Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 47 đến tiết 50

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 47 đến tiết 50

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Có được ~ hiểu biết về đặc điểm chung và cách sử dụng p.tiện NN trong PCNNBC

 - Biết vận dụng kiến thức về PCNN BC vào việc đoc- hiểu VB và LV

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV, một số từo báo. Mỗi HS chuủan bị một tờ báo.

C.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài.

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 11 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 47 đến tiết 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 (TV )
Phong cách ngôn ngữ báo chí
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Có được ~ hiểu biết về đặc điểm chung và cách sử dụng p.tiện NN trong PCNNBC
 - Biết vận dụng kiến thức về PCNN BC vào việc đoc- hiểu VB và LV
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV, một số từo báo. Mỗi HS chuủan bị một tờ báo.
C.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài.
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt
*HĐ1: GV cho HS kể ra các loại phương tiện truyền thông đại chúng có ở nước ta hiện nay 
- GV gợi ý để HS nhận xét về các loại VB được dùng từ đó xác định loại VB thuộc PCNNBC
*HĐ2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học
( GV chuẩn bị trước một số từ báo) 
? Thế nào là PC NNBC?
? Đặc điểm chung của PCNNBC? 
? Tính thông tin sự kiện thể hiện ntn? 
? Vì sao báo chí phải ngắn gọn? đặc điểm đó thể hiện ntn?
? Vì sao báo chí phải hấp dẫn? đặc điểm đó thể hiện ntn? ( Về ND, về HT)
*HĐ3: HDHS tìm hiểu cách sử dụng phương tiện NN trong PCNNBC
? Cách sử dụng ngữ âm chữ viét phải ntn?
? Từ ngữ trong BC được sử dụng ntn?
? Câu văn trong PCNN BC phải ntn? 
? PC NNBC có sử dụng BPTT không? Cách SD ntn?
? Về bố cục trình bày ntn?
*HĐ4: HDHS luyện tập
- HS xem báo và nhận xét.
- Bài 2: GV HD HS về nhà làm.
-Bài 3: GV cho HS đọc SGK và đặt tên cho tin ngắn đó. GV lấy VD.
*HĐ5: GV củng cố bài học
*Mở đầu:
- Các loại phương tiện truyền thông đại chúng có ở nước ta hiện nay: báo, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử
 - Nhận xét về các loại VB được dùng: có nhều VB thuộc các PC khác nhau.
I.Khái quát về PCNNBC
 * Khái niệm: SGK
 * Đặc điểm chung: 
 1.Tính thông tin sự kiện
 - Đòi hỏi thông tin phát đi phải cập nhật, cụ thể, chính xác và đầy đủ, vừa bảo đảm tính khách quan vừa có tác dụng hướng dẫn dư luận
 2.Tính ngắn gọn
 - Nguyên nhân: SGK ( Do phương tiện truyền thông, do yêu cầu người đọc )
 - Thể hiện: diễn đạt ngắn gọn mà mà vẫn chứa được lượng thông tin cao nhất. 
 3.Tính hấp dẫn:
 - Nguyên nhân: SGK 
 - Thể hiện: + ND: sự liên quan trực tiếp của tin tức , sự kiện với vận mệnh mỗi con người , của c.đồng 
 + HT: cách d.đạt, kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh..
II.Cách sử dụng ph.tiện NN trong PCNNBC:
 1.Về ngữ âm chữ viết:
 - Phát âm chuẩn, rõ ràng, thể hiện thái độ tôn trọng người nghe.
 - Viết: triệt để tôn trọng những quy định về cách SN NN . 
 2.Về từ ngữ:
 - SD vốn từ ngữ chung, có khi SD từ ngữ KH KT , hành chính, ngoại giao, văn chương...
 3. Về ngữ pháp 
- Câu văn rõ ràng chính xác .
