Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Trường THPT Tứ Kỳ

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Trường THPT Tứ Kỳ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về nhân vật và hành động của nhân vật lí tưởng.

- Đặc sắc cơ bản của nghệ thuật sử thi Ấn Độ: thể hiện nội tâm nhân vật, xung đột giàu kịch tính, giọng điệu kể chuyện.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại sử thi.

- Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo.

- Phương pháp: Đọc - hiểu văn bản sử thi, phân tích, thuyết giảng, vấn đáp.

 

doc 75 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1355Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Trường THPT Tứ Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 + 18: Đọc văn
Ngày soạn: 23/09/2010
RA – MA BUỘC TỘI
(Trích sử thi Ra-ma-ya-na) – Van-mi-ki –
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về nhân vật và hành động của nhân vật lí tưởng.
Đặc sắc cơ bản của nghệ thuật sử thi Ấn Độ: thể hiện nội tâm nhân vật, xung đột giàu kịch tính, giọng điệu kể chuyện.
Kĩ năng:
Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại sử thi.
Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật, sự phát triển của xung đột nhân vật.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
Giáo viên:
Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo.
Phương pháp: Đọc - hiểu văn bản sử thi, phân tích, thuyết giảng, vấn đáp.
Học sinh:
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk.
- Phương tiện: sgk, vở soạn, tài liệu tham khảo.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (không)
Bài mới (42’) – Tiết 17
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
(GV thuyết giảng vào nội dung
 tìm hiểu của bài học)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (10’)
- GV cho HS tìm hiểu nội dung phần Tiểu dẫn trong sgk.
- HS làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi GV
+ Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì? 
+ Nêu quá trình hình thành và hoàn thiện sử thi Ra-ma-ya-na.
+ Giá trị của pho sử thi. 
- Dựa vào sgk, hãy tóm tắt truyện?
- Đoạn trích:
+ Xuất xứ ?
+ Vị trí đoạn trích?
- Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản (30’)
- Sau chiến thắng, R & X gặp lại nhau trong hoàn cảnh cụ thể ntn? R sắp xếp hoàn cảnh như thế để làm gì?
Không gian gặp gỡ đó đã tác động ntn đến tâm trạng, lời nói, hành động của R & X?
Em có nhận xét gì về lời nói của Ra-ma với Xi-ta?
 Lời nói đó thể hiện suy nghĩ gì của Ra-ma lúc này?
Tiết 18
- Trong lời cáo tội của R, những từ ngữ trở đi trở lại (cùng trường nghĩa) nhằm nêu bật vấn đề gì? Mục đích?
- Việc phủ nhận tình nghĩa vợ chồng đã cho thấy tâm trạng gì của R? Chứng minh?
- Qua những lời buộc tội của Ra-ma, em nhận thấy nguyên nhân là do đâu?
- Ra-ma đứng trên cương vị nào để buộc tội Xi-ta?
- Trước những lời buộc tội của R, X đã có tâm trạng ra sao?
Và để biện minh sự trong sáng của mình, X đã làm gì? 
Chứng minh? 
Tình tiết nào làm em phải suy nghĩ? Tại sao? 
Điều này làm em suy nghĩ gì về X?
Trước lời buộc tội của chồng, Xi-ta đã phải bằng những cách nào để minh oan, hóa giải cho mối nghi ngờ của Ra-ma?
+ Nàng dùng những lời lẽ, lí do nào để bác bỏ lời buộc tội?
+ Tìm chi tiết trong văn bản để chứng minh?
 Dường như lời lẽ không đủ sức mạnh để lay động trái tim sắt đá của Ra-ma. Xi-ta phải bằng cách nào để chứng minh?
+ Trước khi bước lên giàn hỏa thiêu, Xi-ta có những hành động, việc làm gì?
+ Theo em những hành động, việc làm đó biểu hiện điều gì ở nàng? mục đích?
Hãy phân tích ý nghĩa của cảnh tượng được miêu tả xung quanh khi Xi-ta bước lên giàn lửa.
