lẽ đều chết chồngcuối đời bà thường đi giao du nhiều nơi, nhấ là thăm chùa, danh thắng.
2. Tác phẩm
HSPB: Bà để lại tập thơ Lưu Hương Kí, tập thơ được phát hiện năm 1964 gồm 26 bài thơ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán. Thơ bà mang phong cách độc đáo. tác giả viết về giới mình vừa trào phúng lại vừa trữ tình, giọng thơ mang đậm tính dân gian, ngôn ngữ thơ táo bạo mà tinh tế.
HSPB: Thơ tác giả chủ yếu là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.
HSPB: Thơ Nôm Đường luật, thât ngôn bát cú.
Bố cục: 4/4: nửa trên tả thực nỗi thương mình trong cảnh lẽ mọn, nửa dưới là thái độ của nhà thơ và sự thật phũ phàng.
II. Nội dung chính
1. Nỗi thương mình trong cảnh cô đơn lẽ mọn.
 HSPB: + “Đêm khuyatrống canh dồn”=> Thời điểm nửa đêm về sáng, tiếng trống thúc gấp gáp mà người phụ nữ vẫn thao thức chờ đợi và không ngủ được >< lẽ ra phải đang say giấc nồng.
- Tiếng trống của tâm trạng=> thể hiện sự thảng thốt khắc khoải, càng chờ lại càng vô vọng.
 + “Trơ cái hồng nhan” diễn tả sự trơ trọi tủi phận, bẽ bàng của người vợ lẽ.
Ca dao: Tối tối chị giữ lấy chồng
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài
 Sáng sáng chị gọi bớ hai
Mau mau trở dậy băm bèo thái khoai.
Hồ Xuân Hương cũng từng lâm vào cảnh: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” nên bà rất hiểu.
ố Người vợ lẽ càng ngóng chờ đợi chồng lại càng thất vọng. Câu thơ thấm đẫm sự buồn tủi phẫn uất.
 + “Chén rượuchưa tròn” => Nàng muợn rượu để giải sầu, dìm hồn mình trong đáy cốc. Song càng uống càng tỉnh lại càng sầu. “Trăng xế” chỉ tuổi xuân đã đi qua mà hạnh phúc chưa đến “khuyết chưa tròn”. 
ố Đối diện với không gian rợn ngợp “nước non”, người phụ nữ thấy mình bé nhỏ và nỗi cô đơn, nỗi buồn cứ lớn dần.
2. Thái độ của nhà thơ và sự thật phũ phàng.
HSPB: + “ Xiên ngang.đâm toạc”=> Thái độ bứt phá vùng vẫy của tác giả => sử dụng phép đảo ngữ
ố Sự phản kháng mạnh mẽ và thái độ không cam chịu của nữ sĩ. Bà vạch trời, chỉ đất cho thoả nối uất ức tủi hờn. Đó là một tâm trạng bị dồn nén, từ than thở đến tức tối, rồi muốn đập phá, muốn giải phóng mình ra khỏi nỗi cô đơn, thân phận lẽ mọn.
HSĐ&TL: + “ Ngán nỗi” => sự chán chường, tiếng than
 + “Xuân đilại lại” mâu thuẫn giữa tuổi trẻ của con người và thời gian tuần hoàn của con người.
ố XHPK độc ác nào có để tâm đến thân phận bèo bọt của người phụ nữ. Và quy luạt khắc nghiệt của đời người thật nghiệt ngã: “Trâu quá xá, mạ quá thì”, tuổi giá xồng xộc đến mang theo nỗi hận lòng của người phụ nữ.
 + “Mảnh tình => tí=>con con.” 
HSĐ&TL: Mảnh tình vốn đã ít ỏi, vậy mà còn bị san sẻ. Không chỉ vây, ngay khi nó chỉ còn “tý” mà vẫn phải chia đén khi không thể chia thêm “con con”.
ố Lời thơ chất chứa nỗi lòng cùng sự vật vã tủi hờn không thể kể cùng ai. Tác giả đã đồng cảm với hoàn cảnh của người phụ nữ. Trong đầm đìa nuớc mắt vẫn pha một nụ cười giễu cợt, điều đó lại càng chua chát hơn.
III. củng cố
HSTL&PB: 
 + Dựa vào phần ghi nhớ trong SGK Tr 19.
 + Sử dụng ngôn ngữ thuần việt, giọng điệu ngậm ngùi ai oán.
HSTL&PB : Tìm đọc tác phẩm khác của tác giả .
.