 - Một số mẫu cú pháp thường SD: SGK
 4. Về biện pháp tu từ: 
 - SD phù hợp với từng TL bài viết 
 VD: SGK
 5.Về bố cục trình bày: 
 - Rõ ràng, hợp lô gích, dễ tiếp thu
 VD: SGK
*Luyện tập:
 Bài 1: 
 - Trang nhất của một tờ báo hiện nay thường có hai chức năng , một là đăng những bài , thường là tin tức được coi là quan trọng nhất ; hai là giới thiệu những bài chính ở các trang sau, gồm tên bài và phàn ND tóm tắt 
 - Trang nhất có nhiệm vụ thu hút người đọc đối với tờ báo , được trình bày một cách “ bắt mắt” kèm theo ảnh , với cỡ chữ, kiểu chữ đẹp, thích hợp và thường được in màu.
 Bài 2:
 - HS về nhà làm
 Bài 3: 
 - Có thể đặt nhiều tên khác nhau, điều quan trọng là phải mang nội dung cốt lõi: hiến máu, VD:
 + 1000 thanh niên hiến máu 
 cho ngân hàng máu Sea Games 22
 + Vì một Sea Games 22 thắng lợi 
 hàng ngàn thanh niên
* Củng cố:
 - Đặc điểm của NNBC
 - Cách sử dụng phương tiện NN trong PC NNBC
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm các ND chính của bài học
 - Về nhà chuẩn bị bài luyện tập về PCNNBC sẽ được học tiếp theo
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV NV 11 nâng cao.
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 48 (LV)
Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu sâu thêm vai trò của các thao tác lập luận trong văn NL
 - Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn NL
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1: HDHS làm BT 1- thực hành nhận biết
*Bài a: Cho HS đọc đoạn trích a và đặt câu hỏi . Gọi nhiều HS phát biểu, GV tổng kết.
* Bài b: cách tiến hành như trên.
*Bài c: cách tiến hành như trên .
*Bài d: cách tiến hành như trên
*HĐ2: HDHS làm BT 2
- Cho HS đọc BT và chọn một trong 5 BT nhỏ
- Cho HS trao đổi, lập ý, sau đó viết đoạn văn
 - GV cho HS viết đoạn văn trong khoảng 10 phút. Sau đó thu lại kiểm tra, cho một số HS đọc để cả lớp nhận xét.
 - GV đánh giá, nhận xét, cho điểm.
*HĐ3: GV củng cố bài học
1.Thực hành nhận biết 
 Bài 1:
 a. Đoạn trích có bốn câu: 
 - Câu 1,2: nêu LĐ và giẩi thích. 
 - Câu 3,4 : phân tích nguyên nhân và chứng minh bằng ví dụ cụ thể. 
 b. Đoạn văn có chín câu:
 - Ba câu đầu giới thiệu con đường phát triển khoa học công nghệ gồm ba bước. 
 - Câu 4,5: chứng minh cho ND giới thiệu ở 3 câu đầu
 - Câu 6,7: Liên hệ với thực tế Việt Nam
 - Câu 9: đề xuất ý kiến
 c. Đoạn văn có 4 câu:
 - Hai câu đầu miêu tả hiện tượng
 - Câu 3,4: nêu ví dụ giải thích hiện tượng
 d. 
 - Câu1: nêu vấn đề ( Tính cách xấu của một hạng văn nghệ sĩ)
 - Các câu còn lại: làm nhiệm vụ giải thích và đưa ra nhận thức mới ( luận điểm- có nhiều thứ rỗng, có thứ rỗng có ích, có thứ rỗng vô ích)
2.Thực hành tạo lập 
 Bài 2:
 - Bài tập gồm hai khâu: lập ý và viết đoạn văn
 - Dùng ý trong đề làm luận điểm và viết đoạn văn triển khai ý đó .
 - Cụ thể:
 + Các đề b,c: yêu cầu kết hợp các thao tác giải thích , phân tích, chứng minh.
 (Đề a: so sánh giữa người có lí tưởng và người không có lí tưởng, người có lí tưởng cao đẹp và người có lí tưởng tầm thường )
 + Các đề a, d,đ: ngoài giải thích, chứng minh còn cần phải so sánh. 