Hs rút ra nhận xét tổng kết về nội dung của đoạn trích:
+ Nghệ thuật: xây dựng nhân vật, ngôn ngữ 
+ Ý nghĩa: đoạn trích làm nổi bật và nhấn mạnh điều gì ở hình ảnh người anh hùng và người phụ nữ Ấn Độ cổ đại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi thuộc phần Luyện tập trong sgk.
TÌM HIỂU CHUNG (10’)
Tác phẩm (4’)
Ra-ma-ya-na được hình thành vào khoảng thế kỉ thứ III TCN.
- Tác phẩm được bổ sung, gọt giũa qua nhiều thế hệ tu sĩ - nhà thơ và được hoàn thành bởi Van-mi-ki. 
- Ra-ma-ya-na gồm 24000 câu thơ đôi. 
- Giá trị: Ra-ma-ya-na được xem là kinh thánh của dân tộc Ấn Độ. Tác phẩm có ảnh hưởng sâu sắc tới văn học, văn hóa Ấn Độ và nhiều nước trong khu vực.
* Tóm tắt: sgk
2. Đoạn trích Ra-ma buộc tội (6’)
a) Xuất xứ và vị trí đoạn trích:
- Trích sử thi Ra-ma-ya-na của Van-mi-ki.
- Nằm ở khúc ca thứ 6, chương 79 của sử thi (Q/hệ 78,80)
b) Bố cục: 2 phần
- Từ đầu đến “đâu có chịu được lâu”: Lời buộc tội của Rama
- Phần còn lại: Diễn biến tâm trạng của Xi-ta.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (30’)
Đọc văn bản (5’)
Hiểu văn bản (25’)
2.1) Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi-ta. (10’)
a) Không gian gặp gỡ sau chiến thắng:
- Không gian công cộng, trước sự chứng kiến của anh em, chiến hữu.
(Lắc- ma- na, Xu-gri-va, Ha-nu-man, Vi-phi-sa-na), quân đội khỉ, quan quân, dân chúng của vương Ra-va-na
à + Để công khai, hợp pháp hoá những lời buộc tội của Ra-ma
 + Để giữ uy tín, danh dự Ra-ma
b) Hoàn cảnh đó tác động đến tâm trạng, lời nói, hành động Ra-ma (10’)
- Với tư cách kép: người chồng & người anh hùng- đức vua, Ra-ma phải chịu sự chi phối của mối ràng buộc đôi: yêu thương, xót xa cho vợ nhưng phải giữ trách nhiệm gương mẫu của đức vua.
- Lời người kể chuyện “Thấy người đẹp. người khác”
 (ngôn ngữ nửa trực tiếp- mang ý thức nhân vật)
à Những lời buộc tội của Ra-ma không hoàn toàn biểu hiện đúng tình cảm, ý nghĩ của chàng.
2.2) Lời buộc tội của Ra-ma: (13’)
a) Trong lời nói của Ra-ma, những từ ngữ trở đi trở lại liên quan đến:
- Tài nghệ: tài năng.
- Danh dự: nhân phẩm, uy tín, tiếng tăm, gia đình cao quí, dòng họ lẫy lừng, trả thù sự lăng nhục, xoá bỏ vết ô nhục.
à + Nhấn mạnh danh dự, tài nghệ người anh hùng.
 + Phủ nhận tình vợ chồng “chẳng phải của ta”(57)
b) Sự ghen tuông:
- Xúc phạm Xi-ta.
“Nàng đã bị quấy nhiễungười nàng”
“Thấy nàng..được lâu” 
à Không chấp nhận X làm hoàng hậu “Người đã sinh trưởng yêu đương?” 
- Xúc phạm anh em, đồng đội:
“Nàng có thể để tâm..cũng được” 
à Thật hồ đồ!
è Lời buộc tội của R, biểu hiện một tâm trạng ghen tuông không còn sáng suốt.
3/. Hành động bảovệ phẩm hạnh của Xi-ta: (25’)
a) Những lời cáo buộc của Ra-ma đã làm cho Xi-ta đau khổ vô cùng
- “Gia-ma-ki đau đớn..quật nát”
- “Mỗi lời nói.như suối” 
Nghe lời buộc tội của chồng
à + Xấu hổ cho số kiếp của nàng.
