I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại kiến thức Ngữ văn lớp 10, qua tiết chữa bài học sinh rút kinh nghiệm về cách làm các bài tiếp theo.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chọn ý, lập dàn ý, kĩ năng phân tích trong bài văn nghị luận.
- Thái độ: Tự nhận thấy năng lực hành văn của bản thân để có hướng phấn đấu trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học.
- Trò: Ôn lại kiến thức lớp 10 có liên quan đến bài kiểm tra.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Ngày soạn: 25/08/08 Tiết: 1 Bài dạy: LUYỆN TẬP: CHỮA BÀI KIỂM TRA ĐẦU NĂM I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại kiến thức Ngữ văn lớp 10, qua tiết chữa bài học sinh rút kinh nghiệm về cách làm các bài tiếp theo. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chọn ý, lập dàn ý, kĩ năng phân tích trong bài văn nghị luận. - Thái độ: Tự nhận thấy năng lực hành văn của bản thân để có hướng phấn đấu trong học tập. II. CHUẨN BỊ Thầy: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học. Trò: Ôn lại kiến thức lớp 10 có liên quan đến bài kiểm tra. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải quyết yêu cầu của phần văn học sử và phần tiếng Việt trong đề bài. GV: Đọc lại đề bài cho học sinh theo dõi: Câu 1: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nội dung? Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong bài ca dao sau: Em tưởng nước giếng sâu, Em nối sợi gàu dài. Ai ngờ nước giếng cạn, Em tiếc hoài sợi dây. Có nhận xét gì về hiệu quả miêu tả của biện pháp tu từ được dùng trong bài ca dao. HS: Thảo luận và nêu cách giải quyết. Câu 1: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có ba đặc điểm lớn về nội dung: - Chủ nghĩa yêu nước. - Chủ nghĩa nhân đạo. - Cảm hứng thế sự. Câu 2: - Bài ca dao được diễn đạt theo phép ẩn dụ tu từ. “ Nước giếng sâu – cạn” là cách nói tình cảm thắm thiết hay hời hợt. “Nối sợi gàu dài” là nói về công vun đắp, đeo đuổi. “Tiếc hoài sợi dây” là tiếc công vun đắp tình cảm. - Hiệu quả miêu tả của phép tu từ ẩn dụ trong bài ca dao rất cao: diễn tả được tình cảm kín đáo, tế nhị bằng các hình ảnh xa xôi, bóng gió: “Nước giếng sâu – cạn”, “Nối sợi gàu dài” 30 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải quyết yêu cầu của phần làm văn. Câu 3: Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. HS: Đọc lại văn bản bài thơ, tiến hành lập dàn ý chi tiết. Câu 3: Về nội dung bài thơ cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Đọc Tiểu Thanh kí nằm trong tập thơ Thanh Hiên thi tập viết vào những năm tháng trước khi Nguyễn Du ra làm quan cho triều đình nhà Nguyễn. - Đọc tập thơ của Tiểu Thanh, Nguyễn Du hết sức xúc động. Ông tưởng tượng ra cảnh Tây Hồ ngày xưa đẹp là thế, còn bây giờ hoang tàn xơ xác để nói lên những đổi thay bể dâu trong cuộc đời. - Xót thương một người phụ nữ đẹp có tài mà số phận oan nghiệt: Làm lẽ, bị đọa đày, sống cô độc, chết trong đau đớn, chết rồi còn bị nguyền rủa, thơ còn bị đốt. - Không chấp nhận thân phận phi lí, Nguyễn Du coi đó là một nỗi oan lớn trong cuộc đời. - Thông cảm với Tiểu Thanh, Nguyễn Du coi nỗi đau của Tiểu Thanh như của chính mình. Nỗi khổ của người phụ nữ cũng chính là nỗi khổ chung của con người trong xã hội phong kiến. - Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bố