*Củng cố: 
 Các thao tác lập luận thường kết hợp với nhau trong bài văn NL. Giải thích và chứng minh, phân tích và tổng hợp, bác bỏ và phân tích, chứng minh, giải thích và so sánh...thường kết hợp với nhau rất chặt chẽ trong quá trình lập luận để nêu ra luận điểm mới .
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Viết đoạn văn với một trong những nội dung còn lại của BT 2
 - Soạn “ Chí Phèo”
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV NV11 nâng cao
H.Kiến thức bổ sung
Tiết (49 )
 Chí Phèo
 - Nam Cao -
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu và phân tích được các NV , đặc biệt là NV Chí Phèo, từ đó thấy được giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của TP qua đoạn trích
 - Hiểu được một số nét NT đặc sắc của Nam Cao như điển hình hoá NV , miêu tả tâm lí, kết cấu, trần thuật
 - Hình thành kĩ năng phân tích VB TP theo thể loại ( tr.ngắn)
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Nêu nhứng nét chính vê ND , NT và ý nghĩa của đoạn trích” HP của một tang gia”
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1: HDHS tìm hiểu phần tiểu dẫn.
? Nêu những nét chính về ND, YN và cách đặt tên truyện “ CP” 
*HĐ2: HDHS tóm tắt TP
( GV HD tóm tắt theo hai cách: theo sự việc, theo NVC) 
*HĐ3: HDHS đọc- hiểu
- GV HD HS tìm hiểu CP trước khi vào tù, nhấn mạnh về bản chất lương thiện của CP. 
? Chí Phèo xuất thân ntn? lớn lên CP đã phải làm gì? 
? Trước khi vào tù CP là một người ntn? 
* Gọi HS phần 1,2 SGK
? Vì sao CP bị vào tù? Từ đó em có nhận xét gì về XH VN lúc bấy giờ?
( GV giảng)
? Sau khi ở tù về CP thay đổi ntn? 
(Gv đọc đoạn mở đầu và đặt câu hỏi)
? Theo em tiếng chửi mở đầu câu chuyện của NV có ý nghĩa ntn? 
( GV tóm lại vấn đề, nhấn mạnh ý cơ bản.
*HĐ4: GV củng cố bài học
I.Tiểu dẫn:
 1.Giới thiệu khái quát về TP “ Chí Phèo”: 
 - ND: bức tranh hiện thực về XH nông thôn VN trước CM tháng Tám ( >, giai cấp đối kháng giữa bọn thống trị và người dân LĐ bị áp bức bóc lột) 
 - Giá trị: kiệt tác- với giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ ( lòng tin vào con người)) 
 - Cách đặt tên truyện: SGK 
 2. Tóm tắt TP: 
- Theo sự việc: 1.CP say rượu vừa đi vừa chửi; 2. CP ở tù về, đến nhà BK rạch mặt ăn vạ; 3.CP thức tỉnh sống trong TY và sự săn sóc...; 4.TN từ chối CP; 5.CP tuyệt vọng , uất ức...giết BK và tự sát. 6.Cảnh xôn xao của làng VĐ...
 - Theo NV.
II.Đọc- hiểu: 
 1. Nhân vật Chí Phèo :
 a.Trước khi vào tù: 
 - Xuất thân: ra đời bị bơ rơi.., sống cuộc đời đau khổ.
 - Lớn lên : đi ở, làm thuê, bị bà ba lợi dụng – thấy nhục -> ý thức về phẩm chất rất rõ rệt.
-> Khi chưa vào tù CP là một nông dân nghèo khổ với bàn chất lương thiện đẹp đẽ.
 b.Sau khi ở tù về:
 - Nguyên nhân CP ở tù: Bá Kiến ghen, tìm cách đẩy CP vào tù -> XH thực dân nửa PK vô nhân đạo . Chính bọn thực dân và cường hào bác á ( tay sai của TDP) đã cấu kết với nhau đẩy người lương thiện vô tội vào chỗ đen tối. Và chính nhà tù thực dân đã biến CP – một người nông dân hiền lành, lương thiện thành một con quỷ dữ của làng VĐ. 
 - Sự thay đổi của CP sau khi ở tù về:
 + Bề ngoài: “ trông đặc như thằng sắng đá” ( khuôn mặt, chân tay, ngực, áo quần..) 
 + Hành động: uống rượu- say- chửi, rạch mặt ăn vạ, đâm chém thuê-> làm cho mọi người sợ hãi xa lánh.
 + Tiếng chửi mở đầu truyện: bất ngờ và giới thiệu NV một cách ấn tượng. Đó là tiếng chửi của một kẻ say nhưng cũng có cái gì tỉnh táo ( vì có “ văn vẻ”, lớp lang “ trời”- “ đời”- “ cả làng VĐ” – “ cha đứa ..” – “ đứa chết mẹ..” -> đối tượng của tiếng chửi vì vậy đã được xác định: cái XH đã sinh ra kiếp CP.
 =>Tóm lại: 
 - Trước khi vào tù CP là một người nông dân với bản chất lương thiện 
 - Sau khi ra tù, CP trở thành con người khác hẳn: bị tha hoá về nhân phẩm, trở thành con quỷ dữ của dân làng và bị mọi người xa lánh, khiếp sợ.
 *Củng cố:
 - TP “ CP” – những nét khái quát
 - NV CP- trước và sau khi vào tù
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Tóm tắt TP “ Chí Phèo”
 - PT sự thay đổi của NV CP trước và sau khi vào tù
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV NV 11 nâng cao.
 - SGV VH 11 THPT.
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 50( ĐV )
Chí Phèo
 - Nam Cao -
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:như tiết 49
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Tóm tắt TP “ Chí Phèo”? 
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần đạt 
*HĐ1: HDHS tiếp tục tìm hiểu về NV CP
*B1: mối tình CP- TN
- GV giới thiệu vấn đề
- GV đọc đoạn 3 và nêu câu hỏi.
? CP đến với TN trong một hoàn cảnh ntn? Điều gì đã khiến bản chất lương thiện của người nông dân trong CP thức dậy?
? Hãy PT quá trình diễn biến tâm lí của sự thức tỉnh ấy của CP? Nhận xét về NT ở đoạn này? 
 ( GV giảng)
*GV HD HS tìm hiểu mối quan hệ CP- TN.
? MQH CP- TN có ý nghĩa gì trong việc thể hiện số phận , tính cách của NV CP?
( GV giảng )
*B2: HDHS tìm hiểu hành động giết BK và tự sát của CP.
- Gọi HS đọc đoạn 4
- GV nêu câu hỏi
? Nguyên nhân dẫn đến hành động của CP? ( trực tiếp, gián tiếp)
( GV giảng)
? Bi kịch lớn nhất của CP là gì? 
*HĐ2: HDHS tìm hiểu về NV Bá Kiến.
? Cho biết đặc điểm tính cách của NV BK ? 
( GV cung cấp thêm KT về NV BK) 
- GV nhấn mạnh tính cách điển hình của NV BK.
*GV HD HS tìm hiểu mối quan hệ CP- BK.
? MQH CP- BK có ý nghĩa gì trong việc thể hiện số phận , tính cách của NV CP?
( GV giảng )
*HĐ3: HDHS tìm hiểu nét đặc sắc về NN truyện .
? NN kể chuyện và NN NV trong truyện này có gì đặc sắc?
( Chú ý lời trần thuật nửa trực tiếp ở đoạn mở đầu; độc thoại nội tâm của CP; lời đối thoại CP- TN ; lời BK) 
*HĐ4: GV tổng kết bài học
? Nêu nhận xét khái quát về ND và NT của truyện? 
*HĐ5: GV củng cố ( HDHS về nhà)
*HĐ6: HDHS đọc thêm
- GV yêu cầu HS tìm hiểu một số nét chính về TG, TP.
II. Đọc- hiểu
 1.Nhân vật Chí Phèo:
 c.Mối tình với thị Nở: 
 * Tình yêu thương của TN đã thức tỉnh linh hồn CP 
 - CP đến với TN rất đặc biệt: CP- say rượu; TN- ngủ quên gốc chuối bờ sông. Điều kì diệu: chính lòng yêu thương chân thành mộc mạc của người đàn bà khốn khổ đã khiến bản chất lương thiện của người nông dân trong CP thức dậy.
 + Sáng hôm ấy, CP tỉnh táo ...lắng nghe âm thanh.. nhớ về thời xa xưa;...nhận thức được thực tại đáng buồn và một tương lai mờ mịt. -> lần đầu tiên CP đối mặt với chính mình và nhận ra tình trạng tuyệt vọng của thân phận mình: già, yếu đuối, cô độc ( đáng sợ) 
 -> NT: sở trường miêu tả, phân tích tâm lí của NC
 + Khi TN bưng cháo hành đến, CP ngạc nhiên, cảm động “ mắt ươn ướt”- lúc này CP trở lại đúng b.chất của anh canh điền lương thiện năm xưa “ Đó là bản tính của hắn, ”. Hắn “ thèm l.thiện, muốn làm hoà...”
-> cuộc gặp gỡ với TN như một tia chớp loé sáng trong cuộc đời CP, TN là chiếc cầu nối giúp CP đến với mọi người, CP tin rằng TN sẽ mở đường cho hắn ( cách dẫn dắt câu chuyện lô ghích, hợp lí) 
 * Mối quan hệ CP- TN:
 - Là q.hệ trực tiếp thể hiện phần nhân tính chìm khuất cũng như BK bị từ chối quyền làm người của CP :
 - Sự x.hiện của NV TN có 1 ý nghĩa khá đ.biệt trong việc thể hiện số phận, t.cách của CP: có thể nói TN đã giúp CP phát hiện lại chính mình .Nhưng TN cũng là nỗi đau sâu thẳm của CP. TN nghèo, xấu, dở hơi, thua thiệt đến thảm hại như thế mà Chí vẫn không “ xứng đôi” -> tô đậm cái bi đát, hẩm hiu trong SP của CP.
 d. Hành động giết Bá Kiến và tự sát
 *Nguyên nhân: 
 - TN từ chối TY của CP ( do bà cô - XH PK) -> CP rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn : sinh ra là một con người mà không được công nhận làm người ( bị đồng loại xa lánh, ruồng bỏ ( Ng.nhân trực tiếp)
 - Mối thù âm ỉ của CP với BK đã âm ỉ từ bấy lâu nay . Đây là sự trả thù của người nông dân khi họ thức tỉnh ( tuy manh động, thất vọng) -> dự báo về mối x.đột g.cấp sẽ được thanh toán bằng ~ b.pháp q.liệt.
 - Giờ đây ý thức nhân phẩm đã trở về , CP không bằng lòng trở lại c.s thú vật như trước nữa -> CP đã chết trong tâm trạng bi kịch đau đớn, trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống. 
 *Bi kich của CP là : bị tha hoá và bị cự tuyệt quyền làm người
 2.Nhân vật Bá Kiến: 
 * Đặc điểm tính cách:
 - Được NC tập trung khắc hoạ nổi bật , sinh động bằng ~ chi tiết đầy ấn tượng: từ giọng quát rất sang, lối nói ngọt nhạt đến cái cười Tào Tháo; từ cái cách cụ xử sự khi CP rạch mặt ăn vạ. Từ cách đối xử với CP: 
-> đây là chính sách, thủ đoạn , âm mưu thâm độc trong việc đàn áp, thống trị nông dân được đúc kết từ mấy đời làm “nghề tổng lí” 
 - BK còn là một lão già háo sắc và ghen tuông thảm hại vì sợ vợ => BK điển hình cho bọn cường hào ác bá ở nông thôn VN trước CM ( “khôn róc đời”, xảo quyệt, thâm độc và gian hùng)
 * Quan hệ CP-BK: là mối quan hệ để NC trực tiếp thể hiện bi kịch tha hoá và gián tiếp bộc lộ bi kịch bị từ chối quyền làm người của CP.
