Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 51 đến tiết 55

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 51 đến tiết 55

Ngày dạy:

Lớp: 11I, 11K

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Hiểu được một số đặc điểm chung của tiểu thuyết và truyện ngắn, hai thể loại quan trọng của loại truyện

 - Nắm được cách đọc, tức cách phân tích các tác phẩm thuộc các TL đó.

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.Kiểm tra bài cũ:

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 13 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1366Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 51 đến tiết 55", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51 ( ĐV)
Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được một số đặc điểm chung của tiểu thuyết và truyện ngắn, hai thể loại quan trọng của loại truyện
 - Nắm được cách đọc, tức cách phân tích các tác phẩm thuộc các TL đó.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: 
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1: HDHS tìm hiểu đặc điểm chung của tiểu thuyết và truyện ngắn
*B1: Tìm hiểu phần 1-“ Hình tượng NV” – GV nêu câu hỏi
? NV VH là gì? Nó gồm ~ yếu tố nào tạo thành?
? NV TT, Tr.N biểu hiện ở ~ phương diện nào? Muốn hiểu NV thì phải chú ý ~ MQH nào? 
? ý nghĩa của các NV trong TP” ?
( GV yêu cầu HS dựa vào các NV vừa học mà trả lời, sau đó GV tổng kết )
*B2: Tìm hiểu phần 2: cốt truyện, chi tiết
? Cốt truyện là gì? Chi tiết là gì? Nêu một số chi tiết làm ví dụ? 
? Cốt truyện và chi tiết có tác dụng gì trong việc biểu hiện NV? 
 ( GV gợi ý cho HS trả lời rồi tổng kết) 
*B3: Tìm hiểu phần 3
? Vai trò của việc tả cảnh, tả môi trường xung quanh? Lấy ví dụ?
*B4: HDHS tìm hiểu phần 4
? Kết cấu TP là gì? Cách kết cấu TT và tr.ngắn có gì giống và khác nhau ? Cho VD?
*B5: HDHS tìm hiểu phần 5: lời kể.
? Nêu vai trò của lời kể trong TT và tr.ngắn? Cho VD? 
*HĐ2: HDHS tìm hiểu phần II
? Cho biết cách đọc TT và truyện ngắn? 
*HĐ3: HDHS luyện tập
*Bài 1: Yêu cầu HS dựa vào KT đã học để trả lời.
*Bài 2: Cho HS đọc, GV nêu câu hỏi.
? NV trung tâm là ai? NV nào là chính? NV nào là phụ? 
? Cốt tr có gì đặc biệt? ~ yếu tố nào trực tiếp biểu hiện NV? 
?Kết cấu tr có gì đáng chú ý? Ai kể tr. kể từ ngôi thứ mấy? 
? Tr. có miêu tả hoàn cảnh không? hoàn cảnh có vai trò gì? Có thể xem “ hương ổi” là một “ NV” không”? Nó đóng vai trò gì? 
? Tp thể hiện tư tưởng gì?
*HĐ4:GV củng cố bài học
I.Đặc điểm chung của tiểu thuyết và truyện ngắn
 1.Hình tượng nhân vật
 a.Nhân vật VH: 
 - Yếu tố quan trọng hàng đầu của TL này 
 - NV thường biểu hiện qua các phương diện: ngoại hình, nội tâm, hành động, biến cố, NN của NV.
 b. MQH của các NV và giữa NV với hoàn cảnh xung quanh: Các quan hệ này bộc lộ địa vị, tính cách, và số phận của NV
 - VD: QH giữa CP với BK..
 c. ý nghĩa của các NV trong TP:
 - Nhà văn gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời. 
 - VD: Chí Phèo là hiện thân cho kiếp người lương thiện bị chà đạp...
 2. Cốt truyện, chi tiết
 - Cốt truyện: hệ thống sự kiện xảy ra trong đ.sống của NV , có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận NV
 - Chi tiết: ~ b.hiện cụ thể ..cho thấy t.cách NV và diễn biến quan hệ của chúng , đồng thời thể hiện sự quan sát và NT kể chuyện của TG.