cục cân xứng: Đề, thực, luận, kết; ngôn từ cô đọng, hàm súc, câu hỏi tu từ, - Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí. - Bài tập về nhà: Tìm hiểu trước về tác gia Nguyễn Khuyến. IV. RÚT KINH NGHIỆM .. Ngày soạn: 25/ 08/2008 Tiết : 2 Bài dạy: Đọc văn TÁC GIA NGUYỄN KHUYẾN I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thêm về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến. Qua đó, học sinh biết vận dụng vào phân tích bài thơ Câu cá mùa thu đạt hiệu quả. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, kĩ năng phân tích tác phẩm trữ tình. -Thái độ: Có ý thức trong việc đọc các tài liệu tham khảo. II. CHUẨN BỊ Thầy: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học. Trò: Tìm hiểu về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến qua sách báo. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh Kiểm tra bài cũ (4 phút): Em hãy đọc một bài thơ, câu đối của Nguyễn Khuyến mà em thuộc. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tiểu sử Nguyễn Khuyến. GV: Yêu cầu học sinh dựa vào phần tiểu dẫn của bài thơ Câu cá mùa thu để nhắc lại những nét cơ bản về cuộc đời và con người Nguyễn Khuyến. HS: Dựa vào SGK thảo luận và trả lời. I. Tiểu sử. - Nguyễn Khuyến ( 1935 – 1909) làng Hoàng Xá – Ý Yên – Nam Định nhưng chủ yếu sống ở quê cha. - Cuộc sống vất vả, nghèo túng. - Có chí học hành, thi đỗ Tam nguyên (Hương, Hội, Đình ) => Tam nguyên Yên Đổ. - Ra làm quan cho triều Nguyễn khi Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam kì và đang đánh ra Bắc. - Bất mãn với xã hội đương thời, với triều đình nhà Nguyễn, từ quan về quê ở ẩn sau hơn 10 năm làm quan. - Phần lớn cuộc đời sống ở nông thôn. 30 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự nghiệp thơ ca. GV: Giới thiệu sự nghiệp thơ ca và những nét chính trong nội dung thơ ca của Nguyễn Khuyến. GV: Em hãy cho biết thơ ca Nguyễn Khuyến thể hiện những nội dung chủ yếu nào? GV: Vì sao Nguyễn Khuyến rất yêu nước nhưng không đứng lên chống giặc? GV: Tìm một số bài thơ, câu thơ để chứng minh cho những nội dung vừa nêu. GV: Thơ văn Nguyễn Khuyến có những điểm độc đáo nào về nghệ thuật? HS:Thảo luận phát biểu: - Tâm sự trước thời cuộc. - Viết về nông thôn Việt Nam. - Cảm quan trào phúng. HS: Đọc một số bài thơ đã học. HS: Thảo luận trả lời. II. Sự nghiệp thơ ca. - Sáng tác chủ yếu ở giai đoạn cuối, lúc đã từ quan về quê ở ẩn. - Gồm khoảng 800 bài thơ, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm. 1) Thơ văn Nguyễn Khuyến bộc bạch tâm sự của mình. - Là một nhà nho được nuôi dạy ở cửa Khổng sân Trình, muốn ra làm quan “thờ vua giúp nước” nhưng Nguyễn Khuyến sinh ra lớn lên trong thời tao loạn => luôn day dứt, buồn khổ vì vận mệnh đất nước, thấy trách nhiệm của mình muốn giúp nước nhưng bất lực, cô đơn trước cuộc đời. - Luôn giằng co giữa xuất và xử. Năm canh máu chảy đêm hè vắng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ. + Cảm thấy về quê như một cuộc chạy làng. + Ví mình như ông già điếc, ông phỗng đá. Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ, Rằng khôn cũng chịu, rằng khờ cũng cam. - Tuy vậy vẫn một lòng với vua với nước. 2) Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn Việt Nam. - Phần lớn cuộc đời ông sống ở nông thôn, một vùng đồng chiêm nghèo Bắc bộ. - Sống rất chân tình, gần gũi, gắn bó, chia sẻ thương yêu với mọi người. - Viết rất nhiều về cuộc sống, con người, phong tục, cảnh vật ở làng quê. => Với Nguyễn Khuyến lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới đi vào văn học một cách thực sự. 3) Nguyễn Khuyến là nhà thơ trào phúng, đả kích. - Thơ văn Nguyễn Khuyễn vạch rõ bản chất của bọn vua quan, nho sĩ đương thời. - Ngoài bút đả kích, châm biếm của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng mà thâm thúy, ông mỉa mai bóng gió xa xôi nhưng chua chát, xót xa trước tình trạng nước mất nhà tan, xã hội nhố nhăng bấy giờ. - Ông cũng tự chế giễu cái bất lực, bạc nhược của bản thân mình. 4) Nghệ thuật đặc sắc trong thơ văn Nguyễn Khuyến. - Sử dụng bút pháp trào phúng mỉa mai vào trong thơ. Dùng điển cố lấy từ ca dao. - Thơ Nôm: Hình ảnh giản dị, từ ngữ dễ hiểu, trong sáng, gần gũi nhưng rất sinh động, tinh tế. - Bút pháp chủ yếu: Hiện thực – trữ tình. Bên cạnh đó là yếu tố trào phúng, tiếng cười thâm trầm, kín đáo mà sâu sắc. - Sử dụng nhiều thơ cổ, câu đối Đường luật. - Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được những nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Khuyến. - Bài tập về nhà: Phân tích ba bài thơ thu để chứng minh: Nguyễn Khuyến là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam. IV. RÚT KINH NGHIỆM. . Ngày soạn: 30/ 08/2008 Tiết : 3 Bài dạy: Đọc văn TÁC GIA TRẦN TẾ XƯƠNG I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Giúp học sinh nắm được vài nét về cuộc đời, con người cùng sự nghiệp thơ văn của Trần Tế Xương; đặc điểm nghệ thuật trong thơ Ông. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, kĩ năng đọc – hiểu một số sáng tác của Trần Tế Xương. -Thái độ: Có ý thức trân trọng di sản văn học dân tộc, cảm thông và trân trọng sự nghiệp thơ văn của Tú Xương. II. CHUẨN BỊ Thầy: Giáo án, đọc tài liệu tham khảo, phương án tổ chức lớp học. Trò: Tìm hiểu về cuộc đời, con người và nội dung thơ văn Trần Tế Xương qua sách báo. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh Kiểm tra bài cũ (4 phút): Em hãy đọc một số tác phẩm của Tú Xương và nhận xét về nội dung và nghệ thuật? TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cuộc đời và con người Trần Tế Xương. GV: Nhấn mạnh và giúp học sinh nắm được vài điểm nổi bật trong cuộc đời và con người Trần Tế Xương. HS: Cần chú ý ở một số điểm: - Cuộc đời và nỗi đau riêng của nhà thơ. - Hoàn cảnh xã hội thời Tú Xương sống. I. Cuộc đời và con người. - Trần Tế Xương, còn gọi là Tú Xương ( 1970 – 1907), quê làng Vị Xuyên – Mỹ Lộc – Nam Định. - Ông là nhà thơ có cá tính: Sống phóng túng không chịu gò bó vào khuôn khổ lễ giáo, đi thi thường phạm trường quy => hỏng thi. - 37 năm của cuộc đời Tú Xương nằm trọn trong giai đoạn lịch sử vô cùng bi thảm: Triều đình nhà Nguyễn vốn lạc hậu và bảo thủ, đang trên đà suy sụp, rốt cuộc đã bán đứng đất nước ta cho thực dân Pháp. - Sống trong buổi giao thời Tây – ta lẫn lộn ấy, Tú Xương có cơ hội phơi bày những cảnh đời đồi bại và lố lăng. Từ đó tạo ra bút pháp trong thơ Tú Xương: Trữ tình và trào phúng. 