 Xét về lô gích hiện thực- BK là nguyên nhân sự tha hoá , nguyên nhân nỗi đau bị từ chối quyền làm người và số phận bi kịch của CP. Xét trong lô gích NT- tính cách điển hình của BK là một yếu tố không thể thiếu để tô đậm tính cách điển hình của CP.
 3.Đặc sắc của ngôn ngữ truyện:
 - Kết hợp hài hoà giữa đối thoại với độc thoại , giữa lời gián tiếp và lời nửa trực tiếp . Do vậy nhiều khi NN người kể chuyện và NN NV được lồng ghép vào nhau( Đoạn CP chửi) -> NN truyện vì thế rất linh hoạt uyển chuyển, vừa có tác dụng thể hiện t.cách, tâm lí NV. 
III.Tổng kết:
 - ND: phản ánh h.thực + tinh thần nhân đạo s.sắc.
 - NT: khắc hoạ tínhcách điển hình, miêu tả diễn biến t.lí, NN độc thoại, đối thoại, gián tiếp, nửa trực tiếp..
IV.Củng cố: 
 - Tóm tắt đoạn trích; Đọc đoạn hay, bình chú cái hay.
- Phát biểu cảm nhận về hình tượng NV Chí Phèo.
V.Đọc thêm:
Tinh thần thể dục
( Nguyễn Công Hoan)
 1.Tác giả: NCH- là nhà văn tiêu biểu của trào lưu VH HT VN trước CM
 2.Truyện ngắn “ Tính thần TD” :
 - ND: những người nông dân nghèo khổ phải trốn như trốn giặc khi bị bắt đi xem bóng đá ( PT TDTT do TDP tổ chức) 
 - NT đặc sắc: NT trào phúng được XD trên ~ mâu thuẫn trào phúng. Các thủ pháp nói giễu, cường điệu, NN đối thoại rất tự nhiên mà hài hước.
 - ý nghĩa phê phán: vạch rõ tính chất bịp bợm của “phong trào TDTT” mà TD Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng thanh niên khi đó.
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm chắc những nét ND. NT của TP “ Chí Phèo” 
 - Tập phân tích NV Chí Phèo ( diễn biến tâm trạng) 
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV NV 11 nâng cao.
 - SGV VH 11 THPT.
H.Kiến thức bổ sung: 
(P.châm sống của BK: người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng, hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn..” 
 Cách đ.xử với CP: dùng thằng đầu bò để trị ~ thằng đầu bò “ có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn”. Chỉ cần mấy câu nói ngọt xớt , chuỗi cười Tào Tháo, 1đồng bạc, đã biến CP hung hăng “ liều chết với bố con BK” trở thành “ chỗ đầy tớ chân tay” của lão )
Kiến thức bổ sung cho bài “ Chí Phèo” 
Lời thanh minh cho một mối tình
 ( Đặng Văn Toàn- Thái Bình)
Chẳng duyên cũng gọi là duyên
Một đêm vương chuối xui nên vợ chồng
Đêm ấy trăng sáng rất trong
Chứng cho đôi lứa đem lòng đến nhau
Chuyện đời ai biết cho đâu
Dây gầu- đáy giếng nông sâu thế nào
Kể gì miệng thế thấp cao
Thị Nở vẫn với Chí Phèo sóng đôi
Tháng năm in bóng hai người
Dìu nhau đi giữa tiếng cười nhân gian
Từ khi ra khỏi cổng làng
Váy thâm xoè giữa muôn hàng váy hoa
Trông người lại ngẫm đến ta
Cuộc tình hoang dã thế mà nên thơ
Lon ton bước cộc bước hờ
Thiên hạ khối kẻ nằm mơ ghen thầm
Tiết 50 ( )
Bài 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cần Đạt
*HĐ1:
*HĐ2:
*HĐ3:
*HĐ4:
E.Hướng dẫn học ở nhà
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docT47-50.doc