 + Vai trò: rât quan trọng đối với NV. (VD: SGK)
 3.Sự miêu tả hoàn cảnh
 - Hoàn cảnh: SGK
 - Tác dụng của miêu tả hoàn cảnh: SGK
 4. Kết cấu 
 - Kết cấu là gì
 - Cách kết cấu TT và truyện ngắn rất khác nhau nhưng cũng có điểm chung( SGK)
 5. Lời kể:
 - Vai trò: có vị trí quan trọng.
 + Cách dùng từ ngữ trong xưng hô , miêu tả thể hiện điểm nhìn của người kể..
 VD: cách gọi “ hắn, thị” trong TP “ Chí Phèo”->. Cách kể lại tiếng chửi của NV CP
 + NN trong truyện thường có tính mới mẻ, sáng tạo , có cá tính của TG 
 + Có giọng điệu riêng , có cách khai thác vốn từ và cách diễn đạt miêu tả độc đáo.
 VD: Trong “ hạnh phúc của một tang gia” có giọng điệu mỉa mai và hài hước.
II.Cách đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
 1.Đọc để nắm được NV, cốt truyện, kết cấu -> hiểu ý nghĩa chung của TP và tư tưởng thái độ TG 
 2. PT NV chính theo các yếu tố đã nêu trên
 3.Đọc kĩ lời kể -> nắm thông tin về t.cảm, thái độ, kh.hướng thẩm mĩ và ph.cách độc đáo của nhà văn.
 *Luyện tập:
Bài1: Dựa vào bài học để trả lời.
Bài 2:
 - NV trung tâm: “Cha tôi” và “ mẹ Ngân”
 - NV chính: “ Cha tôi” , NV phụ: còn lại
 - Cốt truyện : đặc biệt vì nói về “ hương ổi” – những con người và sự kiện liên quan đến nó. 
 - Những yếu tố trực tiếp biểu hiện nhân vật: vẻ đẹp, lời nói, hành động, suy nghĩ...của NV.
 - Kết cấu: không theo trình tự TG, sự kiện 
 - Ngưòi kể là NV “ Tôi”- ngôi thứ nhất
 - Truyện có miêu tả hoàn cảnh ( hai người nhà ở gần nhau, yêu nhau nhưng không lấy được nhau) – h.cảnh có vai trò làm cho câu ch. thêm hấp dẫn.
 - Có thể xem “ Hương ổi” là một NV. Nó đóng vai trò là người chứng giám cho tình cảm của hai ngưòi và nỗi lòng của họ. 
 - Tư tưởng của TP: Cảm thông trân trọng tình cảm đẹp , sâu kín của con ngưòi.
*Củng cố :
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm những kiến thức cơ bản
 - Đọc truyện “ Chí Phèo” và PT, đánh giá theo đặc điểm TL
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 52(LV )
Trả bài viết số 3
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Nắm chắc hơn về phương pháp làm bài văn NL – phân tích một vấn đề nội dung- NT của TP VH trung đại.( thơ)
 - Biết vân dụng các kiến thức về thơ ca trung đại VN , về luận điểm, lập luận và thao tác phân tích đã học vào việc viết một bài văn NL VH. 
 - Rèn luyện kĩ năng PT viết bài NL : trình bày, diễn đạt sáng sủa, đúng quy cách ; khắc phục những sai sót.
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, Bài LV đã chấm. 
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1: Yêu cầu HS nhắc lại đề ra, GV ghi đề lên bảng
*HĐ2: GV HDHS phân tích đề 
? Cho biết TL, ND chính của đề? P.vi tư liệu mà đề y/cầu ?( Lấy ở đâu, trong p.vi nào?) 
*HĐ3: GV HDHS xây dựng dàn ý
? Mở bài cần có ~ ý nào?
? Thân bài cần có những ý nào?(luận điểm).
? Để tìm ý cho thân bài cần làm gì? 
-GV gọi một số HS nêu câu hỏi để tìm ý, cho các HS khác nhận xét và bổ sung.
? Phần kết bài cần nêu các ý nào?
*HĐ4: GV nhận xét đánh giá bài làm của HS.
 - GV nhận xét ưu điểm, nêu tên một số HS tiêu biểu
- GV chỉ ra một số nhược điểm cơ bản và yêu cầu HS khắc phục
( Nhận xét chung và cho ví dụ cụ thể theo bài làm của HS ) 
*HĐ5: GV trả bài, cho HS tự nhận xét bài viết của mình qua việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu theo các cầu hỏi.
- HS đối chiếu: Bài viết đã đáp ứng được ~ yêu cầu nào? Còn thiếu ~ gì? Nếu viết lại thì sẽ bổ sung ntn?
I.Đề ra: 
 Con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ “ Câu cá mùa thu”
II. Phân tích đề 
 - Kiểu bài : NLVH ( PT 1 bài thơ làm rõ con người nhà thơ qua bài thơ )
 - Nội dung: Con người NK qua bài thơ : Câu cá mùa thu:
- Phạm vi tư liệu: Bài thơ, thơ NK, tiểu sử NK, SNVH của NK
 III.Xây dựng dàn ý: 
 1Mở bài: 
 - Giới thiệu về nhà thơ NK và bài thơ
 - Nêu vấn đề cần làm rõ
 2.Thân bài 
 - Phân tích bài thơ để thấy được:
 + Tình yêu thiên nhiên của NK: thể hiện qua cảnh mùa thu đẹp, trong sáng, mang đặ trưng riêng của mùa thu VN
 + Tình yêu quê hương : có yêu quê hương tha thiết nhà thơ mới cảm nhận và miêu tả cảnh mùa thu ở làng quê vùng đồng bằng Bác bộ độc đáo, riêng biệt và đầy ấn tượng như vậy
 + Tâm sự u hoài thể hiện lòng yêu nước kín đáo nhưng bất lực của NK: hai câu cuối 
- Đánh giá Bài thơ và nhận xét về con người NK
 - Liên hệ với các bài thơ khác của NK có cùng ND này
 - Nêu cảm nghĩ của bản thân.
 3.Kết bài :
- Đánh giá chung về giá trị bài thơ
 - Nhận xét, đánh giá về con người NK
 - nêu cảm nghĩ chung
III.Nhận xét, đánh giá bài làm của HS
 1.Ưu điểm
 - Đa số có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát
 - Một số hiểu đề , văn viết có l.điểm và có cảm xúc
 2.Nhược điểm
 - Một số chưa chú ý làm nổi bật vấn đề khi phân tích.
 - Nhiều em chưa có luận điểm rõ ràng
 - Một số ít em diễn đạt yếu.
 - Một số trình bày cẩu thả ( không chừa lề ) 
V.Trả bài
 - HS đối chiếu: Bài viết đã đáp ứng được ~ yêu cầu nào của đề ra ? Còn thiếu ~ gì ? Nếu viết lại thì sẽ bổ sung ntn?
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Những HS dưới điểm TB về nhà viết lại , chú ý sửa chữa lỗi.
 - Soạn “Chí Phèo” + đọc thêm “ Tinh thần TD”
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV NV 11 Năng cao
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 53 ( ĐV)
Đời thừa
( Nam Cao)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được bi kịch tinh thần đau đớn của người trí thức nghèo trong XH cũ ; sự nghèo khó đẩy họ-những người trọng nhân cách , giàu khát vọng- vào tình trạng sống “ thừa”, sống “ mòn” 
 - Phân tích được NT miêu tả , PT tâm lí NV, NT kể chuyện và NN đặc sắc của NC 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Phân tích diễn biến tâm lí của chí phèo ở đoạn 3- khi CP tỉnh rượu.
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1: HDHS tìm hiểu xuất xứ, chủ đề và ý nghĩa của TP
*HĐ2: HDHS tóm tắt TP
( GV gọi HS tóm tắt sau đó nhận xét và bổ sung)
*HĐ3: HDHS đọc- hiểu
*B1: HDHS tìm hiểu NV Hộ 
? Hộ là nhà văn ntn? ước mơ hoài bão của anh là gì? 
Vì sao Hộ không thực hiện được? 
? Việc ý thức được những cái mình đã biết cho thấy Hộ là một nhà văn ntn? 
? ý nghĩa của hai chữ “ Đời thừa” ? 
? Mâu thuẫn trở đi trở lại giằng xé nội tâm NV Hộ là mâu thuẫn gì? Hãy phân tích?
 ? Tại sao Hộ không giải quyết được mâu thuẫn đó? 
? Nỗi đau tinh thần của Hộ là nỗi đau gì? Trong khi thể hiện nỗi đau này của Hộ NC không chỉ bộc lộ lòng cảm thương mà còn thể hiện niềm trân trọng đối với NV của mình. Hãy phân tích để làm rõ điều đó? 
? Phân tích biệt tài miêu tả tâm lí của NC trong một vài đoạn cụ thể? 
*GV tóm lại vấn đề , nhẫn mạnh ý cơ bản HS cần nắm.
*HĐ4:GV củng cố bài học 
I.Tiểu dẫn :
 1. Xuất xứ:Tr. đăng lần đầu trên báo “ TT thứ bảy”
 2. Chủ đề: tấn bi kịch tinh thần đau đớn của người trí thức nghèo.
 3. ý nghĩa: tố cáo gay gắt XH + phản ánh cuộc đấu tranh tư tưởng của người trí thức cố vươn lên + thể hiện quan điểm NT tiến bộ.
 II.Tóm tắt:
 Hộ là nhà văn có hoài bão lớn. là người sống vô tư. Nhưng từ khi gắn cuộc đời với Từ, cuộc sống của Hộ trở nên túng quẫn . Để trang trải cho c.s hàng ngày, Hộ đã phải viết ~ TP vội vàng, tẻ nhạt, khi đọc thấy xấu hổ. Vì vậy Hộ chán nản- uống rượu- say- đuổi vợ con- sau đó ân hận , hối lỗi.Nhưng rồi lại say ( vì bế tắc) ...tất cả cứ lặp đi lặp lại không lối thoát, luẩn quẩn. 
III. Đọc- hiểu
 1. Nhân vật Hộ
 a.Là nhà văn có hoài bão, có khát vọng nhưng vì miếng cơm manh áo nên đành bất lực. 
 - Hộ từng ôm ấp “ một hoài bão lớn” vê SN VC . Hộ chẳng những “ mê văn, coi văn là một lạc thú” mà còn coi văn chương là “ lẽ sống, là lí tưởng cuộc đời”. Hộ sẵn sàng hiến cả đời mình cho nghề văn.
 - Vì lí tưởng đó Hộ có thể vượt qua tất cả, “ đói rét không có nghĩa lí gì” . Anh khao khát vinh quang “ nghĩ đến một TP có thể làm mờ các TP khác” 
 - Hoài bão cao đẹp đó Hộ không thực hiện đựợc vì miếng cơm manh áo hằng ngày “ ~ lo toan tủn mủn về vật chất”, “ ~ bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí” . Từ khi có gia đình Hộ không còn vô tư , không thể khinh thường đồng tiền như trước , mà lại ra sức kiếm tiền ( duy nhất là viết văn) vì vậy phải viết nhanh, dễ dãi cẩu thả, -> Hộ cảm thấy đau đớn, xấu hổ về những cái đã viết- thứ văn chương không có tư tưởng , không sáng tạo -mà một cây bút có lí tưởng NT cao đẹp, có lương tâm nghề nghiệp, có khát vọng vươn tới đỉnh cao NT không thể chấp nhận được “ Còn gì đau đớn hơn...” 
 => Đây chính là bi kịch t.thần đau đớn của nhà văn Hộ.
 b. Hộ là một người giàu tình thương nhưng lại vi phạm vào lẽ sống tình thương của chính mình.
 - Bản chất của Hộ là người giàu tình thương , đã hi sinh tất cả về tình thương “ Hộ đã cúi xuống nỗi đau của Từ...” .Với Hộ tình thương là tiêu chuẩn xác định tư cách làm người, không có tình thương con người chỉ là một thứ quái vật. 
 - Thế nhưng gánh nặng gia đình ngày càng đè nặng lên vai Hộ , nó không những phá tan hi vọng về SN của Hộ mà còn thường xuyên phá hoại sự yên tĩnh, thư thái của tâm hồn anh. Hộ chỉ có thể giải quyết bế tắc bằng cách thoát li khỏi cợ con , có lúc hắn nghĩ đến câu nói “ Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” . Nhưng Hộ không thể chấp nhận sự tàn nhẫn , vứt bỏ tình thương để giải thoát. 