+ Muốn tự chôn vùi cả hình hài, thân xác.
à Nỗi tủi thẹn, đau khổ của người vợ chung thuỷ trước cộng đồng.
Từ quan hệ gia đình “chàng” & “thiếp” chuyển sang quan hệ xã hội: “Hỡi đức vua.Người” 
Sau đó X nói với Lắc-ma-na cũng là nói gián tiếp với tất cả công chúng: “Chị không muốn sốngngọn lửa”.
Và cuối cùng Xi-ta cầu khẩn, thề nguyền nghiêm trang “Nếu con.bảo vệ con”.
à Lấy cái chết để chứng minh tình yêu & đức hạnh thuỷ chung.
è Thử thách cuối cùng, cả 2 (Ra-ma & Xi-ta) phải vượt qua để đạt chiến thắng tuyệt đối.
b) Chứng minh sự trong sáng của mình bằng lí lẽ:
- Thoạt đầu, Xi-ta trách móc Ra-ma đã xúc phạm danh dự của mình “cớ sao chàngđối với thiếp”. 
- Sau đó, Xi-ta lấy danh dự để chứng minh: “Thiếp đâu phải.danh dự của thiếp”.
- Cao hơn là tình yêu, lòng chung thuỷ: “trái tim thiếp đây là thuộc về chàng” .
- Cao hơn nữa là nguồn gốc xuất thân cao quý (con thần Đất, gia đình Gia-na-ka nhận được nàng từ luống cày).
c) Chứng minh sự trong sáng của mình bằng việc làm:
- Cảm thấy lời nói chưa đủ sức thuyết phục chồng, Xi-ta quyết định thuyết phục bằng tính mạng bước lên giàn hoả (chi tiết huyền thoại ST ).
- “Gia-na-ki lượn quanh chàng rồi bước tới giàn lửa”
- “Gia-na-ki ..ngọn lửa” 
à Hành động minh oan quyết liệt nhất. Thần lửa A-nhi sẽ khẳng định sự trong sáng của nàng.
è Xi-ta- người phụ nữ có phẩm hạnh cao đẹp.
3. Tổng kết (5’)
a) Nghệ thuật
- Miêu tả tâm nhân vật trạng hợp lí, theo một quá trình thống nhất (Xi-ta )
- Các sự việc được sắp xếp có tính quá trình mở đầu à phát triển đến cao trào à tạo sự hấp dẫn cho truyện sử thi (kịch tính)
- Sử dụng hình ảnh, điển tích, ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu, xung đột giàu kịch tính.. giàu tính sử thi.
b) Ý nghĩa:
Đoạn trích làm nổi bật:
Quan niệm về đấng minh quân và người phụ nữ lí tưởng của người Ấn Độ cổ đại, bài học vô giá và sức sống tinh thần bền vững cho đến ngày nay.
Người Ấn Độ tin Ra-maằng: “chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi”.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Ghi nhớ, sgk.
- Nắm nội dung bài học.
- Thực hiện yêu cầu trong hoạt động 4.
- Chuẩn bị nội dung bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
-------------------------------------------
Tuần 7
Tiết 19: Làm văn
Ngày soạn: 30/09/2010
CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự.
Vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết tiêu biểu trong một bài văn tự sự.
Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi tạo lập văn bản tự sự.
Kĩ năng:
Nhận diện sự việc, chi tiết trong một số văn bản tự sự đã học.
Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để tạo lập văn bản theo yêu cầu cụ thể.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
Giáo viên:
Phương tiện: Giáo án, sgk, Tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo.
Phương pháp: quy nạp – phân tích ngữ liệu rồi rút ra kiến thức, vận dụng thực hành luyện tập.
Học sinh:
Soạn bài theo nội dung của bài học.
Phương tiện: vở soạn, sgk, tài liệu tham khảo.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (không)
Bài mới (42’)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. (1’)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung. (10’)
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục I – sgk, khái niệm về:
Tự sự.
Sự việc, sự việc tiêu biểu.
Chi tiết, chi tiết tiêu biểu.
GV cho HS phân tích một VD tiêu biểu để minh họa.