30 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn. GV: Sáng tác nổi bật nhất của Tú Xương là thơ chữ Hán hay chữ Nôm? GV: Theo em, thơ Tú Xương tập trung thể hiện những nội dung gì? Nêu một số tác phẩm mà em biết để chứng minh cho nội dung đó? GV: Đánh giá những đặc sắc về mặt nghệ thuật? Chứng minh bằng một số bài thơ đã học, đã đọc? HS: Thảo luận, trả lời: Sáng tác nổi bật nhất của ông là thơ chữ Nôm. HS: Thảo luận phát biểu: - Phản ánh hiện thực xã hội. - Bộc bạch nỗi lòng riêng của mình. - Tình cảm về người vợ. HS: Thảo luận trả lời. II. Sự nghiệp thơ văn. * Sáng tác của Tú Xương còn khoảng 150 bài thơ Nôm. * Nội dung: - Thơ Tú Xương mang tính chất hiện thực cao độ, phản ánh cả một xã hội kẻ chợ (thành phố Nam Định) với đủ mọi hạng người , và phản ánh sự suy đồi của nền đạo đức luân lí trong thời buổi giao thời ấy. - Thơ văn Tú Xương cũng khắc hoạ được hình tượng một "nhân vật của thời đại". Đó là bản thân Tú Xương : một nhân vật có tâm hồn cao đẹp và lãng mạn, có phẩm cách, tài năng xuất chúng nhưng tiếc thay lại chưa tìm được cho mình một lí tưởng chân chính, rốt cuộc trở thành một nhân vật bi kịch. - Thơ văn Tú Xương cũng hàm chứa những tình cảm vô cùng sâu sắc: Những nỗi ưu tư với số phận của đất nước, với nền văn học và đạo đức của dân tộc, với những thiên tai, với muôn ngàn cảnh khổ của con người và nỗi đau đớn dằn vặt khôn kể xiết của chính nhà thơ. - Thơ văn Tú Xương còn ghi lại hình ảnh người vợ mà nhà thơ vô cùng yêu quí. Đó là hình ảnh của một phụ nữ Việt Nam điển hình, cho đến nay vẫn khiến chúng ta rung cảm. * Nghệ thuật: - Có công trong việc Việt hóa thơ Đường luật. - Bằng tiếng nói thông thường, b ... Thảo luận, trả lời. Khi viết bản tin cần chú ý đến sự kiện, nội dung của sự kiện Hình thức bản tin phải ngắn gọn, rõ ràng, có nhan đề. HS: Có ba thao tác cơ bản. I. Yêu cầu. - Khi viết bản tin, cần đảm bảo những yêu cầu sau: + Chọn lựa sự kiện tiêu biểu, đang được xã hội quan tâm. + Nội dung bản tin phải trung thực, khách quan, chứa đựng các yếu tố: Sự kiện, thời gian, địa điểm, con người, diễn biến, kết quả của sự kiện. + Hình thức bản tin phải ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng, phải có nhan đề. - Cách viết bản tin: Ba thao tác cơ bản không thể bỏ qua khi viết bản tin: + TT1:Lựa chọn nhan đề cho bản tin: Nhan đề phải phù hợp với nội dung bản tin. +TT2: Viết phần mở đầu của bản tin: Thông báo khái quát về sự kiện và kết quả của sự kiện. + TT3: Viết phần triển khai chi tiết, cụ thể bản tin:Dùng số liệu, dẫn chứng, phân tích, lí giải sự kiện, nhấn mạnh vào kết quả sự kiện. 30 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành. GV: Giúp học sinh thực hành viết bản tin theo các tình huống cho trước. 1) Viết một bản tin phản ánh tình hình thực hiện luật An toàn giao thông của nhân dân huyện Phù Cát. 2) Viết một bản tin về hoạt động tham gia viết bài Dự thi Tìm hiểu Ngày Biên phong toàn dân 22 – 12 năm 2008 của chi Đoàn anh , chị. HS: Thực hành viết bản tin theo hướng dẫn. II. Thực hành. Học sinh tham khảo bản tin sau. NIỀM VUI CỦA NGÀY ĐẦU THỰC HIỆN LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CÁT. Thực hiện Nghị định số của Thủ tướng chính phủ về việc bắt buộc người tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, gắn máy phải đội mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường có hiệu lực từ ngày 15/12/2007, mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Phù Cát đã chấp hành