 -> Điều đó dẫn đến nỗi đau khổ ngấm ngầm , bế tắc, dẫn Hộ đến con đường cùng: tìm sự giải sầu trong men rượu bên bạn bè. (biệt tài miêu tả tâm lí của NC)
 - Nhưng rượu càng làm nung nấu thêm nỗi sầu khôn nguôi nhất là khi bạn bè gợi lại giấc mộng văn chương của Hộ.Trong cơn say Hộ càng thấm thía nỗi khổ sở đắng cay, và Hộ trút uất hận lên đầu vợ con – vì H coi họ là nguồn gốc trực tiếp của tình cảnh bế tắc của đời mình. ( Con người đầy tình thương đó có lúc lại đối xử phũ phàng với vợ con) - Khi tỉnh rượu , nhớ lại H lại hối hận lại khóc, tự xỉ vả mình.
 => Như vậy với cách sống đó Hộ đã chà đạp lên lẽ sống tình thương của chính mình như một kẻ nhân cách thấp kém. Đây chính là bi kịch của một con người coi tình thương là nguyên tắc cao nhất và đã hi sinh tất cả vì tình thương, nhưng lại vi phạm vào lẽ sống tình thương đó của chính mình.
* Tóm lại:
 Trong con người Hộ có hai BK: là BK của người trí thức có l.tâm và BK của 1 con người giàu tình thương. 
 - BK1: Cảm thấy sống vô vị như một người thừa ( vì không thực hiện được hoài bão) - tuy đau đớn nhưng còn có lí do để an ủi ( hi sinh SN vì tình thương) 
 - BK 2: không có gì an ủi, biện hộ được -> chua xót vô cùng 
 -> Qua đó cho thấy nguyên tắc tình thương của Nam Cao : không bao giờ chấp nhận cái ác , NV dù bị rơi vào bế tắc đau đớn , vẫn vươn lên lẽ sống nhân đạo. “ Kẻ mạnh..” -> Vì vậy truyện vừa phản ánh chân thực ~ đau khổ bế tắc của người trí thức nghèo, vừa ghi lại cuộc đ/t để vượt mình để giữ lấy nhân phẩm trong cảnh bế tắc đó.
 *Củng cố: 
 Tóm tắt ~ bi kịch tinh thần đau đớn của NV Hộ
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Phân tích ~ bi kịch tinh thần đau đớn của NV Hộ
 - Tìm hiểu quan điểm NT và những đặc sắc NT của NC trong TP
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV 11 nâng cao, SGV THPT 
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 54(ĐV )
Đời thừa
( Nam Cao)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:	Như tiết 52
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Chỉ rõ bi kịch tinh thần của NV Hộ?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1: HDHS đọc- hiểu
*B1: HDHS tìm hiểu quan điểm NT mà NC gửi gắm trong TP 
? Tìm những đoạn văn thể hiện quan điểm NT của NC? 
- GV nói thêm về thực tế lúc bấy giừo.
*B2: HDHS tìm hiểu những đặc sắc về NT của TP
? Nhận xét về cốt truyện? về cách XD NV? Về cách miêu tả tâm lí của NC? 
? Cách dẫn truyện có gì đặc biệt?
( GV phân tích) 
*HĐ2: GV HD HS tổng kết bài học
? Nêu khái quát giá trị ND và NT của TP?
*HĐ3: HDHS làm BT nâng cao
 “Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ , vừa đau đớn lại vừa phấn khởi . Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình ..Nó làm cho người gần người hơn...”
*HĐ4:GV củng cố bài học
II.Đọc- hiểu:
 2.Quan điểm NT trong TP “ Đời thừa”
 - Văn chương chân chính phải thấm nhuần 1tinh thần nhân đạo lớn lao , sâu sắc “ Một TP thật có giá trị..”
 - Văn chương đòi hỏi phải sáng tạo , biết tìm tòi , khám phá.
