Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 1 đến tiết 7

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 1 đến tiết 7

A.Mục tiêu bài học :

 Giúp học sinh:

 - Thấy được sự cảm nhận của LHT về quyền uy và cuộc sống của chúa Trịnh

 - Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của Tg qua đoạn trích

B.Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài

C.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, các TLTK

D.Hướng dẫn bài mới : GV giới thiệu bài mới.

 

doc 17 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 1 đến tiết 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 2 (ĐV)
Vào phủ chúa Trịnh
(Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học : 
 Giúp học sinh:
 - Thấy được sự cảm nhận của LHT về quyền uy và cuộc sống của chúa Trịnh 
 - Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của Tg qua đoạn trích
B.Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài
C.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, các TLTK
D.Hướng dẫn bài mới : GV giới thiệu bài mới.
Nội dung Hoạt động 
kiến thức cần đạt
*HĐ1: Tiếp tục HDHS tìm hiểu VB ( suy nghĩ, tâm trạng của TG khi kê đơn ..)
? Lê Hữu Trác lí giải về bệnh tình thế tử Trịnh Cán như thế nào và cách chữa bệnh của ông ra sao?
*GV dẫn dắt vấn đề và yêu cầu HS phân tích những diễn biến tâm trạng của TG khi kê đơn chữa bệnh. ( Mặc dù biết rõ căn bệnh của thế tử nhưng khi kê đơn bốc thuốc LHT lại chần chừ ) 
- GV nêu câu hỏi:
? Suy nghĩ, tâm trạng của LHT khi kê đơn chữa bệnh cho thế tử được thể hiện như thế nào? 
? Quyết định cuối cùng của LHT là như thế nào ? Tại sao?
? Qua cách lí giải về bệnh tình của thế tử và cách chữa bệnh cho ta thấy điều gì về người thầy thuốc LHT?
( GV giảng)
*HD HS tìm hiểu nét đặc sắc của bút pháp kí sự 
? Theo em bút pháp kí sự của TG đặc sắc như thế nào? Phân tích những nét đặc sắc đó?
- GV gợi ý: cách quan sát, ghi chép, cách tả cảnh, cách kể.
- Khi HS nhận xét phải lấy được ví dụ minh hoạ.
? Hiệu quả của bút pháp kí sự?
*GV giảng để HS hiểu.
*HĐ2: HD HS tổng kết bài
? Nêu những nét ND- NT chính ?
? Đánh giá khái quát về LHT?
*HĐ3: HD HS làm BT nâng cao.
 GVgợi ý cho HS giải BT.
*HĐ4: HDHS củng cốbài học
GV củng cố bài học, khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS.
?Nêu suy nghĩ của bản thân sau khi học xong TP?
2.Lê Hữu Trác với việc kê đơn chữa bệnh cho thế tử 
a. Cách lí giải của LHT về bệnh tình thế tử:
 - Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi . Vả lại bệnh mắc đã lâu, tinh khí khô hết...
 - Cách chữa: Nếu chỉ lo dùng thứ thuốc công phạt khắc tường...chỉ làm cho người thêm yếu...phải dùng thứ thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận cốt giữ cái căn bản tiên thiên và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên. Chính khí ở trong mà thắng thì bệnh ở ngoài sẽ tự nó tiêu.
 b.Những d.biến suy nghĩ, tâm trạng của LHT khi kê đơn bốc thuốc
 + Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử, đưa ra những luận giải hợp lí, thuyết phục và có cách chữa đúng bệnh, nhưng sợ chữa có hiệu quả sẽ được chúa tin dùng ,bị công danh trói buộc.
 + Để tránh được điều đó- cần chữa bệnh cầm chừng (cho thuốc vô thưởng vô phạt). Nhưng làm thế thì lại trái y đức, trái lương tâm(phụ lòng của ông cha)
 + Hai suy nghĩ này giằng co, xung đột nhau, cuối cùng, lương tâm phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng. Gạt sở thích của riêng mình để làm tròn trách nhiệm. Và khi đã quyết, tác giả thẳng thắn đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình mặc dù ý kiến đó trái với ý kiến đa số thầy thuốc thông thường, làm cho quan Chánh đường ngần ngại “tỏ ý kiến nói đi nói lại...”
 Nhận xét:
 - Tác giả là một thầy thuốc giỏi, có KT sâu rộngvà già dặn kinh nghiệm.
 - Bên cạnh tài năng ông còn là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ.
 - Hơn nữa LHT còn là người khinh thường danh lợi, quyền uy, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm, giản dị nơi quê nhà. Mặc dù chứng kiến tận mắt sự quyến rũ của vật chất giàu sang và việc hưởng thụ giàu sang trong tầm tay, nhưng tác giả vẫn dửng dưng không mảy may rung động.-> Quan điểm sống này cho thấy tác giả không đồng tình với việc hưởng thụ lạc thú quá mức xa hoa của những người nắm giữ trọng trách quốc gia.
 3.Nét đặc sắc của bút pháp kí sự:
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn tiến sự việc khéo léo lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc.
 + Khi TG vào phủ theo lệnh chúa, có “tên đầy tớ chạy trước hét đường” và “ cáng chạy như ngựa lồng” khiến người ngồi trong cáng “ bị xốc một mẻ khổ không nói hết”
 + Thế tử - 1 đứa trẻ, ngồi chễm chệ trên sập vàng cho thầy thuốc - 1 ông già quỳ dưới đất lạy 4 lạy, rồi cười và ban một lời khen "ông này lạy khéo" -> chi tiết nhỏ nhưng gây ấn tượng 
 + Nơi ở của thế tử được miêu tả rất tỉ mỉ khiến người đọc cũng cảm thấy ngột ngạt khó thở. Không cần giải thích cũng có thể hiểu được nguyên nhân căn bệnh của thế tử 
 - Tác giả chú ý cả chi tiết bên trong cái màn là nơi "Thánh thượng đang ngự". => Qua đó cho thấy : Việc ăn chơi hưởng lạc của nhà Chúa tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc không cần thêm một lời bình luận nào. TG chỉ là người quan sát và ghi chép lại một cách trung thực mà thôi.
III.Tổng kết:
 - Nội dung: quang cảnh, sinh hoạt nơi phủ chúa (giàu sang uy nghiêm , xa hoa hưởng lạc); tâm trạng, suy nghĩa của TG (rất phức tạp)
 - Nghệ thuật: cách viết kí có những nét đặc sắc riêng
- > Lê Hữu Trác là một nhà văn có tài năng, một nhà nho nghiêm túc, một thầy thuốc giỏi và có phẩm chất cao đẹp.
IV.Bài tập nâng cao:
 Hình tượng NV lê Hữu Trác qua đoạn trích:
 - LHT- nhà văn nhà thơ: đoạn trích đã thể hiện tài năng viết văn làm thơ của TG; bài thơ đã khái quát được cảnh giàu sang của chúa khác hẳn người thường . Lời thơ pha một chút châm biếm , từ ngữ đăng đối, ý tứ sâu xa.
 - LHT- bậc túc nho: tính tình thâm trầm, hóm hỉnh, luôn mỉm một nụ cười kín đáo châm biếm chúa Trịnh
 - LHT- một danh y từ tâm và lỗi lạc . Trước hết ông am hiểu y lí một cách sâu sắc. Quan niệm chữa bệnh của ông khác hẳn các danh y của hai cung sáu viện . y lí sâu sắc lại có tâm của một bậc lương y nên TG có mối mâu thuẫn khó xử...Cuối cùng y đức đã thắng sở thích cá nhân của bậc trí ẩn.
V.Củng cố bài học:
 - Qua những ghi chép của LHT về quang cảnh và những cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh, ta thấy được sự cảm nhận của LHT về quyền uy và cuộc sống của chúa Trịnh -> Hiểu được một thời đại trong LSDT.
- NT viết kí đặc sắc với sự quan sát tỉ mỉ , tinh tế .
VI.Đọc thêm : Cha tôi ( Đặng Huy Trứ )
E.hướng dẫn học ở nhà: 
 - Đọc kỹ lại đoạn trích để cảm thụ sâu sắc hơn 
 - Nắm giá trị của TP (đoạn trích)
 - Từ việc hiểu đoạn trích , có cách sống như thế nào ?
G.Tư liệu tham khảo: 
 1.Các triều đại VN
 2.TP “ Thượng kinh kí sự”
 3.TP “ Hoàng Lê nhất thống chí”
G.phần bổ sung kiến thức: 
Tiết 1 (ĐV)
Vào phủ chúa Trịnh
(Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học : 
 Giúp học sinh:
 - Thấy được sự cảm nhận của LHT về quyền uy và cuộc sống của chúa Trịnh 
 - Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của Tg qua đoạn trích
B.Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài
C.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, các TLTK
D.Hướng dẫn bài mới : GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
kiến thức trọng tâm
*HĐ1: GV giới thiệu bài mới.
*HĐ2: HD HS tìm hiểu khái quát về TG, TP
- Cho HS đọc phần TD ở SGK.
- Yêu cầu HS tóm tắt những ý cơ bản về TG; về TP "Thượng kinh kí sự".
- GV chốt lại một số ý cơ bản để HS nắm.
? Lê Hữu Trác là người như thế nào?
? Nội dung chính của tập kí “ Thượng kinh kí sự”
*HĐ3: HD HS đọc- hiểu VB
*B1: GVHD cách đọc và phân công HS đọc theo đoạn (4 đ)
*B2: HD HS tìm hiểu VB ( Quang cảnh, sinh hoạt nơi phủ chúa, thái độ TG)
- Yêu cầu HS nêu những chi tiết về quang cảnh nơi phủ chúa ( cảnh bên ngoài) 
? Tìm những chi tiết quang cảnh bên ngoài phủ chúa?
(khi vào phủ chúa...mấy lần cửa, vườn hoa..khuôn viên...)
- Tiếp tục yêu cầu HS nêu những chi tiết về cảnh nội cung. 
? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh nội cung phủ chúa? ( GV gợi ý: bên trong phủ..., đến nội cung thế tử...)? Nội cung thế tử được miêu tả như thế nào?
? Chúa Trịnh được nói đến ra sao?
? Thế tử được các thầy thuốc trong phủ chăm sóc như thế nào? Khi xem bệnh cho thế tử TG đã phải làm gì? 
- Từ việc tìm hiểu trên GV cho HS đi đến nhận xét những khái quát về quang cảnh nơi phủ chúa và NT viết kí sự của TG?
( GV chốt lại)
*Cho HS nhận xét về thái độ và suy nghĩ của TG trước quang cảnh và những cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa.
? Qua ngòi bút ghi chép của TG em thấy thái độ của TG thể hiện như thế nào? ( Gián tiếp hay trực tiếp)
? Thái độ, suy nghĩa đó thể hiện qua những câu, đoạn nào?
( GV gợi ý cho HS những đoạn thể hiện rõ thái độ suy nghĩ của TG)
- GV nhận xét ý kiến của HS , bổ sung những ý cần thiết sau đó nhấn mạnh ý cơ bản .
( GV giảng)
*HĐ4: GV củng cố bài học. 
I.Giới thiệu về tác giả tác phẩm
1.Tác giả: 
 - Lê Hữu Trác(1720-1791). Hiệu là Hải thượng Lãn Ông.
 - Là 1 danh y + dạy thuốc để truyền bá y học.
 - Là nhà văn,nhà thơ lớn. Bộ: “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”-> công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất thời trung đại + có giá trị văn học.
2.“ Thượng Kinh kí sự”: 
 - TL : tập kí sự bằng chữ Hán.
- ND: + Quang cảnh, cuộc sống nơi kinh đô, phủ chúa; quyền uy, thế lực của nhà chúa. 
 + Thái độ của tác giả: Khinh thường danh lợi.
II.Đọc- hiểu văn bản:
1.Quang cảnh, nếp sinh hoạt nơi phủ chúa và những suy nghĩ, thái độ của TG
 a.Quang cảnh, sinh hoạt nơi phủ chúa:
 - Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa, “ đâu đâu cũng là cây cối um tùm...với “những dãy hành lang quanh co ...”, “Người giữ cửa truyền báo rộn ràng..”. mỗi cửa đều có người giữ cửa và có vệ sĩ canh gác “ ai muốn vào phải có thẻ”
- Trong khuôn viên phủ chúa có điếm “ Hậu mã quân túc trực” để chúa sai phái đi truyền bá mệnh lệnh ra bên ngoài; 
 - Bên trong phủ là những nhà “ Đại đường”, “ Quyển hồng”, “ Gác tía” với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thiếp vàng và “những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy” . Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là “ mâm vàng, chén bạc”.