 * Phân tích VD: Đoạn trích Chiến thắng Mtao - Mxây là một bản văn tự sự.
Sự việc tiêu biểu:
Đăm Săn đến nhà Mtao – Mxây khiêu chiến.
Đăm Săn và Mtao – Mxây múa khiên, giao chiến.
Đăm săn thu phục dân làng Mtao – Mxây.
Đăm Săn cùng dân làng ăn mừng chiến thắng.
Chi tiết tiêu biểu:
Lời nói và hành động của mỗi nhân vật khi thách thức, giao chiến.
Hành động ĐS gõ vào ngạch từng nhà, các nhà
Hoạt động 3: Luyện tập
GV hướng dẫn HS xác định sự việc, chi tiết tiêu biểu trong ngữ liệu theo hướng dẫn sgk à Hình thành kiến thức.
1) HS xác định sự việc, chi tiết tiêu biểu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
- Tác giả dân gian kể chuyện gì ?
- Có thể coi chi tiết chia tay với Mị Châu, Trọng Thuỷ than phiền “Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu” và trả lời của Mị Châu “Thiếp có áo  dấu”. Đó phải là chi tiết tiêu biểu không ? Tại sao?
2) HS tập xây dựng chi tiết tiêu biểu trong câu chuyện sgk.
- Gọi H đọc mục 2 SGK/62.
- Hãy chọn một sự việc rồi kể lại với một số chi tiết tiêu biểu ?
- Từ việc làm trên, em hãy nêu cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn TS?
- H đọc lại ghi nhớ SGK/62.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học (2’)
GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập phần Luyện tập trong sgk.
I. KHÁI NIỆM (10’)
1. Tự sự ( kể chuyện )
- Tự sự là kể chuyện, phương thức dùng ngôn ngữ kể chuyện trình bày một chuỗi sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa (có thể gọi sự kiện tình tiết thay cho sự việc).
2. Sự việc
- Khái niệm: Cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. 
- Đặc điểm: Sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết chọn một số sự việc tiêu biểu để câu chuyện hấp dẫn.
- Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết ... iểu văn bản (30’)
- GV đoc bài thơ.
- Trình bày sự cảm hiểu về nhan đề?
- HS đọc 2 câu đầu. Ý ntn?
+ Lối sống nhàn dật được thể hiện bằng những chi tiết nào trong bài thơ? Câu thơ “ Dẫu ai nào” có ý nghĩa nào?
+ Nhận xét nhịp điệu trong câu 1 có ý nghĩa như thế nào. Ba tiếng “một” trong câu thơ ta cảm nhận điều gì ở tác giả?
+ 2 tiếng “thơ thẩn” gợi ra trạng thái con người ntn? Cụm từ “ dẫu ai vui thú nào” có giá trị ra sao?
- HS đọc 4 câu tiếp theo. Em hiểu những câu tiếp nói lên nội dung gì? 
+ Em hiểu 2 tiếng “ta dại”, “người khôn” nhằm nhấn mạnh điều gì?
+ Cách sử dụng từ “Vắng vẻ”, “lao xao” có ý nghĩa ntn?
=> 4 câu nói chung thể hiện vấn đề gì? Cụ thể của cuộc sống đó thể hiện bằng những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?
- HS đọc 2 câu cuối. Ý?
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nhằm mục đích gì?
=> Ý chung của 2 câu thơ?
Qua cảnh nhàn, nhà thơ bày tỏ quan niệm về cuộc sống ntn?
GV nhấn mạnh:Bài thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản: không vất vả, không quan tâm tới xã hội, chỉ lo an nhàn của bản thân, hoà hợp với tự nhiên, không tham danh lợi để giữ cốt cách thanh cao.
- Em nhận xét ntn về nhịp điệu, ý tưởng của bài thơ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học (2’)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Anh (chị) co suy nghĩ ntn về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
I. TÌM HIỂU CHUNG (5’)
1. Tác giả:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) – Trạng Trình – cây đại thụ rợp bóng văn học VN TK XVI.