 - TP như một tuyên ngôn NT của NT, thể hiện quan niệm về mối quan hệ giữa NT và đời sống:
 + Viết văn là một hình thái LĐ XH nghiêm túc, đòi hỏi con người về trách nhiệm và lương tâm, là một LĐ sáng tạo
 + Phải đặt c.s lên trước, muốn viết nhân đạo trước hết phải sống nhân đạo
 - Thực tế: cả lí tưởng nhân văn, cả NT chân chính đều có nguy cơ “chết mòn” trước sự tấn công quyết liệt, dai dẳng của cái đói -> Tp vì vậy là tiếng kêu đau đớn , chân thành , khẩn thiết vượt ra khỏi thời đại NC
 3.Những đặc sắc về NT
 - Lối viết tự nhiên dung dị , cốt truyện đơn giản, khung cảnh hẹp ( c.s hàng ngày của vợ chồng Hộ ) -> qua ~ việc bình thường đó NC đã đặt ra ~ vấn đề mang ý nghã XH, nhân sinh sâu sắc, mới mẻ, bất ngờ- bắt người đọc phải suy nghĩ, xúc động -> Chính vì vậy truyện vừa chân thật vừa thấm đậm ý vị tríêt lí sâu xa.
 - Cách XD NV- tư tưởng: tức là qua NV để nói lên một vấn đề tư tưởng 
 - Biệt tài trong miêu tả, phân tích tâm lí NV , ngòi bút đi sâu vào ~ ngõ ngách tâm hồn , ~ diễn biến tâm lí phức tạp .
 - Cách dẫn truyện: 
 + Kể theo dòng tâm tư của NV-> kết cấu tưởng lỏng lẻo nhưng vẫn chặt chẽ tập trung làm nổi bật chủ đề 
 + NC đã kết hợp khéo léo các đoạn kể, hồi tưởng, độc thoại nội tâm
( trong truyện TG trần thuật chỉ khoảng một ngày – từ buổi sáng hôm trước đến buổi sáng hôm sau- Nhưng TG được trần thuật là một quãng đời dài dằng dặc ( từ lúc còn là một gã trẻ tuổi say mê lí tưởng đến khi tha hoá.) TG được trần thuật có dung lượng một tiểu thuyết , nhưng ccáh chọn TG trần thuật và và cách xử lí hàm súc của NC đã giữ cho TP nằm trong khuôn khổ một truyện ngắn ).
III.Tổng kết:
 - Giá trị ND:
 + Hiện thực: phản ánh chân thực ~ đau khổ bế tắc của người trí thức nghèo trong XH thực dân nửa PK trước CM 
 + Nhân đạo : TP là tiếng kêu đau đớn , chân thành , khẩn thiết của người trí thức ghèo trong hoàn cảnh bế tắc . Và cuộc đ/t để vượt mình để giữ lấy nhân phẩm trong cảnh bế tắc đó
 - Giá trị NT: bút pháp hiện thực với ~ đặc sắc NT
 -> cùng với “ Chí Phèo” Tp là một truyện ngắn xuất sắc, có ý nghĩa kết tinh và tổng hợp ~ giá trị tư tưởng và NT của NC trước CM.
IV.Bài nập nâng cao:
 Những đoạn mang chất suy tư triết lí:
 - Một TP văn chương thật giá trị phải là TP “ vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là TP chung cho cả loài người. -> TP văn chương thực sự có giá trị nhất thiiết phải mang ND nhân đạo sâu sắc.
 - “ Văn chương không cần đến ~ người thợ khéo tay, ....VC chỉ dung nạp ~ người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi ~ nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ~ cái gì chưa có..”-> văn chương đồng nghĩa với sáng tạo , yêu cầu rất cao ở tính mới mẻ độc đáo .
V.Củng cố:
 - Bố cục, mạch lạc của truyện
 - Tóm tắt ~ quan điểm NT của NC thể hiện trong TP
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm những vấn đề chính về ND, NT của TP
 - Học thuộc lòng 1số đ.văn thể hiện tính suy tưởng triết lí và quan điểm NT của NC 
G.Tài liệu tham khảo
- SGV 11 nâng cao, SGV THPT 
- H.Kiến thức bổ sung
Tiết 55 ĐV)
Tác giả Nam Cao
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS: - Hiểu được đặc điểm về con người , về quan điểm NT và tư tưởng cơ bản chi phối các TP tiêu biểu của NC
 - Thấy được ~ nét đặc sắc trong NT viết truyện của nhà văn
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: nêu quan điểm NT của NC thể hiện trong “ Đời thừa”? Nhận xét?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1:HDHS tìm hiểu tiểu sử của NC
- Gọi HS đọc SGK
- Cho HS tóm tắt những ý chính 
- GV lưu ý về những đóng góp của NC cho CM 
*HĐ2: HDHS tìm hiểu con người của NC
? Nêu tóm tăt những đặc điểm con người NC?