nghiêm chỉnh. Nhìn chung, những người tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, gắn máy trên tất cả các tuyến đường đều đội mũ bảo hiểm, đạt trên 90 %. Đây là dấu hiện đáng mừng nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương sọ não do mô tô, xe máy gây ra. Tuy nhiên, để người dân có ý thức hơn trong việc chấp hành luật An toàn giao thông, các lực lượng chức năng: Cảnh sát Giao thông, cảnh sát Cơ động, Thanh tra giao thông phải duy trì thường xuyên việc kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lí những trường hợp vi phạm luật An toàn giao thông. - Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được cách thức viết một bản tin. - Bài tập về nhà: Làm bài tập đã cho. IV. RÚT KINH NGHIỆM. Ngày soạn: 28/11/08. Tiết : 15 Bài: Đọc văn TÌM HIỂU THÊM TRUYỆN NGẮN TINH THẦN THỂ DỤC ( Của Nguyễn Công Hoan) I. MỤC TIÊU. - Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận và phân tích được tính chất bịp bợm của phong trào thể dục do thực dân Pháp phát động. -Kĩ năng: Trau dồi kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự. II. CHUẨN BỊ. -Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, các phương án tổ chức lớp học. -Trò:Học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. -Ổn định tổ chức ( 1 phút). Kiểm tra sĩ số học sinh. - Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Em hãy nhắc lại hoàn cảnh ra đời và tình huống truyện độc đáo của tác phẩm Vi hành. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 5 Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. GV: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó tóm tắt vài nét về tác giả và tác phẩm. 1) Tác giả. - Nguyễn Công Hoan là một trong số những người đặt nền móng cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. - Ông có sở trường về truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng.Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan phê phán mạnh mẽ xã hội thực dân phong kiến đương thời. 35 Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm. GV: Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm văn bản. GV: Em hãy nêu chủ đề tác phẩm. GV: Nêu những đặc sắc về nghệ thuật. HS: Đọc SGK, tóm tắt về tác giả. HS: Đọc diễn cảm văn bản. 2) Tác phẩm. 1) Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có gì đặc biệt? ( Truyện gồm có mấy cảnh? Các cách đó có quan hệ với tờ trát và quan hệ với nhau như thế nào?) 2) Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện? Trên cơ sở của mâu thuẫn cơ bản đó, mâu thuẫn trào phúng riêng từng cảnh là gì? Phân tích truyện để làm rõ mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn riêng đó? 3) Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện? * Chủ đề: Bằng tiếng cười mỉa mai sâu cay, Nguyễn Công Hoan đã vạch trần cái tinh thần thể dục giả hiệu do thực dân Pháp phát động lúc bấy giờ để lừa bịp nhân dân ta, đồng thời tác giả cũng bộc lộ thái độ xót thương trước số phận bé nhỏ của những người nông dân trong kiếp đời nô lệ. *Nghệ thuật: Nghệ thuật trào phúng bậc thầy. Cách dựng cảnh, chuyển cảnh và tạo tình huống thú vị cùng với cách sử dụng ngôn ngữ sắc bén nhằm tạo nên tiếng cười phê phán mạnh mẽ, khỏe khoắn. - Cuûng coá, daën doø (1 phút): Nắm được những đóng góp của mỗi tác phẩm vào nền văn học