- Học giỏi nhưng mãi đến năm 44 mới thi Hương. Năm sau đỗ Trạng nguyên rồi ra làm quan dưới triều Mạc được 8 năm. Sau cáo quan về sống ẩn ở Hải Dương, quê nhà. Lập am Bạch Vân dạy học.
- Được đời suy tôn: Tuyết Giang Phu Tử. Dân gian gọi là Trạng Trình.
2. Tác phẩm:
a) Thể loại:: Thất ngôn bát cú Đường luật.
b) Xuất xứ:
- Trích trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi” của NBK. Nay in trong “Hợp tuyển thơ văn VN, tập II – VH TK X – TK XVII, NXB V/hoá, Hà Nội, 1976) 
- Bài thơ có lẽ sáng tác khi NBK cáo quan về quê sống ẩn.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (30’)
1. Đọc văn bản (2’)
2. Hiểu văn bản (28’)
* Nhàn: (2’)
- Không vất vả, cực nhọc.
- Sống hoà hợp với tự nhiên.
- Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.
2.1) 2 câu đầu: Lối sống nhàn: (7’)
- Liệt kê: mai, cuốc, cần câu -> dụng cụ nhà nông.
- Dẫu ai vui thú nào -> Câu cảm - dẫu ai có vui thú nào cũng mặc ta cứ theo cách sống của ta.
- Nhịp điệu của câu 1: 2/2/1/2 -> diễn tả trạng thái ung dung của nhân vật trữ tình trong cuộc sống hàng ngày + 3 tiếng “một” trong câu thơà ta nhận ra nhu cầu cuộc sống của tác giả thật giản dị.
- 2 tiếng “thơ thẩn” -> gợi ra trạng thái con người thật nhàn hạ thảnh thơi. Đó là con người vô sự trong lòng không bận chút cơ mưu, tư dục + Cụm từ “ dẫu ai vui thú nào”-> tác giả không hề bận tâm tới lối sống bon chen, chạy đua với danh lợià khẳng định cách sống của mình đã chọn. Đó làlối sống an nhàn, không vất vả, không cưc nhọc.
2.2) 4 câu tiếp: Quan niệm sống. (10’)
- Hai tiếng “ta dại”, “người khôn” -> khẳng định phương châm sống của tác giả pha chút mỉa mai với người khác mình. Ta ngu dại của một bậc đại trí “Đại trí như ngu”. Nghĩa là người có trí tuệ lớn không khoe khoang, bề ngoài xem ra rất vụng về, dại dột. Khi nói “ta dại” nhà thơ có phần kiêu ngaọ với cuộc đời đâu vắng vẻ không phải xa lánh cuộc đời mà đấy là nơi mình thích thú được sống thanh nhàn. “ Vắng vẻ” đối lập với “lao xao” để làm rõ sự đối lập về cách sống. “Chốn lao xao” -> là nơi quan trường đua tranh danh lợi, là nơi chợ búa giành giật hãm hại lẫn nhau.
=> Bốn câu thơ thể hiện quan niệm của tác giả về triết lý sống nhàn. Đó là không quan tâm tới xã hội, chỉ lo an nhàn của bản thân hoà hợp với tự nhiên.
- Măng trúc, giá đỗ, ao tù, hồ sen, tất cả đều gần gũi với đời sống lao động. Đó là cuộc sống quê mùa chất phác, thuần hậu, đạm bạc. Con người gần gũi với thiên nhiên, hoà hợp với thiên nhiên, tìm thấy những gì mình thích thú. Mùa nào thức ấy, sẵn có quanh mình chẳng phải tìm kiếm vất vả gì. Thật an nhàn.
2.3) 2 câu cuối: Triết lý nhân sinh. (7’)
- Mượn tích cũ người xưa, Nguyễn Bỉnh Khiêm một lần nữa khẳng định lối sống cho riêng mình.
- Tìm đến “say” mà rất tỉnh táo, tỉnh táo nhận ra “phú quý tựa chiêm bao” -> phú quý là phù vân, chỉ có nhân cách là còn mãi.
=> 2 câu thơ có giá trị tổng kết về lối sống nhàn, một nhân cách thanh cao và một trí tuệ uyên thâm. Câu thơ còn ẩn chứa một ý nghĩa răn dạy kín đáo, nhẹ nhàng.