*HĐ3: HDHS tìm hiểu SN VH của NC
*B1: Tìm hiểu QĐNT
- Gọi HS đọc SGK
? Quan điểm NT của NC được biểu hiện ntn?
? Lấy VD và phân tích để chứng minh cho quan điểm NT đó của NC?
? Cách nhìn của NC đối với quần chúng nhân dân ntn?
*B2: Tìm hiểu các đề tài chính trong ST của NC
? Tư tưởng cơ bản chi phối các TP tiêu biểu của NC ( dù viết về đề tài nào ) 
*B3: Tìm hiểu NT viết truyện của Nam Cao
? Hãy nêu những nét đặc sắc về NT viết truyện của NC? Cho VD? 
*HĐ4: GV kết luận 
I.Cuộc đời:
 1.Tiểu sử:
 - Quê hương
 - Cuộc đời: trải qua nhiều khó khăn, chật vật để kiếm sống.
 - Đóng góp cho CM: 
 + 1943: tham gia nhóm Văn hoá cứu quốc ở Hà Nội
 + Tham gia cuộc k/ n tháng 8/ 1945
 + Sau k/n lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ ở Trung ương.
 + 1950: tham gia chiến dịch Biên giới. 1951 hi sinh trên đường vào công tác vùng đich hậu Liên khu III.
 - Quá trình ST: SGK
 2.Con người: 
 - Bề ngoài vụng về, ít nói, có vẻ lạnh lùng, nhưng đời sống nội tâm thì luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng.
 - Rất giàu ân tình đối với người nghèo khổ bị áp bức và bị khinh miệt trong XH cũ.
 - Luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại..
II.Sự nghiệp văn học:
 1.Quan điểm về NT
 a. Biểu hiện của QĐNT:
 - Đánh giá cao văn chương, xem đó là một hình thái LĐ cao quý , đầy trách nhiệm XH -> Nhà văn phải có lương tâm , có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình, không được dối trá, cẩu thả, chạy theo đồng tiền
 - Coi văn chương là một hoạt động sáng tạo
 - Chủ trương VH phải phản ánh chân thực và sâu sắc đời sống khổ cực của nhân dân trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa.
 VD: các truyện “ Trăng sáng”, “Đời thừa”, “ Đôi mắt” 
 -> Có thể nói ( SGK) 
 b. Cách nhìn của NC đối với quần chúng nhân dân:
 - Theo NC, phải có đôi mắt của tình thương mới hiểu thấu được bản chất tốt đẹp của nhân dân LĐ dù bản chất ấy bị che lấp bởi cái bề ngoài gàn dở, ngu ngốc, xấu xa...( Lão Hạc, Chí Phèo, thị Nở...) 
 ( Ngưòi ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ; và nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ ( một nhà văn Pháp)).
 - Sau CM, ông không chỉ nhìn họ bằng đôi mắt của tình thương mà còn bằng đôi mắt đầy cảm phục...
 2.Các đề tài chính của Nam Cao:
 a.Đề tài người trí thức nghèo: 
 - NV: “ sống mòn” hay “ chết mòn” - do c.s nghèo khổ “ áo cơm ghì sát đất” ( sống chết ở đây là sống chết về t.thần, sống chết với tư cách con người.)
 b.Đề tài người nông dân nghèo:
 - Số phận: bi thảm 
 - Cách viết: đi vào ~ v/đề thuộc q.hệ g.đình nhỏ hẹp...
 - Đóng góp: Phản ánh h/thực XH, phát hiện s.sắc 
=> Tư tưởng chung : nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị huỷ hoại về nhân phẩm do c.s đói nghèo đẩy tới
 3.Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao: 
 - Biệt tài trong việc phân tích và diễn tả tâm lí NV
 - Tính triết lí sâu sắc
 - Luôn thay đổi giọng điệu 
 - Sự phát triển phong phú của NN văn xuôi.
 - Truyện ngắn NC thể hiện đầy đủ tính hiện đại , đạt tới độ hoàn thiện.
III.Kết luận : 
 - Cuộc đời NC
 - ST VH và đóng góp của NC trong nền VH DT.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm những vấn đề cơ bản của bài học 
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV 11 nâng cao
 - Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 55 ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docT51-55.doc