Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 99: Nhớ đồng

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 99: Nhớ đồng

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh:

- Cảm nhận được nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật, con người của nhà thơ- người tù cộng sản trẻ tuổi trong những ngày bị giam ở nhà lao Thừa Thiên

B. KIỂM TRA BÀI CŨ : - Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.

C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : SGK, SGV, thiết kế bài dạy

D. HƯỚNG DẪN BÀI MỚI

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 6218Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 99: Nhớ đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án ngữ văn 11 nâng cao
Tiết thứ : 98 Phân môn: Đọc văn
Tên bài : Từ ấy (tiếp) 
Đọc thêm :Nhớ đồng ( Tố Hữu ) 
A. mục tiêu bài học : Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật, con người của nhà thơ- người tù cộng sản trẻ tuổi trong những ngày bị giam ở nhà lao Thừa Thiên 
B. kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
C. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, thiết kế bài dạy
D. Hướng dẫn bài mới 
Hoạt động của GV và H
Kiến thức cần đạt
HĐ1: 
Tìm hiểu tiếp khổ thơ 3 của bài thơ Từ ấy
HĐ2: Tổng kết bài 
 HĐ3: Đọc thêm bài thơ Nhớ đồng 
Đọc bài thơ
H: Hoàn cảnh sáng tác ?
Tìm hiểu chủ đề ?
H: Trả lời các câu hỏi sgk
 ( Câu hỏi 1) 
 ( Câu hỏi 2 ) 
 ( Câu hỏi 3) 
 ( Câu hỏi 4) 
 ( Câu hỏi 5)
Từ ấy(tiếp)
c. Khổ 3
- Tiếp tục ghi nhận những chuyển biến nhận thức và hành động của nhà thơ về lẽ sống thể hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng nhân dân lao động.
- Đó là vạn nhà: tập thể lớn lao, rộng rãi, vạn kiếp phôi pha ( nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, phai tàn), vạn em nhỏ cù bất cù bơ
- Cách nói trực tiếp trần trụi, xác định rõ ràng vị thế trong gia đình lớn: đã là con, là anh, là em của vạn Tác dụng khẳng định ý thức tự giác, chắc chắn vững vàng của tác giả. Đó là ý thức giác ngộ lẽ sống mang tính giai cấp của người cộng sản trong cuộc sống vận động tuyên truyền và đấu tranh cách mạng.
 Tổng kết:
 Bài thơ Từ ấy có thể xem là tuyên ngôn về lí tưởng và nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu: Đó là lời tuyên bố trang trọng và chân thành về niềm vui giác ngộ lí tưởng, về lẽ sống, về tương lai. Bằng giọng điệu cảm xúc nhiệt tình, tràn trề, cách dùng từ, hình ảnh ẩn dụ, so sánh trực tiếp, cách nói trực tiếp, khẳng định . Mạch vận động của tâm trạng cái tôi trữ tình diễn ra từ Niềm vui giác ngộ lí tưởng đến Nhận thức mới về lẽ sống và biến chuyển tình cảm.
I. Đọc thêm: bài thơ Nhớ đồng 
II. Tìm hiểu bài thơ
1- Hoàn cảnh sáng tác:
 Bài thơ được viết vào tháng 7 năm 1939, thời gian nhà thơ Tố Hữu bị Thực dân Pháp bắt giam tại lao Thừa phủ ( Thừa Thiên), in trong phần 2 Xiềng xích của tập thơ Từ ấy . 
2- Chủ đề:
Nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật, con người đồng bào, đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những tháng ngaỳ đầu bị giam ở nhà lao phủ Thừa Thiên
3- Giá trị tác phẩm:
a- Tiếng hò có sức gợi cảm đối với nhà thơ về cảnh quê, người quê:
- Gợi nhớ những cảnh quê tươi đẹp, bình lặng,âm u thuở trước: cồn thơm, ruồng tre mat, ô mạ xanh, nương khoai sắn ngọt bùi, con đường, xóm nhà tranh thấp , dòng ngày tháng âm u, trôi cứ trôi ( từ đầu đến cứ trôi)
- Người nông dân lao động quê hương nghèo khổ nhưng cần cù và chan chứa hi vọng: những lưng cong xuống luống cày, bùn hi vọng, bàn tay gieo hạt giống tự do. Cảnh cánh đồng lúa quê hương ven sông: tiếng xe lùa nước, giọng hò đưa hố não nùng ( từ gì sâu đến não nùng)
- Nhớ về quá khứ, những con người ông bà, cha mẹ đã sống và chết trên quê hương. Nhớ lại quãng thời gian của chính bản thân nhà thơ đi kiếm lẽ yêu đời và đã sung sướng tìm thấy chân lí- lí tưởng sống; trở về hiện tại, vẫn mơ hoài giấc mơ tự do. ( tiếp đên gió mây)
- Két bài thơ trở lại hiện tại: trưa hiu quạnh trong tù, tiếng hò vọng vào gợi nỗi nhớ đồng quê triền miên không dứt.
b- Những câu thơ dùng làm điệp khúc cho bài thơ
 - Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
 Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
 - Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
 Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi
 - Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
 Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
- Gì sâu bằng những trươa hiu quạnh
 Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi !
 Hiệu quả nghệ thuật của chúng là khắc sâu, tô đậm âm vang tiếng hò, khơi gợi nỗi nhớ của tác giả ( như đã phân tích ở trên)
c- Niềm yêu quý tha thiết và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng các hình ảnh: cánh đồng, dòng sông, lúa, nhà tranh, ô mạ, ruồng tre, còn bãi, nương khoai sắn, lưng cong xuống luống cày, bàn tay vãi giống tung trời, chiều sương phủ bãi đồng, lúa mềm xao xác, hồn thân, hồn quen, hồn chất phác; các từ ngữ, điệp ngữ : đau, ôi, ơi, chao ôi
d- Thực chất nỗi niềm của nhà thơ cộng sản, người tù trẻ tuổi gồm những cảm xúc: nhớ đồng, nhớ cảnh vật,quê hương, nhớ người, nhớ nah em đồng chí, khao khát tự do, muốn phá cũi sổ lồng để tiếp tục tranh đấu cho lí tưởng, cho sự nghiệp cách mạng.
đ- Mạch vận động tâm trạng trong bài thơ: Bị giam trong tù- trưa hiu quạnh- tiếng hò gợi nhớ cảnh quê- người quê- quá khứ hồn quê- con đường đi tìm lí tưởng của bản thân- trở vè hiện tại- buồn, nóơ mơ ước- hi vọng- tiếng hò xao xuyến lịa vang vọng
G. Hướng dẫn học sinh học bài: Học thuộc những đoạn yêu thích trong bài thơ Nhớ đồng. Tiết sau học luyện tập câu nghi vấn tu từ ( đọc trước sgk)
K. Tài liệu tham khảo, bổ sung kiến thức: 

Tài liệu đính kèm:

  • docT98 DT Nho dong.doc