Việt Nam hiện đại. - Baøi taäp veà nhaø: Đọc lại đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. IV. RÚT KINH NGHIỆM. Ngày soạn: 2/12/08. Tiết : 16 Bài: Đọc văn NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ BI KỊCH VŨ NHƯ TÔ I. MỤC TIÊU. - Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận và phân tích được tính chất bịp bợm của phong trào thể dục do thực dân Pháp phát động. - Kĩ năng: Trau dồi kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự. II. CHUẨN BỊ. - Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, các phương án tổ chức lớp học. - Trò:Học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. - Ổn định tổ chức (1 phút). Kiểm tra sĩ số học sinh. - Kiểm tra bài cũ (4 phút): Em hãy nhắc lại hoàn cảnh ra đời và tình huống truyện độc đáo của tác phẩm Vi hành. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. GV: Giúp học sinh hiểu thêm vài nét về tác giả Nguyễn Huy Tưởng. HS: Nhắc lại kiến thức về tác giả đã học. 1) Tác giả. - Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn có công đầu trong việc xây dựng nền văn học mới với sự đóng góp về công tác tổ chức, lãnh đạo và những tác phẩm có giá trị. Ông là nhà văn có ý thức cao về trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với đất nước và nền nghệ thuật của dân tộc. - Văn phong của ông giản dị, trong sáng giàu chất lãng mạn. 30 Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Nguyễn Huy Tưởng và Vũ Như Tô – Đan Thiềm. GV: Giúp học sinh tìm hiểu thêm về bi kịch Vũ Như Tô, cùng quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng. GV: Theo em, giữa Nguyễn Huy Tưởng và Vũ Như Tô – Đan Thiềm có mối quan hệ như thế nào, xét về quan niệm nghệ thuật? HS: Thảo luận, phát biểu. 2) Bi kịch Vũ Như Tô. - Vở bi kịch “Vũ Như Tô” được Nguyễn Huy Tưởng viết xong vào mùa hè năm 1941, đề tựa tháng 6 năm 1942. - Để hiểu được Nguyễn Huy Tưởng qua Vũ Như Tô – Đan Thiềm và ngược lại, cần đặt diễn biến tư tưởng của cặp nhân vật chính trong quan hệ đa chiều, bi kịch về nhận thức của Vũ Như Tô ở mỗi chiều sẽ mang lại một sắc thái khác nhau. - Nếu coi Vũ Như Tô là vấn đề quan điểm nghệ thuật của người nghệ sĩ, rằng nghệ thuật phải gắn với quyền lợi, với vận mệnh của quần chúng lao động, rằng nghệ thuật không thể đem phục vụ cho giai cấp thống trị và bi kịch mà Vũ Như Tô phải nhận là bi kịch của sự nhầm lẫn về nhận thứcThì đó là một cách xem xét phiến diện. - Với Nguyễn Huy Tưởng – Vũ Như Tô, vấn đề quan điểm nghệ thuật gần như được giải quyết. Thất bại của Vũ Như Tô trong sự nghiệp xây dựng Cửu Trùng Đài, đối với người nghệ sĩ là nhằm giáo huấn tư tưởng, phải biết gắn sự nghiệp nghệ thuật với đời sống của nhân dân lao động. Trái với điều đó, nghệ thuật chỉ còn là một thứ xa xỉ, phục vụ cho thiểu số giai cấp bóc lột. - Với Nguyễn Huy Tưởng – Đan Thiềm, vấn đề phức tạp hơn. Có lẽ đây mới là chiều sâu tư tưởng, là cội nguồn của những băn khoăn, day dứt mà bản thân tác giả cũng không minh thị được. Không phải ngẫu nhiên mà trong lời đề tựa, Nguyễn Huy Tưởng thú nhận: Cầm bút chẳng qua cùng là một bệnh với Đan Thiềm. - Cuûng coá, daën doø (1 phút): Nắm được tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng gửi gắm qua vở kịch. - Baøi taäp veà nhaø:Chuẩn bị ôn tập thi học kì I. IV. RÚT KINH NGHIỆM. Ngày