Thu điếu
a.Mục tiêu bài học 
 Giúp HS:
 1. Cảm nhận vẻ đẹp thu đồng bằng bắc bộ, tấm lòng yêu hiên nhiên đât nước.
2. Tâm sự kín đáo của tác giả và nghệ thuật sử dụng tiếng việt tài tình.
b.Phương tiện thực hiện
+ 	SGK - SGV
+ 	Thiết kế bài học
c.Tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Anh (chị) hãy cho biết diễn biến tâm trạng của CTTT trong bài thơ Tự Tình của HXH ?
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
GV: Cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK Tr 21.
GVH: Anh (chị) hãy cho biết đôi nét về tiểu sử của Nguyễn Khuyến ?
GVH: Nguyễn Khuyến sáng tác chủ yếu ở thể loại nào ?nội dung thơ ông nói nên những vấn đề gì ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết đề tài, thể loại, bố cục của tác phẩm Thu điếu ?
GV: Gọi HS đọc bài thơ (diễn cảm, chậm dãi).
GVH: Điểm nhìn của bài thơ được thể hiện như thế nào ? Cảnh thu được miêu tả qua những chi tiết nào ?
GVH: Anh (chị) có nhận xét gì về âm thanh trong bài thơ ? Cách xử lí tiếng động của tác giả ? 
GVH: Đằng sau bức tranh là tâm trạng như thế nào của tác giả ?
GVH: Anh (chị) hiểu gì về nỗi buồn của tác giả ?
GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK Tr 22.
GV: Lần lượt cho mỗi nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK Tr 22.
Nội dung cần đạt
I. Giới thiệu chung 
1, Tác giả 
* Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng, sinh tại ý Yên, Nam Định. Nhưng tác giả sống chủ yếu ở quê nội : Bình Lục – Hà Nam.
* Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo. Năm 1864, ông đỗ đầu kì thi Hương, đến năm 1871 ông đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình=> Tam nguyên Yên Đổ. Ông chỉ làm quan hơn 10 năm, sau về nhà dạy học và sống thanh bạch tại quê nhà.
ố Nguyễn Khuyến là người có tài năng, cốt cách, có tấm lòng yêu nước thương dân.
2, Tác phẩm.
* Nguyễn khuyến sáng tác khá nhiều: khoảng 800 bài gồm có thơ, văn, câu đối, nhưng chủ yếu là thơ.
* Thơ ông thể hiện tình yêu quê hương, yêu nước kín đáo, tình yêu gia đình, bạn bè, đồng thời phản ánh cuộc sống thuần hậu, chất phác, nghèo khổ của nhân dân.
* Thu điếu nằm trong chùm ba bài thơ viết về mùa thu của tác giả. 
+ Thu là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đỗ Phủ đời Đường đã có 8 bài viết về đề tài này. Nhưng làm nổi bật cảnh thu ở Việt Nam nói chung, Đồng bằng Bắc bộ nói riêng phải kể đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến (Thu Vịnh; Thu ẩm; Thi Điếu).
+ Ba bài thơ có thể được viết sau khi tác giả cáo quan về quê ở ẩn và đều theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Bố cục: 6/2: *Giới thiệu câu cá mùa thu và cảnh thu đặc trưng vùng đồng bằng Bắc bộ; * Tâm sự của tác giả.
II. nội dung cần đạt
1. Cảnh thu
HSPB: 
* Điểm nhìn của bài thơ từ gần đến xa, từ thấp lên cao. Đặc điểm của vùng đồng bằng Bắc bộ là nhiều ao chuôm. Từ điểm nhìn ấy, tác giả thấy:
+ Ao lạnh – nước trong “thành xây khói biếc non”
+ Sóng biếc gợn nhẹ
+ Một chiếc lá vàng rụng theo chiều giómàu vàng tốc độ xoay bay
+ Trời thu cao rộng quang đãng, mây trôi
+ Ngõ trúc vắng, quanh co.
=> Nhà thơ rất tinh tế trong quan sát đã phát hiện ra màu sắc của mùa thu ở làng quê. Đó là màu xanh rất đặc trưng (xanh ngắt): xanh sang, xanh tre, xanh trời. Ngoài ra màu vàng của chiếc lá điểm tô trong không gian xanh đó như một điểm nhấn cho bức tranh thu thêm toàn mĩ.
- Âm thanh: “hơi gợn tí; khẽ đưa vèo; đớp động”
=> lối dùng hình ảnh động để tả tĩnh. Sự tĩnh lặng quen thuộc ở nông thôn VN khi mọi người ra đông làm việc. Nhưng cũng để tả thần thái của nhà thơ, ý tưởng của ông.
So sánh: “Ta dại ta tìm nơi”
2. Tâm trạng của nhà thơ
HSPB: Câu cá chỉ là cái cớ (so sánh với Lã Vọng)
+ Đã từng làm quan nhưng lại không thể “Chí quan trạch dân” nên đành “ Cờ dang dở cuộc không còn nước. Bạc chửa thôi canh đã chạy làng”.
+ Tác giả đành giữ trọn tiết tháo quay về ở ẩn, bất hợp tác với giặc. Nhưng cũng vì thế mà ôm mối hận “Tài cao, phận thấp”=> bi kịch của người trí thức nho học yêu nước ‘đau đời nhưng”
ố Nỗi buồn ấy thật đáng quý bởi Nguyễn Khuyến từng dặn con trong bài Di chúc: 
“ Việc tống táng lăng nhăng qua quýt
Cúng cho thầu một ít rượu be
Đề vào mấy chữ trong bia
Rằng: quan nhà Nguyễn đã về từ lâu”
III. Củng cố:
HSPB: Theo gợi ý của bài giảng.
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
A. mục tiÊu bài học 
1. Hiểu được cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận từ đó áp dụng vào bài văn tự luận của mình.
B. Phương tiện thực hiện:
SGK,SGV
Thiết kế bài học.
C. tiến trình dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ: Anh (chị) hãy cho biết tâm trạng, nỗi buồn của Nguyễn khuyến trong Thu điếu ?
 2. Giới thiệu bài mới.
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Phân nhóm cho HSTL&PB
Mỗi nhóm làm một câu hỏi theo SGK Tr 23. 
GVH: Anh (chị) hãy trả lời theo câu hỏi trong SGK tr 23?
GVH: Thế nào là lập dàn ý ? Anh (chị) hãy nêu những yêu cầu trong việc lập dàn ý ?
GVH: Thế nào là luận điểm ? cách xác định luận điểm giúp người viết thuận lợi như thế nào trong quá trình viết bài ?
GVH: Thế nào là luận cứ ? Xác định luận cứ cho đề văn 1 trong SGK Tr 23 ?
GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK Tr 24.
GV: Chia nhóm, cho HS phân tích và lập dàn ý cho hai đề văn ở phần luyện tập trong SGK Tr 24 ?
I. phân tích đề
* Phân tích đề văn là chỉ ra những yêu câù về nội dung, thao tác chính và phạm vi dẫn chứng của đề.
HSĐ&TL: 
HSPB: Câu1: đề 1 có định hướng cụ thể, đề 2, 3 là đề mở đòi hỏi người viết phải tự xác định các yêu cầu.
HSPB: Vấn đề cần nghi luận của mỗi đề là: 
+ Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
+ Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài tự tình.
+ Vẻ đẹp của bài thơ thu.
HSPB: Phạm vi bài viết, dẫn chứng
+ Sử dụng thao tác lập luận, bình luận, giải thích , chứng minh, dùng dẫn chứng thực tế là chủ yếu.
+ Sử dụng thao tác phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ, dẫn chứng thơ HXH là chủ yếu
II. Lập dàn ý
HSPB: Lập dàn ý là sắp xếp các ý theo trình tự lôgic. Lập dàn ý giúp người viết không bỏ sót những ý quan trọng, đồng thời loại bỏ được những ý không càn thiết. Lập dàn ý tốt có thể víêt dễ dàng hơn, nhanh và hay hơn.
HSPB: Yêu cầu của việc lập dàn ý là:
+ Huy động vốn hiểu biết về cuộc sống, về văn học để có được những ý cụ thể.
+ Kết hợp với những thao tác của văn nghị luận để trình bày các ý theo một trật tự logic và thành những luận điểm, luận cứ, luận chứng.
1, Xác lập luận điểm:
HSPB: Luận điểm là ý thể hiện quan điểm, tư tưởng trong bài nghị luận (ý cơ bản làm rõ luận đề của tác phẩm).
Ví dụ: ở đề 1, ta thấy có ba luận điểm:
+ Người việt nam có nhiều điểm mạnh
+ Người Việt Nam cũng không ít điểm yếu
+ Cần phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI.
2, Xác định luận cứ.
HSPB: Luận cứ là các lí lẽ (những nhận xét đánh giá có cơ sở, đã được thừa nhận mà người viết vận dụng) và các dẫn chứng (tư liệu trong đời sống thực tế hoặc trong văn học) làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm.
- trong đề 1, luận cứ được xác định như sau:
+ Sử dụng thao tác lập luận bình luận ; giải thích; chứng minh để làm rõ các luận điểm (đã nêu trên)
+ Dùng các dẫn chứng trong thực tế XH là chủ yếu.
3, Sắp xếp luận điểm, luận cứ.
Bố cục rõ ràng (3 phần), cách lập luận chặt chẽ
HSTL&PB: Dựa vào SGK Tr 24.
IIi, Củng cố
1. Đề 1: SGK Tr 24
a. Phân tích đề: Đây là dạng đề định hướng rõ nội dung nghị luận.
b. Yêu cầu về nội dung: 
+ Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán.
+ Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê – Trịnh thế kỉ XVIII.
c. Yêu cầu về phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ.
HSTL&PB : Có thể căn cứ vào gợi ý đó để lập dàn ý.
2. Đề 2: SGK Tr 24.
HSTL&PB: Theo SGV Tr 30.
Thao tác lập luận phân tích
a.Mục tiêu bài học 
 Giúp HS:
 1. Nắm được mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
2. Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học.
b.Phương tiện thực hiện
+ 	SGK - SGV
+ 	Thiết kế bài học	
c.Tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là phân tích đề, lập dàn ý, những khái niệm về luận điểm, luận cứ ?
2. Giới thiệu bài mới
Phương pháp
Nội dung cần đạt
GV: Xét ví dụ trong SGK Tr 25. Cho các em lần lượt trả lời theo các ý sau:
+ ý cơ bản của đoạn trích ?
+ Bản chất của SK được phân tích ở khía cạnh nào ? 
+ Yếu tố phân tích và tổng hợp trong đoạn văn được kết hợp như thế nào ?
GVH: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là lập luận phân tích 
? 
GVH: mục đích của thao tác lập luận phân tích ?
GV: Chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm làm một Ví dụ trong SGK Tr 26. Trả lời theo yêu cầu SGK Tr 27. 
GVH: Anh (chị) hãy chỉ ra cách phân chia đối tượng trong hai đoạn trích SGK Tr 27, chỉ ra mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp của các đoạn văn đó ? 
GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK Tr 27.
GV: Cho HS làm bài 1 phần Luyện tập SGK tr 28 tại lớp.
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
1, Thế nào là lập luận phân tích ?
HSTL&PB:
+ ý cơ bản: Sự vô liêm sỉ, tàn nhẫn , lừa lọc của SK.
+ tác giả đã phân tích các khía cạnh: SK vờ làm nhà nho, hiệp khách; SK vờ yêu để kiếm chác, đánh lừa con gái; SK lừa Kiều, mặc Kiều bị đánh đập còn hắn bỏ trốn; SK còn dẫn mặt mo đến mắng và toan đánh Kiều.
+ Gồm các đoạn: “ Cái trò bịp xong lànổi tiếng bạc tình”; “ Trong các nghềtồi tàn như SK”.
ố Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát phát hiện bản chất của đối tượng.
2, Mục đích của phân tích:
+ Thấy được bản chất, mối quan hệ, giá trị của đối tượng phân tích.
+ Nhờ phân tích người ta còn phát hiện ra mâu thuẫn hay đồng nhất của sự việc, sự vật, giữa lời nói và việc làm, giữa hình thức và nội dung, giữa ngoài và trong
II. Cách phân tích.
1, Đoạn văn 1:
*Tác giả đã phân chia đối tượng ( thế lực đồng tiền) thành từng phần cụ thể;
+ Tác dụng tốt của đồng tiền
+ Tác hại của đồng tiền.
+ Đồng tiền cơ hồ đã trở thành thế lực vạn năng
+ Tài tình hiếu hạnh như Kiều cũng chỉ là một món hàng
+ Ngay Kiều nữa, cái việc dại dột
=> Cách lập luận của Hoài Thanh là phân tích - tổng hợp – phân tích.
2, Đoạn văn 2:
* tác giả đã phân tích theo quan hệ ngyên nhân – kết quả.
+ Bùng nổ dân số (nguyên nhân) -> ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người (kết quả).
+ Thiếu lương thực
+ suy dinh dưỡng, suy thoái giống nòi.
+ Thiếu việc làm -> thất nghiệp.
=> Dân số càng gia tăng thì chất lượng cuộc sống càng giảm.
III. CủNG Cố – Luyện tập
1, Bài 1 SGK Tr 28.
A, Tác giả đã sử dụng quan hệ nội bộ của đôí tượng (diễn biến, các cung bậc tâm trạng của Thuý Kiều: đau xót quẩn quanh và hoàn toàn bế tắc).
B, Quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan: Bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu với bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van11.doc