Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Phong cách ngôn ngữ báo chí

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Phong cách ngôn ngữ báo chí

A. Mục tiêu bài học

Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

- Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những VB khác được đăng tải trên báo.

- Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báp chí.

B. Phương tiện thực hiện

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11

- Sách giáo viên Ngữ văn 11

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Phong cách ngôn ngữ báo chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 48
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Ngày soạn: 8.11.09
Ngày giảng:
Lớp giảng: 	11A	11C	11K	11E
Sĩ số:
Điểm KT miệng:
A. Mục tiêu bài học
Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
- Nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở những VB khác được đăng tải trên báo.
- Có kĩ năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báp chí.
B. Phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 
- Sách giáo viên Ngữ văn 11 
- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 
C. Cách thức tiến hành
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D. Tiến trình giờ giảng
1. Ổn định
2. KTBC (không KT)
3. GTBM
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc bản tin SGK -> điểm nổi bật trong bản tin này?
HS thực hiện -> trả lời Gv ghi bảng
GV: đặc điểm của bản tin?
GV: yêu cầu HS đọc phóng sự -> xác định sự kiện chính, sự kiện đó được thông báo như thế nào?
HS tiến hành trả lời Gv ghi bảng
GV: đặc điểm nổi bật của phóng sự?
GV: yêu cầu HS đọc tiểu phẩm -> xác định chính kiến được miêu tả
GV: hãy kể tên thể loại và hình thức của ngôn ngữ báo chí?
HS trả lời GV chốt lại
GV: Xácđịnh chức năng của ngôn ngữ báo chí?
GV: yêu cầu HS làm bài tập 3 -> Lấy kết quả bài làm HS
I. Ngôn ngữ báo chí
1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí
a. Bản tin
* Ngữ liệu:
- Thời gian tôn vinh: 29->31/03/2006
- Địa điểm: tại Hà Nội
- Sự kiện: tôn vinh 122 thủ khoa năm 2006
* Đặc điểm của bản tin: có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.
b. Phóng sự
* Ngữ liệu:
- Sự kiện: thông báo nới đầu tiên xoá xong nhà tạm cho đồng bào dân tộc
- Cách thông báo sự kiện:
+ Tường thuật đầy đủ chi tiết về địa điểm diễn ra sự kiện
+ Hinàh ảnh 500 ngôi nhà vững chãi, khang trang
* Đặc điểm nổi bật: phóng sự báo chí thực chất cũng là bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn
c. Tiểu phẩm
* Ngữ liệu
- Chính kiến: sai phạm trong việc cấp phép nhà
- Cách thể hiện chính kiến:
+ Sai phạm thêm vài lần để nângthêm vài tầng
+ Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
-> sắc thái mỉa mai châm biếm
* Đặc điểm: Tương đối tự do về đề tài, cách viết, ngôn ngữvà thường mang dấu ấn cá nhân người viết. Nó bộc lộ chính kiến của người viết.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí
- Thể loại: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, thư bạn đọc, quảng cáo...
- Hình thức: dạng viết và dạng nói. Ngoài ra còn có bào hình
- Mỗi thể loại có yê cầu riêng về ngôn ngữ:
+ Bản tin: từ phổ thông giản dị, nghĩa tường minh
+ Phong sự: ngôn ngữ chuẩn xác có cá tính, có giá trị gợi hình gợi cảm
+ Tiểu phẩm: ngôn ngữ tự do, đa nghĩa, hài hước dí dỏm
+ Quảng cáo: ngôn ngữ ngoa dụ, hấp dẫn có hình ảnh
+ Bình luận thời sự: thuật ngữ chuyên môn chính xác, hấp dẫn
- Chức năng của ngôn ngữ báo chí: là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quôc tế, phản ánh dư luận và ý kiến của nhân dân, đồng thời thể hiện chính kiến của tờ báo, góp phần thúc đẩy XH phát triển. 
II. Luyện tập
5. Củng cố và dặn dò
- Nhắc lại kiến thức cơ bản
- Giờ sau trả bài viết số 3

Tài liệu đính kèm:

  • docngon ngu bao chi.doc