Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nỗi lòng

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nỗi lòng

A/.MỤC TIÊU:

 Giúp H:

1/. Hiểu được tâm trạng bi tráng của người anh hùng được thể hiện trong bài thơ.

2/. Cảm nhận được những hình ảnh kỳ vĩ có sức diễn tả mạnh mẽ tình cảm, khát vọng của tác giả.

3/. Hiểu được đặc điểm, cách thức biểu đạt của thơ ca trung trung đại.

B/.CHUẨN BỊ:

 * GV:SGK, SGV, thiết kế bài học

 * HS: SGK; đọc hiểu bài “ Nỗi lòng ” cả tiểu dẫn lẫn phần chú thích.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2547Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Nỗi lòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :51
 Ngày dạy:
 ( CẢM HOÀI )
 ĐẶNG DUNG
A/.MỤC TIÊU:
 Giúp H: 
1/. Hiểu được tâm trạng bi tráng của người anh hùng được thể hiện trong bài thơ.
2/. Cảm nhận được những hình ảnh kỳ vĩ có sức diễn tả mạnh mẽ tình cảm, khát vọng của tác giả.
3/. Hiểu được đặc điểm, cách thức biểu đạt của thơ ca trung trung đại.
B/.CHUẨN BỊ:
	* GV:SGK, SGV, thiết kế bài học
	* HS: SGK; đọc hiểu bài “ Nỗi lòng ” cả tiểu dẫn lẫn phần chú thích.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:	
 G tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D/.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/.Ổn định tổ chức: kiểm diện HS.
2/.Kiểm tra bài cũ :
? Đọc bài thơ “ Tỏ lòng” của PNL và nhắc lại chủ đề?
- H trả lời như mục II phần 3.
? Đọc bài thơ “ Tỏ lòng” của PNL và phân tích 2 câu đầu?
- H trả lời như mục II phần 1.
3/. Giảng bài mới:
* Giới thiệu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc – hiểu tiểu dẫn SGK/157
* H làm việc cá nhân, trình bày trước lớp theo câu hỏi G
- Hãy cho sơ nét về cuộc đời của Đặng Dung? 
- Kể các t/phẩm của PNL?
- Bài thơ thuộc thể loại gì?
- G đoc phiên âm bài thơ.
- H đọc dịch nghĩa và dịch thơ.
à G nhận xét cách dịch nghĩa ở các VB.
- H giải nghĩa các từ theo SGK.
* H đọc – hiểu VB.
- G sơ lược về thể thơ Thất ngôn bát cú.
- Hai câu đầu ý nói gì?
* Tác giả miêu tả tình huống bi kịch của mình ntn? Những bút pháp nghệ thuật nào thể hiện điều đó?
* Em có s/nghĩ gì cách nói ở câu 2?
- H đọc 2 câu thực? Nêu ý chính.
* Qua hình ảnh đối lập giữa “ anh hùng” và “ đồ điếu”, tác giả quan niệm ntn về thời vận?
- H đọc 2 câu luận? Nêu ý chính.
* Qua biện pháp đối lập, tác giả muốn bày tỏ nỗi niềm gì?
- H đọc 2 câu kết? Nêu ý chính.
* Hình ảnh nào trong 2 câu thơ tạo nên nét đẹp bi tráng ? 2 câu thơ còn chứa đựng tâm nguyện gì của nhà thơ?
- Bài thơ đã làm nổi bật điều gì ở con người tác giả?
- Em có nhận xét gì về những hình ảnh, chi tiết được nhà thơ sử dụng trong bài thơ? Hãy khái quát ngắn gọn hình tượng người anh hùng trong bài thơ?
4/. Củng cố và luyện tập:
BT nâng cao SGK/ 159
I/. GIỚI THIỆU:
1/. Tác giả:
- Đặng Dung( ? – 1414 ), người Can Lộc, HàTĩnh. Con trai Đặng Tất, mộty vị quan triều Hồ. 
- Cùng với Nguyễn Cảnh Dị, con trai Nguyễn Cảnh Chân, tôn Trần Quí Khoáng – một vị tôn thất nhà Trần làm minh chủ.
- Chiến đấu với quân Minh hơn 100 trận lớn nhỏ.
- Bị bắt năm 1414 và bị đưa sang Trung Quốc. Trên đường đi, ông nhảy xuống sông tự vận.
- Sáng tác của ông chỉ còn lại bài thơ nổi tiếng này.
2/. Tác phẩm:
a) Thể loại: Thể : Thất ngôn bát cú ; Loại: Trữ tình
b) Xuất xứ:
- Trích “ Hợp tuyển thơ văn VN, tập II – VH TK X – TK XVII, NXB V/hoá, Hà Nội, 1976) do Phan Võ dịch.
c) Giải nghĩa từ khó:
II/. ĐỌC – HIỂU
1/ Câu 1,2: Tình huống bi kịch của người anh hùng:
- Câu hỏi tu từ: “ Thế sự. Lão hà”à Việc rối bời mà ta đã già( m/thuẫn giữa n/vụ cần phải làm còn nhiều mà th/gian sắp hết ) => Biểu hiện sự nhận thức sâu sắc về bi kịch của mình.
- Biểu hiện cụ thể của tình huống bi kịch là tâm trạng bi kịch của n/vật trữ tình: “ Vô cùng..hàm ca”
+ Hình ảnh: Trời đất vô cùng – hình ảnh tượng trưng cho thế giới mà con người không thể bao quát được – được nhà thơ sử dụng để diễn nỗi buồn của mình. Tất cả tâm nguyện, mọi ý định, mọi khát vọng giờ chỉ còn có thể gửi vào lời hát trong cuộc rượu. Đó có thể là1 cách để giãi bày tâm trạng bi kịch của mình. Nhưng có lẽ, càng giãi bày càng nhận thức về bi kịch càng sâu sắc.
2/ Câu 3,4:
 Quan niệm về thời vận.
- NT đối nêu 2 ví dụ về thời vận: câu 3 > < câu 4
+ Gặp thời, kẻ mổ lợn, kẻ câu cá cũng làm nên việc lớn.
+ Hết thời, bậc anh hùng cũng chỉ nuốt hận.
=> Nhà thơ bày tỏ quan niệm của mình: Thời vận có ý nghĩa quan trọng, làm thay đổi thế sự, thay đổi sự nghiệp. Thời vận nằm ngoài khả năng của con người.
3/ Câu 5,6: Đánh giá về hoàn cảnh của mình.
- Vế đối, kiểu đối tương đồng: 
+ Giúp chúa, những muốn đỡ trục đất ( đỡ giang sơn đang nghiêng lệch, xoay chuyển tình thế của dân tộc )
+ Rửa vũ khí, không có lối kéo được ngân hà xuống ( lập lại hoà bình cho dân tộc ).
=> Miêu tả ý nguyện giúp chúa, giúp đời – hai nhiệm vụ trước mắt – mà không thể tìm được con đường để thực hiện. Đây chính là cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ về tấn bi kịch riêng. Tâm trạng bi tráng vì thế càng nổi bật hơn bao giờ hết.
4/ Câu 7,8: Khẳng định chí khí và tinh thần chiến đấu.
- Hình ảnh thật đẹp và bi tráng: người anh hùng tóc đã bạc, bao lần mang gươm báu mài dưới ánh trăng à khí độ thật lẫm liệt. Tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bền bỉ, cho chí khí quật cường ở con người của người anh hùng.
- 2 Câu thơ còn là niềm tin, sự chờ đợi và hy vọng thời vận đến để có thể hoàn thành sự nghiệp của mình.
5/Chủ đề:
Bài thơ giải bày nỗi lòng trước hoàn cảnh và thời cuộc . Đồng thời thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của tác giả.
III/. TỔNG KẾT:
- Hình ảnh giàu sức gợi, nhiều điển cố tạo cho câu thơ độ súc tích và giàu dư âm.
- Tâm trạng bi tráng là tâm trạng nổi bật làm nên vẻ đẹp người anh hùng.
- Bài thơ có chất hùng tráng, có sức mạnh chân tài, làsự thăng hoa của trí tuệ, tâm hồn, nhân cách của đấng trượng phu, của kẻ đại sĩ. Cho nên, Lý tử Tấn nhận xét rất tinh là: “ Không phải kẻ sĩ hào kiệt thì không làm nổi”. Người xưa đã ca ngợi Đ Dung là một kẻ sĩ hào kiệt ( nghĩa là bậc anh hùng kiệt xuất ).
IV/.LUYỆN TẬP:
BT nâng cao
 Người xưa quan niệm anh hùng và thời vận là 2 phạm trù quan hệ mật thiết. Thời vận chính là ý trời ( thiên mệnh ), còn người anh hùng thành hay bại đều phụ thuộc vào thời vận. Cho nên, gặp vận thì kẻ đi cày, đi câu cũng thành nghiệp lớn, còn hết thời, người anh hùng cũng nuốt hận. Quan niệm như vậy cũng có phần tiêu cực bởi quá hạ thấp vai trò của con người so với thời thế.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà :
Học bài . Soạn bài : “Cảnh ngày hè”
+ Sơ nét về tác giả?
+ Thể loại? Xuất xứ? Chủ đề?
+ Cảnh hè được m/tả ntn? Thể hiện qua những biện pháp nghệ thuật nào?
+ Bài thơ thể hiện tâm trạng, mơ ước gì của tác giả?
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docNoi long 10NC.doc