 - Đến nội cung thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm . Nơi ở của thế tử rất sang trọng: có sập thiếp vàng, ghế rồng sơn son thiếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn là che ngang sân, “xung quanh lấp lánh... ngào ngạt”
 - Chúa Trịnh luôn luôn có "phi tần chầu chực" x.quanh. TG không thấy mặt chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại; xem bệnh xong cũng không được phép trao đổi với Chúa mà chỉ được viết tờ khải để quan Chánh đường tâu lên Chúa.
 - Thế tử bị bệnh có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có "mấy người đứng hầu hai bên". Thế tử chỉ là một đứa bé 5, 6 tuổi nhưng khi vào xem bệnh, tác giả -1cụ già - phải lạy bốn lạy, xem mạch xong lại lạy bốn lạy trước khi lui ra. Muốn xem thân hình thế tử phải có một viên quan nội thần đến xin phép được cởi áo cho thế tử.
 *Nhận xét:
 - Quang cảnh nơi phủ chúa giàu sang, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm, nói lên quyền uy tột bậc của nhà chúa. Cảnh sinh hoạt cũng nói lên được nếp sống hưởng thụ cực kì xa hoa của chúa Trịnh Sâm và gia đình ông ta. 
- Đoạn trích mang giá trị hiện thực sâu sắc. Thể hiện tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chân thực, sắc sảo của TG. 
bThái độ, suy nghĩ của tác giả:
 -Trước những cảnh được chứng kiến trong phủ chúa, tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ , nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại đây đó, có thể thấy được phần nào thái độ của người viết.
 + Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ, TG đã nhận  ... nh thương ở đây chính là niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng nhà thơ. Cũng như trên NĐC vì cuộc đời, vì sự an bình của nhân dân mà thương, tiếc cho những tài năng không có đất dụng võ, đành phải "phôi pha "
 Thể hiện cái đẹp, cái cao cả trong tư tưởng của tác giả
 * NT: 
 + Sử dụng điệp ngữ dày đặc : phần nói về lẽ ghét gồm 10 câu, sau 2 câu mở đầu, 8 câu tiếp theo, cứ câu trên nói nỗi ghét cụ thể đối với vua chúa , thì câu dưới tả cảnh khổ của nhân dân -> tạo nên một điệp khúc buồn có tác dụng nhấn mạnh những điều đáng ghét . Cụm từ “ thương thầy, thương ông” lặp lại chín lần ở 14 câu rất có hiệu quả trong việc thể hiện tình thương, sự cảm thông sâu sắc của TG.
 + Cách sử dụng tiểu đối: chí thời có chí/ ngôi mà.., 
Sớm dâng lời biểu/ tối đày đi xa.-> tác dụng: làm cho câu thơ nhẹ nhàng, cân đối, mang vẻ đẹp cổ điển
 + Nhiều chữ dùng tuy mộc mạc nhưng đầy sức mạnh và giàu cảm xúc : gét cay..., sa sầm..., lằng nhằng,,,. phui pha, ngùi ngùi 
 + Nói chuyện đạo lí nhưng giọng không nén đựoc buồn giận đắng cay
*Củng cố bài học:
 - HCST, nội dung chính của TP “ LVT”
 - Vị trí và ND chính của đoạn trích
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Nắm chắc ND, NT đoạn trích
 - Tập phân tích 
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV Ngữ văn 11 nâng cao
 - Thiết kế bài giảng NV 11 Nâng cao. 
H.Kiến thức bổ sung
Tiết 2 (ĐV)
Lẽ ghét thương
(Trích Truyện Lục Vân Tiên- N.Đ.Chiểu)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Hiểu được tư tưởng vì dân vì đời, ghét hôn quân bạo chúa của tác giả qua lời ông Quán
 - Thấy được NT dùng điệp ngữ, thành ngữ, tiểu đối, từ láy giàu sắc thái biểu cảm .
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Ông Quán thương và ghét những người nào ? Vì sao? Qua đó em thấy ông Quán là người ntn?
D.Hướng dẫn bài mới
 Nội dung hoạt động
*HĐ1:Tiếp tục HDHS tìm hiểu VB
*B2: HDHS tìm hiểu tư tưởng yêu ghét của NĐC qua đoạn trích.
- GV cho HS thảo luận câu hỏi 1 SGK và trả lời. 
- GV giảng
? Vấn đề mà TG quan tâm ở đay là gì? 
? Theo em việc TG dẫn liệu lấy từ sử sánh T.Quốc xa xưa là nhằm dụng ý gì? 
 (GV giảng.)
*HĐ2: GV tổng kết bài
? Qua việc tìm hiểu VB em nắm được gì về ND và NT chính của đoạn trích?
*HĐ3:GV củng cố bài học
*HĐ4HDHS đọc thêm
*B1: Đọc VB
*B2: Tìm hiểu HCST bài thơ
*B3: Tìm hiểu nội dung chính thể hiện trong bài thơ .
*B4: Tìm hiểu những nét NT đặc sắc của bài thơ.
 Kiến thức cơ bản
II.Đọc hiểu
 3.Tư tưởng yêu ghét của NĐC qua đoạn trích 
 - Câu thơ “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”:
 là tuyên ngôn về lẽ yêu- ghét của ông Quán như một yêu cầu đạo đức , lí tưởng của con người
 - >Thương và ghét là 2 mặt đối lập của một tình cảm thống nhất: đã thương cái tốt đẹp tất phải ghét cái xấu xa, ngược với các điều tốt. Câu nói cho thấy t/c ghét thương của ông Quán gắn với lí tưởng thương dân sâu sắc.
 - Vấn đề mà TG quan tâm là là c.s lầm than của nhân dân dưới ách thống trị của vua chúa bạo ngược và số phận long đong của những nho sĩ hiền tài không gặp thời. Dẫn liệu lấy từ sử sánh T.Quốc xa xưa đều được lựa chọn để ngụ ý ít nhiều nói về hiện tình XH VN dưới chế độ nhà Nguyễn . (Chế độ áp bức, bóc lột nặng nề đã đẩy nhân dân vào c.s đói khổ cùng cực. Thời Tự Đức việc xây lăng tẩm tốn kém “ Vạn niên là...” . Dưới triều nhà Nguyễn biết bao hiền tài đã chẳng được dùng lại còn bị vùi dập ( Cao bá Quát, Bùi Hữu Nghĩa, Ng.Công Trứ) -> đằng sau ~ chuyện mượn từ sách sử xa xưa còn có bóng dáng LS đang diễn ra 
4.Tổng kết
 - ND: Thể hiện tập trung tư tưởng thương dân, thương đời sâu sắc của NĐC . Vì thương dân thương đời mà ông ghét bọn hôn quân , bạo chúa bất nhân và yêu thương các bậc hiền tài , tiếc cho họ không có dịp đóng góp tài năng để cứu đời . Đằng sau lẽ ghét thương là tình thương dân , thương đời sâu sắc, bao la 
 - NT: Tuy dùng nhiều điển tích LS T.quốc nhưng lời thơ mộc mạc, khẩu ngữ ( tầm phào, lằng nhằng) , lại thêm NT điệp ngữ, tiểu đối điêu luyện , đoạn trích giàu sức truyền cảm đến người đọc
 III.Củng cố bài học: 
 - Tư tưởng yêu ghét của NĐC thể hiện qua đoạn trích
 IV.Bài tập nâng cao
 - Khái quát tư tưởng của NNĐC thể hiện trong đoạn trích: thương dân thương đời sâu sắc.
V.Đọc thêm: 
 Chạy giặc
 ( Nguyễn Đình Chiểu)
1.HCST: Được viết vào thời điểm nền độc lập của DT Việt Nam bị đe doạ nghiêm trọng. Thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng , do vấp phải sự kháng cự của quân triều đình nhà Nguyễn và gặp một số điều bất lưọi khác , liền quay vào Sài Gòn, tràn tới sông Bến Nghé, nhân lúc quân ta phòng bị lơ là mà mà hạ đồn Gia Định rồi từ đó đánh loang ra các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ .
2.Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của NĐC, tuy bị mù loà nhưng theo dõi rất sát tình hình đất nước. Ông vô cùng đau đớn những thảm cảnh mà mà quân cướp nước đã gây nên cho đồng bào ta và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình.
 3.NT: Thể thơ TNBCĐL với các BPTT đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ láy giàu giá trị tượng hình biểu cảm, giọng điệu vừa xót xa, ngậm ngùi vừa căm giận vừa oán trách 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng đoạn thơ
 - Nắm chắc ND, NT đoạn trích
 - Tập phân tích 
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV Ngữ văn 11 nâng cao
 - Thiết kế bài giảng NV 11 Nâng cao. 
H.Kiến thức bổ sung
Kiến thức bổ sung
- “Kiệt Trụ mê dâm”- hai tên vua hoang phí của cải, chơi bời trác táng và rất tàn bạo .Vua Kiệt say mê Muội Hỉ, xây Dao Đài ( đài bằng ngọc) , cung Trường Dạ làm nơi ăn chơi hưởng lạc . Vua Trụ đào “tửu trì” ( ao rượu) , làm “nhục lâm”( rừng thịt) để cùng Đát Kỉ xem chơi, lấy thịt người nuôi thú dữ, moi tim trung thần.. -> bị nhân dân vô cùng oán ghét.
 - “U, Lệ đa đoan” - làm nhiều điều bạo ngược . U Vương ( tên vua nổi tiếng hiếu sắc cuối thời Tây Chu) muốn làm cho người đẹp Bao Tự cười đã liều lĩnh cho đốt lửa ở đài phong hoả, thúc trống lớn như báo hiệu kinh đô bị uy hiếp gọi các nước chư hầu đem quân đến cứu để đùa chơi . Các nước chư hầu hầu thấy lửa cháy rực trời, tiếng trống ầm ầm như sấm vội mang binh mã đến cứu. Đến nơi chỉ thấy U Vương đang cùng Bao Tự ngồi trên đài cao yến ẩm tưng bừng . Nhìn cảnh quân tướng các nơi tất tả kéo đến rồi lại chưng hửng rút về, Bao Tự vỗ tay thích chí cả cười 
 - Ngũ bá phân vân: năm lãnh chúa của 5 nước chư hầu cuối thời Xuân thu “ chuộng bề dối trá” sát phạt nhau để giành ngôi bá chủ .
 - Thúc quý phân băng: vua và các lãnh chúa cuối thời Đường “ sớm đầu tối đánh” , hỗn chiến liên miên khiến cho nhân dân rất khổ
2.Những người ông Quán thương
 - Khổng Tử bôn ba khắp chốn luôn luôn hi vọng có dịp thực hiện hoài bão cứu đời , nhưng đến đâu cũng không được tin dùng, mấy lần còn suýt bị hãm hại , như lần đi qua ấp Khuông trên đương rời nước Vệ sang nước khác
 - Nhan Tử có đức có tài nhưng mệnh yếu, công danh lở dở
 - Gia Cát Lượng có tài kinh bang tế thế, túc trí đa mưu, hết lòng tận tuỵ, nhưng “ gặp cơn Hán mạc” ( vận nhà Hán đã hết) , sự nghiệp rốt cuộc không thành , “tài lành” uổng phí .
 - Đổng Trọng Thư từng góp công lớn trong việc xây dựng 1 vương triều thống nhất thời Hán Vũ Đế, nhưng sau vì 1 lời khuyên vua trái tai lại bị nhà vua bắt giam, suýt chết , rồi bị cách hết chức phải về quê 
 - Đào Tiềm ( đào Uyên Minh) tưởng có thể thông qua con đường làm quan để thực hiện hoài bão “ cứu giúp dân đen” , nhưng lại thấy không thể thoả hiệp với 1 vương trỉèu thối nát , nên ở giữa tuổi tráng niên cũng đành từ bỏ công danh về nhà, tự cày ruộng mà ăn.
 - Hàn Dũ chỉ vì dám dâng biểu can vị vua quá sùng tín đạo Phật “ dễ làm mê hoặc dân chúng” mà bị giáng chức và bị đày đi xa 
 - Ba thầy trò Liêm Lạc gồm thầy Chu Đôn Di và 2 học trò Trình Hạo, Trình Di đều là bậc đại nho, yêu dân yêu đạo, nhưng vì coi thường chữ lợi mà bị phái “ Tân đảng” của Vương An Thạch “ xua đuổi” khỏi triều đình.
Tiết 7 (LV)
Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Lớp: 11I, 11K
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Biết phân tích làm nổi bật cách tác giả vận dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập TP văn chương 
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là NN chung và lời nói cá nhân? ý thức của bản thân em về cách học NN chung và trau dồi lời nói cá nhân ntn? 
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:GV hướng dẫn HS làm bài tập theo trình tự đã có trong SGK
*Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc các đoạn trích SGK
- GV gợi ý bằng các câu hỏi 
? Tìm hiểu thể loại của 3 VD ? 
? Thời kì sáng tác của 3 TP có gì khác nhau? 
? Phân tích để thấy được nét giống nhau và khác nhau của 3 VD? 
*Bài 2:
- Cho HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
? Hãy tìm các BPTT mà N.Tuân đã sử dụng trong đoạn văn?
* Bài 3: 
- GV cung cấp cho HS kiến thức về cấu trúc của BPSS.
- Từ kiến thức trên GV yêu cầu HS so sánh các câu thơ của 4 nhà thơ đã dẫn trong SGK.
- GV giảng thêm về cấu trúc để HS hiểu
*HĐ2: GV củng cố bài học
? Nhận xét việc vận dụng NN chung của các TG khi tạo lập TP văn chương
? Khi tìm hiểu TP văn chương cần phải ntn?
I.Làm bài tập SGK:
 1. Bài 1 
 - Về thể loại: đoạn trích Chinh phụ ngâm thuộc thể ngâm khúc ( thơ song thất lục bát) , đoạn trích Truyện Kiều thuộc thể loại tự sự ( thơ lục bát) , bài Cảnh khuya thuộc thể loại trữ tình. 
 - Về thời kì sáng tác: hai đoạn trích đầu thuộc VH trung đại, bài Cảnh khuya thuộc VH hiện đại
 - Cảnh vật ( cùng với từ ngữ diễn đạt ) hiện lên trong các đoạn trích và bài thơ rất giống nhau ( một đêm khuya có trăng, có hoa...hoà quyện với nhau, lồng vào nhau, có một người chưa ngủ ) nhưng tâm trạng của NV thì lại khác nhau ( NV người chinh phụ và Thuý Kiều thì lo cho duyên phận riêng, NV trữ tình- tác giả thì lo cho sự nghiệp chung của nước nhà.
 2.Bài 2:
 Các biện pháp tu từ mà Nguyễn Tuân đã sử dụng:
 - Biện pháp nhân hoá: Tiếng đàn hậm hực...
 - Biện pháp lặp cấu trúc: Nó là....
 - Biện pháp so sánh ( những câu có từ là) 
 3.Bài 3: 
 - Cấu trúc của BPTT so sánh:
Sự vật được so sánh (1)
Phương diện SS (2)
Từ ngữ so sánh ( 3)
Sự vật dùng SS ( 4)
Tiếng suối
 con người 
 như
tiếng hát
 - Câu thơ của Hồ Chí Minh , của Thế Lữ có đầy đủ cả 4 vị trí. Các câu trong đoạn trích của Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân thì có một số vị trí để trống ( phải hiểu ngầm) 
 - Trong cấu trúc trên , vị trí (4) chỉ sự vật dùng để so sánh mang đặc trưng tiêu biểu cho phương diện SS; sự vật đó thường thuộc về tự nhiên , siêu nhiên , như trong câu thơ của Thế Lữ ( tiếng ngọc tuyền); trái lại, trong câu thơ của HCM thì sự vật đó lại thuộc về con người ( Tiếng hát xa) 
II.Củng cố bài học: 
 - Các tác giả vận dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập TP văn chương vừa có nét chung vừa có nét riêng .
 - Có sự đồng điệu giữa các tác giả ở các thời kì khác nhau
 - Mỗi tác giả có phong cách riêng. 
 - Tìm hiểu TP văn chương cần biết phân tích để làm nổi bật cách tác giả vận dụng NN chung vào việc tạo lập TP văn chương. 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Tự tìm và phân tích thêm một số TP văn chương khác để thấy được cách sử dụng NN chung của các nhà thơ nhà văn
G.Tài liệu tham khảo
 - SGV 11 Nâng cao
 - Thiết kế bài giảng NV11 nâng cao
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • doc1-T1-7.doc