3. Tổng kết (3’)
Nghệ thuật:
Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh.
Cách nói ẩn ý, ngược nghĩa,
 Ngôn từ: mộc mạc, tự nhiên mà ý vị.
à Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn, cốt cách trong sạch của bậc danh Nho ẩn sĩ đồng thời còn biểu hiện được niềm tin về lối sống mà tác giả tự lựa chọn: tìm đường ẩn dật để giữ cho cốt cách được trong sạch.
Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Thái độ coi thường danh lợi.
Luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.
Củng cố, dặn dò (2’)
Ghi nhớ, sgk.
Nắm nội dung bài học, thực hiện yêu cầu của hoạt động 4.
Chuẩn bị nội dung bài: Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du.
---------------------------------------
Tiết 41: Đọc văn
Ngày soạn: 14/11/2010
ĐỘC TIỂU THANH KÍ
- Nguyễn Du - 
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Mức độ cần đạt:
Cảm nhận được niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ.
Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du.
ng tâm kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức:
Tiếng khóc thương cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khao khát tri âm của nhà thơ.
Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.
Thái độ: Biết cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống; biết trân trọng những giá trị tinh thần và những người làm ra nó.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
Giáo viên:
Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo.
Phương pháp: Đọc - hiểu văn bản sử thi, phân tích, thuyết giảng, vấn đáp.
Học sinh:
 - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk.
 - Phương tiện: sgk, vở soạn, tài liệu tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (5’)
Nội dung: - Vở soạn, vở ghi
 	- Bài: Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bài mới (37’)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới (1’)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (5’)
GV hướng dẫn HS khái quát nội dung phần Tiểu dẫn trong sgk:
- Nhân vật Tiểu Thanh?
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
- Giá trị của bài thơ?
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản (30’)
- GV đoc phiên âm bài thơ.
- HS đọc dịch nghĩa và dịch thơ.
- HS giải nghĩa các từ theo SGK.
- Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu ý từng phần?
HS đọc 2 câu đầu:
+ NT đối được sử dụng ntn qua câu 1? Nhằm mục đích? Qua sự thay đổi của thiên nhiên, tác giả muốn nêu lên vấn đề gì?
+ Phân tích nghĩa của các từ: độc điếu, nhất? Tác giả sử dụng nhằm mục đích gì?
- HS đọc 4 câu tiếp theo.
+ Câu 3,4 nói gì? NT gì được sử dụng ở 2 câu thực? Hãy phân tích?
+ 2 câu luận thường bàn luận về vấn đề gì? Vấn đề đó có đươc giải quyết hay hay không?
+ Câu 6 tác giả muốn thể hiện điều gì? Em hiểu ntn về câu này?
+ Phân tích nghệ thuật đối của 2 câu luận? Qua đó, ta thấy được tâm sự gì của nhà thơ?
HS đọc 2 câu cuối.
+ 2 câu cuối thường đề cập về việc gì?Em hiểu ntn về thời gian mà tác giả nêu ra? 
+ Qua 2 câu cuối, tác giả muốn thể hiện vấn đề gì và tình cảm gì của mình? 
- Bài thơ khái quát lên vấn đề gì?
GV nhấn mạnh: Bài thơ thể hiện nổi bật tâm trạng xót thương, day dứt của N.Du đối với nỗi trái ngang, bất hạnh của những số phận tài hoa trong xã hội.
- Bài thơ mở đầu là 4 câu thơ nói về ai? 4 câu cuối tác giả đề cập về vấn đề gì? Bài thơ đã thể hiện đươc vấn đề gì?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học (2’)
Học thuộc lòng bài thơ.
Dựa vào nội dung bài thơ, lí giải tại sao Nguyễn Du lại có sự đồng cảm, tri âm sâu sắc với Tiểu Thanh?
Anh (chị) hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Du được gửi gắm qua bài thơ này?
TÌM HIỂU CHUNG (5’)
Vài nét về Tiểu Thanh: SGK/175.
Tác phẩm
a) Thể loại: Thất ngôn bát cú Đ/luật.
b) Xuất xứ:
- Trích trong tập thơ chữ Hán “Thanh hiên thi tập” của Nguyễn Du, do Vũ Tam Tập dịch 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (30’)
Đọc văn bản (3’)
*) Bố cục: 3 phần.
- 2 câu đầu: Nỗi lòng thổn thức của ND trước số phận bất hạnh của T/ Thanh.
- 4 câu tiếp: nhận sâu sắc của ND về cuộc đời TT.
- 2 câu cuối: Tâm sự N.Du.
Hiểu văn bản (27’)
2.1) 2 Câu đầu: Nỗi lòng thổn thức của ND trước số phận bất hạnh của T/ Thanh. (7’)
- NT đối: Tây Hồ hoa uyển vườn hoa đẹp > < thành khư à gò hoang (hoang vu cô quạnh).
- Cách dùng từ “tẫn”à thay đổi không còn dấu vết gì.=> Sự biến đổi của cuộc đời: Vẻ đẹp huy hoàng – sự hoang vu cô quạnh è Cái đẹp bị tàn phá.
- Cách dùng từ chọn lọc: “độc điếu”.
à một mình viếng người đã khuất => sự cô độc 
“nhất chỉ thư” à một tập sách => biểu tượng cho TT cũng một mình.
è Người chết cô đơn, người viếng cũng cô đơn, một lòng đau tìm đến một hồn đau. Câu thơ là cách N/Du vượt thời gian sinh tử để tri âm.
2.2) 4 câu tiếp: Những cảm nhận sâu sắc của ND về cuộc đời TT. (10’)
a) 2 câu đầu: Tả thực cuộc đời TT
- NT đối: hoán dụ + nhân hoá (chi phấn) - sắc đẹp > < văn chương.
à tài năng => Lòng xót thương, ngưỡng mộ tài hoa của Tuyên ngôn độc lập.
è Khẳng định sự vĩnh hằng của cái đẹp và tài năng. Cái đẹp, cái tài là không có số mệnh, là bất tử. Vậy mà vẫn bị “liên tử hậu”, “lụy phần dư ”. Cuộc đời quả thật phi lí, XH quả nhiều bất công, ngang trái, cái đẹp, cái tài luôn bị chà đạp.
b) 2 câu sau: Bàn luận về tài hoa của TT
- “Cổ kim hận sự”: chỉ những phi lí ở đờià nỗi hận xưa nay + “thiên nan vấn”: khó mà hỏi trời => Bất lực – bế tắc.
- “Phong vận kì oan”: người mắc nỗi oan vì nết phong nhã + “ngã tự cư ”: tự coi mình là cùng hội => Lòng đồng cảm và tự thương mình.
- NT đối – so sánh (C5 > tâm sự u uất của nhà thơ về số phận của người tài hoa trong xã hội đương thời.
2.3) 2 câu cuối: Lời tự hỏi. (7’)
- Dạng câu nghi vấn: “Bất tri tam bách dư niên hậu” à thời gian từ khi TT chết đền lúc N/Du khóc thương nàng à Thực tại > Mong ước mai sau của nhà thơ được như Tuyên ngôn độc lập.
è Tâm trạng cô độc của tác giả trong hiện tạiè Lời nhắn gửi hậu thế: Đừng quên nỗi oan khổ của ngươi xưa. 
3. Tổng kết: (3’)
 a) Nội dung:
Bài thơ mở đầu bằng khóc người, thương người là biểu hiện của trái tim nhân đạo và kết thúc bằng khóc mình, thương mình, là nét mới mang tính nhân bản của thời đại: Ý thức về nỗi của chính mình.
b) Nghệ thuật:
- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất giữa những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.
- Ngôn ngữ trữ tình, đậm chất triết lí.
Củng cố, dặn dò (2’)
Ghi nhớ, sgk.
Nắm nội dung bài học, thực hiện yêu cầu của hoạt động 4.
Chuẩn bị nội dung bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp).
Tiết 42: Tiếng Việt
Ngày soạn: 21/11/2010
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Kĩ năng:
CHUẨN BỊ
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 10 Chuan khong can chinh.doc