soạn: 12/12/08. Tiết : 17 Bài: Đọc văn SẾCH – XPIA VÀ BI KỊCH RÔ – MÊ – Ô VÀ GIU – LI - ÉT I. MỤC TIÊU. - Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận và phân tích được tính chất bịp bợm của phong trào thể dục do thực dân Pháp phát động. -Kĩ năng: Trau dồi kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự. II. CHUẨN BỊ. -Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, các phương án tổ chức lớp học. -Trò:Học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. -Ổn định tổ chức ( 1 phút). Kiểm tra sĩ số học sinh. - Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Em hãy nhắc lại hoàn cảnh ra đời và tình huống truyện độc đáo của tác phẩm Vi hành. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả. GV:Giới thiệu thêm một số nét về tác giả Sêch – xpia. HS: Trao đổi, thảo luận về tác giả. 1) Tác giả. - Sêch – xpia sinh ra trong một gia đình buôn bán khá giả, nhưng về sau bị sa sút dần. Lúc nhỏ Sêch – xpia được đi học, ông học thông minh, sớm được tiếp xúc với nền văn hóa cổ đại Hi – La, và ông đặc biệt say mê bi kịch. - Năm 14 tuổi ông phải bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ông đến với kịch chủ yếu bằng con đường tự học. Sêch – xpia là một hiện tượng lạ của nước Anh, ông đã vung ngọn giáo làm náo động cả kịch trường. Bằng các tác phẩm kịch của mình, ông tỏ rõ một trình độ quan sát cuộc sống uyên bác, năng khiếu dồi dào về nghệ thuật. 30 Hoạt động 2: Tìm hiểu thêm về bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét.. GV: Giúp học sinh hiểu thêm về bi kịch Rô – mê –ô và Giụ -li –ét. GV: Theo em hiểu, thế nào là bi kịch tình huống? Bi kịch tính cách? GV: Em hãy nêu chủ đề tác phẩm. HS: Thảo luận, phát biểu. HS: Dựa vào chủ đề đoạn trích để nêu chủ đề tác phẩm. 2) Vở bi kịch Rô –mê-ô và Giu-li-ét - Qua vở bi kịch Rô –mê-ô và Giu-li-ét, tác giả đã ca ngợi tình yêu, tuổi trẻ của Rô –mê-ô và Giu-li-ét, một tình yêu trong sáng đắm say, không sa vào dục vọng, thấp hèn. Đây là một tình yêu song phương mãnh liệt, hài hòa giữa tâm hồn và thể xác. Và chính tình yêu đó đã xóa đi mối tử thù giữa hai dòng họ thành Vê-rô-na. Họ đã đấu tranh không khoan nhượng với thành kiến có từ lâu đời và họ đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh giải phóng tình yêu cho con người. - Đây là vở bi kịch đầu tiên của Sêch – xpia cho nên bi kịch này được coi là bi kịch tình huống để phân biệt với bi kịch tính cách. Bi kịch tình huống, tức là yếu tố bi nằm ở hoàn cảnh, còn bi kịch tính cách là yếu tố bi nằm trong bản thân nhân vật. Rô-mê-ô và Giu-li-ét xa nhau nhưng họ không hề rơi vào bi kịch, Giu – li –ét uống thuốc của tu sĩ Lâu –rân là để đến gần với ngày hạnh phúc hơn. Một điểm nữa, Rô –mê –ô chết là do hoàn cảnh hiểu lầm. Bi kịch vừa mới đến thì nhân vật đã chết nên bi kịch chưa xảy ra, nếu một trong hai nhân vật còn sống để cảm nhận nỗi đau thì bi kịch mới xảy ra. - Cho nên, bi kịch của Sêch – xpia còn gọi là bi kịch lạc quan. Rô –mê-ô và Giu-li-ét chết nhưng không khí bi quan không bao trùm quanh họ. Mối thù dòng họ cũng được xóa bỏ. - Cuûng coá, daën doø (1 phút): Nắm được thể loại bi kịch của Sêch - xpia. - Baøi taäp veà nhaø: Chuẩn bị ôn tập thi học kì I theo đề cương nhà trường. IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Tài liệu đính kèm: