Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 71 đến tiết 76

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 71 đến tiết 76

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:

 - Thấy được đặc điểm nổi bật của hình tượng NVTT : có hoài bão lớn, có tinh thần hành động, có thái độ lựa chọn dứt khoát khi theo đuổi lí tưởng của đời mình và bao trùm lên tất cả là lòng yêu nước cháy bỏng

 - Cảm nhận được giọng điệu hào hùng, cách dùng chữ mạnh bạo, mạch liên tưởng đầy phóng túng thể hiện rõ PCNT Phan Bội Châu.

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ: Cách đọc kịch bản VH?

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 71 đến tiết 76", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73 (ĐV )
Lưu biệt khi xuất dương
( Phan Bội Châu)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Thấy được đặc điểm nổi bật của hình tượng NVTT : có hoài bão lớn, có tinh thần hành động, có thái độ lựa chọn dứt khoát khi theo đuổi lí tưởng của đời mình và bao trùm lên tất cả là lòng yêu nước cháy bỏng 
 - Cảm nhận được giọng điệu hào hùng, cách dùng chữ mạnh bạo, mạch liên tưởng đầy phóng túng thể hiện rõ PCNT Phan Bội Châu.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Cách đọc kịch bản VH?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1: HDHS tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 
- GV lưu ý về đóng góp của TG.
? Hãy cho biết hoàn cảnh ST bài thơ ?
*HĐ2: HDHS đọc- hiểu
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại
- HDHS cách PT
? Hai câu đề nêu lên quan niệm gì? quan niệm đó ntn? Hãy nhận xét? 
- GV giảng
? Hai câu thực cho biết NVTT là người ntn? 
- GV nói thêm về HCXH lúc ấy và ý nghĩa của quan niệm được TG đưa ra.
? Hai câu luận gắn cái chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của ĐN ntn? 
? Qua đó em thấy tư tưởng của NVTT có gì mới ? 
?Hai câu kết thể hiện tư thế gì của người lên đường? Qua đó ta hiểu thêm gì về NVTT?
*GV tổng kết bài:
? Nêu khái quát ND, NT của bài thơ?
*HĐ3: HDHS làm BT nâng cao
*HĐ4: GV củng cố bài học 
I.Tiểu dẫn
 1.Tác giả: 
 - Người khai sáng con đường đấu tranh giải phóng DT theo khuynh hướng dân chủ TS không thành, nhưng mãi là tấm gương sáng về lòng nhiệt thành cứu nước.
 - Còn là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình chính trị 
 2.Bài thơ:
 - HCST: SGK
II.Đọc- hiểu
 1.Hai câu đề: Quan niệm về chí làm trai
 - Lạ ở trên đời : phải biết ~ điều lạ, phải làm nên những điều lạ -> tức phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ việc lớn 
 - Há để..: điều lạ ấy chính là việc xoay chuyển càn khôn, thời thế, không buông xuôi theo số phận 
 -> Đó là sự tiếp nối khát vọng sống mãnh liệt của chàng trai đầy nhiệt huyết- táo bạo và quyết liệt hơn cả Nguyễn Công Trứ : dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình 
 2.Hai câu thực: Tr.khai cụ thể ý tưởng về chí làm trai 
 - Trong...cần có tớ: không phải là để hưởng lạc mà để cống hiến cho đời, để đáng mặt nam nhi, để lưu danh thiên cổ -> đó là trách nhiệm, là khát vọng chính đáng, cao cả trong hoàn cảnh mất nước .
( Liên hệ HCXH lúc ấy- sự thất bại liên tiếp của các phong trào chống Pháp -> bi quan, chán nản. Đưa ra một quan niệm đó PBC đã gióng một tiếng chuông thức tỉnh rất có hiệu quả )
 3.Hai câu luận: tiếp tục triển khai ý của hai câu đề, gắn cái chí làm trai đó vào hoàn cảnh thực tế của ĐN
 - Non sông...: nỗi nhục mất nước, nỗi xót xa đốt cháy tâm can . Đồng thời khẳng định ý chí thép gang của ~ con người không cam chịu sống c/đ nô lệ đắng cay 
 - Hiền thánh..: mang ~ sắc thái mới của tư tưởng thời đại . Ông dám đối mặt với cả nền học vấn cũ để khẳng định một chân lí : sách vở thánh hiền chẳng giúp ích được gì trong buổi nước mất nhà tan này. Nếu cứ ôm mãi thì chỉ ngu mà thôi -> táo bạo . ( Xuất phát từ lòng yêu nước nồng cháy + ảnh hưởng của luồng tư tưởng mới đang len lỏi vào nước ta ) 
 -> thể hiện khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà CM đi tiên phong trong thời đại mới . 
 4.Hai câu kết: Tư thế khát vọng trong buổi lên đường
- Các hình ảnh lớn lao kì vĩ : biển đông, cánh gió, sóng bạc -> Tất cả như hoà nhập với con người trong tư thế “ bay lên” - > hình ảnh kết thúc lãng mạn, hào hùng. con người dường như được chắp đôi cánh thiên thần, bay bổng lên trên trong thực tế khắc nghiệt, tối tăm, vươn ngang tầm vũ trụ bao la
 - Thực tế đây là cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ có vài ba đồng chí thân cận nhất, phía trước chỉ mới le lói ánh sáng khát vọng, mơ ước. Vậy mà con người ra đi cứu nước vẫn hăm hở, tự tin, đầy quyết tâm như thế-> hình tượng đó thật đẹp và giàu chất sử thi. 
*Tổng kết:
 - NVTT có hoài bão lớn, có t.thần hành động, có thái độ lựa chọn dứt khoát khi theo đuổi lí tưởng của đời mình, bao trùm lên tất cả là lòng yêu nước cháy bỏng 
 - Giọng điệu hào hùng, cách dùng chữ mạnh bạo, mạch liên tưởng đầy phóng túng 
III.Bài tập nâng cao: 
 - Cơ sở của “ Chí làm trai”: phù hợp khát vọng khẳng định cái tôi cá nhân, phù hợp yêu cầu ĐN, yêu cầu cần thiết để kéo ~ kẻ còn u mê bởi nền học vấn cũ.
- Quan điểm đó gần gũi với : PNLão, Đ.Dung, NCTrứ nhưng có phần vượt lên. 
IV.Củng cố: 
 - Tác giả, bài thơ.
E.Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm chắc ND và NT của bài thơ.
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 74 (ĐV )
Hầu trời
( Tản Đà)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản đà thể hiện qua cách nhà thơ hư cấu chuyện “ Hầu trời” 
 - Thấy được những nét cách tân trong NT thơ Tản Đà và mối quan hệ giữa chúng với quan niệm mới về nghề văn của ông.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1:HDHS tìm hiểu phần “ Tiểu dẫn”
- Gọi HS đọc SGK
? Nêu những nét tiêu biểu về đặc điểm con ngưòi TĐ?
- GV giới thiệu khái quát về bài thơ.
*HĐ2: HDHS đọc- hiểu bài thơ.
- Gọi HS đọc bài thơ
- GV HD cách PT
? Cho biết tình huống TG được “ Hầu Trời”? Nhận xét về tình huống đó? 
? Biễn biến câu chuyện “ Hầu Trời” của TG ntn? 
? Thái độ của TG khi đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe? 
? Thái độ của Trời và chư tiên khi nghe TG đọc thơ? 
? Qua đó cho thấy TĐ là người ntn? Ông khao khát điều gì? Vì sao? 
? Nhận xét về giọng thơ ở đoạn này? 
? TG đã kể cho Trời nghe những gì về bản thân?
? Nhận xét về cách tâu trình về họ tên...? 
( GV giảng)
? Cách kể về cảnh đời của bản thân TG ntn? Qua đó em nhận thức được điều gì? 
( GV giảng )
*HĐ3:GV củng cố bài học
I.Tiểu dẫn
 1. Tác giả: 
- Đặc điểm con người: ph.khoáng, lận đận với nghề văn, giữ được cốt cách nhà nho và ph.chất trong sạch 
 - Hoặt động văn hoá, văn học: phong phú
 - Vị trí : đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực văn hoá.
 2.Bài thơ
 - Đề tài: không mới ( VHDG, ST thời TĐ) 
 - Cái đặc biệt của bài thơ: hoàn cảnh, mục đích, diễn biến ..
II. Đọc- hiểu:
 1.Tình huống được “ Hầu trời” của tác giả:
 - Bắt đầu từ tiếng ngâm thơ “ vang cả sông Ngân Hà” khiến Trời “mất ngủ” -> tiên xuống, đưa lên trời -> được mời đọc thơ..
 => Chuyện có vẻ như mộng mơ, bịa đặt nhưng dường như lại thật hoàn toàn : câu mở đầu gây mối nghi ngờ gợi trí tò mò ; 3 câu tiếp theo khẳng định chắc như đinh đóng cột . Dường như tác giả muốn người đọc xác nhận đay là một câu chuyện thật -> Hấp dẫn. 
 2. Câu chuyện “ Hầu trời” của Tản Đà: 
 - Đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe : 
 + Thi sĩ rất cao hứng và có phần tự đắc, tự khen mình ( Đọc hết.... Đương cơn đắc ý đọc đã thích .... Văn dài hơi tốt ran cung mây . Văn đã giàu thay lại lắm lối )
 + Trời đánh giá cao và không tiếc lời tán dương ( Văn thật tuyệt...)
 + Chư tiên nghe cũng rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ ( Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi, Hằng Nga Chức Nữ chau đôi mày . Song Thành Tiểu Ngọc lắng tai đứng) 
 -> Cho thấy Tản Đà rất ý thức về tài năng của mình , là người rất táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ cái tôi của mình, thậm chí còn rất “ ngông “ khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình . Qua đó thể hiện niềm khao khát chân thành: tìm được người tri âm tri kỉ để giãi bày . ( Giữa chốn hạ giới TĐ không tìm được đành phải lên cõi tiên mới thoả nguyện) 
 -> Giọng thơ đoạn này hào sảng lai láng tràn trề .
 - Kể cho Trời nghe về bản thân: 
 + Tâu trình rõ ràng về họ tên “ xuất xứ” của mình cho Trời nghe .Việc xưng danh khá tự nhiên và không lạ trong VH TĐ ( HXH, NDu, NCTrứ) nhưng dấu ấn TĐ trong cung cách xưng danh thể hiện khá rõ: 
tách tên, họ theo một kiểu cung khai lí lịch rất hiện đại, lại nói rõ bản quán, quốc tịch , châu lục, tên của hành tinh -> Có 1 nụ cười hóm hỉnh ẩn đằng sau vẻ thật thà, thành khẩn trước “đấng chí tôn” nhưng điều đáng nói là ý thức cá nhân, ý thức DT của nhà thơ( N.Khắc Hiếu là con ngưòi của á châu, kiêu hãnh mình là đứa con của sông Đà núi Tản)
 + Kể về cảnh “nghèo khó”: trần gian thước đất cũng không có..-> nhà thơ kể một cách chi tiết với giọng đầy chua chát về thân phận cơ cực, tủi hổ của người nghệ sĩ tài hoa trong XH thực dân nửa PK. 
 + Bức tranh hiện thực qua lời kể của TG giúp ta hiểu thêm vì sao TĐ chán cõi trần thế, muốn thoát tục lên tiên, vì sao ông lặn lội tìm cõi tri âm nơi trời cao.
 *Củng cố: 
- Tác giả TĐ
 - Bài thơ: Tình huống và diễn biến câu chuyện “ Hầu Trời”
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng một số câu tiêu biểu
 - Tìm hiểu quan niệm về văn và nghề văn của TG? 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11 Nâng cao. 
 - Tản đà 
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 75( )
Hầu trời
( Tản Đà)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS: như tiết 74
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: PT Tình huống và diễn biến câu chuyện “ Hầu Trời” để thấy được ý thức của TĐ? 
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1: HDHS đọc- hiểu
*B1: HDHS tìm hiểu quan niệm của TG 
- Gọi HS đọc bài thơ phần chữ to
? Cho biết Quan niệm của Tản Đà về văn và nghề văn?
( GV giảng ) 
*B2: HDHS tìm hiểu những nét hay và mới về NT.
? Nhận xét về thể thơ? Tác dụng?
? Nhận xét về cách sử dụng NN trong bài thơ? Lấy VD? 
? Phân tích lối kể chuyện trong bài thơ? 
 ( GV phân tích)
? Nhận xét về giọng điệu bài thơ? 
? Cách biểu hiện cảm xúc của TG trong bài thơ ntn? 
*HĐ2: GV tổng kết bài 
? Nêu khái quát ND và NT của bài thơ?
*HĐ3: HDHS làm BT nâng cao 
*HĐ4:GV củng cố bài học
II.Đọc- hiểu:
 3. Quan niệm của Tản Đà về văn và nghề văn: 
 - ( ẩn sau câu chữ) : trong mắt TĐ văn chương lúc này là một nghề kiếm sống mới, có người bán, kẻ mua, có thị trường tiêu thụ và thị trường hết sức phức tạp , không dễ chiều. 
 - Dường như TĐ đã ý thức được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề văn , phải “ trường vốn” để theo đuổi nó dài dài ( Nhờ Trời.. .. Vốn liếng..) 
 - TĐ đã chớm nhận ra: đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi thiết yếu của hoạt động ST và với ~ ST mới tiêu chí đánh giá hẳn nhiên là phải khác xưa.
 4.Những nét hay và mới về NT:
 - Thể thơ: không dùng các thể thơ cũ mà dùng thể thơ thất ngôn trường thiênkhá tự do phóng khoáng . Tình điệu cảm xúc mới , hồn thơ lãng mạn đã được chuyển tải một cách đầy đủ hơn trong thể thơ này.
 - NN thơ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, ít có ~ ước lệ , cách điệu như trong thơ trung đại. Từ dùng nôm na, bình dị, như lấy từ trong đ/s lại đặt trong ngữ điệu nói nên càng có ý vị: “ văn dài hơi tốt ran cung mây”, “ Văn đã giàu thay lại lắm lối”. “ ..Trời cũng bật buồn cười” , “ Chư tiên ...tranh nhau dặn” 
 - Lối kể chuyện đầy tính chất bình dân và giọng khôi hài trong bài thơ thống nhất với nhau, hỗ trợ cho nhau: 
 + Lộ rõ trước hết ở thái độ hào hứng của người kể trước một đối tượng nghe chuyện ( giả định) đồng đẳng, rất mực thân tình 
 + Ngay trong câu ch.kể, quan hệ giữa NVTT và chư tiên cũng suồng sã thân mật ( chư tiên gọi là “ anh”) . 
 + Đặc biệt, dưới ngòi bút của TG Trời và chư tiên ko có một chút gì đạo mạo, họ biểu hiện cảm xúc theo một cung cách rất đỗi bình dân ( lè lưỡi, chau mày, lắng tai đứng, vỗ tay, bật buồn cười, tranh nhau dặn..)
 - Giọng thơ khá linh hoạt: tự sự phối hợp TT nhiều sắc điệu, khi hóm hỉnh hài hước, lúc sôi nổi phóng khoáng, khi lại ngậm ngùi chua chát.
 - Cách biểu hiện cảm xúc phóng túng , tự do, không bị gò ép. TG hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện đồng thời là NV chính.
-> TĐ đã tìm được hướng đi đúng đắn để khẳng định tài năng của mình trong lúc thơ phú nhà Nho đang đi dần tới dấu chấm hết.
IV.Tổng kết:
 - Bài thơ thể hiện ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của Tản Đà qua cách nhà thơ hư cấu chuyện “ Hầu trời” 
 - Những nét cách tân trong NT thơ Tản đà và MQH hệ giữa chúng với q.niệm mới về nghề văn của ông.
V.Bài tập nâng cao
 - Khái niệm “ ngông” trong nghiên cứu VH thường được dùng để chỉ 1 kiểu ứng xử XH và NT khác thói thường của ~ nhà văn nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ. - Tản Đà không phải là một trường hợp “ ngông” cá biệt trong VH VN . Trứoc ông ~ người như NCTrứ, CBQ..đều “ ngông” . Tuy nhiên cái “ ngông” của TĐ vẫn có ~ điểm đặc thù do sự quy định của thời đại 
 - Trong bài “ Hầu Trời” cái ngông có ~ biểu hiện:
 + Tự cho mình văn hay tới mức Trời cũng tán thưởng 
 + Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và chư tiên . Xem mình là “ trích tiên” bị “ đày xuống hạ giới vì tội ngông” 
 + Nhận mình là ng. nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện 1 sứ mệnh cao cả (thực hành “ thiên lương” ) 
- Cái “ ngông” giống NCTrứ: ý thức rất cao về tài năng của bản thân. Cái khác : cái tài về v.chương , rũ bỏ được tr.nhiệm (nghĩa vua tôi...) để sống thoải mái hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới. 
*Củng cố: 
 - ND- NT chính của bài thơ
 - Tìm những câu thơ khác của TĐ có ý giống với bài “ Hầu Trời” 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm những ND cơ bản của bài học 
 - Học thuộc một số câu thơ tiêu biểu 
 G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11Nâng cao.
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 59 ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 60 ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 10
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docT71-75.doc